Á CHÂU T̀M KIẾM MÔ H̀NH ĐÀO TẠO
(Tiếp theo)


3. INDONESIA TỔ CHỨC KHÓA THẦN HỌC NỮ QUYỀN
Mạng lưới phụ nữ Công giáo và một trường đại học Công giáo đang tổ chức khóa thần học nữ quyền đầu tiên nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu thần học và b́nh đẳng giới tính nơi phụ nữ Công giáo Indonesia.
Augustin Nunuk P. Murniati, chủ tịch Mạng lưới Đối tác của Phụ nữ Yogyakarta, nói: "Việc giới thiệu sự b́nh đẳng về giới tính cho phụ nữ thường không thành bởi v́ phụ nữ, nhất là những người ủng hộ nữ quyền, không thạo thần học." "Phụ nữ phải thực sự hiểu những điều Kinh Thánh nói về phụ nữ." Mạng lưới địa phương mà Murniati đứng đầu là một phần trong một mạng lưới quốc gia do Hội đồng Giám mục Công giáo Indonesia thành lập đă giới thiệu thần học nữ quyền cho phụ nữ từ năm 2000 bằng cách tổ chức các cuộc thảo luận về các chủ đề như "Phụ nữ Nói chuyện với Chúa," và Phụ nữ Đọc Kinh Thánh," là một phần trong khóa học hiện nay.
Một tham dự viên khóa, bà Maria Goretti Susilowati, 47 tuổi, cho biết bà không phải là một người theo thuyết nam nữ b́nh quyền nhưng "rất muốn t́m hiểu thêm về những người ủng hộ nữ quyền và phong trào ủng hộ nữ quyền." Raden Ayu Carolina Etty Setyamurti, 53 tuổi, nói: "Biết về thần học nữ quyền rất quan trọng cho cả giáo dân lẫn linh mục."

4. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO SĨ VÀ TU SĨ
Các nhà đào tạo tại Thái Lan đồng ư rằng thách thức trước mắt họ lúc này là giúp các ứng sinh nhận ra đời sống linh mục và tu sĩ là phục vụ và dẫn đưa người ta đến với Chúa, không phải là một cuộc sống vật chất sung túc.
Linh mục Jean Marie Dantonel, thuộc Hội Thừa Sai Hải ngoại Paris (MEP) đang làm bề trên ở Thái Lan, nói số chủng sinh ở Thái Lan không giảm, nhưng "chất lượng có thể đă giảm ở một mức độ nào đó." Ngài nói một số chủng sinh vào chủng viện v́ họ muốn trở thành linh mục, nhưng một số lại vào chủng viện v́ bố mẹ muốn họ trở thành linh mục, nhiều người ở lại chủng viện chỉ để cho qua ngày mà "không có ư thức về đời sống linh mục thực sự." Linh mục Witthaya Kooviratana, giám đốc chủng viện Saeng Tham, có nhận xét tương tự là một số ứng sinh không có ư thức phục vụ tha nhân thực sự, trong khi một số người khác lại thiếu chín chắn trong việc chịu trách nhiệm về cuộc sống riêng của ḿnh. Cha nói tiếp: "Tác động của sự an nhàn (về vật chất) làm cho họ tự cho ḿnh là trung tâm, họ ít nghĩ về người khác hơn. Các linh mục và tu sĩ đang tự xây các bức tường quanh ḿnh để rồi họ không thể nh́n thấy được thực tại trong xă hội."
Nữ tu Kesorn Chaikaew, bề trên ḍng Nữ tử Nữ Vương Đức Bà Vô Nhiễm, đồng ư rằng chủ nghĩa duy vật và sự đam mê quyền hành có thể có "một ảnh hưởng mạnh mẽ" nơi các tu sĩ nam nữ.

QUANH.NET, theo UCAN


GIÁO LƯ VIÊN GIÁO PHẬN TP.HCM TỪ ĐÂY SẼ CÓ MÁI NHÀ CHUNG
Đều đặn mỗi chiều Chúa Nhật suốt từ tháng 2 đến đầu tháng 6, hàng trăm bạn trẻ – đang hoặc sắp là giáo lư viên – thuộc Giáo phận Tp.HCM đă tề tựu tại Trung tâm Văn hóa Công giáo của Giáo phận để dự học khóa Huấn luyện Giáo Lư Viên.
Với gần 4 tiếng đồng hồ mỗi chiều, các giáo lư viên tùy theo cấp được học Tín Lư, Luân Lư, Kinh Thánh, Lịch sử Cứu độ, Linh đạo Giáo Lư Viên,… và các môn hỗ trợ khác như Sư phạm Giáo lư, kỹ năng sinh hoạt, lều trại…
Các giáo lư viên trẻ đă nỗ lực rất nhiều để đến học v́ phần lớn thời gian của ngày Chúa nhật họ đă dành cho công việc tại giáo xứ. Vào các ngày thường, họ lại bận rộn trong nhiều vai tṛ cuộc sống như nhân viên, giáo viên, sinh viên, hoặc tập sinh, tu sĩ. Có những giáo lư viên thuộc các giáo xứ ở xa đă phải cùng đi học bằng xe lam. Thời điểm huấn luyện lại rơi vào thời gian nắng nóng nhất trong năm.
Cha Khảm – thành viên của Ban Huấn Luyện, đồng thời cũng là một giảng viên – tâm sự với các giáo lư viên: "Giáo lư viên là một trong những lực lượng ṇng cốt của Giáo Hội. Chúng tôi rất vui và cũng rất băn khoăn khi thấy một lực lượng đông đảo và nhiệt t́nh như thế này lại không được quan tâm kỹ càng. Chúng tôi mong muốn các bạn có một nơi để được học hỏi, tra cứu, và trau dồi đời sống."
Các giáo lư viên nói khi tham gia khóa huấn luyện, trở về lớp giáo lư, họ đă tự tin hơn rất nhiều, và có động lực học hỏi cho bản thân hơn. Trước đây, tuy là một giáo lư viên, nhưng có những tín điều hay những kiến thức căn bản mà một Kitô hữu đáng lẽ phải có th́ họ lại không vững, nên dạy giáo lư kém thuyết phục và tự tin. Đó là chưa kể khóa học đă giúp nhiều người trong số họ tự đính chính nhiều quan niệm hay xác tín sai lầm của ḿnh trước đây.

Teresa Hiền cho biết khóa học giúp bạn nhận ra nhiều điều mà bấy lâu nay bạn chưa từng nghĩ tới. Chẳng hạn qua môn Linh Đạo Giáo lư viên, bạn nhận ra rằng bản thân người giáo lư viên là một tấm gương soi, nên càng cần phải rèn luyện về mặt nhân đức hơn ai hết. Tuy là Linh đạo cho giáo lư viên, nhưng môn này đă giúp bạn nh́n lại đời sống Kitô hữu của ḿnh và thấy ḿnh cần phải cố gắng rất nhiều.
"Trải qua khóa huấn luyện, chính đời sống đức tin của tôi đă có những thay đổi rất tích cực. Tôi chịu khó đọc Kinh Thánh hơn, chịu khó cầu nguyện hơn… Cả gia đ́nh tôi và chính tôi rất ngạc nhiên v́ ai cũng nhận ra những thay đổi này" Maria Nga chia sẻ thêm.
Một chương tŕnh huấn luyện hoàn chỉnh giáo phận dành cho giáo lư viên gồm ba cấp: cấp 1, 2 và 3. Mỗi năm chỉ có một khóa được tổ chức vào khoảng thời gian trên kèm theo các trại Sa mạc huấn luyện theo Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tương ứng cho từng cấp theo sau đó. Một giáo lư viên muốn hoàn tất chương tŕnh phải mất ít nhất 3 năm. Trước thực tế này, và để chương tŕnh huấn luyện hiệu quả hơn, Ban Huấn luyện đă tiến hành một cuộc thăm ḍ ư kiến của chính những người đến học. Để có thể rút ngắn thời gian huấn luyện, các giải pháp được đề xuất là tổ chức hai khóa một năm, học thêm vào buổi tối các ngày thường ngoài Chủ nhật… Và để việc huấn luyện hiệu quả hơn, các bạn đề nghị được tăng cường giao lưu giữa giáo lư viên các giáo xứ, thành lập một ban thường trực để giải quyết nhanh chóng những vướng mắc các bạn gặp phải trong quá tŕnh dạy giáo lư…
Cũng nằm trong dự định tạo nên một mái nhà chung cho giáo lư viên giáo phận, cơ sở vật chất tại Trung tâm văn hóa cũng không ngừng được hoàn thiện. Tin đáng vui nhất từ cha Khảm là: "Chúng tôi đang ấp ủ một thư viện dành riêng cho giáo lư viên."
Mái nhà chung tương lai này được các giáo lư viên tỏ ra rất tâm đắc. V́ theo như Maria Ngọc Thu – 22 tuổi "Dù đă được học hỏi và trao đổi ngay tại giáo xứ ḿnh, nhưng vẫn có những vấn đề tôi chưa được thỏa măn hoặc không thể đem ra mổ xẻ tại giáo xứ. Trước giờ muốn t́m kiếm tư liệu cho bài giảng tôi cũng chẳng biết t́m ở đâu. Có được một nơi như thế, tinh thần của tôi khi thực hiện sứ mạng làm giáo lư viên cũng được nâng đỡ nhiều."

THÁI HIỀN


TRƯỚC KHI TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM
Trong chương tŕnh "Hội diễn văn nghệ của người công giáo thành phố" diễn ra cách đây không lâu, có một câu hát khiến tôi nhớ hoài v́ cứ nghe lặp đi lặp lại "Trước khi là người công giáo, tôi đă là người Việt Nam"
Tôi chẳng biết "người công giáo" có trước, hay "người Việt Nam" có trước. Nhưng tôi nghĩ rằng, trước khi là người Việt Nam, và trước cả khi tôi là người công giáo, th́ tôi đă là "con Thiên Chúa". Tôi đă là con Ngài ngay từ khi tôi chỉ mới là một mầm tế bào bé tẹo. Thậm chí, khi tôi c̣n là hư vô, th́ trong ḷng Ngài đă có tôi. Tự muôn đời Cha đă dựng nên con… Giáo lư công giáo dạy tôi như thế.
Tôi lại nhớ khi bị bạn bè vặn vẹo "Sao bên công giáo cứ buộc người bạn đời của ḿnh phải theo đạo, tại sao họ không làm ngược lại là bỏ đạo?", bí quá tôi đem câu hỏi này đến một người bạn. Bạn tôi đă chỉ tôi cách trả lời:
V́ sao lấy người Công giáo th́ phải theo đạo ư? Bạn thấy đấy, trong cuộc sống, nếu rơi vào những trường hợp đối kháng, một số ít người sẽ bỏ cha bỏ mẹ để lấy chồng hoặc lấy vợ, nhưng cũng có người chọn ngược lại. Đối với bạn, t́nh yêu nào quan trọng và lớn lao hơn, th́ bạn cứ toàn quyền quyết định. Bạn muốn lấy ai, th́ dù cho bạn có không thích, thậm chí là ghét cay ghét đắng đi chăng nữa, bạn vẫn phải xem cha mẹ người ấy là cha mẹ ḿnh. Đạo lư người Việt ḿnh như vậy. Trong đạo công giáo, ḿnh gọi Thiên Chúa là Cha và ḿnh là con của Ngài. Nếu ai muốn kết hôn cùng ḿnh, th́ người đó cũng sẽ là con Thiên Chúa. Và cái câu "nước mắt chảy xuôi" của người Việt ḿnh cũng rất đúng trong t́nh yêu Thiên Chúa dành cho con cái Ngài. Chỉ có ḿnh bỏ Ngài chứ Ngài không bao giờ bỏ ḿnh.
Chẳng biết bạn tôi trả lời vậy có ổn không?

ANH TÚ