CHUYẾN XE ĐI VỀ THIÊN ĐÀNG

Một hôm đi trên một chuyến xe lửa, sư huynh Cân-đích đặt trên đầu gối một cuốn sách chỉ dẫn của hỏa xa và say sưa tra cứu. Một cậu bé ngồi bên cạnh thắc mắc trước cử chỉ của sư huynh và nh́n trộm vào cuốn sách. Thấy vậy sư huynh giải thích cho cậu bé, tập cho cậu ta cách t́m giờ giấc và những lộ tŕnh nhanh nhất để đi từ thành phố này đến thành phố khác. Cậu bé khoái chí và say mê học hỏi. Các hành khách khác cũng thấy vui lây. Bỗng sư huynh làm ai nấy ngạc nhiên khi hỏi cậu bé: "Em muốn thầy dạy cho em đi xe lửa thiên đàng không?" Nói xong sư huynh rút trong cặp ra một tập tranh và giải thích: "Đây là xe lửa thiên đàng: trạm khởi hành là bất cứ nơi nào trên địa cầu, giờ khởi hành là mỗi giây phút, giờ đến là hành khách hiện nay chưa thể biết trước được, vé tàu là sống trong ân nghĩa Chúa, kiểm soát viên là việc xét ḿnh. Nhưng lưu ư thêm hai điều: một là luôn luôn có sẵn trong tay những va-li hành lư đựng các việc lành, hai là nhờ sự xưng tội có thể thu lại những hành lư đă mất ."
Sau khi giải thích xong, sư huynh Cân-đích mỉm cười tặng cho cậu bé và hành khách lộ tŕnh kỳ lạ và quư giá đó. Và có lẽ đêm giao thừa năm nay, mỗi người chúng ta hăy học lấy cách đi xe lửa đó để sang năm mới chúng ta khỏi mất công t́m ṭi và nhất là khỏi sai đường lạc lối...

BÀI HỌC CỦA HƯ VÔ
Có một em bé rất tham ăn, đặc biệt em rất khoái món khoai tây chiên chảo. Một hôm mẹ em đi vắng. Lợi dụng cơ hội đó em vội vào bếp làm món ăn mà em ưa thích. Khi khoai rán đă chín vàng ngon lành em sắp được thưởng thức th́ quên đôi đũa để gắp phải đi lấy. Chẳng may đúng lúc ba em bất chợt đi ngang qua, trông thấy củ khoai chiên vàng, liền cầm vất vào bêp lửa. Khi trở lại nh́n thấy củ khoai đang cháy thành than đen thui, em bực ḿnh hỏi ba: Tại sao củ khoai của con lại rơi vào trong bếp như thế? Ba em trả lời: Con ạ, khi con người không làm chủ được bản năng của ḿnh và khi không biết vâng lời cách khôn ngoan sáng suốt th́ tất cả những ǵ người ta làm đều giống như củ khoai này: chỉ c̣n lại tro bụi và hư vô. Em bé này không bao giờ quên bài học đó. Nhờ thế khi lớn lên, em bé năm xưa đă trở thành linh mục và sau này c̣n là đấng sáng lập ḍng tu.
Lễ tro, bước khởi đầu vào mùa chay, mùa thanh luyện tâm hồn, khổ chế thân xác, được cử hành với nghi lễ xức tro trên đầu. Qua chút bụi tro này, Giáo hội và Chúa mong muốn tất cả mọi người chúng ta hiểu thấu đáo và sống đầy đủ bài học của hư vô...

QUÊ - NGỌC (J.B Ngô trích lược từ "Dấu Ấn T́nh yêu")


NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 13/02/1859 – Thánh Phaolô LÊ VĂN LỘC
Linh mục Lê Văn Lộc sinh năm 1830 tại làng An Nhơn, tỉnh Gia Định. Khi mới 27 tuổi, Lê Văn Lộc được thụ phong linh mục và bổ nhiệm làm Giám đốc tiểu chủng viện Thị Nghè. Cuối năm 1858, dưới những sắc lệnh bách đạo khắt nghiệt thời Tự Đức, cha Lộc bị bắt.
Linh mục Lê Văn Lộc lănh phúc tử đạo khi mới 29 tuổi. Cha được suy tôn Chân Phước vào ngày 02/05/1909. Hài cốt của Thánh Phaolô Lộc hiện đang được lưu trữ tại Vương Cung Thánh Đường Sài G̣n.

Nguyễn Tuấn Khương 


NGƯỜI VIỆT ĂN TẾT
Người lớn nói: cả năm túng thiếu nhưng mấy ngày Tết phải có cái ăn cho sung túc, "thịt treo trong nhà". Thật vậy, người Việt coi chuyện "ăn Tết" là một sự trọng đại cả năm và hướng về nó. Người lớn khi nhớ về Tết th́ phải làm nhiều hơn để cho ba ngày Tết có cái ăn cái mặc. C̣n trẻ con th́ mong đến Tết để được mặc đồ mới; có lỡ nghịch ngợm chút chút cũng không sợ bị ăn đ̣n; có dịp khoe tuổi với bạn bè, nhất là lănh tiền ĺ x́ (cái khoản này th́ ngay sinh viên chúng ta chắc cũng mong!)
1. Những Ngày Trước Tết : Từ trung tuần tháng chạp âm lịch, mọi ngườibận rộn hơn, v́ ngoài công việc hàng ngày c̣n có thêm việc chuẩn bị Tết. Các bà nội trợ tất bật với những món ăn truyền thống: củ kiệu, hành muối, gị đầu, dưa hấu… cũng riêng về nước thôi cũng đủ kiểu: nước dừa, nước khoai, nước hạt sen, nước hạt lựu, nước gừng… Các ông bố trẻ hoặc các anh con trai lớn trong nhà th́ lo quét màng nhện, quét vôi nhà cửa… Các cô con gái th́ lo chọn hoa và kiếm ít thiệp xuân gắn lên đó. Cả nhà mỗi người một tay cùng lo cho ngày Tết. Cái chộn rộn đáng yêu của những ngày chuẩn bị Tết làm cho họ dễ dàng tha thứ cho nhau, làm ḥa lại với nhau. Người Việt thật bao dung !
Người xưa, ngoài những trang trí, sắp xếp bàn thờ trong nhà, ở ngoài cửa, họ c̣n dán tranh quan người hoặc bốn chữ " Thần Trà Uất Lũy" 1 và nhiều nơi c̣n chặt tre dựng cây nêu2, hoặc lấy cành đa lá dừa cài ngoài cửa ngơ, hay rắc vôi bột trong sân ngoài ngơ, vẽ dưới nền đất h́nh bàn cờ, cái cung, cái nỏ… có dụng ư trừ tà đầu xuân.
2. Ba Ngày Tết.
Thật ra, không khí thiêng liêng của Tết đă vào nhà người Việt từ sau bữa trưa ba mươi tháng chạp bằng nghi lễ rước ông bà tổ tiên (những người đă quy tiên) về nhà vui xuân với con cháu. Từ tối ba mươi, người ta bày hương án giữa sân trước nhà để cúng giao thừa3. Khi đúng "ngọ", 24 giờ, người ta đánh trống và đốt pháo ầm ầm (đó là trước đây).
Mồng một Tết : Những người làm ăn lớn và buôn bán rất thận trọng về việc mở cửa nhà đầu xuân. Có khi họ phải thuê những người hiền hậu, mau mắn đến " xông đất" nhà họ rồi mới mở cửa đón mọi người, v́ nếu gặp phải người không may th́ cả năm họ làm ăn không ra ǵ (điều này không thuộc trong kinh Tin Kính đâu nhé). Sáng mồng một Tết bao giờ cũng có những giờ phút long trọng nhất trong năm của gia đ́nh. Con cháu làm cỗ cúng gia tiên và thổ công, táo quân, nghệ sư … Sau đó con cháu mừng thọ ông bà, chúc tuổi cha mẹ, và chúc tuổi nhau. Người bé chúc tuổi người lớn, c̣n người lớn mừng tuổi và ĺ x́ (không thể thiếu, dù chỉ tượng trưng cũng phải có!) kẻ nhỏ hơn. Ngày hôm nay mọi người nói năng giữ mồm giữ miệng. Các cô tỏ ra đoan trang nhu ḿ hơn, c̣n các anh th́ lịch sự hơn, bao dung và khôi hài hơn. Nếu có quét nhà th́ không được hốt đi, nhưng để gọn vào một góc ra Tết mới tính4.
Mồng hai Tết : Anh chị em ruột thịt và họ hàng gần đi thăm viếng, mừng thọ, chúc tuổi nhau. Bọn nhóc ở nhà nhắc cho ba mẹ nó biết là c̣n thiếu ai trong gia tộc mà gia đ́nh chưa đến nhờ vào số thu ngân của chúng nơi bao ĺ x́.
Mồng ba Tết : Ngày này đặc biệt dành cho những người đang hoặc đă có thời mài quần trên ghế nhà trường đến thăm thầy cô, và thường đây là dịp các bạn bè "đồng sư" gặp nhau đông đủ nhất… Chiều tối nay, nhiều gia đ́nh làm nghi lễ đưa gia tiên về lại nơi "thường trú", để từ ngày mai con cháu bắt đầu trở lại với những ngày dài tháng rộng, tuy vất vả nhưng tràn đầy hy vọng.
3. Sau Tết: Thường người ta đợi đúng ngày "động thổ" mới bắt đầu khởi sự công việc làm ăn cho năm mới. Ngày động thổ này là do họ lấy quẻ, bấm độn mà có. Có năm phải động thổ ngay trưa mồng một Tết, họ cũng phải xuất quân, nhưng chỉ qua loa một chút gọi là "lấy ngày". C̣n một tục lệ nữa của người Việt sau Tết, đó là làm lễ cúng cầu xin cho qua ngày"hạn" trong năm.
Những ngày Tết Việt Nam không chỉ là cơ hội để người ta chuẩn bị cho một khởi động mới, mà c̣n giúp người ta trở về với nguồn gốc, tổ tiên. Để nhớ - để sống - để phục vụ. Ấm cúng và gần gũi làm sao giữa người đang ở thực tại này và những người sống trong một t́nh trạng khác! Cảm nghiệm được cái hồn của Tết, người Ki-tô hữu sẽ dễ dàng nhận ra Đức Ki-tô đang sống, đang ở với ḿnh.

AN THANH


1 "Thần Trà Uất Lũy" là tên hai ông thần ở núi Đô Sóc cai quản đàn quỷ. Quỷ nào làm hại dân, hai ông sẽ ăn thịt nó. (Theo Phan Kế Bính – Việt Nam phong tục – NXB Tp.HCM 1990, trang 43)
2 Cổ tích kể: Nghe lời Phật dạy, con người đă mua lại của quỷ một mảnh đất nhỏ chỉ bằng cái bóng của áo cà sa, nhưng khi buộc chiếc áo lên đỉnh cây nêu và cây nêu càng lúc càng cao lên tới trời, th́ bóng áo che phủ cả quả đất. V́ đă cam kết bán đất theo bóng áo, nên quỷ không c̣n chỗ dung thân. (Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng cổ tích Việt Nam)
3 Mỗi năm có một ông Hành chăm sóc nhân gian. Cúng giao thừa là tiễn ông cũ và đón ông mới. (Theo Phan Kế Bính, Sđd, trang 44)
4 Sách "Sưu Thần Kư" kể: Âu Minh được thủy thần cho một con hầu mang về vài năm th́ giàu to. Mồng một Tết đánh nó, nó chui vào đống rác biến mất. Từ đó nhà Âu Minh nên nghèo khổ hơn trước (Theo Phan Kế Bính, Sđd, trang 44)

GIỚI TRẺ TIN YÊU


(ABBA – Sàig̣n) _ Chiều ngày 24.1.2002 tại nhà thờ Kỳ Đồng đă diễn ra buổi cầu nguyện để hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha cầu cho thế giới được ḥa b́nh. Có khoảng gần 100 người thuộc nhiều tôn giáo, Công giáo, lương giáo, Phật giáo, và có cả Tin lành, tham dự buổi cầu nguyện này. Đây quả là một sự quy tụ thật đẹp và đầy ư nghĩa trong sự hiệp thông của các tôn giáo tại Việt Nam. Buổi cầu nguyện chia ra làm hai phần. Phần đầu là hát thánh ca và chia sẻ. Những bài hát mang tâm t́nh hướng về Mẹ, về ḥa b́nh do một nhạc sĩ không Công giáo sáng tác đă được một ca đoàn tŕnh bày thật hay và đi vào ḷng người. Những bài hát được một linh mục viết và phổ nhạc từ những cảm hứng từ các bài thơ của Tagore cũng được chính tác giả cùng các sơ thể hiện thật sâu lắng và đi sâu vào tâm hồn người nghe. Cũng trong buổi cầu nguyện, một anh nghiện ma túy lâu năm, nay đă vượt qua được vũng lầy đó, chia sẻ về những cảm nhận của anh được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt và anh đă tán tụng và cảm tạ t́nh yêu cao đẹp của Ngài qua một bài hát do chính anh sáng tác thật xúc động. Và mọi người cũng được nghe giới thiệu đôi nét và những chứng từ về một bức tranh được vẽ bằng phương pháp icon của những người nghiện ma tuư.

Sang phần hai, trước tiên mọi người được nghe cha chủ sự buổi cầu nguyện đọc trích cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Thuận về buổi cầu nguyện được tổ chức tại Asissi. Sau đó mọi người được nghe Kinh Thánh, được hát với hết cả tâm hồn cầu xin Thiên Chúa, Thượng Đế ban cho nhân loại, cho thế giới được ḥa b́nh, ấm no, hạnh phúc. Và buổi cầu nguyện được kết thúc bằng bài hát "Kinh Ḥa B́nh" của Thánh Phanxicô. Tất cả mọi người tham dự cùng hát, và hát bằng cả con tim bài hát truyền thống của người công giáo để cầu nguyện cho ḥa b́nh. Đó thật là một sự hội ngộ và hiệp nhất các tôn giáo thật đẹp và sống động biết bao!
Xin cảm ơn những vị đă kiến tạo nên buổi cầu nguyện này. Và tôi tin rằng sau ngày cả nhân loại hiệp thông cầu nguyện này, thế giới chúng ta đang sống sẽ t́m thấy được ḥa b́nh và sự b́nh an đích thực…

PV
TIA SÁNG
Một ngọn lửa nhỏ mà sưởi ấm c̣n hơn là một ngọn lửa to mà tiêu đốt. (Ngạn ngữ Tô-cách-lan)
Ta không muốn nấu bếp trên ngọn lửa trại, không nhảy múa quanh đám cháy. Tại sao trong t́nh yêu, ta lại nói tới ngọn lửa, tiếng sét, tiếng súng? T́nh yêu chân thật th́ tầm thường như cái bếp, quen thuộc như cái ḷ, ẩn khuất như cái máy điều ḥa. Kín đáo, dịu dàng, điều độ. Không có nó, ngôi nhà sẽ không ở được.
Lạy Chúa, xin làm cho nụ cười của con, ánh mắt con, nắm tay và sự chú ư của con trở thành nguyên liệu luôn đốt cháy t́nh yêu dịu ngọt của Chúa.