BÍ TÍCH THÁNH THỂ…


Niềm khát khao của một trái tim yêu đến cùng. (Lc 22,14-15)
Nơi Chúa Giêsu Phục Sinh đến gặp gỡ chúng ta. (Lc 24,30-31)


ĐẶC SẢN
Nói đến hai chữ "đặc sản" ai cũng biết? Nhưng bạn đă có bao giờ nghĩ đến có một thứ đặc sản rất cần thiết trong đời sống của bạn chưa?
Vùng nào có đặc sản vùng ấy. Ai đi đâu xa về cũng mua đặc sản làm quà cho người thân. Tôm chua, mắm ruốc Huế. Mực khô, nem nướng, nước mắm cá cơm Nha Trang. Phan Thiết lại có bánh rế, mực một nắng. Đà Lạt cũng ngon nhất dâu tây, khoai lang dẻo. Bến Tre kẹo dừa, Châu Đốc các loại mắm cá đồng không ǵ ngon bằng,…

Đă thưởng thức nhiều đặc sản của từng vùng, thế mà tôi vẫn nhớ măi tuổi thơ quê tôi. Mua một lon ốc mấy trăm đồng bạc, những con ốc bé tư bằng cái móng tay được luộc với sả thơm phức. Rồi lấy cái gai xương rồng lể từng con một, chấm miếng mắm gừng cay xè, vừa ăn vừa hít hà cho nước mắt nước mũi cứ thế chảy ḷng tḥng. Món dân dă sao mà ngon và thú vị thế. Ở Sài G̣n rộng lớn này muốn có một lon ốc để ngồi lể ăn, kiếm đỏ mắt cũng chẳng thấy. Cái món ốc làm tôi nhớ măi…

Đă nói đến ăn th́ phải nói đến uống. Nào là các loại thức uống dinh dưỡng, bổ sung vitamin và các khoáng chất vi lượng có tác dụng đẹp da, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực như tim nhân sen, sâm mật ong… Người mua thật choáng ngợp trước một rừng sản phẩm mỗi khi vào siêu thị. C̣n dân nhậu và giới sành thưởng thức các loại rượu th́ ngoài rượu rắn, tắc kè,… người ta c̣n t́m đến rượu ngâm với lộc nhung hươu, mật gấu, rượu pha với tiết rắn, rùa, ba ba,… Có người c̣n sưu tầm các loại rượu đắt tiền ở tận phương Tây, có chai lên tới vài chục triệu đồng. Và tôi cũng đă có dịp nhấp một ít rượu pha với tiết rắn, ba ba. Cái cảm giác lần đầu thưởng thức nó làm tôi nhớ măi…
Nói chung, đă qua cái thời ăn no mặc ấm, bây giờ người ta cần được ăn ngon mặc đẹp. Người ta phải trả nhiều tiền cho nhu cầu không đơn giản của ḿnh để đi t́m cái mới và khác lạ. Người ta vẫn t́m hoài…

Một hôm, gặp lại đứa bạn thời bé. Hai đứa kéo nhau về nhà kể đủ chuyện. Chợt nó hỏi một câu làm tôi ú ớ và sau đó phải suy nghĩ nhiều "Ê mày, mày đạo Công giáo, tao không có đạo nhưng có biết chút chút. Vậy mày có nhớ cái cảm giác khi mày Rước lễ lần đầu không? Tao nghe người ta nói ngày đó quan trọng lắm phải không?". Thật sự là tôi chẳng nhớ ḿnh đă có cảm giác ǵ? Ngồi nh́n nó, tôi thẩn người ra, tại sao ḿnh vô tâm đến thế? Tại sao tôi lại nhớ vanh vách cảm giác với cái lon ốc luộc, với rượu tiết rắn, ba ba và các món đặc sản khác? Tại sao tôi cũng giống như những người khác, cũng đi t́m hoài những món hàng độc cho nhu cầu ăn uống của ḿnh mà vẫn chưa thỏa măn? Rồi lại đi khoe và khoái chí về việc thưởng thức những món mới của ḿnh, giống như một cách tiếp thị không công cho các hàng quán, rao một mặt hàng mới cho mọi người dùng thử.
Và có một Người cho không ta của ăn và của uống, vẫn mong mỏi ta, chờ đợi ta ghé mắt đến, cần ta chào hàng giùm, cần ta nói đến đặc sản của Người cho người khác như ta kể những thứ đặc sản trên đây, cần ta mời người khác dùng thử, nhưng ta cứ phớt lờ đi. Phớt lờ, vô tâm! Không để ư và thế là ta quên, ta không thể nhớ măi, ta không làm cho nó hấp dẫn. Ta và người khác cứ t́m hoài.
Đặc sản của Người đó là Ḿnh và Máu Thánh Chúa.
Năm nay là năm phụng vụ 2004 - 2005, là năm Thánh Thể, đă quá nửa năm trôi qua, bạn và tôi đă làm ǵ với các đặc sản Chúa ban? Hay là vẫn để Chúa đứng đó măi nh́n ta vui thú. Chúa đang chờ đợi chúng ta đấy, Người rất hy vọng vào những người như bạn và tôi.

SÀ LÁCH


"VẪN C̉N"
T́nh cờ tôi được một người bạn gửi cho hai bài "C̣n Tiếp" và "Tiếp Theo" trong báo Abba (ABBA số 219 và 222). Khi đọc, có một cảm giác buồn buồn thoáng qua trong tôi, một chút ǵ đáng thương cho những người con gái trong hai bài đó. Họ đă yêu, đă chọn lựa và cũng đă sống rất lư tưởng cho t́nh yêu, đi theo tiếng gọi t́nh yêu. Họ đă can đảm và quảng đại lấy một người ngoài đạo, chắc là với một trong hai ư nghĩ: Thứ nhất là có thể cảm hóa chồng và gia đ́nh chồng, giúp họ nhận biết Chúa…; thứ hai là có thể đi theo t́nh yêu của họ. Thế nhưng mọi việc không như họ tưởng. Cuộc sống gia đ́nh, những khó khăn, những thách đố và đặc biệt là "truyền thống, gia phong" trong gia đ́nh chồng đă làm cho họ khác đi. Họ không những không cảm hóa được chồng mà ngược lại, họ đă đánh mất chính ḿnh, mất cả đức tin, đức cậy, đức mến. Trước t́nh cảnh đó chúng ta nên ghét hay nên thương họ đây?
Chúng ta đang sống trong một xă hội năng động, môi trường giao lưu mở rộng. Người ta có quyền tự do yêu, tự do bày tỏ t́nh yêu và tự do chọn lựa. Một thế giới sống vội, yêu vội. Người ta thường nói "khi yêu th́ trái tim có những lư lẽ mà lư trí không hiểu được". Vậy Tôn giáo có đang trở nên một rào cản khá lớn đối với những bạn trẻ trước ngưỡng cửa hôn nhân không?
Đức cố Giáo Hoàng John Paul II, khi c̣n sống, Ngài đă tha thiết kêu gọi mọi Kitô hữu hăy thực hành nếp sống "văn hóa t́nh thương". Mọi người hăy đem t́nh thương của Chúa Kitô đến với mọi người, mọi nơi. Bây giờ, người có đạo - người không đạo cùng sống chung một khu vực, cùng sinh hoạt trong một môi trường, cùng làm chung một công sở, cùng học chung một trường… Vậy làm sao có thể nói người có đạo không thể yêu người ngoài đạo? Một ư tưởng thật điên rồ phải không?

Cuộc sống luôn muôn màu muôn vẻ. Cuộc sống lại càng phức tạp hơn đối với những người lấy chồng ngoài đạo. Họ vừa làm con Chúa, vừa phải làm dâu… Chính v́ vậy mà tôi thiết tưởng chúng ta phải cấp bách có những lớp học đặc biệt giúp họ có thể giữ đạo và… vượt qua "cơn bách hại đức tin không mùi súng đạn" ("C̣n Tiếp" - ABBA số 219).
Nh́n lại những trường hợp mà hai tác giả đưa ra th́ đều có kết cục không tốt. Đó là những điều đáng buồn, đáng thương. Nhưng cũng có rất nhiều gia đ́nh chồng ngoài đạo nhưng lại rất hạnh phúc. Tôi dám chắc như thế. Bởi v́ những người vợ của các gia đ́nh này biết bám chặt vào Chúa, vào Mẹ. Một ví dụ có lẽ là cố điển mà mọi người Công giáo đều có thể biết, đó là trường hợp của bà thánh Monica. 30 năm sống trong đau khổ và nước mắt. 30 năm gắn kết chặt chẽ với Chúa. Và cuối cùng 30 năm tạo nên một vị thánh - người chồng được rửa tội.
Thế nhưng, tất cả những trường hợp đă nêu chỉ thấy nói về những người nữ, c̣n những người nam lấy vợ ngoài đạo th́ sao?

NGANKHANH05@yahoo.com


NGHE THÁNH CA TRONG QUÁN NHẬU
Dzô! Dzô! Tiếng cụng ly lốp cốp, tiếng cười nói rôm rả, tiếng chén đũa va nhau rổn rảng, cả tiếng lè nhè của mấy quư ông nào đó… Đúng là một cảnh tượng đặc trưng của một quán ăn gia đ́nh. Đó là gọi tên lịch sự theo tấm bảng hiệu, chứ không văn hoa th́ gọi là quán nhậu b́nh dân cũng được.
Một đám trẻ con chạy giỡn cùng nhau rồi cùng sà lên chiếc xích đu trong quán. H́nh như chúng thuộc một đại gia đ́nh. Dễ có đến 7 đứa, sàng sàng từ 3 đến 6 tuổi, trai gái đủ cả. Có lẽ chúng đă no nê sau bữa ăn tối với người lớn, giờ là lúc chúng được tự do đi chơi quanh quán.
"Ḿnh thi hát đi!" một bé gái khởi xướng.
"Ừa, hát những bài có chữ Cha hoặc Chúa nha!" thằng con trai lớn hơn một tí đồng t́nh.
Câu nói của thằng bé bắt đầu làm tôi chú ư. Cả đám lao nhao lên chia phe, và hưởng ứng cuộc chơi, có vẻ như chúng đă chơi tṛ này rất nhiều lần th́ phải.
"Con luôn trông cậy Chúa, ḷng con tin tưởng nơi Ngài…" bé gái khoảng 5 tuổi cất tiếng hát. "Con hy vọng vào Ngài, đời con nương bóng Chúa thôi"
…Hát được khoảng 5, 6 bài ǵ đó, một đứa bắt đầu hát nhạc tự chế, đại loại như một lời cầu nguyện tự phát của nó, rồi kéo giọng ê a ra cho có vẻ là bài hát. Tôi cố nhịn cười. Cũng chẳng có đứa nào tỏ ra nghi ngờ. Chúng vẫn rất hào hứng.
Bỗng một đứa đứng phắt dậy lớn tiếng "Dạ!" rồi cả đám cùng hướng nh́n theo. Cả bọn trẻ cùng chân sáo chạy theo nhau. Có lẽ bố mẹ chúng đă tính tiền xong và kêu bọn trẻ ra về.
Tôi thấy tiếc nuối v́ không c̣n được nghe những giọng ca đơn sơ, trong trẻo cất lên tiếng ca ngợi Chúa giữa những chốn như thế này. Tôi thầm chúc phúc cho những gia đ́nh nào đă nuôi dạy những đứa trẻ dễ thương như thế.
Tôi chỉ thường nghe Thánh ca trong nhà thờ, hoặc trong những buổi trại, cầu nguyện hay họp nhóm của những người bạn Công Giáo, hay ít nhất là ở những chỗ nghiêm trang. Đây là lần đầu tiên tôi nghe Thánh Ca trong một quán nhậu b́nh dân.

HOA QUỲNH


ĐÍNH CHÍNH: …Trong bài "Chỉ Xin Chúa Cho Được Chết Yểu" (ABBA số 230), ABBA có sai sót một chi tiết đó là "nhà dưỡng lăo chủ yếu do các Sơ thuộc ḍng Nữ Tử Bác Ái giúp đỡ"… nay tác giả đính chính lại là "do các sơ Ḍng Thừa Sai Bác Ái (Mẹ Têrêsa Calcuta) giúp đỡ". ABBA xin thành thật cáo lỗi cùng bạn đọc!