QUÂY QUẦN BÊN MẸ

Cứ mỗi lần hè về, người Việt ở hải ngoại, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, lại nôn nao chờ đón dịp hành hương tôn kính Mẹ La Vang tại Carthage, Missouri. Đại Hội Thánh Mẫu thường được tổ chức vào dịp Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Năm nay Đại hội lần thứ 28 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 8 với chủ đề "Giêsu, quả phúc của ḷng Mẹ". Theo lời của MC Việt Dũng, ước tính có khoảng 70 ngàn người về tham dự.

"Chủ nhà", Chi Ḍng Đồng Công Việt Nam tại Hoa Kỳ, rất có kinh nghiệm trong việc tổ chức và phục vụ đồng bào Việt Nam qua nhiều chương tŕnh đa dạng và sâu sắc. Các hội thảo được tổ chức cho riêng từng giới, từ cao niên đến thiếu niên. Các trung tâm ca nhạc chuyên nghiệp cũng được mời về để phục vụ đồng bào. Năm nay trung tâm Asia đảm trách chương tŕnh văn nghệ. Có thể nói đây là một sự kiện tôn giáo nổi tiếng do cộng đồng Việt Nam hải ngoại đóng góp cho Giáo Hội Mỹ.

Có về đây mới thấy ḷng yêu mến và tín thác vào Mẹ Maria của con dân nước Việt. Tuy xa quê hương nhưng thẳm sâu trong họ vẫn chất chứa tấm ḷng và tâm t́nh của người Việt. Thời tiết Carthage trong những ngày này nóng bức, oi ả như trời Sài G̣n nhưng ḍng người vẫn cứ chảy măi về đây cho đến tận ngày bế mạc. Nh́n hàng vạn anh chị em đồng bào ḿnh quây quần bên Mẹ và bên nhau, chợt nhận ra một ḷng tin đơn thành và một khao khát thiết tha về một bầu khí gắn bó quê hương. Họ xa quê nhưng không bỏ quê.

Lời nguyện chân thành rền vang giữa quảng trường rộng lớn gợi lên bầu khí hiệp nhất của những người con đang cùng nhau đi trên hành tŕnh nhân sinh. Họ chạy đến, núp ḿnh dưới tà áo yêu thương của Mẹ: "Mẹ là Dấu Chỉ Hy Vọng cho chúng con trong cuộc lữ hành dương thế, xin cho chúng con được luôn vững ḷng cậy trông nơi t́nh thương và quyền phép của Chúa, dù khi chúng con có gặp nhiều thử thách gian nan." Họ cùng nhau tuyên xưng niềm tin, một niềm tin đă được trả bằng giá máu của cha ông ḿnh: "Xin Mẹ cho chúng con được giữ vững đức tin trong thời đại đầy thử thách này, để chúng con được sống xứng đáng là con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam anh dũng."
Xưa kia Mẹ đă đến an ủi những người con đau khổ nơi mảnh đất Việt Nam đang chịu nhiều bách hại. Hôm nay Mẹ tŕu mến hiện diện trong cuộc đời của những người con đang chạy đến nương nhờ nơi Mẹ để hành tŕnh nhân sinh được nên trọn. Mẹ La Vang ơi, Mẹ đă chọn quê hương đất Việt để tỏ ḷng hiền mẫu th́ trong trái tim người con nước Việt, Mẹ chính là người Mẹ Việt rất đỗi thân thương.

VIỆT, O.Carm.


TÂN H̉A LÀ CỦA MẸ
Đây là một thuật ngữ trên môi miệng của những người con thuộc giáo xứ Tân Ḥa, quận Phú Nhuận, Tp.HCM. Thuật ngữ này xuất hiện vào những năm chiến tranh 1960-1975 do Lm chánh xứ bấy giờ Đaminh Bùi Minh Sơn dâng kính đặc biệt giáo xứ cho Đức Mẹ. V́ thế nhà thờ giáo xứ Tân Ḥa c̣n chính thức có tên là Điện Thánh Mẫu.
Vào ngày 25/12/1957 Đức Cha Simon Ḥa Hiền thành lập Họ Kiến Thiết, sau đó lập giáo xứ Tân Ḥa ngày 22/08/1960 với Cha chánh xứ tiên khởi là Giuse Đỗ Trọng Kim. Ngôi thánh đường nhỏ bé được xây dựng lần đầu vào tháng 12/1966, khởi công xây dựng lần thứ hai nên như hiện nay là vào ngày 24/11/1995. Nguyên Đức TGM G.B Phạm Minh Mẫn đă xức dầu thánh hiến thánh đường vào đúng năm Thánh 2000. Tân Ḥa có nghĩa là "miền đất an ḥa mới".
Xác định văn hóa Việt trước khi áp dụng và tŕnh bày niềm tin Tin Mừng vào nền văn hóa, cố gắng đem nền văn hóa Đức Tin vào trong văn hóa Đạo Mẫu (người mẹ được chú trọng hơn người cha) để khai sáng là một nỗ lực không ngừng của giáo xứ Tân Ḥa.

Với diện tích phủ xanh trên 40% trên tổng diện tích sử dụng, Thánh Mẫu Điện được xây dựng đúng theo luật phong thủy, Tam Tài và Ngũ Hành. Nếu sắc thái của kiến trúc Tây phương mang tính nh́n xa trông rộng, th́ sắc thái kiến trúc Đông phương mang nét đằm thắm ch́m trong suy tư. Vươn cao và trầm tư là hai tính cách được phối trí cùng nhau nơi ngôi Thánh đường. Điện Thánh Mẫu Tân Ḥa tiêu biểu cho mô h́nh nhà Việt, với kích thước lấy chuẩn từ kiểu kiến trúc của Ngôi Đ́nh Việt Nam.
Cả Thánh Mẫu Điện được đặt trên nền đá vững chắc, có thể sánh ví như ṭa nhà Giáo Hội được xây trên nền đá và dâng kính cho Đức Mẹ bảo trợ. Thánh Mẫu Điện ngoài cửa chính không có cửa chung quanh, nhằm mở ra với không gian tự nhiên, mời gọi mọi người bước vào. Yếu tố này thể hiện chiều kích truyền giáo, một đặc tính chính yếu của Giáo Hội – Giáo Hội mở ra với mọi người, đón nhận mọi người. Hai lối đi vào nhà thờ – ở cửa chính với bậc thềm cao vời vợi, và hai bên với độ dốc thoai thoải – biểu lộ tinh thần bác ái Kitô Giáo và ḷng nhân ái của người Việt. Mọi người từ khỏe mạnh cho đến ốm đau già yếu đều có lối tiến vào Thánh Điện.
Sự ḥa quyện của kiến trúc với khung cảnh tự nhiên làm nên sự hài ḥa giữa trời và đất. Kiến trúc không chỉ là Thánh Mẫu Điện, nhưng được xây dựng trên tổng thể gồm Ao Đức Bà, cảnh vật thiên nhiên, Núi Đức Mẹ, trong ḷng núi bên dưới là nhà chầu Thánh Thể, mang h́nh ảnh cái giếng đầu làng trong sắc thái văn hóa dân tộc.

Vật liệu trang trí chính của Thánh Điện là từ đá, gỗ lim và đồng. Bàn thờ và toàn bộ sân Điện được làm và lót bằng đá cẩm thạch thiên nhiên, cầu thang được lót đá hoa cương thiên nhiên. Những bức b́nh phong xung quanh Điện là bộ tranh đá bao gồm 8 bức, mỗi bức được kết cấu theo h́nh của một tờ sớ cuộn tṛn viết ngang và được trải rộng ra. Nội dung các bức này được sắp đặt theo những biến cố trong Cựu Ước và Tân Ước. Mười hai cột chính trong Thánh Mẫu Điện được bọc gỗ trên chạm khắc hoa văn tinh xảo, mang ư nghĩa mười hai trụ cột gánh ṭa nhà Giáo Hội, xoay quanh và ở trong ḷng Điện Thánh Mẫu – Giáo Hội được ấp ủ trong ḷng Trinh Nữ Maria.
Các công tŕnh tác phẩm nghệ thuật đá và gỗ do các nghệ nhân gốc Ninh B́nh thực hiện. Một số trong những nghệ nhân này có cha ông là những người đă tham gia vào xây dựng, bảo tŕ và trùng tu công tŕnh kiến trúc tôn giáo đỉnh cao của văn hóa Việt – nhà thờ Phát Diệm.
Trống đồng – báu vật của tâm hồn Việt – được đưa lên ngay chính giữa Thánh Mẫu Điện và với chữ JHS ở giữa mặt trống. Phía trước bề nổi của trống đồng là Thập Giá Chúa Giêsu – câu trả lời và cùng đích chung cho mọi nền văn hóa.

Bức tranh nổi Tiệc Ly chính giữa cung thánh và tượng Thánh Giuse và Đức Maria ở hai bên có kích thước to bằng người thật được đúc hoàn toàn bằng đồng bởi nhóm nghệ nhân điêu luyện ở một làng đúc đồng miền Bắc.
Tân Ḥa được dâng hiến đặc biệt cho Mẹ Thiên Chúa, nên có thể t́m thấy nơi đây rất nhiều câu đối bằng chữ Hán thể hiện điều này. Trên hai hàng cột trước khi bước vào Thánh Mẫu Điện là cặp câu đối: "Tiến đường tế vọng từ thân tượng. Phủ thủ kiền tư thánh tâm nhân" nghĩa là "Vào thánh đường chiêm ngưỡng Mẹ từ bi. Cúi đầu lặng suy trái tim Mẹ nhân từ." C̣n cặp câu đối được ghi bên tượng Mẹ Maria: "Đức như nhật nguyệt chiếu hoàn vũ. Ân tự sơn hà nhuận thế nhân" nghĩa là "Đức độ sáng tỏ như mặt trời, mặt trăng chiếu tỏa khắp cùng thế giới. Ân t́nh cao sâu tựa núi sông thắm đượm ḷng thế nhân." Chính giữa gian cung thánh trên cao là câu hoành phi "Triệu tạo càn khôn" nghĩa là "Thiên Chúa là T́nh Yêu sáng tạo nên mọi loài".
Các cặp câu đối và hoành phi trong Thánh Mẫu Điện được sắp đặt theo diễn tiến từ sáng tạo đến cứu độ, chiều từ trên xuống, là lịch sử theo thời gian. C̣n người xem lại được nh́n theo chiều hướng từ cảm nghiệm đến nhận thức – từ cứu độ đến sáng tạo.

Giáo dân tham dự Thánh Lễ được ngồi trên những bộ tràng kỷ truyền thống vốn chỉ những gia đ́nh khá giả ngày xưa hay trong các ngôi đ́nh chùa lớn mới có. Công tŕnh rất công phu này được làm toàn bộ ở Ninh B́nh và vận chuyển vào Sài G̣n. Chủ ư thực hiện bộ tràng kỷ tuyệt đẹp là để tôn cao địa vị con người trong công tŕnh cứu độ của Thiên Chúa.
Đầu năm 1999, Tp.HCM có sự kiện lần đầu tiên căn nhà lầu 2 tầng đúc bêtông được di dời nguyên vẹn ngang qua một ao nước sang vị trí mới gây xôn xao dư luận và làm đổi đời "vị thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy. Chính là căn nhà trong khuôn viên giáo xứ Tân Ḥa, và việc di dời được thực hiện trong quá tŕnh xây dựng nhà thờ lần thứ hai. Cho đến nay, căn nhà này vẫn đang được sử dụng và được xem như một "di tích di dời".
Nhà thờ được Lm Vinh Sơn Phạm Trung Thành, DCCT, là kỹ sư xây dựng vẽ thiết kế. Người chỉnh sửa và hoàn thành công tŕnh như một tuyệt tác là Lm Đaminh Bùi Minh Sơn. Kiến trúc sư Đặng Anh Tuấn sau khi tham quan nhà thờ đă phát biểu: Công tŕnh gợi nhắc cho tôi một bài học xưa kia bằng tiếng Pháp, đại ư "từng viên đá, mỗi viên gạch đều mang tính suy tư của chủ thể công tŕnh kư thác vào đó."

THÁI HIỀN
(tổng hợp từ Sách "Đức Maria trong văn hóa Đạo Mẫu" – tác giả: Lm Giuse Hoàng Kim Toan)