VIỆT NAM CÓ HAI GIÁO HỘI?

Chẳng phải là Giáo Hội thầm lặng và công khai như ở Trung Quốc, chẳng phải là Chính Thống giáo và Anh giáo như ở Anh. Nếu tính lằn ranh là cánh cổng hoặc tường rào nhà thờ, th́ tạm gọi Việt Nam ta có "giáo hội những người đi lễ bên trong nhà thờ" và "giáo hội những người đi lễ bên ngoài nhà thờ".
Chúng ta thấy ǵ?

Ở Sài G̣n, các nhà thờ thường xuyên có hiện tượng này có thể kể như: Đức Bà (chánh ṭa), Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Kỳ Đồng Q.3), Mai Khôi (Huỳnh Tấn Phát Q.7)… Vào các buổi chiều tối chủ nhật trời đẹp, ít mưa, dạo quanh các nhà thờ này sẽ thấy đủ: kẻ đứng-người ngồi lố nhố, xe máy-xe đạp-xe hơi-ba gác-xích lô, già-trẻ-gái-trai, con nít-người lớn, sang trọng-b́nh dân,… Các thái độ và tư thế cũng muôn h́nh vạn trạng: khoanh tay đứng nghiêm trang, sốt sắng tham dự Thánh lễ, ngồi gác gị lên xe vẻ thờ ơ, nói chuyện, hút thuốc, nhai kẹo cao su nhóp nhép, lơ đăng ngắm đường phố, vài cặp t́nh nhân c̣n tranh thủ t́nh tự trên xe máy (t́nh yêu trong bối cảnh này có thánh thiện hơn chăng?)… Đến các phần nghi thức, chẳng hạn như làm dấu, một số người nhảy xuống xe làm, xong lại trèo lên xe tiếp tục câu chuyện đang nói dở.

Thử đứng vào các vị trí của họ xung quanh các nhà thờ này, tầm nh́n hoặc bị khuất bởi tường, bởi cây, bởi những người ở trong nhà thờ, hoặc bởi những người cũng tham dự lễ ngoài đường nhưng đứng trước họ. Có vị trí nh́n thấy được một góc trong Cung Thánh, hay một góc nào đó bên trong nhà thờ, có vị trí chẳng nh́n thấy ǵ. Có vị trí nghe được diễn tiến Thánh lễ do nhà thờ có hệ thống loa phát ra ngoài, nhưng có vị trí chẳng nghe ǵ sất. Và đương nhiên thứ âm thanh thường xuyên ngự trị nơi đây là những âm thanh bát nháo của đường phố.

Thánh lễ của những người đứng bên ngoài đường thường kết thúc khi trong nhà thờ đang cho rước lễ. Cũng có một số người đi vào nhà thờ rước lễ, sau đó về thẳng. Nhưng đa số vừa thấy mọi người lên rước lễ liền làm dấu Thánh giá vội vàng rồi rồ ga xe chạy đi.
Hiện trạng trên đáng lưu ư là không chỉ diễn ra trong các thành phố sầm uất như Hồ Chí Minh. Chị Dung, giáo xứ Tân Ḥa kể có lần chị lên Buôn Mê Thuột, thấy Cha xứ trước giờ lễ đi "lùa" giáo dân vào nhà thờ, v́ "trong nhà thờ th́ đầy chỗ, nhưng họ cứ đứng bên ngoài." Teresa Hiền ở Phú Nhuận đồng t́nh cho biết nhà thờ Phú Hải - nằm trên tầng 1 của ngôi nhà giáo xứ - cũng có hiện tượng như trên "Điều tôi thấy lạ là dù Cha xứ nói nhiều lần, làm nhiều cách, thậm chí là lùa vào như chị Dung kể, họ vẫn không vào." Các nhà thờ ven quốc lộ ở Xuân Lộc cũng xảy ra những cảnh tương tự.

(c̣n tiếp Kỳ 2: Họ nghĩ ǵ và nói ǵ?)
NHÀ CHUM – TÚ ANH


CÁC PHÉP TÍNH
Hôm nay, mẹ cu Bon đi chợ mua rất nhiều cam để dạy cu Bon tập các phép tính căn bản. Về nhà vừa làm đồ ăn để chuẩn bị cho bữa trưa, mẹ vừa hướng dẫn cu Bon các phép toán:
- Mẹ đă chỉ con tập đếm rồi nhé! Bây giờ mẹ sẽ chỉ con các phép tính dựa trên những con số con đă học. Con đi lấy cái rổ đem đến đây cho mẹ.
- Dạ!
Mẹ cho những trái cam to tṛn đều mà mẹ đă lựa kỹ ở chợ và đă rửa sạch vào rổ. Chỉ xong, mẹ để cho cu Bon tự học. Cu Bon vừa lấy cam từ rổ ra để tập tính vừa cười hihi nói với mẹ:
- Một trái cam, thêm một trái cam, mẹ ơi! con có 2 trái cam luôn. Thêm một trái, trái nữa… Nhiều quá. Đây là phép toán cộng hả mẹ?
Rồi từ từ bỏ ngược cam vào lại trong rổ, cu Bon đang làm phép toán trừ.
Hôm sau và hôm sau nữa cu Bon học thêm phép tính nhân và chia.
Bỗng, cu Bon dừng lại với vẻ mặt ngẫm nghĩ và la lớn làm mẹ giật cả ḿnh:
- Con không thích phép tính trừ và chia. Tự nhiên cam của con mất đi, có lúc chẳng có trái nào cả!

Tôi cũng giống cu Bon, thích phép cộng và phép nhân hơn, tôi thích kiếm tiềm, kiếm tiền và hưởng thụ. C̣n phép tính trừ và chia, thật đáng ghét, nhiều lúc tôi bị buộc phải đóng góp tiền v́ các chương tŕnh từ thiện để khỏi mang tiếng là keo kiệt. Và làm sao mà tôi có thể từ bỏ được những thói quen cố hữu không tốt và nhiều đam mê quyến rũ trong thời đại vật chất đang lên ngày hôm nay. C̣n bớt ra chút ít thời gian để tham gia các công tác xă hội, đối với tôi không bao giờ. Phép tính trừ và chia này thật khó để thực hiện.
Tôi chỉ biết tính toán cho cá nhân theo chọn lựa của riêng ḿnh, mà bất kể AI ĐÓ đang muốn tôi sẻ chia. Và phải chăng tôi chỉ sống với giá trị của bản thân và như thế là đủ? Và nếu AI ĐÓ là chính Yêsu, tôi cũng chỉ thích cộng trừ măi thôi hay sao?

SÀ LÁCH


QUÀ TẶNG – TẶNG QUÀ
Trừ một số trường hợp đặc biệt, ai trong chúng ta cũng ít lắm là vài lần tặng quà người khác và được người khác tặng quà. Quà dành tặng người này sẽ được chăm chút cách khác với quà tặng cho người kia. Các món quà nhận được, có món được sử dụng hết ngay tức khắc, có món bị lăng quên, nhưng cũng có món luôn được nâng niu măi…
Xin được góp hai câu chuyện nhỏ về quà tặng mà người viết may mắn "nhặt" được trong cuộc sống.
- Chuyện thứ nhất: Thầy kể có người đem tặng thầy xấp vải may quần tây. Một người khác vào thăm, người này rất nghèo, thầy đă cho lại họ xấp vải ấy. Sau này, cứ mỗi lần gặp thầy, người tặng xấp vải lại trách cứ đúng một câu "Vải hôm nọ tặng thầy đâu sao chẳng bao giờ thấy thầy mặc? Giận thầy rồi, mai mốt hổng thèm tặng nữa đâu nha!"
Thầy cười ha ha rồi nói "Ngộ thiệt, quà của ḿnh, ḿnh muốn làm ǵ với nó mà ḿnh thấy thích th́ kệ ḿnh chớ? Ḿnh đă cảm ơn và rất trân trọng tấm ḷng cũng như món quà của họ. Món quà đó hữu ích cho người khác hơn ḿnh th́ đáng lẽ người tặng quà phải vui mới đúng chứ? Tặng quà cho người khác rồi mà vẫn c̣n muốn giữ quyền sở hữu là sao nhỉ?"
- Chuyện thứ hai: Bà có rất nhiều cháu nội ngoại, ở Việt Nam và ở Mỹ. Sinh nhật bà, các cháu xúm lại tặng rất nhiều quà cho người bà yêu quư. Món nào cũng đẹp, cũng đắt (do ba mẹ mua), có món chúng tự tay làm. Quà của cháu nào bà cũng yêu, cũng quư. Nhưng bà có vẻ quư nhất một món. Đó là cái radio cũ kỹ sứt mẻ do đứa cháu ngoại bên Mỹ gửi về làm quà sinh nhật bà. Ai ngạc nhiên hỏi bà sẽ nhận được câu trả lời "Cái radio này là bạn thân thiết nhất của cháu tôi thời thơ ấu. Tặng món quà này cho bà, là cháu rứt ruột tặng cả cho bà những kỷ niệm ấu thơ gắn bó với chiếc radio."

TERESAH


ĐƠN ÂM: MÂY
Vừa rồi được đi máy bay, nh́n những tảng mây lơ lửng lướt dưới chân, ḿnh nhớ về những người bạn.
Nhiều lần lắm những người bạn, đồng sự, hay thuộc cấp đề nghị ḿnh làm việc này việc nọ, và cũng nhiều lần lắm ḿnh bảo họ: "Anh ở trên mây hay sao mà đề xuất chuyện này?"
Trên mây tức là chuyện không tưởng, xa rời thực tế, không khả thi, tức là không chấp nhận, không hợp tác,… và chê bai!
Trên máy bay ḿnh đi lại, và c̣n thấy vài người mở laptop (máy tính xách tay) ra làm việc nữa. Té ra trên mây cũng có chuyện đấy chứ, cũng khả thi đấy chứ.
Ḿnh chỉ mới biết ở trên mây vẫn có thể làm việc, c̣n những người ḿnh chê "nói chuyện trên mây" chắc họ đă biết điều đó trước ḿnh.
Vậy mà ḿnh vẫn cứ nghĩ ḿnh biết hơn bạn bè, nên có quyền khống chế họ!

AN