Phần 2: Phát triển sứ mạng giáo dục tại Việt Nam


Huynh Giám tỉnh Grégoire Tân
(2003 - 2011)

Huynh Giám tỉnh Peter Phát
(2011 - ....)

Truyền thống sư phạm giáo dục của Anh Em Trường Ki-tô là trường học trong môi trường xă hội "b́nh thường". Một khi môi trường xă hội thay đổi, ít nhiều "bất b́nh thường", th́ việc giáo dục đóng khung trong trường học cũng v́ thế mà phải đổi thay. Môi trường chính trị xă hội có thể thay đổi tùy nơi tùy lúc, kéo theo lề lối sư phạm giáo dục và phương pháp dạy học và chương tŕnh liên hệ thay đổi cho phù hợp với "mưu đồ" chính trị của một đảng phái hay một nhóm người nào đó. Nhưng bản tính và chân tính của nền giáo dục - nghĩa là mục đích cứu cánh của việc giáo dục - không được v́ thế mà bị "bóp méo"... trật đường rầy! Vấn đề then chốt là như vậy, nhưng trong thực tế thật không đơn giản như vậy!

Huynh giám tỉnh Grégoire Tân, nguyên là Huynh phụ tỉnh trong nhiệm kỳ 1 của Huynh giám tỉnh Maurice Triều, được Anh Em Trường Ki-tô tín nhiệm bầu làm giám tỉnh trong hai nhiệm kỳ (2003-2007 và 2007-2011).Từng khắc khoải với việc tông đồ giáo dục giới trẻ, nhất là giới trẻ nghèo, Huynh Tân đă thử t́m nhiều phương cách - và "ngỏ ngách lộ hiện đôi lúc khá rơ nét của điều người ta thường nói luật pháp nào cũng có kẻ hở" - để đi đến với người nghèo. Huynh Tân thừa biết dưới chế độ cộng sản, việc làm này không đơn giản v́ "tư duy của người ta (nhất là của kẻ cầm quyền, độc quyền) chẳng những không cùng một hướng mà thường đối chọi với lối suy tư nguyện vọng của ḿnh". Tuy nhiên không v́ thế mà bỏ cuộc. [xin xem Luận Án Tiến Sĩ mà Huynh Tân đă tŕnh để được cấp bằng tiến sĩ]

I. Sáng Tạo Trong Giáo Dục

Với sự khích lệ và đôn đốc của Huynh giám tỉnh Maurice và nhiều Anh Em cùng ước nguyện, Huynh phụ tỉnh Tân đă t́m đến các Trung Tâm dạy nghề như may vá, làm bông hoa, v.v... để t́m hiểu cách thức "đăng kư" xin phép chính quyền địa phương mở một vài lớp nhỏ giúp các em trẻ học hỏi và thực tập kiếm việc làm như là một kế sinh nhai cũng như tiếp tay với gia đ́nh được "bữa cơm bữa cháo" thay v́ ngày nào cũng như ngày nào "bobo, khoai ḿ..."

Với sự tiếp tay quảng đại và tích cực của Anh Chị Em La San hải ngoại, "Trung Tâm dạy nghề" ngay trong khu vực Tu Viện Đức Minh, và những "Trung Tâm" sau này... nẩy sinh từ đó.

1. Trung Tâm Dạy Nghề La San Đức Minh

Đầu thập niên 90, Anh Em Trường Ki-tô quyết định mở vài lớp dạy nghề.

Lớp dạy nghề đầu tiên, xét ra rất thực dụng và đáp ứng đúng nhu cầu lúc bấy giờ, là lớp "động cơ nổ": sữa chửa xe hai bánh (Honda và các loại).
Nghề cưa đục gổ, điêu khắc gổ, v.v... xem ra cũng rất hợp thời và thuận tiện cho các em khuyết tật câm/điếc.
Nghề làm bông vải, nghệ thuật cắm và chưng hoa, v.v... cũng rất thích hợp cho các thanh nữ.
Giữa thập niên 90, Huynh Paul Lê Cừ và Dominique Đinh B́nh An đem 2 máy computers về "trót lọt". Phong trào học vi tính "cao cấp" thật ra đă khá phổ biến tại Saigon, nhưng dành riêng cho con ông cháu cha hoặc con cháu các "đại gia". Đa số thường dân, dân chúng như chúng ta mà thấy được "computer" cũng đă là măn nguyện rồi, nói chi được sờ mó và được đụng đến "keyboard, screen..."? Tuy chưa hẳn là một nghề thực dụng trong thời buổi "sáng bobo chiều ḿ lát", nhưng cũng cần phải có tầm nh́n xa hơn một chút. Thế là lớp vi tính chập chửng mở cửa.

Măi đến ngày 12 tháng 4 năm 2005 mới được chính thức cấp giấy phép. Đây là trung tâm giáo dục đầu tiên do Anh Em Trường Ki-tô điều hành dưới chế độ cộng sản, kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Vào ngày 2 tháng 7, Anh Em Chị La San - cựu học sinh và thân hữu - vui sướng mừng Ngày Khánh Thành "Trung Tâm Dạy Nghề Dân Lập Đức Minh"



***

2. Giáo dục xă hội: Trung Tâm Hậu Cai

T́nh trạng nghiện ngập tại Saigon và Hà Nội ngày càng bành trướng nhanh, quá nhanh. Sau đây là báo cáo của Cục trưởng Pḥng chống tệ nạn xă hội cộng sản Việt Nam:

Hà Nội - VNN, 13/1/03

Chiều ngày 8-1-2003, tại Hà Nội, trong buổi tổng kết công tác năm 2002 và nhiệm vụ năm 2003, Cục trưởng Pḥng chống tệ nạn xă hội cộng sản
Việt Nam Nguyễn Thị Huệ đă cho biết, năm 2003 sẽ t́m cách cai nghiện cho 50.000 người nghiện. Mỗi tỉnh, thành phố ít nhất phải tổ chức cai nghiện và quản lư giám sát được 60% đối tượng có hồ sơ quản lư.

Đồng thời các trung tâm xă hội phải đặt mục tiêu chữa trị, giáo dục cho 6.000 gái mại dâm. Với những tỉnh trọng điểm về tệ nạn này như Sài G̣n, Hà Nội, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Pḥng..., cần xóa bỏ các tụ điểm mại dâm công cộng và các ổ nhóm mại dâm trá h́nh, có tổ chức.

Theo tiết lộ của bà Huệ th́ hiện nay trên toàn quốc có 112.070 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lư. Ngoài ra, c̣n có 20.000 người đang bị giữ tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại tạm giam của ngành công an.

T́nh h́nh nghiện ma túy trong cán bộ công nhân viên chức, học sinh, sinh viên chưa có dấu hiệu giảm. Theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào tạo cộng sản, cả nước hiện có 1.360 học sinh, sinh viên nghiện, trong đó có 544 em đă nghỉ học. Sài G̣n là nơi có số đối tượng nghiện cao nhất, số người nghiện của địa phương ước tính lên tới 30.000 ngườị Trên thực tế, theo công bố của các cơ quan quốc tế, con số người nghiện ma túy c̣n cao hơn những con số nói trên rất nhiều.

Một phương thức "sáng tạo trong giáo dục" được Anh Em Trường Ki-tô lưu tâm: môi trường trường học theo lối nh́n cổ điển đă đến lúc cần được xác định lại cho phù hợp với hoàn cảnh sinh sống thực tế của thanh thiếu niên trong xă hội đương thời. Thật ra, vấn đề này không có ǵ mới mẽ. Xét cho cùng th́ ngay từ thời thánh lập ḍng La San, một cuộc "cách mạng sư phạm giáo dục" đă thành h́nh: La San đă thay đổi hoàn toàn cái nh́n về trường học [lúc bấy giờ là một-kèm-một dành cho quư tộc] để biến thành lề lối sư phạm giáo dục phổ thông trong trường sở phù hợp với nếp sinh hoạt của xă hội thời đó , và c̣n tồn tại trên khắp cùng thế giới và áp dụng cho mọi dân tộc cho đến ngày nay.

Dự án xây dựng một trung tâm cai nghiện và dạy nghề thời hậu cai thành h́nh.

Với sự tiếp tay tích cực của Anh Chị Em La San hải ngoại, ngày 30 tháng 1 năm 2003, Huynh tổng quyền Álvaro Rodríguez Echeverría chủ tọa lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi đầu cho việc xây dựng trung tâm tại địa chỉ:
Tổ 3-Ấp Tân Cang-Xă Phước Tân-Huyện Long Thành-Đồng Nai.

V́ có vấn đề về giấy tờ do chính quyền sở tại cấp... "không hoặc thiếu tính pháp lư", địa chỉ xây dựng trung tâm được dời đến một đia chỉ khác, "cũng trong khu vực Ấp Tân Cang".

Tiến tŕnh xây dựng xem ra hợp pháp hơn, v́ có "quan chức" chính quyền địa phương đến tưng bừng hành lễ động thổ ngày 24 tháng 5 năm 2003. Mọi chuyện xem ra êm xuôi. Nhưng... cũng chính trong ngày đó, người đứng tên xin trong giấy tờ là Trần Văn Ánh "bị" viên chức địa phương sững sờ kinh ngạc chỉ điểm"... th́ ra ông là tu sĩ công giáo?"

Lại có vấn đề "pháp lư", cơ sở đă khởi công xây dựng sắp thành h́nh... phải đổi tên thành "DV MAY CÔNG NGHIỆP XUẤT KHẨU" ngày 21 tháng 8 năm 2004, và địa chỉ thật cho Trung Tâm Hậu Cai lại phải di chuyển đến một địa điểm khác: Xuân Lộc! Lư do? Chỉ có Trời và các quan chức chính quyền địa phương mới biết được.

 


Trải qua bao nhiêu chướng ngại "đầu tiên( tiền đâu?" như là một thủ tục hành chánh xem ra "rất b́nh thường" dưới chế độ cộng sản, cuối cùng Trung Tâm Cai Nghiện Ma Túy cũng được h́nh thành và nghi thức làm phép nhà được tổ chức chiều ngày 2 tháng 7 năm 2005.

Ngay sau khi tưng bừng mừng lễ Khánh Thành Trung Tâm Dạy Nghề tại La San Đức Minh, Anh Em Trường Ki-tô cùng Thân Hữu La San kéo nhau đi Xuân Lộc, vui mừng hớn hở hiệp ư cầu nguyện hiến dâng và phó thác Trung Tâm Cai Nghiện Ma Túy lên Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse, và Thánh La San là Người hằng khuyến khích môn đệ theo Người: "Hăy đến với tuổi trẻ và đánh động trái tim chúng..."


Trong nghi thức làm phép nhà và dâng hiến Trung Tâm Cai Nghiện, Huynh trưởng Jean Ba đại diện Anh Chị Em La San treo cây thánh giá lên tường chính của một pḥng chính, với lời nguyện khiêm tốn và thành khẩn phó thác, lời nguyện mà chính thánh tổ phụ La San đă thành khẩn dâng lên Thiên Chúa Nhà Ḍng chính Người thành lập: "Opus Tuum Domine -Lạy Chúa, đó là công việc của Chúa!"

Trung tâm hoạt động chưa được một năm th́ chính quyền địa phương cho rằng "cộng đoàn tu sĩ tại Trung Tâm là một sự trá h́nh của một tổ chức tôn giáo nhằm mục đích truyền đạo", nên cộng đoàn Anh Em Trường Ki-tô phải rút lui, trao toàn quyền điều hành cho một nhóm "Anh Chị Em đối tác (Partners)".


Mùa Hè năm 2010, số học viên ghi danh đến Trung Tâm chỉ c̣n 5 người. Bốn người vừa hoàn tất việc cai nghiện, c̣n một người đang trong thời kỳ cai nghiện.
Cuộc tiếp xúc chia sẻ thật thân t́nh cởi mở. Ai cũng cho biết "cai nghiện là một chuyện, nhưng có trở lại nghiện ngập hay không lại là chuyện khác..." Trong 4 người vừa cai xong, hết 3 người tâm sự: "Đây là lần thứ ba..." Chỉ có một em tương đối trẻ nh́n nhận: "Đây là lần đầu tiên. Nhưng..."

Đến đầu năm 2012, số phận của Trung Tâm Cai Nghiện lại theo gót các Trung Tâm/Cơ Sở giáo dục La San trước 1975: tự động dâng hiến hoặc bị tịch thu, và cuối cùng bị tịch thu. Nguyên nhân? - Trời mới biết!

***

3. Trung Tâm Dạy Nghề Tam Nông (Tràm Chim)

Giữa năm 2002, dự án xây dựng một Trung Tâm dạy nghề tại vùng xa xôi thuộc tỉnh Đồng Tháp do linh mục giáo xứ Tam Nông (Tràm Chim) gợi ư và khẩn khoản nài xin Anh Em Trường Ki-tô xúc tiến thành lập. Một cộng đoàn La San được thành lập năm 2003 sau khi đă được giấy phép chấp nhận của chính quyền sở tại:

Huynh giám tỉnh và Phụ tỉnh San Francisco, David Brennan và Thomas Jones, rất quảng đại yểm trợ ủng hộ, và vui vẻ đến tham dự nghi thức làm phép Trung Tâm Tam Nông mùa Hè năm 2003:

Các lớp dạy nghề, đặc biệt may vá công nghệ và cách xử dụng máy vi tính, được khai giảng ngay trong tháng Hè năm 2003, và dân địa phương cũng như chính quyền vui sướng và niềm nở tiếp đón.

Giữa năm 2008, chính quyền địa phương được Bộ Lao Động tại Hà Nội cấp ngân sách kếch xù để xây dựng một trường dạy nghề cho dân địa phương vùng Cao Lănh và lân cận. Với ngân quỹ dồi dào và trang bị máy móc tối tân hiện đại, trường dạy nghề thu hút hết học sinh học viên trong vùng. Cũng dễ hiểu thôi!

V́ thế, sinh hoạt tông đồ giáo dục của Anh Em Trường Ki-tô tại Trung Tâm Tam Nông chỉ thu gọn lại trong khuôn khổ "ba tháng hè" với những sinh hoạt tuổi trẻ và vài lớp kèm toán, lư-hóa, và Anh ngữ, và làm bông vải, bông giấy, v.v...

T́nh trạng không thể kéo dài như vậy được, nên giữa năm 2012, công đoàn Tam Nông đóng cửa...

***

II. Trở Về Nguồn: Trung thành với sư phạm giáo dục truyền thống.

1. Nhà Nội Trú các cấp

Kể từ đầu thập niên 90, với chính sách "hộ khẩu" xem ra ít nhiều nới lỏng hơn, nhiều phụ huynh có con em lên lớp phổ thông cấp 2 và cấp 3 cũng như lên bậc đại học, nhưng gia đ́nh ở xa các trường học liên hệ, hoặc xa thành phố Saigon hoặc ở các tỉnh khác, nên mong muốn có nhà nội trú cho con em ḿnh tiếp tục việc học. Nhận thấy đây cũng là một nhu cầu cấp bách cho việc giáo dục tuổi trẻ, Anh Em Trường Ki-tô liên nghĩ đến việc mở "nhà nội trú" ngay trong khuôn viên tu viện của các cộng đoàn hiện hữu - bằng cách xây thêm pḥng ốc nếu cần, để đón nhận các em "lưu học sinh và sinh viên". Trong ngày, các em học sinh/sinh viên theo học các lớp ở trường hoặc đại học, chiều tối về "nhà trọ". Thời khóa biểu chỉ định rơ giờ ăn, nghỉ giải trí, học riêng (các Sư Huynh giúp làm bài và kiểm soát bài tập, hoặc có thầy cô dạy thêm, v.v...), và giờ ngủ/thức dậy buổi sáng.

* Cộng đoàn Taberd và Phú Thọ (nguyên là nhà giám tỉnh trước 1975) thu nhận các em sinh viên nội trú, theo học các đại học trong thành phố Saigon.
* Cộng đoàn Đức Minh thu nhận các em học sinh cấp 2 và cấp 3
* Các cộng đoàn vùng Ban Mê Thuột (I và II và DakMil) thu nhận các em học sinh cấp 2 và cấp 3
* Cộng đoàn Phú Sơn thu nhận các em học sinh cấp 2 và cấp 3
* Các cộng đoàn vùng Nha Trang (B́nh Cang, Nguyễn Khuyến, Lê Lợi) thu nhận các em học sinh cấp 2 và cấp 3

Có thể nói rằng đây là dịp tốt nhất để Anh Em Trường Ki-tô "giáo dục đúng nghĩa" các em trẻ và thanh niên, dưới chế độ cộng sản, qua những phút đọc kinh, suy niệm, chia sẻ về cách ăn nếp ở, v.v... Tuy thời gian các em "ăn ở" trong môi trường tương đối đạo đức lành mạnh không nhiều lắm so với thời gian các em ở trường học, nhưng hiệu quả của lối sống như vậy cũng thật khả quan.

***

2. Lớp T́nh Thương

Không phải gia đ́nh nào cũng "đủ sức" nuôi dưỡng, giáo dục và có giờ lo cho con cái như "b́nh thường" bậc cha mẹ anh chị phải làm.

Sau 1975, số gia đ́nh nghèo khổ c̣n tăng thêm gấp bội, nhất là những gia đ́nh "tạm trú bất hợp pháp". Từ đó rất nhiều trẻ em chẳng những không được cấp sách đến trường mà c̣n phải phụ giúp cha mẹ anh chị "làm việc" để có của nuôi thân, phải kiếm kế sinh nhai như bán vé số kiến thiết, hoặc làm bất kỳ công việc nào có thể đem lại ít nhiều tiền bạc về phụ giúp gia đ́nh.

Phường Tân Hưng Quận 7 có rất nhiều người dân tạm trú. Đó là những người từ phường xa kéo nhau về Sai gon lập nghiệp, tưởng rằng sẽ dễ dàng kiếm được cái ăn. Thế nhưng sự việc lại không như họ tưởng. Không nghề, không vốn, vợ chồng phải đi làm việc cực nhọc, con cái th́ lang thang ngoài đường bán vé số, đánh giày, bán đủ thứ lặt vặt để phụ giúp kinh tế gia đ́nh. Việc học dĩ nhiên là để qua một bên. Vă lại, không có hộ khẩu thành phố th́ không thể vào trường công học được. Vào trường bán công hay dân lập th́ không có tiền. Đành vậy, chịu dốt. Theo báo cáo của Phường cho biết, có khoảng 300 em trong Phường ở trong t́nh trạng nầy.

Sau hơn bốn tháng liên lạc với chính quyền địa phương để xin phép mở lớp. Hợp đồng (miệng) là bên nầy sẽ lo hết chi phí : tiền thuê nhà, tiền trả cho cô giáo, sách tập cho học sinh... C̣n bên Phường chỉ có việc vận động cho các em đến lớp. Cuối cùng th́ ấn định ngày khai giảng là 01/08/2000, đúng 8giờ sáng.

Một ngày khai giảng chưa từng có. 8 giờ. Đại diện các cơ quan đoàn thể: đại diện Phường, đại diện Hội chữ thập đỏ Quận 7, đại diện Hội chự thập đỏ Q.1, đại diện Hội Phụ nữ Phường, đại diện an ninh khu vực, đại diện La-san, nữ tu Bác ái Vinh sơn... Bàn mới, ghế mới... Cô giáo mới... Tất cả đều có mặt... chỉ trừ học sinh. Không có một móng. Soeur Marcel, nóng ḷng, bèn ra đường phố chiêu mộ tại chỗ. Soeur nói là đi "lùa". Sau 15 phút , các em lục tục kéo đến: 25 em. Thế là khai giảng luôn.

Sau một tuần, lớp phải chia ra làm hai v́ sĩ số đă trên 40 em. Những em nào đă biết đọc biết viết th́ cho vào chung một lớp, gọi là lớp 2. Những em chưa biết ǵ th́ bắt đầu lớp một.

Điều đáng ghi nhận là: Phụ huynh lẫn các em học sinh không cảm thấy việc đi đến trường là quan trọng. Thậm chí c̣n coi đó là một việc mất thời giờ !

T́nh trạng Lớp T́nh Thương sau hơn 10 năm khả quan hơn nhiều. Số học sinh "ghi danh" đi học có lúc lên trên 300 em! Một số Anh Chị Em La San hải ngoại quyên góp với nhau một ngân quỹ để mỗi năm đến tổ chức "một bữa ăn thịnh soạnvà quà" Mừng Chúa Giáng Sinh, hoặc "một bữa ăn thịnh soạn và lix́" Tết Nguyên Đán.

***

3. Trường Tiểu Học Trương Vĩnh Kư

Cuối thập niên 90, phong trào mở "trường phổ thông dân lập" loan truyền khá rầm rộ. "Dân lập" nghĩa là một tư nhân có thể kết hợp với một đảng viên để mở trường học tư (hiểu theo nghĩa trường tư trước 1975). Anh Em Trường Ki-tô vui mừng nghiên cứu và t́m phương cách mở lại các trường học "truyền thống". Nhưng thật ra, "tư nhân" theo nghĩa cộng sản cần phải được hiểu theo nghĩa đen, chấm hết. Rơ ràng là một thành viên của một tu viện, hội/ḍng tu - nhất là ḍng tu Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Công giáo - không được xem là "tư nhân". Dấu kín hay che đậy "thân thế tu sĩ hay linh mục" là điều cần phải lưu tâm!

Tuy nhiên sát cánh và luôn luôn bên cạnh các hội/ḍng tu có những cựu tu sinh hoặc thân hữu "đồng chí hướng" sẵn sàng đứng tên bảo lănh hoặc nhận trách nhiệm "thương lượng" với chính quyền sở tại, chỉ nhằm mục đích giáo dục con em trong thời buổi "xuống cấp" như hiện tại.

Anh Chị Em La San hải ngoại La-Mỹ cũng như La-Úc hết ḷng yểm trợ và cuối cùng Anh Em Trường Ki-tô La-Việt thành công trong việc xây dựng một ngôi trường khang trang cho các em trẻ cấp 1. Trong trương lai gần - và thật sự "thời điểm cấp bách đă tới" - trường cấp 2 "phải" được xây dựng để đáp ứng nhu cầu học hỏi cho các em cấp 1 lên cấp 2. Đặc điểm của ngôi trường này là có pḥng ăn cho các em "bán trú", và nhất là pḥng ngủ cho các em Thượng (ưu tiên) cũng như Kinh "nội trú". Trong khi chờ đợi đủ phương tiện xây dựng cơ sở cho các lớp cấp 2, Anh Chị Em La-Việt đă nổ lực và đă thành công xây "nhà nội trú" cho các em cấp 2.

Một chi tiết đáng ghi nhận: ngày khai trường, quan chức địa phương "hồ hỡi phấn khởi" đến tham dự, cùng đông đảo - rất đông ủng hộ viên cho ngôi trường, vui mừng hứng khởi đến chia vui chúc mừng. Nhưng chỉ có một (1) em học sinh lớp 1 cha mẹ đưa đến! Vài ngày sau, số học sinh đến tăng vọt...


Mặc dù tên trường không thấy chữ LASAN, nhưng ai ai cũng biết là "La San thật sự tái xuất giang hồ!" Quả thật, trường YALI là thành quả đầu tiên, là bông hoa đầu mùa đă trổ sinh sau bao nhiêu năm (1975-2004) mong chờ và hy vọng.

**

4. Trở lại Cambodia

Anh Em Trường Ki-tô đă có mặt tại Cambodia đầu thế kỷ 20, và trường Ecole de Miche chính thức được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1906. Đến năm 1973, trong một biến cố đẩm máu gọi là "cáp dzuồn" - tất cả những con dân nước Việt tạm cư tại Cambodia bị ruồng bắt và bị giết hại thảm thương - Anh Em Trường Ki-tô bỏ ngôi trường thân thương, chạy trốn về lại Việt Nam.

Sự thăng trầm chính trị xă hội tại Cambodia từ năm 1973 sau biến cố "cáp dzuồn" đưa đến t́nh huống c̣n tồi tệ và tàn bạo hơn nữa cho dân Khmer, do nhóm Pon Pot - c̣n được gọi là Khmer Đỏ, giữa tháng tư năm 1975: "giải phóng Khmer". Chính sách diệt chủng của Khmer Đỏ tàn bạo đến độ không ai có thể mường tượng được. Danh từ thường được dùng để diễn tả sự tàn bạo của Khmer Đỏ đối với chính dân tộc ḿnh là "Killing Field - Cánh Đồng Chém Giết". Đến năm 1977, "quân đội nhân dân Việt cộng" đến Cambodia thi hành "nghĩa vụ anh em" theo chủ trương "đại đồng cộng sản" đă đánh tan quân Khmer Đỏ, tái lập phần nào an sinh xă hội trên đất Chùa Tháp, theo đường lối chủ trương mà dân chúng cả hai nước Việt lẫn Cambốt cho là "sen-đầm khu vực" hoặc "bành trướng khu vực". Bị quốc tế lên án và Trung Quốc "cho một bài học" năm 1979, chính quyền Hà Nội rút dân quân ra khỏi xứ Chùa Tháp sau khi đă thành công thiết lập một chính quyền cai trị "phe ta". Điều đáng mừng cho dân tộc Khmer là, tuy chính quyền Phnom Penh ít nhiều "phe ta" với chính quyền Hà Nội, nhưng cởi mở đón tiếp tất cả mọi mối liên hệ ngọai giao với các nước tự do dân chủ thật sự, và giữ thế đứng nghiêng về "trung lập". Có thể nhờ vậy mà rất nhiều quốc gia trên thế giới tuôn đổ trợ cấp về mọi lănh vực để Cambodia xây dựng lại đất nước sau trên 10 năm đổ nát hoang tàn...

Tại quê hương ḿnh bị "bó tay bó chân" trong việc phục vụ tuổi trẻ nhất là trẻ em nghèo khổ, trong khi đó quốc gia láng giềng, Cambodia, lại cởi mở và tôn trọng thực sự quyền tự do của con người về mọi phương diện và cũng rất cần người tiếp tay cho việc dạy học/giáo dục con dân, th́ làm sao không nghĩ đến việc "Trở Lại Cambodia"?

From: Peter Gilfedder

To: Vietnam Vtr

Sent: Wednesday, March 23, 2005 6:10 PM

Subject: Opening of a Community in Phnom Penh 

Brother Grégoire Tan, FSC
Visitor
District of Vietnam 

Dear Brother Grégoire, 

Please find attached a copy of Protocol N° 050309, which was approved by Brother Superior General with the unanimous advice of the members of the General Council present, at their meeting held in Rome on 23 March 2005. This decision was made in response to your request to Brother Superior dated March 17th, 2005, seeking approval for the opening of a Community in Phnom Penh in the Kingdom of Cambodia. 

Fraternally yours, 

Brother Peter Gilfedder
Executive Secretary
 

Protocol Nº 050309

GENERAL COUNCIL DELIBERATION

District: Vietnam

Topic: Request for opening a new Community in Phnom Penh, Cambodia

Explanation: Brother Grégoire Tan, Visitor of the District of Vietnam, wrote to Brother Superior, presenting a Cambodia mission proposal.

The proposal is for the Brothers of Vietnam, in conjunction with Vietnamese Brothers working in San Jose, District of San Francisco, to make a return to Cambodia, where there were Brothers from 1906 to 1973. The plan is to open a new Lasallian mission in Cambodia before it becomes difficult to get government permission, this being the advice of a group of Religious who are there.

The short term plan is to send 3 to 4 volunteer Brothers to form a community in Phnom Penh. The Brothers would spend the first year being inculturated into the Cambodian way of life through a study of the language and culture. They would render some educational service to the poor and participate in the catechetical ministry of the local Church. They could rent a house or an apartment with about six rooms in a low-income neighbourhood. At the end of the first year they would present an evaluation and a proposal for a long term mission to Brother Visitor and the District Council for consideration before it is forwarded to Brother Superior and his Council.

In a second phase they would subcontract with the Maryknoll Fathers and Brothers to take care of 5 to 10 children with HIV as a good way to get entry visas for work in the Kingdom of Cambodia. They could offer some vocational classes such as in computer studies.

The Brothers in San Jose, San Francisco District, would assume the fund-raising for this mission with the permission of the Visitor of San Francisco. An endowment fund of $200,000 would be set up to support this mission of the District of Vietnam. The projected cost of the mission would include a rental fee of $600 per month. Room and board and other expenses would entail $50 per Brother per month.

District Council: 12-13.02.2005 YES: 23 NO: 0 Abst.: 1
Brother Visitor’s opinion: In favour

Vote of General Council: Date: 23.03.2005 YES: 4 NO: 0 Abst.: 0
Decision of Brother Superior General: YES

General Council meeting 05/14


Để kỷ niệm 100 năm Anh Em Trường Ki-tô đến Phnom Penh (1906-2006) một cộng đoàn được thành lập tại Phnom Penh

Với sự tiếp tay thật quảng đại của Anh Chị Em La San hải ngoại, vào tháng 8 năm 2013, một ngôi trường xinh xắn và nổi bật trong một vùng hẻo lánh và "quê thật quê" tại xứ Chùa Tháp được dựng lên. Đó là ngôi trường "lư tưởng và hănh diện" cho các em bé và thanh thiếu niên nam nữ cũng như bậc làm cha mẹ anh chị Khmer trong vùng.

 

Thành phần giáo/giảng viên tại ngôi trường này thật đa dạng, đa sắc tộc, và đa văn hóa: đó là những thanh thiếu niên nam nữ t́nh nguyện - người một vài tuần, kẻ một vài tháng và có người một vài năm - đến từ Mỹ, Úc, và cả Việt Nam, bằng cấp từ bậc trung học, đại học,và kỷ sư, bác sĩ...

***

III. Vài Dự Án Đang Thành H́nh

1. Trường Dạy Nghề Đà Lạt

 

2. Trường cấp 2&3 DakMil

 

3. Nhà Nội Trú và Trường Cấp 1 Lương Sơn

 

***

IV. Các Cộng Đoàn La San

1. Vùng Saigon
a. Nhà Giám Tỉnh - Nguyễn Du
b. La San Taberd - Lư Tự Trọng
c. La San Đức Minh - Vơ Thị Sáu
d. La San Phú Thọ - Cư Xá Lữ Gia
e. Nhà Hưu Dưỡng - Mai Thôn
f. Học Viện - Mai Thôn
g. Thỉnh Viện - Mai Thôn
h. Dự Tu - Mai Thôn

2. Vùng Khánh Ḥa
a. La San B́nh Cang - Thôn Vơ Cạnh
b. La San Thánh Tâm - Nguyễn Khuyến

3. Vùng Đà Lạt
a. Trung Tân Dạy Nghề

4. Vùng Đồng Nai
a. Tập Viện - Tân Cang
b. La San - Phú Sơn

5. Vùng Huế
a. Dự Tu - Phan Bội Châu

6. Vùng Tây Nguyên
a. La San I - Ban Mê Thuột
b. La San II - Ban Mê Thuột
c. La San - Vĩnh An
d. La San - Yali (Pleiku)

7. Vùng Campuchia
a. La San - Boeung Tompun

***

V. Hướng Về Tương Lai

Vài Dự Án Đang Phát Triển

1. Trung Tâm Dạy Nghề LASAN - Đa Lạt



Vui Mừng & Hy Vọng
(trích từ Bản Tin La San, số Mùa Thu 2012)

Vui Mừng

Như Quí vị đă biết, ngay sau biến cố 1975, tất cả những cơ sở thuộc quyền làm chủ của Tỉnh Ḍng La San đều bị ép buộc dâng hiến cho "nhân dân... làm chủ". Tuy nhiên, như Huynh giám tỉnh Tỉnh Ḍng San Francisco viết trong phần giới thiệu hồi kư :
"...The story does not end in misery,however. Through courageous and ingenious action, the Brothers gradually overcame some of the major obstacles confronting them, established new educational ministries, and managed to attract young men to join them so that today the District of Vietnam, while not flourishing as formerly, has made a remarkable comeback while still operating under severe governmental restrictions".

Nhờ ḷng quảng đại tiếp tay của Quí vị trong nhiều năm qua mà La San vẫn c̣n hiện diện trên quê hương thân yêu, với sức hồi sinh ngày càng rơ nét, trong nổ lực duy tŕ và tăng trưởng sứ mạng giáo dục đă được Giáo Hội giao phó hơn 300 năm nay trên thế giới nói chung, và 150 năm có mặt tại quê hương Việt Nam nói riêng.

 

Không VUI sao được khi khoảng tháng 12 năm 1986, trong buổi họp mặt Anh Chị Em La San tại Westminster, California - có lẽ đây là lần đầu tiên họp mặt La San tại hải ngoại - gom tụ ngót 100 Anh Chị Em các trường La San tại Việt Nam trước biến cố 1975, do Anh Em nhóm Tinh Thần La San đề xướng và anh Trần Quốc Bảo, một cựu học sinh La San Mossard Thủ Đức và là chủ bút nguyệt san Thế Giới Nghệ Sĩ vận động và tích cực bảo trợ, nhiều Anh Chị Em cựu học sinh và thân hữu tự xưng là cựu học sinh trường Puginier, Pellerin, Taberd, Mossard, Đức Minh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Ban Mê Thuột, Bá Ninh, Hiền Vương, Giuse Nghĩa Thục, Đồi La San... hớn hở tay bắt mặt mừng:
"Tại Việt Nam c̣n các Frères hả? Tưởng là 'tụi nó' giết hết các Frères và hai chữ LA SAN bị quyét sạch rồi chứ!"

Không MỪNG sao được khi vào đầu thập niên 90 màn sắt từ từ hé mở, Anh Chị Em La San tại Việt Nam t́m mọi dịp thuận tiện để đến với trẻ em, nhất là các trẻ em nghèo, và Anh Chị Em hải ngoại gồng ḿnh về thăm quê hương cùng thân nhân, không quên các Thầy Ḍng và bạn bè cùng trường cùng lớp của thời vàng son. Gặp nhau, kể chuyện cho nhau biết về những ǵ đă và đang xảy ra trên quê hương gần hai thập niên qua, nhất là về những ngôi trường thân yêu, trường LA SAN nay không c̣n nữa!

Biết. Nghe. Thấy... Chắc hẳn mối tương giao thân t́nh cảm mến giữa Thầy-Tṛ và bạn học trào dâng...

Kể từ ngày đó, mặc dù các Anh Chị Em La San quê nội vẫn c̣n gặp nhiều khó khăn trắc trở trong việc chu toàn sứ mạng giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, nhưng với đôi tay rộng mở của Anh Chị Em và Thân Hữu La San hải ngoại tích cực nối ṿng tay lớn đượm t́nh nghĩa La San, đă tiếp tay với Anh Chị Em La San trong nước và đă h́nh thành vài Trung Tâm Dạy Nghề, đặc biệt cho các em khuyết tật, vài Lớp T́nh Thương, vài Nhà Nội Trú, v.v...

Ngoài việc làm giấy tờ hợp lệ hợp pháp để thương lượng lấy lại những cơ sở đă bị ép buộc dâng hiến (chắc là Tết... Maroc mới được!) trong vài năm sau đây, Anh Em La San quốc nội đă khôn khéo hợp thức hóa vài cơ sở mới với thẻ đỏ, thẻ hồng(?)giấy phép xây dựng làm cơ sở dạy học & dạy nghề. Thêm vào đó, đă tậu được vài khu đất, đặc biệt gần 2 mẫu đất tại Đà Lat để xây dựng trường kỹ thuật, gần 2 mẫu tại DakMil để xây dựng trường trung học cấp 2&3, và lấy lại được hơn 2 mẫu đất tại Lương Sơn để xây nhà nội trú và từng giai đọan một sẽ xây dựng trường tiểu học...
 

HY VỌNG

Sau biến cố tháng tư đen, tự do hành đạo cho mỗi cá nhân đă là khó khăn trắc trở, nói chi đến chuyện đi tu, nghĩa là Tiểu/Đại Chủng Viện, Đệ Tử Viện, Thỉnh Viện, Nhà Tập, và Kinh Viện... đều phải đóng cửa. Nói cho ngay, ơn goi đi tu đă là một vấn đề nan giải trong Giáo Hội nhiều thập niên qua, nhưng đối với người Việt chúng ta, "Cha là Người Chủ ruộng tốt lành" không ngừng "gởi thợ lành nghề đến cánh đồng bao la của Cha (Việt Nam)" trước biến cố 1975 - và chắc chắn sau biến cố cũng vậy NẾU không bị nghiêm cấm hoặc làm khó làm dễ theo kiểu cộng sản.

"Đồng lúa đă chín vàng chờ ngày gặt hái" mà thiếu thợ gặt, th́ quả là một vấn đề lớn!

Niềm tin và Hy vọng vào lời hứa của Thầy chí thánh "Hăy can trường lên! Thầy đă thắng thế gian", vào lời hứa của Mẹ Maria "Trái Tim Mẹ sẽ thắng!" dần dần đơm hoa kết trái. Nam nữ trẻ trung bắt đầu tuôn đến ghi danh t́m hiểu ơn gọi, hoặc xin đi tu vào các Chủng Viện, Nhà Dự Tu, Thỉnh Viện, v.v...

Vui Mừng và Hy Vọng - Gaudium Et Spes là tựa đề của Hiến Chương Mục Vụ thật độc đáo của Công Đồng Vatican II nói về vai tṛ của Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Và năm 2012 Giáo Hội mừng kỷ niệm 50 năm khai mạc, khởi đầu bằng Năm Đức Tin. Tựa đề Vui Mừng và Hy Vọng định nghĩa quá rơ ràng vai tṛ đó.

Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của Gia đ́nh La San bên ni và bên nớ, mời Quí vị - cả hai bên - với các em trẻ giàu nghèo sang hèn... chúng ta cùng mở rộng trái tim và đôi tay tuy nhỏ bé nhưng nồng ấm t́nh người, t́nh anh em chị em, nắm chặt lấy nhau, trao cho nhau nụ cười thân ái.

Phải chăng đó là cách thức tốt đẹp nhất, hiện sinh nhất, để hiện thực câu kinh mà hằng ngày chúng ta thường cầu xin: Nước Cha trị đến.

Phải chăng đó là cách thức êm ấm đượm t́nh La San nhất để chúng ta cùng chung và liên kết với nhau chia sẻ cho nhau và nuôi dưỡng Vui Mừng và Hy Vọng cho sứ mạng tông đồ giáo dục của Gia Đ́nh La San chúng ta trên quê hương Việt Nam thân yêu?

Xem trang web Mừng 150 Năm Giáo Dục La San trên quê hương Việt Nam