Trong niềm vui Chúa Sống Lại… ABBA kính chúc toàn thể Quư Độc Giả mùa Phục Sinh tràn đầy Ân sủng và niềm Hoan lạc trong Đức Kitô Phục Sinh. Halleluia!
HALLELUIA !

Ba giờ chiều, trong cái nắng rực lửa của Sàig̣n. Đoàn xe hơn 60 người bắt đầu lăn bánh về Mai Ḥa – nơi nuôi dưỡng các bệnh nhân sida giai đoạn cuối – một địa điểm rất quen với những bạn nào đă từng đọc Abba qua nhiều số.
Mai Ḥa mở cánh cửa đón khách. Khác với những lần đến Mai Ḥa trước đây, lần này đón chúng tôi ở cổng không chỉ có soeur Bề Trên mà c̣n có cả những bé gái mặc áo đầm trắng rất xinh xắn.
Sau những cái bắt tay, những nụ cười hân hoan gặp lại. Mọi người cùng tiến về nhà Hài Cốt – nơi những bệnh nhân đă ra đi tại Mai Ḥa nhưng không được người thân đón về, hoặc người thân chưa có điều kiện đón về. Trong cái nắng chiều nhập nḥa, những tia nắng cuối cùng như c̣n lưu luyến bịn rịn với người, với cảnh. Vị linh mục chủ tế đọc các lời khai mạc đêm cực thánh và làm phép lửa mới. Ngọn lửa bùng lên cũng là khi bóng chiều vừa khuất. Mọi người chia cho nhau ngọn lửa từ cây nến Phục Sinh rồi cùng tiến về nhà Tĩnh Tâm.

Nhà Tĩnh Tâm là một nhà nguyện nhỏ nằm giữa một cái hồ mùa này đang cạn. Hàng tuần vào mỗi thứ bảy, buổi chiều có thánh lễ cho ngày Chúa nhật kế tiếp được các cha trong địa phận Tp.HCM thay phiên nhau phụ trách để đảm bảo giờ lễ buộc Chúa nhật cho tất cả bệnh nhân đang ở tại Mai Ḥa. Nến Phục Sinh tiến vào trước, mọi người cùng quây quần quanh nhà nguyện. Một số đứng xung quanh bờ hồ v́ kể cả bệnh nhân, các soeur phụ trách và một số người đang làm công việc phục vụ tại trung tâm, số người tham dự đă lên đến con số trăm.
Mười người, trong đó có 8 em nhỏ và 2 người đang ở độ tuổi thanh thiếu niên mặc áo trắng ngồi thành một dăy chung quanh bàn thờ. Họ là những người được vinh dự lănh nhận hai bí tích Rửa tội và Thêm sức trong Thánh lễ cực trọng này.

Khác với lúc chúng tôi mới vào, các em nhỏ ngồi rất ngoan. Dù là những đứa trẻ bị bỏ rơi, song với sự chăm sóc của các soeur và các phục vụ viên ở đây, các em như đang được sống trong một ngôi nhà chung đầy hạnh phúc và nụ cười. Tuy c̣n rất bé và độ tuổi c̣n đang rất hiếu động song có lẽ trong bầu khí trang trọng của Thánh lễ, các em đă cảm được điều thiêng liêng cao quư đang xảy đến. Chúa Giêsu đă sống lại và các em chính từ giây phút này được Người mở tay rộng đón.
Kết thúc phụng vụ Lời Chúa. Cha chủ tế làm phép nước để mở đầu phụng vụ Thánh Tẩy. Mọi người cùng đọc lại lời Tuyên Xưng Đức Tin. Tất cả mười em Rửa tội và Thêm sức đều được các anh chị trong nhóm tiếng vọng đỡ đầu. Riêng có một bệnh nhân tên Lộc đă rất yếu, được một thầy DCCT đỡ đầu. Mọi người cùng lặng đi khi những giọt nước Thánh chạm vào những mái đầu bé bỏng. Chiếc áo đầm trắng, chiếc khăn trắng và ngọn nến sáng trong tay, tất cả các em bỗng chốc hóa thành những thiên thần bé bỏng của Thiên Chúa Hằng Sống, Thiên Chúa Phục Sinh chiến thắng sự chết. Có lẽ giây phút này không chỉ là giây phút trọng đại nhất trong đời mười tân ṭng bé bỏng mà c̣n là giây phút lắng đọng lại lâu măi trong ḷng mỗi người tham dự hôm nay.

Khác với tất cả những Thánh lễ Phục Sinh mà tôi đă từng tham dự, Thánh lễ Phục Sinh nơi nhà Tĩnh Tâm nhỏ bé này không chuông trống rộn ràng, không hoa thơm nhiều loại, không có kiệu Chúa Phục Sinh và cũng không có những ảnh tượng lộng lẫy nào khác. Nhưng Thánh lễ này mang đầy đủ cái hồn thiêng liêng của một đêm Lễ vọng Phục Sinh trọng đại. Chúa Giêsu đă sống lại, không phải trong tiếng đàn guita dập d́u theo điệu hát, không phải nơi tiếng lắc của chiếc chuông tay nhỏ bé. Chúa đă sống lại, đă bừng lên trong ḷng mỗi người. Tất cả đều đă được chạm đến, được bừng lên niềm vui hoan ca Chúa khải hoàn. Cha chủ tế đă rất khéo léo lồng vào h́nh ảnh vị mục sư hỏi mua ba con chim bé bỏng tội nghiệp chưa biết hót v́ ông ta thấy thương ba chú chim sẽ bị một cậu bé d́m nước, bị cậu bé vặt lông, bị cậu bé đem ra làm tṛ tiêu khiển… H́nh ảnh của một Thiên Chúa cũng đầy ḷng xót thương đă dám trả cái giá bằng máu và mạng sống của Con ḿnh để cứu lấy những con người bé nhỏ và bất tài trước Chúa. V́ Ngài không nỡ để ma quỷ nhốt con người vào cái lồng của tội lỗi, rồi đem ra chọc ghẹo cho con người căi nhau, giận hờn, ghen ghét nhau, đâm chém nhau… Hơn thế, vị linh mục chủ tế c̣n rất trẻ này đă trỏ vào ḿnh mà nói: "Tôi thế này mà Chúa cũng xài tôi ư?" Chúng ta cũng vậy, chúng ta thế này mà Chúa cũng xài ư? Bằng chứng là Ngài đă chết cho ta và ḱa Ngài đă sống lại. Ôi ḷng chúng ta tràn ngập hoan hỉ. Halleluia!
Thánh lễ kết thúc. Mọi người cùng trao cho nhau những phần ăn đơn sơ, những cái bắt tay đượm t́nh người với nụ cười rạng rỡ trên môi. Chúa đă sống lại thật, đă sống lại thật rồi. Halleluia!

BỒ CÔNG ANH


TIẾP THEO…
Bài viết "C̣n tiếp" của tác giả Hoa Quỳnh trên Abba số 219 đă gợi cho tôi nhớ đến những câu chuyện tương tự mà tôi đă và đang trực tiếp chứng kiến. Quả thật, vấn đề theo hay bỏ đạo khi kết hôn không phải là vấn đề mới. Nhưng cho đến nay nó vẫn là một vấn đề ngỏ chưa có lời giải đáp.
Quê ở Đà Lạt, tôi xuống thành phố trọ học ở nhà một bà chủ tuổi đă ngoài 50. Ngày đầu tiên dọn đến, đập vào mắt tôi là hai bàn thờ: một Phật, một Thiên Chúa. Nhà có hai tầng, mà cả hai ông bà chủ ai cũng muốn đặt bàn thờ của họ ở tầng một, ngay pḥng khách . Ông chủ cho rằng Phật của ông mới là quan trọng nên phải đặt ở pḥng khách. Bà là vợ, lép vế hơn nên đành đem bàn thờ Chúa lên tầng hai. Nhà có ba cô con gái, ông đều cho theo đạo của bà. Nhưng hễ đến chủ nhật, mẹ con bà đi lễ là ông cằn nhằn. Ông thắp nhang cúng vái th́ bà không vừa ư. Gia đ́nh cứ như một chiến trường thu nhỏ. Ba cô con gái và bà mẹ đấu tranh với ông bố để tổ chức đọc kinh xóm tại nhà. Họ che bàn thờ Phật rồi đem thánh giá xuống. Ông bố hầm hầm dắt xe đi nhậu tới khuya mới về cho bơ tức. Cứ thế cuộc chiến măi chẳng bao giờ có điểm dừng. Trộm nghĩ không biết Chúa và Phật có ai buồn không khi v́ họ mà hai vợ chồng bà chủ tôi đang ở cứ như nước với lửa.
Đó là thế hệ có tuổi, thế hệ đă đi qua cái giai đoạn của thử thách, chọn lựa và đương đầu như những trường hợp của tác giả Hoa Quỳnh. Song không phải chỉ có hai thế hệ ấy. C̣n một thế hệ nữa, thế hệ đang bước chân vào.

Chị P quen anh X đă hai năm. Dù cả hai người rất yêu nhau nhưng họ vẫn chưa thể cưới chỉ v́ chị theo đạo Thiên Chúa mà theo anh :" Đạo ǵ mà phi lư, cứ bắt người khác phải theo". Cả hai đều có học nên mỗi lần "đụng độ" là nảy lửa. V́ làm chung công ty nên có lần tôi cùng chị thử" nói chuyện" với anh. Quả đúng như chị kể, anh dùng rất nhiều lư lẽ và viện dẫn cả các nền tư tưởng cùng khoa học để chứng minh rằng tôi và chị P đang tin vào cái… vô lư. Chúng tôi cũng hợp lại để chứng minh rằng điều anh nói không hoàn toàn đúng. Kết quả là hai người giận nhau ba tháng. Cứ ngỡ là sẽ thôi nhau luôn. Nhưng thương nhau quá. Cuối cùng lại về với nhau.
Vấn đề không hoàn toàn nằm ở đó. Cái quan trọng nhất trong chuyện này là ba mẹ chị P tuy biết rơ sự việc nhưng v́ sợ con ḿnh… ế nên vẫn để chị tiến tới với anh. Và phần chị, sau một lần thất bại với t́nh yêu, cũng liều bước tới. Tôi quen chị hơn một năm và ngày càng thấy chị "đi về phía anh". Chị bỏ bớt đi lễ, cầu nguyện, tĩnh tâm. Thậm chí chủ nhật nếu bận th́ thôi. Chị không bỏ đạo nhưng tâm của chị có lẽ đă bỏ rồi. Tôi có nhắc chị cũng chỉ cười x̣a. Năm tới hai người sẽ cưới nhau. Tôi hỏi chị nghĩ sao về việc hai người hai đạo, chị chỉ bảo giản đơn: đạo ai nấy giữ!
Hôm download Abba 219, tôi có gởi cho chị một bản. Chị đọc xong, kêu anh lại đọc nhưng anh gạt đi. C̣n chị cũng lại chỉ cười. Liệu họ có đi khác con đường mà những người Hoa Quỳnh gặp đă đi không?
Tôi bỗng chợt nhớ tới ngày c̣n đi học bạn bè hay đùa nhau:
"Lạy chúa con theo Chúa th́ con mất chàng.
Con theo chàng th́ con được cả chàng cả Chúa."
Phải chăng v́ ḷng Chúa quá nhân từ nên ta có thể bước lên ḷng thương xót Ngài mà xây tổ ấm cho ta.

BẰNG LĂNG