THÁNH THỂ : TRUNG TÂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG CÔNG GIÁO

Trong Giáo Hội Công Giáo, không có nhiệm tích nào, không có bằng chứng nào, đă nói lên một cách rơ nét nhất về sự Hiệp Nhất giữa chúng ta với Thiên Chúa cũng như giữa chúng ta với nhau bằng Nhiệm Tích Thánh Thể. Qua đó người ta có thể xác quyết mà không sợ sai lầm: Theo thần học công giáo, Nhiệm Tích Hàng Đầu được coi như Trung Tâm Điểm Đời Sống Công Giáo, như Cốt Lơi Đời Sống Giáo Hội, như Nguồn Sống của tất cả chúng ta: Chính là Nhiệm Tích Thánh Thể.

Do đó, người ta có thể đánh giá đời sống công giáo của mỗi người chúng ta, từ linh mục tu sĩ nam nữ đến giáo dân, chính là mức độ tôn sùng quư mến cao hay thấp của chúng ta đối với Nhiệm Tích Thánh Thể!! Chúng ta có thực sự gắn bó, cam kết đời ḿnh với Thiên Chúa hay buồn thay, chúng ta chỉ là những người thực hành đạo Chúa một cách hết sức tài tử: Tất cả đều tùy thuộc ḷng tôn sùng quư mến Nhiệm Tích Thánh Thể của mỗi người chúng ta.

Nhiệm Tích Thánh Thể chính là Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô đă trở nên lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đời sống tinh thần người Công giáo. Nhiệm Tích này cũng chính là Trung Tâm Điểm Đời Sống Công Giáo, liên kết chúng ta với Chúa và gắn bó đời ta với nhau. Như một tấm bánh được làm bằng những hạt lúa ḿ, như một ly rượu làm bằng những trái nho th́ tất cả chúng ta tuy nhiều, kẻ Nam người Bắc, già trẻ lớn bé trai gái, nhưng chúng ta chỉ là MỘT, một Thân Thể liên kết trong Nhiệm Thể Chúa Kitô: Chúa Kitô là Đầu, tất cả chúng ta là những chi thể của Ngài.
Trong Giáo Hội Công Giáo, không có nhiệm tích nào nói lên Tinh Thần Hiệp Nhất giữa chúng ta với Chúa và giữa chúng ta với nhau bằng Nhiệm Tích Thánh Thể. Khi tham dự thánh lễ, nhất là khi rước lễ, mỗi người chúng ta đều rước cùng một Chúa Kitô lịch sử vào tâm hồn ḿnh như nhau và Chúa đă trở thành mối giây hợp nhất chúng ta với nhau. Đáng lư ra, mỗi lần đi dâng lễ và rước lễ là mỗi lần ta phải xích lại gần với Chúa và với nhau hơn để kính yêu Chúa và thương yêu nhau. Từ đó Nhiệm Tích Thánh Thể đă trở thành phương tiện gắn bó đời ta với Chúa nhiều hơn, đồng thời cũng giúp những người cùng sống trong một gia đ́nh, một giáo xứ, một xă hội đoàn kết yêu thương nhau ngày càng bền chặt hơn.

Lm TRẦN QUƯ THIỆN (trích lược từ trang Người Tín Hữu)


HĂY ĐẶT THÁNH THỂ VÀO TRUNG TÂM ĐỜI SỐNG CỦA BẠN
Theo hăng tin Zenit, Vatican ngày 10/10/2004. Trong buổi gặp gỡ với 800 bạn trẻ của Giáo phận Rôma ngày thứ bảy 09/10/2004, ĐTC yêu cầu các bạn trẻ đừng nản ḷng trong việc cử hành Thánh Thể và coi đó như trung tâm điểm của đời sống.
ĐTC nhắc tới ngày khai mạc sắp tới của Năm Thánh Thể như là "thời điểm ân sủng cho toàn thể Giáo Hội" đồng thời mời gọi các tín hữu không bao giờ mệt mỏi trong việc cử hành Thánh Thể, chầu Thánh Thể và đặt Thánh Thể "ở trung tâm của đời sống cá nhân cũng như đời sống cộng đoàn", để "sự thông hiệp với Đức Kitô trở nên nguồn trợ lực giúp hoàn thành những lựa chọn can đảm".
ĐTC nói rằng "Thánh Thể và sứ mạng là hai thực tại không thể tách rời". Ngài giải thích: "Thánh Thể là sự tưởng nhớ hiến lễ cứu độ của Đức Giêsu dâng lên Chúa Cha, nhằm cứu chuộc con người. Mầu nhiệm này đ̣i hỏi mỗi người chúng ta cảm tạ Chúa Cha cùng với Đức Kitô không chỉ bằng lời nói mà bằng chính đời sống chúng ta hiệp nhất với đời sống của Ngài".
ĐTC khẳng định rằng "Không thể có một sự cử hành đúng nghĩa mầu nhiệm ThánhThể mà không dẫn đến sứ mạng tông đồ. Đồng thời sứ mạng giả thiết một chiều kích căan bản của mầu nhiệm Thánh Thể: Sự hiệp nhất tâm ḷng".
Sau đó ngài cám ơn cách nồng hậu những bạn trẻ dấn thân trong chiều hướng này. Ngài nói: "Hỡi các bạn trẻ, Cha cám ơn chúng con về tất cả những ǵ chúng con là, về tất cả những điều chúng con thực hiện cho Đức Kitô và cho Giáo Hội. Kinh nghiệm mục vụ của chúng con phải trở thành trường học thật sự của sự hiệp thông và cho công cuộc tái Tin Mừng hóa thế giới".
Cuối cùng ĐTC cổ vơ các bạn trẻ làm sao để "sự sáng tạo và sự quảng đại được nh́n thấy trong những ngày này" như một liều thuốc kích thích cho toàn thể Giáo Hội Rôma.

LĂO PHU lược dịch (JB trích từ trang http://simonhoadalat.com)


CHÚA KHÔNG BẤT CÔNG
Khi bị đau khổ, người ta thường đổ tội cho Thiên Chúa là: "Chúa quá bất công", "Chúa…".
Xin được làm chứng là Chúa không bất công mà Chúa là T́nh Yêu và là Sự Công Bằng tuyệt đối.
Sau đây là vài tư tưởng thô thiển làm bằng chứng:
Ít lâu sau khi Đức Mẹ sinh ra Chúa Giêsu, quan Philatô đă ra lệnh giết hết tất cả các trẻ thơ từ hai tuổi trở xuống ở Bethlehem và các vùng lân cận. Đây không phải là sự bất công của Thiên Chúa mà là do sự độc ác của Philatô.
Tương tự như vậy, trên đời này ai tránh khỏi đau khổ. Đây không phải là sự bất công của Thiên Chúa mà là v́ tội lỗi con người.
Có những đau đớn cần thiết để được hưởng một niềm vui lớn, chẳng hạn như mang nặng đẻ đau mới sinh ra được một thể xác, một linh hồn giống h́nh ảnh Thiên Chúa, trường sinh bất tử.
Chúa Cha thương yêu Chúa Con vô cùng nhưng hiến dâng Chúa Con và Chúa Con đă được mệnh danh là CON NGƯỜI CỦA ĐAU KHỔ để cứu rỗi nhân loại.
Đức Mẹ và các Thánh được Thiên Chúa thương yêu vô cùng nhưng phải chịu đi qua dường thánh giá để cứu nhân loại. Và các ngài đă chấp nhận, t́nh nguyện, ao ước được như vậy để cứu linh hồn ḿnh, để cứu các linh hồn tha nhân hay chỉ v́ một điều duy nhất là v́ ḷng mến Chúa, muốn chia sẻ sự ĐAU KHỔ CỦA NGÔI LỜI NHẬP THỂ: CHÚA GIÊSU.
Thánh Padre Pio viết: Religion (đạo) tựa như là hospital (nhà thương); nơi ấy, các bác sĩ sẽ cứu các bệnh nhân tuỳ theo bệnh t́nh của mọi người (cắt, xẻo, may vá,…).
Khi các môn đệ hỏi Chúa Giêsu về một người bị mù bẩm sinh: "Có phải là tội lỗi của cha mẹ họ gây ra không?" Chúa Giêsu đáp: "Bị như vậy để làm vinh danh Thiên Chúa".

Chẳng ai trên đời này giải thích được mầu nhiệm của ĐAU KHỔ tại sao và tại sao…
Chỉ biết một điều: THIÊN CHÚA là T̀NH YÊU và THÁNH Ư và ĐƯỜNG LỐI của THIÊN CHÚA th́ khác xa với ư muốn, đường lối,… quan niệm sống của người đời. Bởi đó Chúa Giêsu đă dạy: "Tư tưởng ta thuộc về trời, c̣n tư tưởng các ngươi thuộc về đất…"; Ngài c̣n phán với Phêrô: "Satan, hăy lui ra đằng sau Ta, đó là tư tưởng của con người!".
Vâng, tư tưởng cua Thiên Chúa chỉ là T̀NH YÊU và T̀NH YÊU mà thôi cho nên mọi điều Chúa nói, Chúa làm dù gây đau khổ hay hạnh phúc cũng chỉ quy về một mục đích duy nhất đó là cho mỗi người chúng ta được HẠNH PHÚC đích thực Chúa ao ước ban tặng.
Cám ơn Chúa, Mẹ Maria, Hội Thánh thông công…

BỌT BIỂN (JB trích từ trang Mạng Lưới Cầu Nguyện – www.thanhlinh.net)


ĐƠN ÂM: PHÚC
Phúc là ơn lộc trời ban, là niềm mong mỏi được trở thành sự thật.
Phúc là khi nh́n thấy nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ.
Phúc là một sáng kia tỉnh dậy nh́n thấy tia nắng đầu tiên lọt qua kẽ lá.
Phúc là giọt nước mắt sau bao ngày tập luyện, đôi chân đứng được bên cạnh chiếc nạng gỗ.
Phúc là khi dám can đảm nhận lời sứ thần truyền qua biến cố này hoặc biến cố khác.
Phúc là có cơm ăn áo mặc và nhiều thứ để lo toan.
Phúc là có một mái gia đ́nh.
Phúc là biết ḿnh đang đi về đâu…

SÓCCON