Tuổi trẻ là tuổi ước mơ. Những ǵ mơ ước vẫn chưa tới. Nên sống trẻ cũng là sống đợi chờ. Tuổi trẻ nh́n về tương lai, xây mộng đẹp cho cuộc đời chật hẹp. Nên sống trẻ cũng là sống hy vọng.

ĐGM BÙI TUẦN (Hành Trang Sống Thế Kỷ XXI)


Chính Chúa Giêsu đă trao cho thanh niên nhiệm vụ đi chinh phục thế giới. Ta chỉ có thể phụng sự Ngài cách đầy đủ nhất nếu ta vẫn giữ được, hay t́m lại được tâm hồn tươi trẻ.

J. CALVET (Hành Trang Sống Thế Kỷ XXI)
… "C̉N TIẾP" …

Từ lúc được gọi là thiếu nữ, D. luôn được các bạn nam vây quanh rào đón, v́ cô có một vẻ đẹp rất tự nhiên, một đôi mắt to đen láy với vẻ thơ ngây toát lên mỗi lần cô chớp mắt. Cô học rất chăm, lại nhiệt t́nh tham gia ca đoàn, giáo lư viên nên nhận được nhiều sự ngưỡng mộ. Tốt nghiệp đại học, D. lấy chồng – là người yêu từ hồi học cấp ba. Gia đ́nh chồng là gia đ́nh cách mạng chính cống. Ba mẹ chồng là đảng viên, chồng đang xin gia nhập đảng. Nhà chồng cấm cô đi nhà thờ. Từ đó đến nay D. không đi nhà thờ nữa!...
H. lấy chồng không Công giáo, chồng cô giao kèo "đạo ai nấygiữ". Một năm đầu kết hôn, cứ chủ nhật, H. lại về nhà mẹ để đi Lễ. Sang năm thứ hai, cô đi Lễ hai tuần một lần. Rồi ba tuần đi Lễ một lần… rồi một giờ dành cho Chúa trong một tháng… vài tháng… Vừa rồi, cô bạn gái hỏi thăm, H. trả lời tỉnh queo "Dạo này bận quá chẳng có thời gian đi Lễ nữa mày ơi!"…
A. quen người yêu là thành viên của một đại gia đ́nh Phật giáo gốc. Gia đ́nh anh khuyến khích con trai ḿnh theo đạo để có thể cưới A. Anh luôn trong tư thế sẵn sàng đi học giáo lư. Bà mẹ cũng đă qua nhà A. xin phép cho con trai ḿnh đi học đạo để hai gia đ́nh có thể tiến tới. Mọi việc thật suôn sẻ, A. được cho là một người may mắn và hạnh phúc. Đùng một cái, A. đề nghị chia tay. Mọi người, kể cả người yêu A. vô cùng bất ngờ. C̣n A. cô đă suy nghĩ thật nhiều trước khi quyết định. Cô cảm nhận rất rơ thái độ "theo đạo chỉ để được vợ" được che dấu vụng về của người yêu. Cô cảm thấy bị tổn thương khi mỗi lần cùng cô đi Lễ xong, người yêu lại hào hứng chê bai, cười cợt. Cô luôn phải nghe điệp khúc "mấy người có đạo…", "mấy người đi tu…" Cô thừa nhận, người yêu cô là người rất uyên thâm về các tôn giáo, những điều anh phê phán Công giáo không phải tất cả đều vô lư. Cô cũng không phải là người cực đoan. Nhưng anh không phải là cô, anh không có niềm tin như cô. Cô cảm thấy bị tổn thương và không được tôn trọng…
Được bạn bè đồng trang lứa thầm ganh tị, N. có một người chồng giỏi giang, giàu có và hết mực thương yêu cô. Bà nội chồng không cho phép đứa cháu đích tôn của ḍng họ "theo Chúa bỏ Phật". Đám cưới diễn ra linh đ́nh tại một nhà hàng lớn với nhiều khách mời sang trọng, nhưng trong một căn pḥng nhỏ bé tại nhà thờ lại chỉ vỏn vẹn có ba mẹ và hai em cô dâu. Chú rể tham dự với tư cách là người chứng kiến. Cuộc sống của N cũng vô cùng hạnh phúc. "Đạo ai nấy giữ" của N. có vẻ đỡ gay gắt hơn D. kể trên. Chủ nhật, N. được chồng đưa rước đi Lễ, thỉnh thoảng, anh cũng vào nhà thờ cầu nguyện cùng vợ. Nhà riêng của hai vợ chồng không có lấy một cây Thánh giá hay một ảnh Đức Mẹ. N. tạm bằng ḷng với những ǵ ḿnh đang có, với niềm hy vọng vào lời hứa của chồng "anh th́ không sao, nhưng bà nội và má anh…, từ từ rồi…" Rồi N. mang thai – con trai – cháu đích tôn. Bà nội tuyên bố "không được rửa tội cho nó!" Cô chồng ác miệng "con của ông X. đó, mẹ một đạo, ba một đạo, thằng nhỏ sinh ra bị quái thai" Bao nỗi lo lắng khi mang thai đứa con đầu ḷng xem ra cũng không vắt kiệt sức N. bằng những lời nói cay độc như thế…
Q. quen bạn trai là người miền khác vào SG sinh sống. Anh được bạn bè đặt tên "người đàn ông chân chính c̣n sót lại" nên Q. cảm thấy ḿnh may mắn. Được vài tháng, anh về quê thăm bố mẹ, nhân tiện tŕnh bày việc ḿnh đă có người yêu. Trở lại SG, anh mang nặng trong ḷng lời dặn ḍ "Muốn lấy nhau th́ con bé đó phải bỏ đạo, lấy chồng th́ phải theo chồng" Tuy anh chưa nói ǵ, nhưng Q. vẫn nắm được t́nh h́nh qua vài người thân. Và họ vừa chia tay nhau!…
… … …
Có thể gọi đây là những cơn bách hại thế kỷ 21 không? Một cơn bách hại không mang mùi súng đạn, không nhuốm màu hận thù, bạo lực. Cơn bách hại mang tên "t́nh yêu"? Cơn bách hại mang tên "truyền thống, gia phong"?
Lựa chọn giữa cái giá treo cổ và người ḿnh yêu, và lựa chọn giữa hai người ḿnh yêu, cái nào dễ dàng hơn?
Giáo hội Việt Nam phải làm ǵ để xóa bỏ những định kiến về Công giáo? phải làm ǵ để sát cánh với các tín hữu nữ để họ luôn vững vàng đức tin khi "xuất giá ṭng phu"?

HOA QUỲNH


NGUỒN GỐC, Ư NGHĨA VÀ CẤU TRÚC CỦA MÙA CHAY
NGUỒN GỐC VÀ Ư NGHĨA:
Chúng ta không biết chắc mùa Chay do ai thiết lập và xuất hiện trước tiên ở đâu. Chúng ta chỉ biết rằng mùa Chay đă h́nh thành cách rơ nét tại Ai Cập vào cuối thế kỷ 3 đầu thế kỷ 4 và tại Rôma vào cuối thế kỷ 4.
Ăn chay, cầu nguyện và thực hành bác ái là ba đặc tính nổi bật của mùa Chay. mùa Chay có ư nghĩa:
Đối với toàn thể dân Kitô giáo: đây là thời gian mọi người chuyên chăm cầu nguyện, giữ chay và thi hành bác ái.
Đối với những người dự ṭng: là thời kỳ chuẩn bị trực tiếp cho họ lănh các Bí Tích Khai Tâm vào Đêm Canh Thức Phục Sinh.
Đối với các hối nhân: là thời kỳ đền tội và sám hối để xứng đáng lănh nhận ơn tha thứ và ḥa giải.

CẤU TRÚC MÙA CHAY:
Cách tính 40 ngày mùa Chay chỉ có vào khoảng giữa thế kỷ 4, bắt đầu từ Chúa Nhật I mùa Chay và kết thúc trước Tam Nhật Vượt Qua (tính cả các Chúa Nhật). Nhưng vào cuối thế kỷ 6 đầu thế kỷ 7, người ta không tính các Chúa Nhật (5 Chúa Nhật và lễ Lá) vào số 40 ngày mùa Chay nữa, v́ Chúa Nhật là ngày mừng biến cố Chúa Giêsu phục sinh. V́ thế, mùa Chay được kéo dài thêm 6 ngày nữa trước Chúa Nhật I mùa Chay cho đủ 40 ngày.
Do đó, lẽ ra mùa Chay bắt đầu vào thứ hai trước Chúa Nhật I mùa Chay mới đúng. Thế tại sao ngày nay Hội Thánh lại coi mùa Chay khởi đầu vào thứ tư (lễ Tro), v́ như thế mùa Chay chỉ có 38 ngày? Hội Thánh chọn ngày thứ tư v́ hai lư do:
Truyền thống lâu đời trong Hội Thánh vẫn coi thứ tư và thứ sáu trong tuần là những ngày sám hối. V́ thế, chọn thứ tư sẽ phù hợp với ư nghĩa sám hối và hoán cải của mùa Chay.
Hội Thánh kế thừa truyền thống Do thái về biến cố xuất xứ Ai Cập, mà theo truyền thống này, Chúa đă giải thoát dân và giao ước với họ vào ngày thứ tư trong tuần. Thứ tư được coi là mốc điểm của biến cố cứu độ, đó cũng chính là ư nghĩa của mùa Chay khi Hội Thánh chuẩn bị mừng biến cố Vượt Qua của Chúa Kitô.
V́ những lư do ấy mà ngày nay chúng ta nên hiểu 40 ngày mùa Chay chỉ mang ư nghĩa biểu tượng chứ không theo cách tính toán chính xác.

TÚC TRƯNG


CẦU NGUYỆN: XIN CHO CON MỘT TÂM HỒN…
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con một tâm hồn
theo h́nh ảnh Tấm Bánh Thánh.
Một tâm hồn trong trắng,
cố tránh cả những ô uế nhỏ mọn
để luôn xứng đáng với Chúa.
Một tâm hồn khiêm hạ
t́m kiếm chỗ nhỏ bé,
nhưng luôn muốn bày tỏ
một t́nh yêu lớn lao.
Một tâm hồn đơn sơ,
không biết đến những phức tạp của ích kỷ,
và t́m kiếm hiến dâng mà không đ̣i lại.
Một tâm hồn lặng lẽ,
hạnh phúc khi thấy sự quảng đại của ḿnh
không được người khác biết đến.
Một tâm hồn nghèo khó,
chỉ làm giàu cho ḿnh
nhờ chiếm được chính Chúa.
Một tâm hồn luôn hướng về tha nhân,
quan tâm đến những nhu cầu
và ước muốn của họ.
Một tâm hồn luôn kết hiệp với Chúa,
và múc lấy nguồn sống từ nơi Chúa.
Amen.