MỪNG LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI


Có một lúc nào đó, những quan hệ của ta với mọi sự bỗng đổi tính cách, từ mâu thuẫn thù nghịch biến thành cảm thông và tự do. Đúng là người ta ở đời thường bị giới hạn và công phá bằng bao nhiêu cách. Thiên nhiên có khi đồng nghĩa với gai góc, đói khát, và nọc độc. Con người và xă hội nhiều khi đồng nghĩa với bóc lột, tàn ác, ăn miếng trả miếng.

Sự sống bị bóc lột đủ mặt. Thế rồi tự nhiên mọi sự đổi thay, ta thấy ḿnh hoà b́nh với đời. Gánh nặng được cất đi. Cả những thiếu thốn đau buồn cũng trở nên có ư nghĩa. Nguyên nhân là v́ ta đă từ thân phận một kẻ bị đọa đày biến thành người con trong nhà. Trời đất này là nhà. Thế giới nay là gia đ́nh. Ta là đứa con ở trong nhà của Cha, ung dung an toàn : "Cha ơi, Cha ở trên trời" (Mt 5,9).

Có ai đó đă đến và mạc khải cho ta điều đó rằng Trời bản chất là Cha. "Những ai đón nhận Người, th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa, ấy là cho những kẻ tin vào Danh Người…

 Và Lời đă thành xác phàm, và đă lưu trú nơi chúng ta, và chúng ta đă được chiêm ngắm vinh quang của Người, vinh quang như của Con Một tự nơi Cha, tràn đầy ơn nghĩa và sự thật…
Thiên Chúa, không ai đă thấy bao giờ : Con Một, Đấng ở nơi cung ḷng Cha, chính Người đă thông tri" (Ga 1,14-18).

Nh́n ra chân lư ấy, hạnh phúc ấy, ta đă được Thánh Thần ở trong ḷng: "Ḷng mến của Thiên Chúa đă được đổ xuống ḷng ta nhờ bởi Thánh Thần Ngài đă ban cho ta" (Rm 5,5)… "Anh em đă chịu lấy Thần Khí của hàng nghĩa tử, nhờ đó ta kêu lên: Abba, Cha ơi! Chính Thần Khí chứng thực cho thần hồn ta rằng: ta là con cái Thiên Chúa; mà nếu là con, th́ cũng là kẻ thừa tự, thừa tự của Thiên Chúa, và đồng thừa tự với Đức Kitô" (Rm 8,15-17)… "Cũng vậy Thần Khí đỡ đầu cảnh yếu hèn của ta. V́ cầu xin thế nào cho phải ta nào có biết. Song chính Thần Khí chuyển cầu cho ta, bằng những tiếng rên khôn tả. Nhưng Đấng đó thấu ḷng dạ biết hứng của Thần Khí, (biết rằng) Thần khí chuyển cầu cho các thánh rập theo ư Thiên chúa" (Rm 8,26-27).

Vẫn biết đường đi c̣n dài lắm, c̣n gian nan, nhưng xin dâng lời Tạ ơn, v́ chân trời trước mắt đang sáng lên "Ân sủng của Chúa Giêsu, ḷng mến của Chúa Cha, và sự hiệp thông của Thánh Thần", Ba Ngôi trong một Thiên Chúa duy nhất.


THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG
Trong thư Êphêsô, Thánh Phaolô đă nhắc đến Thánh Thần hay Thần Khí đến chín lần. Trong đó, câu 1,17 chỉ nhắc đến "Thần khí khôn ngoan" – một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần, c̣n tám lần kia chỉ nhắc đến ngôi vị Thánh Thần.
Ở chương 1, tác giả thư Êphêsô nhắc đến Thánh Thần như là kết quả của ḷng xót thương của Thiên Chúa và của bí tích Thánh tẩy "từ cơi trời, Người đă thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần" (1,3). Những ân huệ này không phải do con người đă làm ǵ nên đáng nhận, mà chỉ đơn giản là v́ Thiên Chúa muốn thi ân, muốn ban cho những con người mà Người đă tuyển chọn, tức là những người tin: "Một khi đă tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần" ( 1,13).

Như vậy, một khi con người đă tin nhận Chúa Giêsu là Chúa bằng cách lănh nhận phép rửa th́ chính Thánh Thần đă hiện diện. Sự có mặt của Thánh Thần tiếp tục là nguyên do kéo ân phúc xuống trên người đó. Do đó: "Thánh Thần là bảo chứng phần gia nghiệp" của những người tin. Nghĩa là khi thấy Thánh Thần hiện diện, người Kitô hữu biết chắc Thiên Chúa tín trung sẽ thực hiện lời hứa của ḿnh với tổ phụ loài người và đó cũng chính là dấu hiệu ơn cứu độ xuất phát từ Đức Giêsu, Chúa chúng ta.

Ở các chương 3 và 4, tác giả thư Êphêsô nói đến giá trị cụ thể của Thánh Thần trong đời sống cụ thể của cộng đoàn Êphêsô, là Đấng giúp mạnh mẽ và hiệp nhất. Sau khi nhận diện những khó khăn của cộng đoàn (X, chương 2) Thánh Phaolô lớn tiếng cầu nguyện: "Nguyện xin Chúa Cha, ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Ngài" (3,16). Như vậy, khó khăn đang tấn công vào cộng đoàn không thuần túy là khó khăn vật chất, mà thật ra đây là một khó khăn về đức tin và tâm linh. Thánh Phaolô nhắc đến "ác thần". Do đó chỉ có trông cậy vào Thần Khí của Thiên Chúa nơi Đức Kitô, đời sống đứùc tin của người tín hữu mới được cứu văn, chứ không thể củng cố đức tin bằng những nỗ lực tự thân hay thói quen đạo đức. Ngay việc hiệp nhất trong cộng đoàn cũng phải nhờ đến Thánh Thần. "Anh em thiết tha duy tŕ sự hiệp nhất mà Thần Khí mang lại" (4,3). Đây là một mạc khải chứ không dừng lại ở một đúc kết kinh nghiệm khôn ngoan của con người. Do đó cộng đoàn Kitô hữu mỗi khi có xung đột, chia rẽ, đừng ai cố mang lư đúng lư sai ra để giải quyết, đừng ai tự cho ḿnh là một khuôn mẫu lư tưởng để sửa dạy người khác, nhưng hăy cậy vào quyền năng của Thánh Thần, "Đấng đủ sức làm cho cộng đoàn trở nên ăn ở thuận ḥa, gắn bó với nhau" (4,3).

Và một điều rất quan trọng, cũng ở chương bốn, Thánh Phaolô nhấn mạnh: tất cả mọi Kitô hữu "chỉ có một thân thể, một Thần Khí xuất phát từ một Thiên Chúa, một đức tin, một phép rửa" (4, 4-5). Nên không thể có chuyện trong một cộng đoàn, mà ai đó đứng lên chê bai, hạ thấp một phần tử nào đó trong cộng đoàn, cũng không có chuyện Thần Khí nơi tôi mạnh mẽ và đúng đắn, c̣n Thần Khí nơi anh yếu đuối và sai lầm. Chỉ có một Thần Khí duy nhất xuất phát từ Cha nhờ Chúa Giêsu Kitô mà nhân loại được hưởng nhờ.

Riêng trong cuộc chiến tâm linh, Thánh Phaolô dặn ḍ kỹ lưỡng cộng đoàn Êphêsô là phải sử dụng binh khí của Thiên Chúa mà chiến đấu, đừng cậy sức người. Hăy "cầm gươm của Thần Khí ban cho" để chiến thắng ác thần, và hăy "theo Thần Khí hướng dẫn" ( 6,18) mà hành động. Mà hành động trước tiên phải làm là cầu nguyện (van nài) luôn măi.
Có thể nói tuy chỉ vài lần nhắc đến Thánh Thần trong thư Êphêsô, nhưng Thánh Phaolô đă đưa ra một ch́a khóa rất quan trọng giúp cho đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn Kitô hữu giải quyết những khó khăn về đức tin, về hiệp nhất cộng đoàn và về sự tấn công của Satan.

Antôn LÊ NGỌC THANH - Cssr 12-12-2001


NGÀY NÀY NĂM XƯA
22/05/1857 – Thánh tử đạo Micae Hồ Đ́nh Hy
Lúc sinh thời, Micae Hồ Đ́nh Hy từng làm quan đến chức Thái bộc, hàm Tam phẩm, phụ trách ngành dệt toàn quốc, được vua Tự Đức rất tín nhiệm. Quan Hồ Đ́nh Hy là một vị quan thanh liêm chính trực và một tín hữu đạo đức. Ông luôn công khai niềm tin của ḿnh và làm nhiều việc lành phúc đức. Có lần ông xin vua ân xá cho một người ăn trộm, người này đến tạ ơn và biếu ông một túi tiền. Ông nói: "Cầm tiền và đi ngay, bằng không tôi sẽ giao anh cho công lư bây giờ." Lại có một lần, hai bé gái con một nhà Công giáo bị bán đi v́ quá nghèo. Ông Hy biết được không những chuộc lại mà c̣n đem về nuôi nấng đàng hoàng. Sau này, một trong hai cô gái đó đă đi tu.
Quan Thái bộc cũng có một người con trưởng đi tu, học tại Pénang. Chính v́ lư do này, dù được vua trọng vọng, nhưng khi quân Pháp tấn công cảng Đà Nẵng, ông vẫn bị bắt và sau đó được lănh ơn tử đạo.


22/05/1862 – Thánh tử đạo Laurensô Ngôn
Laurensô Ngôn chỉ là một nông dân b́nh thường nhưng ḷng can đảm và đức tin của anh th́ phi thường. Anh sống vào thời kỳ bách hại tàn khốc nhất trong lịch sử Giáo hội Việt Nam. Bản thân anh cũng bị bắt đến hai lần.
Có một điều đáng chú ư về gia đ́nh anh Ngôn là: trong lần bị giam thứ hai, anh đă trốn được về nhà v́ quá nhớ thương mẹ và vợ con (anh tử đạo khi mới 22 tuổi, có nghĩa là vợ chồng anh lúc ấy c̣n rất trẻ) nhưng mẹ và vợ anh vẫn khích lệ anh quay lại trại giam để bền vững theo Chúa Kitô đến cùng.
Trong tù, anh Ngôn luôn là người khích lệ các bạn. Mỗi tuần anh ăn chay đến ba lần. Khi bị tra tấn hay dụ dỗ, anh khẳng khái trả lời: "Tôi giữ đạo tôn thờ Chúa Tể Trời đất. Thập Giá là phương thế Thiên Chúa đă dùng để cứu chuộc nhân loại, tôi chỉ có thể tôn kính chứ không bao giờ chà đạp. Nếu quan cho tôi sống, tôi cảm ơn quan, c̣n không, tôi sẵn sàng vui ḷng chịu chếr v́ đức tin vào Chúa tôi."

TERESAH


25/05/1857 – Thánh tử đạo Phêrô Đoàn Văn Vân
Phêrô Đoàn Văn Vân là một thầy giảng nhiệt thành, tận tụy chăm sóc giáo xứ Nỗ Lực, tỉnh Hà Nam. Đời sống nhân đức của thầy Vân luôn là tấm gương sáng trong địa phận. Bằng chứng là khi muốn khen ngợi ai, các tín hữu thường nói "Ông này nhân đức như thầy Cai Vân."

Một lần kia, có hai chức sắc trong làng v́ thua cờ bạc mất hết cả tiền đóng thuế của dân nên đến nhà xứ xin vay thóc. Thầy Vân đă từ chối hai con nghiện cờù bạc này, nhưng không ngờ hai kẻ này sinh ḷng thù hận liền tố cáo với quan. Khi quan đến bắt, thầy Vân đă kịp thời lánh đi chỗ khác. Nhưng với trách nhiệm và nhiệt huyết của ḿnh, thầy thấy không thể bỏ mặc giáo xứ nên dù đă 77 tuổi thầy cũng quyết định trở về. Trên đường về, thầy bị chính hai kẻ trên ŕnh bắt và nộp cho quan. Hai tên này vu khống thầy là đạo trưởng (linh mục), thầy cố cải chính danh xưng nhưng không bao giờ cải chính niềm tin của ḿnh. Và cuối cùng thầy bị kết án tử với một bản án dành cho đạo trưởng.

TRẦN ANH XUÂN