HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN THỨ 5 VỀ VIỆC CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI NHÀ VÀ CỘNG ĐỒNG

Hạ tuần tháng 12.2001 vừa qua, trong khi mọi người khắp nơi trên thế giới đang nô nức chuẩn bị cho ngày lễ Giáng Sinh với những lễ hội linh đ́nh và đầm ấm th́ tại một quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan đă tổ chức một cuộc Hội Nghị mang tầm vóc quốc tế : Hội Nghị về việc chăm sóc người bệnh nhiễm HIV/AIDS tại nhà và cộng đồng.

Tham dự hội nghị có trên 77 quốc gia trên thế giới gồm 2.600 đại biểu tham dự. Rất nhiều tổ chức đứng ra đồng tài trợ cho hội nghị này. Bảy tổ chức được xem là có uy tín để gửi những đại biểu tham dự là Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế, Lưỡi Liềm Đỏ, UNAIDS, WHO, GNP, ICASO, The International Women Living with HIV/AIDS và SIDACTION. Hội nghị diễn ra từ ngày 17-20/12/2001 tại Chiang Mai, Thái Lan và sau đó c̣n có hai ngày tham quan và học hỏi các cơ sở của chính phủ và tư nhân thuộc các tổ chức tôn giáo về việc chăm sóc cho những người nhiễm HIV/AIDS.

Đoàn đại biểu Việt Nam có khoảng 20 tham dự viên chủ yếu là do UNICEF tài trợ. Trong số này có một linh mục Việt Nam là Cha Théophile Ngô Hoàn Cầu thuộc Ḍng SVD-Giuse và hai tu sĩ Phật giáo gồm một Sư Cô Phụ trách Nhà T́nh Thương Diệu Giác tại Thành phố Hồ Chí Minh và một Ni Cô.

Nhóm chúng tôi có một cuộc trao đổi ngắn với cha Cầu về hội nghị này.
 

P.V : Chào Cha. Sau cuộc hội nghị và hai tuần tham quan đất Thái chắc Cha có nhiều niềm vui để chia sẻ cho chúng con ?
Lm Ngô Hoàn Cầu (NHC) : (Cười) Có nhiều điều đấy. Nào là về đất nước và con người Thái và về hội nghị. Anh muốn tôi chia sẻ điều ǵ đây !
P.V : Con nghĩ chắc Cha sẽ chia sẻ cho chúng con về hội nghị mà chính Cha cũng quan tâm. Xin Cha chia sẻ cho chúng con vài cảm nhận về hội nghị vừa qua tại Chiang Mai ?
Cha NHC : Trước hết, tôi muốn nói đây là một hội nghị quốc tế với trên 70 nước tham dự. Thành phần đại biểu là những chuyên viên, những y bác sỹ, những tổ chức tôn giáo, những nhà xă hội, những người t́nh nguyện chăm sóc bệnh HIV/AIDS và nhiều người đă bị nhiễm cũng tham dự nữa. Đặc biệt tôi có thấy rất nhiều nữ tu Công giáo tham dự. Nhiều đại biểu khắp 5 châu đă chia sẻ những kinh nghiệm quí báu trong việc ngăn ngừa và chăm sóc bệnh này. Tất cả đều mong mỏi giúp những người đă và đang bị nhiễm HIV/AIDS có một cuộc sống lành mạnh, lạc quan hơn đồng thời tránh sự lây lan cho người khác.
Tôi cũng muốn nhắc lại đây là hội nghị về chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và cộng đồng nhằm giúp người mạnh và người bệnh nhiễm ư thức phải sống chung với mọi người như người miền Tây phải sống chung với lũ vậy. (Cười).
Thái Lan là một quốc gia có tiềm năng du lịch tại Đông Nam Á, dân số trên 60 triệu người và Phật giáo được xem là tôn giáo chính thức của nước này. Song quốc gia này được xem là có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao trong khu vực - trên một triệu người bị nhiễm. Chính v́ thế, chính phủ và các tổ chức tôn giáo tại đây rất lưu tâm đến vấn đề này. Đă có rất nhiều cơ sở của chính phủ cũng như của những tổ chức tôn giáo được h́nh thành và hoạt động rất hiệu quả từ nhiều năm qua. Sau ba ngày hội nghị, chúng tôi cũng được đi tham quan những cơ sở và thấy rằng họ hoạt động rất tốt. Hy vọng sẽ có nhiều dịp để chia sẻ với những ai quan tâm.
P.V : Xin Cha cho biết cách làm việc của những tổ chức mà Cha đă tham quan ?
Cha NHC : Trước hết, theo tôi nhận thấy, dù là tổ chức của nhà nước hay các cơ sở tôn giáo đều có sự hưởng ứng hoặc hỗ trợ tích cực của chính quyền. Có khá nhiều mô h́nh làm việc trong việc chăm sóc người bệnh nhiễm. Có một số th́ tự phát, nghĩa là chính những người đă bị nhiễm sau khi đă vượt qua những đau đớn và thấu hiểu những tai hại do chính ḿnh gây ra, họ tụ họp lại với nhau với sự giúp đỡ của những tổ chức thiện nguyện lập nên những nhóm đồng cảnh để sống lạc quan hơn. Rồi có những cơ sở của nhà nước gồm những y bác sĩ sẵn sàng cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh và hướng dẫn cách pḥng ngừa cho những người chưa nhiễm bệnh. Rồi những tổ chức tôn giáo (cách riêng là Công giáo và Phật giáo) sẵn sàng đứng ra bảo dưỡng những bệnh nhân cuối đời không nơi nương tựa như Trung Tâm Mai Ḥa ở Củ Chi của chúng ta, và có những trung tâm mở rộng hơn là cho tất cả những người nhiễm bệnh từ trẻ đến già, từ mạnh đến liệt và có một mạng lưới thông tin pḥng chống gồm 1.000 người tự nguyện như Trung tâm Camillian Rayong của Ḍng Camillus. Những cơ sở này đều khuyến khích bệnh nhân dùng thuốc y học cổ truyền nhằm làm tăng sức và hạn chế dùng thuốc tây. Song dù phương pháp nào th́ yếu tố tâm lư, tinh thần lạc quan v́ cảm thấy được yêu thương chấp nhận là hết sức quan trọng.
P.V : Năy giờ con không nghe Cha đề cập ǵ đến Ma Túy, v́ Ma Túy cũng có thể đồng nghĩa với AIDS. Phải chăng hội nghị này chỉ thuần túy về HIV/AIDS ?
Cha NHC : À… Chưa đề cập chứ không phải là không. Thật ra, ở đất Thái này Ma Túy không đồng nghĩa với AIDS như Việt Nam. Do đó người ta tách hai chương tŕnh này riêng biệt. Những người bị nghiện ma túy tại đất Thái thường là những người có tiền v́ Thái Lan cho phép mọi người được mua thuốc "hít". Họ ít dùng kim chích ma túy như ở Việt Nam. Hầu hết những người nhiễm HIV/AIDS ở đất Thái đều bị lây qua đường t́nh dục. Họ cũng có những trung tâm cai nghiện Ma Túy mà tôi có dịp tham quan như Trung Tâm Rebirth Therapeutic Community bao gồm 2 cơ sở thuộc một tu hội Tông Đồ gần 700 em (hơn 600 nam và 80 nữ) ở lứa tuổi thanh thiếu niên do một linh mục người Mỹ gốc Việt điều khiển. Trung tâm hoạt động đă hơn trên 20 năm qua và rất thành công. Chủ yếu họ dùng phương pháp tâm lư và tâm linh trị liệu.
P.V : Sau hội nghị quốc tế này, xin Cha cho một số nguyện vọng về những người bệnh nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam ?
Cha NHC : Tôi rất mong nhà nước, các cơ sở tôn giáo và tư nhân cùng nhau hỗ trợ, rút kinh nghiệm từ nhiều nơi trên thế giới để gây ư thức rộng răi trong quần chúng để pḥng chống Ma Túy và HIV/AIDS hữu hiệu hơn. Tôi cũng mong những tổ chức này hợp tác sâu rộng hơn để chăm sóc giới nghiện Ma túy cũng như giới nhiễm HIV/AIDS sao cho hợp với nhân phẩm hơn nhằm giúp những người đă và đang bệnh nhiễm ư thức về căn bệnh của ḿnh. Tôi cũng hy vọng càng ngày càng có nhiều người t́nh nguyện sẵn sàng đứng ra giúp đỡ và hướng dẫn về mặt tâm linh cho những người đă lầm đường lỡ bước biết phục thiện và gắng làm một điều ǵ đó có ích cho đời.
P.V : Xin cảm ơn về buổi tṛ chuyện đầy ư nghĩa của Cha. Hy vọng sẽ được Cha chia sẻ thêm trong thời gian tới.

Xuân Sang thực hiện.
* Linh mục Ngô Hoàn Cầu đang là Giám Đốc Nhà T́nh Thương Hướng Dương và phụ trách một số công tác xă hội thuộc Ḍng SVD-Giuse tại Nha Trang. Ngài rất quan tâm đến những người bệnh nhiễm HIV/AIDS và thường cùng với các thành viên khác của Ḍng thăm viếng và chăm sóc những bệnh nhân.


NGÀY NÀY NĂM XƯA
13/01/1859 - Thánh Đaminh Phạm Trọng Khảm
Thánh Giuse Phạm Trọng Tả & Thánh Luca Phạm Trọng Th́n
Quả là một sự thú vị khi ngày lễ Thánh Gia Thất chưa qua được bao lâu, chúng ta lại có dịp nh́n ngắm tấm gương tử đạo sáng ngời của những người trong cùng một gia đ́nh, trong đó Thánh Khảm và Thánh Th́n là hai cha con ruột, c̣n Thánh Tả là anh em con chú bác với Thánh Khảm.

Ba vị thánh xuất thân trong một đại gia đ́nh gia giáo và khá giả ở làng Quần Cống thuộc tỉnh Nam Định. Tất cả con trai con gái trong gia đ́nh đều được học hành đến nơi đến chốn. Thánh Khảm làm đến chức Quan án, c̣n Thánh Th́n chính là Chánh tổng làng kế nhiệm của Thánh Tả. Hơn thế, ba vị c̣n là những Kitô hữu hết sức đạo đức và giàu ḷng bác ái. Quần Cống luôn là nơi ẩn trốn khá an toàn của các thừa sai, v́ từ chức sắc cho đến dân làng đều là người công giáo và luôn sẵn sàng đón tiếp các ngài.

Khi quan quân triều đ́nh đến bao vây làng Quần Cống để lùng bắt các "đạo trưởng", cụ Án Khảm đă cho mơ làng đi trước, đích thân cụ theo sau, mà rao lớn rằng: "Người nào quá khóa (đạp lên Thánh giá) sẽ bị phạt ba roi và bị đuổi ra khỏi làng." Trước tấm ḷng kiên trung của dân làng, quan quân không làm được ǵ bèn cho bắt cụ Án Khảm, Cai Tả và Cai Th́n cùng một số người khác.

Trong ngục, ba vị, nhất là cụ Án Khảm luôn là nguồn an ủi và khích lệ lớn cho các bạn tù. Khi biết tin ḿnh sẽ bị kết án chết v́ danh Đức Kitô, ba vị đă hân hoan và sốt sắng chuẩn bị đón chờ Ngày Hồng Phúc.
Ngày 13/01/1859, khi đă đến ngày xử tử, cụ Án nói: "Hôm nay cha con chúng tôi được Nước Thiên Đàng." Ba vị, cùng bảy tín hữu khác của làng Quần Cống, đă vui sướng lănh nhận cái chết v́ đức tin trong tiếng kinh cầu và danh Giêsu do chính các ngài lớn tiếng kêu lên.

Nguyễn Văn X. (Nam Định)


CÁC BẠN MẾN,
ABBA một lần nữa cảm ơn các bạn đă đóng góp nhiệt t́nh vào mục Ngày này năm xưa của chúng ta. Chỉ xin nhắc nhỏ các bạn một điều, đó là mục Ngày này năm xưa có phạm vi rất rộng, là nơi chúng ta cùng chia sẻ về tất cả các biến cố hay sự kiện lớn nhỏ đă xảy ra với Giáo Hội trên quê hương Mẹ Việt Nam từ cách ngày các bạn viết ba tháng trở lên (nếu dưới ba tháng, chúng ta đă có mục Giới trẻ tin yêu rồi phải không các bạn?) Có lẽ các bạn nghĩ rằng mục này dành để nhắc nhớ chúng ta về các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nên kết quả là ABBA chỉ nhận được các bài viết về các Thánh mà thôi! Xin thưa, chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi mở đầu mục này là một loạt bài về các thánh tử đạo Việt Nam v́ đó là tháng mười một. Và cũng xin nói thêm "Ngày này năm xưa" ở đây chỉ là tên gọi cho dễ nghe, chứ không cần phải xưa ǵ lắm. Chẳng hạn các bạn hoàn toàn có thể kể về một hoạt động nào đó xảy ra cách đây một năm, hoặc nửa năm v.v. của giáo xứ, giáo phận nơi bạn ở hay bất cứ nơi nào mà bạn biết.

ABBA rất mong được nhận thêm nhiều sự cộng tác phong phú của các bạn cho mục này.
Xin cảm ơn các bạn và nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho các bạn.