ƠN THIÊN TRIỆU TU TR̀ : VỀ PHÍA THIÊN CHÚA VÀ VỀ PHÍA NHÂN LOẠI


I. VỀ PHÍA THIÊN CHÚA ƠN THIÊN TRIỆU LÀ G̀?
1/ Thiên Chúa đă lựa chọn
Không v́ tài năng, công trạng riêng: trăm ngàn vạn kẻ tốt, có tài năng, có tinh thần, có ư muốn hơn…

Chọn một cách mạnh mẽ: dù những cách nhẹ nhàng tài t́nh mà thôi thúc không cưỡng lại được, dẫu chưa hiểu, chưa muốn: lôi ra khỏi t́nh cảm gia đ́nh, khỏi bạn trẻ, thú vui… ở cái tuổi thơ, nguy hiểm, dành giật khỏi thế gian để khỏi nhiễm độc.

Bằng những phương thế khôn khéo: bảo vệ đặc biệt, vượt qua bao trở lực… và bằng những đường lối diệu kỳ. Và Ngài chọn như thế từ trước vô cùng đến măi muôn năm.

2/ Thiên Chúa đă cung tiến
Thuộc về Thiên Chúa, trọn vẹn cung hiến cho Thiên Chúa để chỉ lo một việc v́ Thiên Chúa mà thôi: đó là một bậc sống đẹp nhất, vinh dự nhất hạnh phúc nhất ở đời.
Sống ở đời ch́m ngập giữa bao bận rộn, bao việc đời, cuộc sống của con người giữa thế gian phải phân ra trăm ngă, trần tục bao vây họ, tha thứ họ, thấm nhập vào họ, đè nặng trên họ, xâu xé họ… Bao linh hồn bị trầm luân giữa đời, bị đầu độc bởi khí độc thế gian mà phải hư mất. Ai có ngoi lên được th́ cũng phải nhiêu khê lắm.

Từ đám quần chúng đó, Chúa đă biết và đă chọn một số, đưa ra khỏi cảnh sống bùn lầy, kiềm tỏa, đó là đưa lên "núi" cao để chỉ thuộc về một ḿnh Chúa thôi.
Có ba bậc sống: giáo dân, tu tŕ và giáo sĩ. Những người theo con đường tu sĩ hay giáo sĩ, một khi đă cung tiến cho Thiên Chúa, Ngài có một lời yêu ghen tỵ, không cho họ kén chọn ǵ nữa, không muốn họ thuộc về thế gian nữa mà chỉ dành cho Thiên Chúa mọi hơi thở, mọi tiếng đập của con tim, họ đă thuộc trọn về Chúa. Đức Giêsu đă nói: "Họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian" (Ga 17,16). Ví dụ: Chén thánh, mỗi khi đă được cung tiến th́ chỉ để dùng trong Thánh Lễ, như các tu sĩ cũng vậy, mỗi khi được cung tiến ḿnh cho Thiên Chúa bằng lời khấn ḍng, hay các thầy chủng viện, mỗi khi được ban bí tích Truyền Chức Thánh, cuộc sống của họ lúc đó đă bước lên một cung bậc mới và tiến bước theo sát Đức Kitô hơn.

Với những người giáo dân Chúa cũng đă chọn họ giữa thế gian để họ làm chứng cho Thiên Chúa trong bậc sống của họ. Họ chu toàn bổn phận của ḿnh trong tất cả môi trường mà họ đang sống. Những người đă có gia đ́nh, họ phải làm tṛn trọng trách của một người cha (người mẹ). Những người làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp, trong các xưởng thợ… cũng phải chu toàn tốt công việc mà họ đang thực hiện đồng thời làm chứng cho t́nh yêu của Thiên Chúa giữa môi trường sống của họ.

3/ Thiên Chúa muốn họ nên thánh
Đă thuộc riêng về Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện, th́ người được cung tiến cho Thiên Chúa phải "nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành" (Mt 5,48). Đó là điều mà Thiên Chúa đ̣i hỏi nơi mỗi người con của Ngài, cách riêng với những tu sĩ, giáo sĩ phải triệt để thực thi. (Nên trọn lành… = Incorruptio facit esse proximum Deo). C̣n những người giáo dân, Thiên Chúa đă hoạch định cho họ một chương tŕnh theo cách thức mà Người đă biết rơ họ có thể thực hiện được. Trong mỗi bậc sống Chúa luôn an bài và quan pḥng cho họ giúp họ sống và sống một cách viên măn trong Ngài.
Luôn luôn phải nh́n lên những đỉnh cao, đỉnh của sự trọn lành để không ngừng bước lên. Phải biết sống thân mật với Chúa Giêsu, trở nên người bạn trăm năm của Ngài. Ngài muốn chúng ta phải trở nên một thụ tạo hoàn hảo nhất. Ngài chờ đợi để đón nhận mọi hơi thở, mọi hương hoa của lời cầu nguyện, của việc hy sinh từ sáng tinh mơ tới lúc đêm về luôn thuộc về Ngài và quy hướng về Ngài. Tâm hồn họ đă phải luôn biết khép lại một chút về phía thế gian để mở rộng về phía Thiên Chúa mà đón lấy muôn ngàn ơn thánh đang đổ xuống trên họ. Nơi họ, thế gian không nhận biết họ, không nhận biết giá trị của họ "Thế gian đă ghét họ, v́ họ không thuộc về thế gian" (Ga 17,14). Họ là những bông hoa đẹp đẽ, thơm tho, tinh khiết nhất để từ đó trái đất dễ dàng trổ sinh những ơn lành, b́nh an, sức mạnh dâng lên Thiên Chúa.
Ơn Chúa kêu gọi là một sự thể hiện ḷng yêu: Chúa gọi ta v́ yêu ta, Chúa cung tiến ta v́ yêu ta. Chúa chọn và cung tiến ta để ta yêu Chúa, để ta thuộc trọn về Chúa…

T̀NH TRAO BAN ( C̣n tiếp )


D̉NG GIỐNG CHÚA
CỨ NGHĨ GIEO MÀ CHẲNG CÓ NGÀY GẶT.
Ama Phu nói : "Khi cội nguồn Jrai của chúng tôi đang mất dần đi, chúng tôi hoang mang lo sợ. Cộng đồng có thể thay thế cái mất đó là Chúa. Chúa không chỉ cứu rỗI chúng tôi, mà cứu ḍng giống Jrai, làm nên ḍng giống Kitô". Cảm nghiệm này không của riêng ông, mà của rất nhiều ngườI Jrai khác như Ama Hiếu – đă có một đă có một nhạc phẩm diễn tả ư tưởng này – và 30.000 ngườI Jrai tin Chúa, theo Chúa, sống điều Chúa truyền dạy. Ḍng giống Kitô Jrai tuy cón nhỏ bé nhưng được hợp đoàn vớI hơn 1 tỷ ngườI trên thế giớI th́ không c̣n nhỏ nữa. Chỉ riêng vớI ngườI Jrai hiện nay, ḍng giống Kitô – Công giáo đă chiếm 10% (con số gịng giống Kitô của ngườI Kinh ước ao hoài băo chưa đặt được).
Ḍng giống ấy đă được Thiên Chúa chuẩn bị và khởI đầu từ năm 1852, vớI Cha Fontaine Phẩm ở Pleichữ và kế tiếp rất nhiều thừa sai ngoạI quốc và nộI quốc đă đến và đă đi. Năm 1853, Đức cha Paul Seitz đă gởI một văn thư đến DCCT VN xin các thừa sai của Ḍng này lên tiếp tục công việc dang dở – Nhưng "giờ Chúa chưa đến", xin măi hơn 15 năm sau, một nhóm Thừa Sai gồm các Cha Tài, Mầu, phó tế Tín, và thầy Quân, thuộc DCCT mớI có mặt ở xứ sở này.
Ngay sự có mặt của 4 vị tạI đất Jrai này cũng l

 ư Chúa chứ không phảI ư họ từ trước. Cha Tài, thầy Quân đang ở với người khác, họ được các thừa sai Carade khuyến khích đi t́m một vùng dân tộc khác yên ổn hơn để phục vụ, v́ vùng Fyan đang phảI đốI phó vớI cuộc chiến rất dữ dội. Cha Mầu và thầy Tiến mới ra trường, định hướng mục vụ chưa rơ, nên dễ dàng "bị dụ" nhập đoàn. trước tiên 4 vị đến vớI Đức Cha Mai, Giám Mục Buôn Ma Thuật, xin phục vụ người Êđê, nhưng Đức Cha từ chối. thế là họ suôi theo quốc lộ 14 đến xứ Jrai.
Sau một thời gian ngắn học tiếng Jrai ở Phú Bổn, ngày 10/10/1969, Đức Cha Paul Seitz, Giám Mục Kontum dùng xe riêng chở 4 vị thừa sai DCCT đến địa điểm trung tâm của ngườI Jrai là Pleikly, mở Thánh Kinh đọc Lc 10,1-12 (đoạn Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi giảng), chúc lành trên đất và trên 4 vị, rồI lên xe trở về Kontum. Các cha Tài, Mầu, các Thầy Tín, Quân đứng giữa đất ngườI hoang vu, không nhà, không lương thực, không ngườI thân quen. Họ được ông xă trưởng thương t́nh cho ở nhờ trong chuồng dê.

CỨ NGHĨ CHĂM BÓN MÀ CHẲNG THẤY HOA.
Ama Dei nói với Cha Tín: "Tôi không biết ông giả bộ sống vớI dân, làm với dân để dân theo ông. Khi đă theo rồi, họ sẽ phục dịch cho ông, nộp tiền cho ông!" Phát ngôn này không phảI là cảm giác ngộ nhận của những năm 1969, 1970 nhưng chỉ nói cách đây dăm ba năm, khi hoa trái Ơn Cứu Độ đă "đầy vườn". Điều này cho chúng ta thêm một kinh nghiệm góp vào lịch sử Giáo Hội, hay nói đúng hơn, lịch sử của những ngườI bị t́nh nghi, bị hiểu lầm.

Tháng 3/1971, quân cách mạng đă bắt các vị (thầy Quân trốn thoát) vào vùng sâu, sang tận đất Cambodia. Thầy Mác-cô Đàn, ngườI bổ sung cho nhóm sau này, đă vĩnh viễn ở lại vùng đất ấy từ ngày 12/5/1971 sau khi đă chữa bệnh cho nhiều người. Chiếc áo ḍng đen cũng chính là áo quan theo thầy đi vào ḷng đất. Cách mạng nghi các thừa sai là tay chân của Mỹ - Ngụy cài vào, nên các ngài đă được đốI xử như những tên tù binh chiến tranh đúng nghĩa. Khi được trở về tháng 7/1971, nơi ở mới làm ít lâu đă bị phá tan. Anh em kéo về Cheoreo tạm trú.
Hơn một năm rưỡI ở Cheoreo, bản văn Thánh Kinh Tân Ước bằng tiếng Jrai được ra đời. Cha Tín nói: "Khi anh em trở lạI theo Chúa, th́ đó là cuốn sách duy nhất mà chúng tôi sử dụng. Nếu không có cuốn sách đó th́ chúng tôi không biết ăn nói làm sao. Điều duy nhất Chúa cho chúng tôi làm là chuẩn bị để dân Chúa nghe Lời Chúa và học cùng NgườI".

Năm 1972, Cha Tài đóng trụ ở Pleichet, cách trung tâm Pleiku 5 km, Cha Tín trở lạI Pleiku năm 1973 và Cha Phán – Người lên với anh em ngay khi hay tin anh em bị bắt vào Bưng – ở lại Cheoreo.
Chưa làm được ǵ, giảI phóng tới. Các thừa sai bắt đầu chuyển hẳn sang giai đoạn cùng ăn, cùng làm việc và cùng sống vớI Jrai. Các Ngài làm Jrai, nói Jrai và theo kiểu Jrai. Họ cuốc đất, phá rừng, câu cá, đánh chiêng, nhum thế nào các thừa sai làm như vậy. Ngay việc vào hợp tác xă nông nghiệp, cha Phán cũng tham gia. Nhưng những việc chính yếu là mục vụ th́ gần như chằng làm được ǵ, chẳng giúp được các cha khác, v́ luật chỉ cho phép làm lễ trong nhà thờ của xă ḿnh cư trú mà thôi. Thời điểm đó, Cha Tài chỉ mớI thanh tẩy được cho 4 gia đ́nh. Hai gia đ́nh ở lại trên đó, c̣n Ami Hmi và Ami Dar về Pleiku. Có thêm gia đ́nh Ami Hxuân được Cha Branchetti thanh tẩy ở Buôn Ma Thuật lên Pleiku sống.
Suốt 20 năm (1969-1988) cố gắng rất nhiều và làm đủ thứ theo sức ngườI có thể, các thừa sai chẳng thấy một chút hoa trái nào. Đức giám mục đă nhiều lần muốn chuyển hẳn các Ngài về lo cho người kinh.
Như đă nói, việc phục vụ Lời cho người Jrai không phảI là lựa chọn của DCCT, mặc dù chính Đức Cha đă xin, nhưng là do Chúa chọn vào đúng lúc Chúa muốn. Do đó sau nhiều năm tháng lao nhọc, những hăng say truyền giáo cho ngườI Jrai không cón hừng hực nữa, mà có lúc ră rờI thực sự, chỉ biết trông vào Chúa. Và một lần nữa "Giờ Chúa" xuất hiện.

GẶT TRÁI KHÔNG GIEO.
Từ năm Thánh Mẫu 1985, bầu không khí truyền giáo của các đân tộc thiểu số tại Việt Nam bắt đầu chuyển động, bắt đầu có ngườI Jrai xin học đạo, nhưng phải đến biến cố tôn phong 117 vị thánh tử đạo Việt Nam (1988), luồng gió Thánh Thần mớI thổi thật mạnh. Gia đ́nh chỉ có một ngườI theo Chúa, họ có thể làm cho cả gia đ́nh tin thật có Chúa. Một gia đ́nh có Chúa có thể làm cho cả làng tin rằng có lẽ sống thật. Thật là việc kỳ diệu của Chúa Thánh Thần. NgườI Jrai trở lạI đạo từng làng từng làng. Lúc đầu, các thừa sai c̣n có giờ trực tiếp dạy Giáo lư, nhưng sau chỉ c̣n thờI gian cử hành Bí Tích mà thôi. Phải phó thác việc dạy Giáo lư cho Chúa Thánh Thần qua Thánh Kinh Jrai và qua sự cộng tác vụng về của các giáo phụ (Kokhul) dân tộc.
Một nhóm đông những ngườI Jrai trí thức được các Cha tuyên úy rửa tộI trong các trạI cải tạo đă thực sự là những viên gạch tốt, mà Chúa dùng để xây ngôi nhà thờ Jrai cho Chúa.
Hiện nay ở trung tâm Pleichet có 105 làng Công giáo, Âyunp có 120 làng và Pleikly có 20 làng. Một vài số liệu sau đây có thể làm rơ hơn kết quả của mùa gặt. Làng Pleikly có 2.524 tín hữu / 1000 nhà; Iàng Hrú có 3.154 tín hữu / 621 nhà; PleiTot có 2809 tín hữu / 604 nhà. Có những làng anh hùng từng được tuyên truyền rằng phải phấn đấu để không một ai trong làng anh hùng theo đạo th́ nay đă có 60 - 70% gia đ́nh theo đạo. Không chỉ có Jrai, mà ngay làng của anh hùng Núp, NgườI Bana hiện nay đă có hơn 70% theo đạo.
Ḍng giống Kitô đang tiếp tục tăng trưởng và đang ḥa nhập vớI Hội Thánh cách trọn vẹn. Ngay Ama Dei, người đă công khai chống Cha Tín cũng đă chịu thanh tẩy cách đây gần 2 năm.

Tháng 10-2002, AN THANH – CSSR.


SHARIA
Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ thăng hoa về nhiều mặt của đời sống xă hội. Và có thể nói rằng, cũng ở thời điểm này, tất cả các dân tộc trên thế giới đều khao khát kỷ nguyên mà ta chỉ mới đứng ở bậc thềm đầu tiên sẽ là kỷ nguyên của công lư, yêu thương và hoà b́nh. Vấn đề nhân quyền cũng đă trở nên đề tài đáng lưu tâm hàng đầu. Thế nhưng, thực tế th́ không phải hoàn toàn là như vậy.
Tháng ba vừa qua… rất nhiều phương tiện truyền thông đă đưa tin về chị Saffa Husseini – Một phụ nữ Nigeria đă bị kết án tử h́nh với h́nh thức ném đá cho đến chết v́ chị đă phạm tội Sharia – chị có con ngoài giá thú. Sự kiện này đă tạo nên một làn sóng "nhận thức và hành động" lan trả khắp hoàn cầu. Rất nhiều tổ chức và cá nhân đă trực tiếp gởi đến tổng Thống Nigeria một lới cầu xin tha thiết để cứu chị Saffu Hussein. Rất nhiều trái tim vẫn lên tiếng ủng hộ để bé Adoma không phải mồ côi khi vừa tṛn một tuổi…

Luật Sharia là một thứ luật khắc nghiệt và tàn bạo, thường xử chết bằng cách chôn sống hoặc ném đá những người phụ nữ "không chồng mà có con" hiện đang c̣n tồn tại ở 6 quốc gia là: Nigeria, Ả rập Sauđi, Pakistan, Sudan, Yemen và Iran. Một số người nghĩ rằng luật Sharia nằm trong "Kinh Quaran" thiêng liêng của những người theo đạo Hồi Giáo. Nhưng thực tế, kinh Quaran không có một ḍng chữ nào về luật Sharia. Để cai trị, một số giáo chủ đă đặt ra luật Sharia mà nó vẫn c̣n tồn tại cho tới nay. Người ta sử dụng nó như một phương tiện quyền lực. Tại Afganistan, từ năm 1996 khi phe Taliban của Mullah Omar và trùm khủng bố Osama Bin Laden lên cầm quyền, họ thực hiện luật Sharia rất tàn khốc. Họ cấm trẻ em gái đến trường, phụ nữ không được tới công sở làm việc, ra đường phải trùm khăn đen và xử tử bất kỳ người phụ nữ nào ngoại t́nh. Tại Iran, luật này được thi hành nhiều nhất từ thời giáo chủ Khomeini, về sau tuy tổng thống Mohamed Khatami đă nỗ lực giảm bớt kiểu hành h́nh dă man này, nhưng nó vẫn tồn tại. Năm ngoái bà Maryam Ayoubi đă bị giảo h́nh v́ ngoại t́nh. Tại Aûrập không chỉ thi hành luật cách triệt để, chính phủ c̣n xuất bản saachs nói về luật Sharia. Từ năm 2000, Yemen tái thi hành luật Sharia và áp dụng cho cả đàn ông. Pakistan thi hành luật này từ năm 1979.

Và Sudan cũng thế.
Hôm 14/9/2002 tại kỳ họp hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 57 ở NewYork. Tổng thư kư Ḳi Annan đă đề nghị tổng thống Nigeria, Olusegun Obasanjo làm ap lực để toà tha cho Amina Lawal – một phụ nữ 30 tuổi mới sinh được 1 bé gái Wasila với anh Mohammed – khỏi tội chết. Dù anh Mohammed đă đến cùng với bé Wasila từ năm ngoái. Đến tháng 7 vừa qua khi toà án Kastina đem Amina ra xử th́ sự việc mới được biết nhờ 1 phóng viên của tờ báo Times. V́ trước đó, khi bi kịch xảy ra tại làng Kurami, dân làng chỉ coi như đó là chuyện buồn riêng của gia đ́nh Amina và Mohammed mà thôi. Theo luật Sharia, Amina sẽ bị tử h́nh bằng cách chôn cát ngập đến cổ, sau đó dân làng sẽ cùng ném đá cho đến khi Amina tắt thở. Việc này sẽ được thực hiện vào năm 2004 – Nếu bản án c̣n hiệu lực – Khi Amina sẽ thôi cho con bú. Trung tuần thàn 8/2002 toà phúc thẩm đă bác bỏ đơn kháng án của Amina, tuyên bố giữ nguyên án sơ thẩm.
Sau khi toà tuyên giữ nguyên án sơ thẩm, nhiếu vị nguyên thủ quốc gia, tổ chức của nhiều nước trên thế giới đă lên tiếng phản đối bản án dành cho Amina đáng thương. Ngày 22/8/2002 sa khi Mỹ và liên minh Châu Âu lên tiếng chỉ trích, đồng thời yêu cầu Tổng Thống Obasanjo can thiệp đă giảm án cho Amina, Úc cũng đă làm thế. Và hôm 15/9/2002. Cựu Tổng Thống Nam Phi – Nelson Mandela đă lên tiếng kêu gọi thế giới hăy cứu lấy con người đáng thương Amina …
Liệu chúng ta có thể hy vọng rằng Amina sẽ có thể thoát khỏi bản án man rợ của một đạo luật man rợ hay không?

THÁNG 9.2002, VÂN THẢO PHƯƠNG.


GIỚI TRẺ TIN YÊU
( ABBA – KONTUM ) _ Trong ba ngày 13, 14 và 15/10, giảng viên giáo lư giáo xứ Phú Nhơn đă tĩnh tâm để mừng Bổn Mạng Giêrađô (16/10).
Có hơn 100 bạn trẻ tham dự mỗi buổi. Trong những ngày đó, các bạn cùng nhau nh́n lại lời mời gọi của Chúa và cách đáp lạI lờI mờI gọI phục vụ Lời trong một năm qua và đốI chiếu vớI kinh nghiệm tâm linh của Thánh Bổn Mạng. Hầu hết các bạn nhận thấy ḿnh chưa sống đơn sơ được vớI Chúa Giêsu Thánh Thể, nên những lờI cầu nguyện của ḿnh đôi khi máy móc. Từ đó khiến việc phục vụ lờI không được hăng say. Tuy nhiên cũng có nhiều giảng viên giáo lư nh́n nhận từ khi ḿnh tham gia phục vụ Lời th́ đờI sống ḿnh không c̣n bê trễ và gây một gương xấu cho ai nữa.
Được biết thánh Giêrađô, tu sĩ DCCT sinh ngày 6/4/1726, chỉ sống 6 năm trong đờI sống thánh hiến, nhưng rất nhiều ân huệ của Thiên Chúa đă ban xuống cho nhà ḍng và ngườI nghèo khổ qua Thánh nhân. Ngài được Chúa rước về nhà ngày 16/10/1755. Ngài là bạn của những ngườI nghèo khổ, nhất là những gia đ́nh gặp phảI hoàn cảnh hiếm muộn.

THU UYÊN


ĐI VỀ ĐÂU ? ( của tác giả NGUYỄN ĐỨC QUỲNH – Úc Châu )
Đời là một chuyến đi. "Đi về đâu?" là những câu hỏi của cuộc đời. Câu hỏi này mời gọi chúng ta trả lời, nhất là các bạn trẻ. Thánh Augustinô mời gọi chúng ta trả lời câu hỏi đó… (Theo Tin Vui An B́nh)
Bài số 1: Thánh Philipphê Nêri sống vào những năm 1515 đến 1595. Vào một ngày nọ ngài gặp một chàng sinh viên hào hoa tuấn tú lại hoc giỏi. Chàng chuẩn bị những ngày thi ra trường. Chàng hớn hở t́m thánh Philipphê Nêri và hỏi: Thưa cha, con đang chuẩn bị những ngày thi và chắc chắn con sẽ đậu.
Rồi sao nữa? – Thưa cha, con sẽ đậu cao trong kỳ thi này.
Rồi sao nữa? – Con sẽ được trọng dụng vào một công việc thành công và tốt đẹp nhất.
Rồi sao nữa? – Con sẽ lấy vợ đẹp sau khi có nghề nghiệp thành công.
Rồi sao nữa? – Con sẽ có con khôn ngoan, vợ đẹp, con khôn, nghề nghiệp thành công. Con sẽ hạnh phúc.
Rồi sao nữa? – Con sẽ hưởng những hạnh phúc và thành công của cuộc đời.
Rồi sao nữa? – Chàng sinh viên không trả lời được những câu hỏi tiếp rồi sao nữa. Chàng suy nghĩ đến cuộc đời đi về đâu… Cuộc đời mai hậu sau cái chết sẽ ra sao… Chàng đă quyết tâm và sống một cuộc đời rất đạo đức và tốt đẹp trong niềm tin tưởng vào Chúa.
Chàng sinh viên đă hiểu rơ được mục đích của cuộc đời: Đi về đâu. Từ vấn đề hiểu rơ được mục đích của cuộc đời, chàng đă quyết tâm sống theo mục đích đó trong cuộc đời của chàng.

TÂM T̀NH NGƯỜI TRẺ (Trích bài từ HOSANNA giới trẻ Sài g̣n)
E "Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người." (Mt 20,28)
Tôi thường tham gia các chuyến công tác xă hội. Khi ấy, chúng tôi về các vùng sâu, vùng xa. Chúng tôi giúp các em sinh hoạt, chơi tṛ chơi, tổ chức hội chợ… Lúc ấy, tôi nghĩ: chúng tôi là người "cho" c̣n các em là người "nhận". Nhưng không, sau mỗi chuyến công tác, tôi phát hiện ra chính tôi cũng nhận thật nhiều từ các em: t́nh cảm của các em dành cho tôi. Điều đó làm tôi thực sự hạnh phúc. Và tôi nhận ra: khi tôi phục vụ anh em tức là tôi đang yêu và được yêu.
Lạy Chúa, xin gửi đến cho con thêm nhiều anh em để con biết yêu và được yêu nhiều hơn nữa. Amen.