Lược sử trường Adran
(Ngôi trường đầu tiên đặt dưới quyền điều khiển của ḍng La San tại VN)

Năm 1861 Đô đốc de la Grandière nhân danh chính quyền thuộc địa Pháp xin sư huynh Philippe, Tổng quyền ḍng La San gởi sang Sài G̣n một số sư huynh để mở trường dạy văn hóa cho dân chúng địa phương và đồng thời truyền bá đạo Chúa. Tuy nhiên vào thời điểm này, chỉ có sáu (6) sư huynh là sẵn sàng lên đường đáp lời mời gọi vừa "đi mở mang Nước Chúa lại vừa mang văn hóa Pháp sang truyền bá cho những người dân chưa được ánh sáng văn minh soi rọi". Ngày 5 tháng 11 năm 1965, họ lên tàu Ardèche tại cảng Toulon để trực chỉ sang Việt Nam (sau nhiều lần thay đổi tàu và đổi ngày).

Nhà cầm quyền thuộc địa chịu mọi phí tổn về di chuyển, chỗ ở, nơi dạy học, bảo tŕ trường sở, chí phí học cụ và phần thưởng cho các học sinh. Nhà ở của các sư huynh, theo như truyền thống bên Pháp, cũng có một khu vườn để canh tác rau quả và kín đáo đối với những cặp mắt ṭ ṃ. V́ ngôi trường cách nhà thờ một đoạn đường khá xa nên các sh và độ 100 học sinh của họ – tất cả đều là nội trú - được đặc ân tham dự thánh lễ tại trường .

Như thế vào ngày khai trường, ngày 9 tháng Giêng năm 1866, có sáu sư huynh đứng lớp. Rồi vào ngày 23 tháng hai cùng năm, có thêm một sư huynh đến tăng cường. Nhưng sau đóù, vào ngày 26/04/1866, 2 sh Adelphinien và Adilbert_Jean – được gởi "đi" Chợ Lớn lập thêm trường chi nhánh La San đầu tiên tại đấy.

Về thù lao cho các sư huynh th́ chính quyền Pháp đồng ư chi trả giống như đă làm đối với trường hợp các sư huynh công tác tại đảo Réunion, nghĩa là chi trả 1500 f/năm mỗi người trừ ra sh hiệu trưởng th́ được 2500f/năm. Như vậy cả năm sư huynh nhận được tất cả là 8500f/năm (chưa kể thuế )

Tuy nhiên theo một bức ảnh và một danh sách viết tay c̣n được giữ lại trong Archive tại Roma, chúng ta thấy và đếm được 8 sh. Thế nên nảy sinh ra thắc mắc là từ lâu các tập sinh La San được dạy rằng nhóm các sư huynh đầu tiên đặt chân lên cảng Bến Nghé gồm 6 sư huynh. Cớ sao ảnh lại cho thấy có sự hiện diện của 8 vị. Vậy 02 vị kia đâu rồi ? Phải chăng họ đă chùng bước ?
 

Theo dự tính ban đầu, 6 sh đến làm việc tại Sài g̣n là các sh :
1- Sh Jaime, tên đời là Joseph-Marie Tigol, được bổ nhiệm giám tỉnh kiêm hiệu trưởng.
2- Sh Adelphinien, tên đời là François-Joseph-Adelphie Cabaille
3- Sh Adrien Victor, tên đời là Adrien Mennétrier
4- Sh Basile de Jésus, tên đời là Joseph Lapointe.
5- Sh Adilbert-Jean, tên đời là Arnaud Jean.
6- Sh Alpin de Jésus, tên đời là Marie-Joseph-Auguste Galichet.

C̣n 2 sư huynh mà mục tiêu đến là Singapore, đă tháp tùng theo và có tên là :
7- Sh Paulinian, tên đời là Edouard Teady.
8- Sh Néopole de Jésus, tên đời là Paul Bayet
Tuy nhiên, khi sang đến Sài G̣n th́ có một thay đổi nhỏ : 6 sư huynh đầu tiên của tỉnh ḍng Sài G̣n là sh Jaime, sh Adelphinien, Adrien-Victor, Néopole de Jésus, Alpin de Jésus và Adilbert-Jean.
2 sư huynh sẽ đi Singapore là Basile de Jésus và Paulinian.
 

Bức ảnh của 8 sư huynh nói trên được thợ ảnh mỹ thuật T. Mori (Nhật), chụp tại Sài G̣n. Bức ảnh không có ghi ngày chụp, nhưng ta suy đoán th́ có lẽ vào những tháng đầu năm 1866.
Như vậy, vào những ngày đầu tháng giêng năm 1866, có tất cả 8 sh La San hiện diện tại Nam Kỳ, tuy nhiên có phải tất cả đều đứng lớp hay chăng ?
Trong các cộng đoàn La San thời trước, có một số sh đặc trách lo vật chất, nhà cửa …, giúp cho anh em khác yên tâm đứng lớp (cộng đoàn, cụ thể là ở Pháp, thường phải có một khu vườn để trồng rau cải, cây trái … nhằm cải thiện bửa ăn và giúp hạn chế chi tiêu). Nên chúng ta không lấy làm lạ ǵ nếu các sh đầu tiên sang VN không đứng lớp hết (tại trường Adran) : chỉ có 4 sh thôi !
Dưới đây là một trong các bản báo cáo ngắn gọn về trường Adran được gởi về văn khố trung ương ḍng c̣n giữ lại được. Trong bản này ta thấy :
Năm 1866 có 4 sư huynh tham gia đứng lớp.
* Trường khai giảng ngày 9/01/66. Lúc đầu chỉ có 3 lớp học và số học sinh là 100 em.
Tổng cộng lương bổng các sh là 7 000 f. Cuối niên học c̣n dư được 3 360 f. Quĩ của trường c̣n 2540 f.
* Đến giữa năm 1867 (1/07/1867), số sh đứng lớp là 5. Số học sinh vẫn giữ nguyên, không thay đổi. Tiền lương của 5 sh là 8 500 f. Tiền các sh dành dụm được là 21 258 f. Kết toán quĩ trường là 1 950 f.

Mặt bên kia của "báo cáo hàng năm" này c̣n phải trả lời theo từng câu hỏi nữa để trung ương ḍng nắm rơ hoạt động của cộng đoàn.
Bản báo cáo này (mẫu chung cho tất cả các nhà trường trên thế giới mà ḍng điều khiển và chịu trách nhiệm) có nhiều câu hỏi khá đặc biệt mà một trong số đó là: nhà vệ sinh có thể quan sát từ các lớp được chăng ? Có lẽ câu hỏi này phát xuất từ sự quan tâm đặc biệt dưới góc độ vừa sư phạm vừa luân lư !
 

Thời khoá biểu (ngày thường và thứ năm) riêng của các sh cho thấy ngoài việc lo chu toàn bổn phận của người tu sĩ, các sh chỉ chuyên tâm làm công tác giáo dục cũng như lo thường huấn cho bản thân (học thêm giáo lư …Thế nên các học sinh La San được chăm sóc kỹ và tương đối dễ dàng đạt những kết quả học tập cao !

***

Ngay từ đầu, trường được gọi là trường Pháp Việt và có tên là Adran học đường, do các cha truyền giáo ngoại quốc Ba Lê (MEP) đứng ra thành lập. Một nghị định thư đề ngày 29/09/1861 ghi lại quyết định cấp phát cho trường 30 học bổng, và một quyết định khác đề ngày 15/02/1862 nâng số học bổng này lên lên thành 100 :

Năm 1862,
Đề đốc (? Contre-amiral) chỉ huy trưởng :
- Chiếu theo nghị định thư ngày 29/09/1861 cấp 30 học bổng cho "trường Pháp Việt của đức giám mục Adran" (sic)
- Xét rằng sự bành trướng của nền giáo dục Pháp quốc là điều tối cần thiết cho tương lai Nam Kỳ.
- Rằng cần phải khai tâm cho các người trẻ An Nam làm quen với ngôn ngữ và những thói tục Pháp quốc hầu mai sau có được những nhân viên phục vụ có khả năng và đồng thời cũng tưởng thưởng cho các gia đ́nh đă chứng tỏ ḷng trung thành với Pháp quốc bằng những đặc ân giáo dục
Nay quyết định :
Con số những học sinh nhận học bổng tại trường Pháp Việt của đ.g.m. Adran được nâng lên thành 100.
Để đáp ứng với những dự án nới rộng, mua sắm bàn ghế, sách vở vv … cần thiết cho việc phát triển này, một số tiền là 800 $ được cấp cho ông hiệu trưởng trường sử dụng.
Ngài đề đốc chỉ huy trưởng tiếp tục cấp học bổng theo đề nghị của tổng giám đốc vụ bản địa.
Việc lựa chọn các học sinh phải dành ưu tiên cho con cái các chức sắc và những trẻ mà cha mẹ chúng đă tỏ ḷng tận tụy hay đă giúp đỡ nhà cầm quyền Pháp.
Giá trị của mỗi học bổng được nâng lên thành 20f mỗi tháng. Các học sinh được nhà trường chăm sóc và nuôi ăn ở, được cấp một bộ đồng phục thích hợp với phong tục địa phương để ăn vận vào những ngày lễ hay trong những dịp diễn ra nghi thức quan trọng.
Vị hiệu trưởng trường cũng bảo đảm chăm sóc học sinh khi chúng mắc phải các bệnh nhẹ cũng như cung cấp thuốc men cần thiết.
Cơ quan hành chánh (có thẩm quyền …) phải được thông báo thường xuyên về thời gian (ngày tháng năm …) nhập trường, sa thải hay tử vong của các học sinh được nhận học bổng của nhà cầm quyền.
Mỗi tháng, số tiền học bổng được quyết toán cho vị hiệu trưởng học đường theo danh sách các học sinh được tŕnh lên.
Danh sách này phải tŕnh lên cho tổng giám đốc vụ bản địa xét duyệt kèm theo một tờ tŕnh về sinh hoạt của các học sinh nhận học bổng trong tháng đó.
Nghị định này bải bỏ nghị định kư ngày 29/09/1861.
Sài G̣n ngày 15/02/1962
Đề đốc chỉ huy trưởng
Kư tên : Bonnard

Chỉ thị của giám đốc nội vụ.
Chiếu theo lệnh của đề đốc chỉ huy trưởng, giám đốc nội vụ truyền :
Việc thâu nhận các học sinh An Nam (sic) vào trường Adran sẽ được ấn định với lệnh của giám đốc nội vụ.
Ân huệ này sẽ được cấp phát hoặc do những công tác tốt và sự trọng vọng của các phụ huynh, hoặc do sự thông minh và hạnh kiểm tốt của chính các học sinh tại các trường của sở nội vụ.
Các thanh tra, các phụ huynh hay các bậc vị vọng khác đă có sẵn những ứng viên cần đề bạt để được học bổng, sẽ làm đơn gởi cho ban điều hành sở nội vụ. Trong đơn cần ghi rơ độ tuổi các học sinh, tên, nghề nghiệp và nơi cư trú của cha mẹ chúng
Các học sinh chỉ được thu nhận dứt khoát sau một thời gian thử nghiệm 02 tháng. Trong thời gian này, vị hiệu trưởng học đường có thể lượng định thái độ ăn ở và hạnh kiểm của chúng.
Giám đốc nội vụ.
Kư tên : Vial
Năm 1865

Các sư huynh Trường Ki-tô â (La San) được viên đô đốc quyền thống đốc De la Grandière mời đến. Trong một chuyến công tác trở về Pháp, chính ông ta đích thân đến Paris và với sự ưng thuận của ông bộ trưởng bộ hải quân và thuộc địa, Chasseloup Laubat, ông yêu cầu sh tổng quyền Philippe gởi các sh sang Việt Nam. Các thủ tục và thỏa thuận, hoàn toàn giống như trong trường hợp đề cử các sư huynh sang đảo Réunion mở trường, được ông bộ trưởng chấp thuận hết.
Theo thư đề ngày 17/07/1965 của sh Philippe, sáu (06) sư huynh được đặt dưới quyền điều động của ông bộ trưởng và họ lên tàu tại Toulon ngày 05/11/1967. Họ đến Sài g̣n ngày 08/01/1866

Năm 1866
Sáu sư huynh đó là :
Sh Jaime, hiệu trưởng và giám tỉnh
Sh Néopold de Jésus,
Sh Adelphinien,
Sh Adrien Victor,
Sh Adilbert,
Sh Alpin de Jésus.

Thư của sh tổng quyền Philippe.
Thưa ngài đô đốc,
Tôi hân hạnh báo tin cho ngài hay là lời yêu cầu của ngài xin gởi 6 sư huynh đến thành phố Sài g̣n tại Nam Kỳ đă được hội đồng cố vấn và chúng tôi đón nhận cách thuận lợi. Ngay từ hôm nay, chúng tôi ra công t́m cho đủ túc số theo yêu cầu.
Thưa ngài đô đốc, chúng tôi vui mừng về cơ hội mà ḷng tin cậy cao độ của ngài đă cho phép ḍng chúng tôi chứng tỏ lần nữa với chánh quyền là chúng tôi rất tận tụy đối với lợi ích của nước Pháp, tổ quốc chúng ta v́ rằng để đáp trả tiếng gọi và để xứng đáng phục vụ tổ quốc ấy, chúng tôi không hề ngần ngại bay đến tận chân trời góc bể của thế giới này.
Về những điều kiện của chúng tôi trong việc thành lập và tiếp liệu, sẽ không có ǵ khác lạ nhưng muốn hoàn toàn được giống như trường hợp đối với đăo Réunion.
Xin ngài đô đốc đón nhận nơi đây ḷng kính trọng của chúng tôi.
Nay kính. Sư huynh Philippe

Thư của ông bộ trưởng hải quân và thuộc địa.
Paris, ngày 17 tháng 7 năm 1865
Thưa ngài Bề trên Tổng quyền,
Ngài đă vui ḷng chấp thuận lời yêu cầu của đô đốc De la Grandière và đă đặt 6 sh của Ḍng ngài dưới quyền điều động của Bộ tôi để phái họ sang Nam Kỳ và sử dụng họ như những giáo viên.
Tôi hoàn toàn tán đồng thỏa ước đă được giao kết giữa đô đốc và ngài về việc này và tôi sẽ thông báo cho ngài biết về những biện pháp được áp dụng trong việc đưa đón các sư huynh mà ngài sẽ chỉ định.
Ngoài chí phí đi đường theo luật định từ Paris đến bến cảng để lên tàu xuất dương (1,50f cho mỗi 10 000m), ngài sẽ nhận cho mỗi tu sĩ nói trên một số trợ cấp khác được chỉ rơ theo văn thư của Bộ tôi đă được gởi cho ngài vào ngày 27 tháng 3 năm 1852, trong đó có đề cập đến việc các sư huynh của Ḍng ngài được bổ nhiệm sang đảo Réunion.
Xin ngài Bề trên Tổng quyền nhận nơi đây ḷng kính cẩn đặc biệt của chúng tôi.
Bộ trưởng bộ hải quân và thuộc địa
Kư tên : P. de Chasseloup Laubat

Bối cảnh và t́nh h́nh của trường Adran.
Như trên đă gián tiếp cho biết trường Adran tiên khởi là một ngôi trường do các thừa sai Paris thành lập và theo đuổi các mục tiêu kể trên. Tuy nhiên các linh mục v́ lư do mục vụ, lại không được đào tạo chuyên về sư phạm và điều hành cơ sở giáo dục, đă không làm cho trường Adran phát huy hết tiềm năng nên nhà nước thuộc địa quay sang nhờ vả các sư huynh. Ngôi trường Adran đầu tiên được xây dựng sơ sài, có lẽ bằng tre lá như bao cơ quan thuộc địa khác và v́ là thuộc Nhà Chung nên trường tọa lạc ngay trên phần đất kề bên chủng viện địa phận Sài G̣n và do chính các linh mục thừa sai Pháp (chủ yếu là cha bề trên địa phận Wibeaux) đứng trông coi.

Tờ sang nhượng phần đất trường Adran .
Giữa ông Giám đốc dân sự vụ hành động với danh nghĩa của ông Thống đốc tổng tư lệnh , và cha Wibeaux , tổng đại diện tông ṭa , với danh nghĩa đức cha Lefèvre, giám mục tông ṭa của địa phận truyền giáo Tây Nam Kỳ , có sự đồng ư sau đây :

Đức Giám Mục đại diện tông ṭa nh́n nhận cơ sở gọi là trường Adran trước đây được thành lập và điều hành từ trước tới nay bởi Nhà chung nhằm mục đích phục vụ tích cực cho Đạo và cho Pháp quốc tại xứ thuộc địa , với sự đồng thuận cùng ông chỉ huy trưởng về những phần đất đă được cấp cho Nhà chung do quyết định ngày 28 tháng Tám năm 1862 của đô đốc Bonard , nhượng cho nhà cầm quyền quyền thụ hưởng vĩnh viễn một khoảnh thuộc phần đất nói trên để dùng vào việc tthành lập ngôi trường mang tên Đức giám mục Adran và sẽ được điều khiển bởi các sư huynh trường Ki-tô .
Nếu ngôi trường này được dời đi nơi khác, th́ v́ việc này, Nhà chung sẽ tiếp thu lại quyền thụ hưởng khoảnh đất sở hữu của ḿnh.
Khoảnh đất mà quyền thụ hưởng được nhường lại bởi giấy sang nhượng này bao gồm :
Về bề dài, suốt chiều dài của phần đất Nhà chung, khởi từ đường 23 (đê dốc của thành Gia định – Sài G̣n) đến đường 19 .
Về bề ngang, một đoạn dài 85 m tính từ đầu mút Đông Bắc của phần đất Nhà Chung, giới hạn bời đường số 2.
Các sư huynh trường Ki-tô không được hạ những cây cổ thụ, thay đổi sâu xa cách bố trí của sở đất sẽ được trao cho họ thụ hưởng hay nhất là sử dụng quyền dành riêng cho sở hữu chủ , ngoại trừ với sự ưng thuận của Đức Giám Mục đại diện tông ṭa hay của người đại diện ngài .
Làm tại Sài G̣n , ngày 6 tháng Hai năm 1864
Ông Giám đốc dân sự vụ
Kư tên : Th . Wibeaux Kư tên : Ph. Garraux
Đăng kư ngày 24 tháng Bảy năm 1865 , trong sổ danh bộ đất đai thuộc pḥng đăng kư Sài G̣n .

**********

Souvenirs d'Adran - Dalat
1965 - 1966