NGƯỜI LƯƠNG NÓI VỀ NGƯỜI GIÁO:

ÔNG LĂO KỲ LẠ

Tôi muốn viết từ lâu, kể chuyện một ông lăo kỳ lạ, ông ta sống giữa đời như tất cả chúng ta, song lại hành động rất khác!

Lần đầu tiên tôi nghe về lăo là mùa Giáng Sinh 1990. Chiều 24 tháng 12 năm ấy, tôi lên thăm bạn ở thành phố Lausanne. Chúng tôi rủ nhau đi phố sắm sửa vài món quà cho bữa tiệc thân hữu gặp nhau. Phố xá lạnh lẽo và vắng lặng lắm v́ đa số mọi người đă đều đi về đoàn tụ với gia đ́nh. Trời lất phất đổ tuyết, gợi cho lữ khách, tùy tâm trạng, mà cảm thấy lăng mạn hay cô đơn kinh khiếp...

Khi ở phố về, chúng tôi chọn đường tắt nên đi ngang qua một chiếc cầu rất dài, bắc lắt lẻo trên ghềnh đá, đứng trên thành cầu nh́n xuống dưới người yếu bóng vía dễ bị xây xẩm v́ chiều sâu hun hút hiểm trở. Người bạn đi chung chợt giật tay tôi chỉ một túp lều vải được dựng ngay bên cạnh đầu cầu... Bạn tôi kể rằng từ 20 năm nay, mỗi năm cứ đến mùa Giáng Sinh lại có ông già đến đây cắm trại. Tôi ngạc nhiên hỏi lư do. Bạn tôi cho biết chiếc cầu này là nơi quyến rũ nhiều người cứ đến mùa Giáng Sinh ra nhảy cầu tự tử. V́ mùa Giáng Sinh ở Thụy Sĩ buồn quá, những người sống cô đơn thường bị cơn trầm cảm (Depression) hành hạ nên dễ t́m cái chết.


20 năm qua, người đàn ông đă cắm trại ở đầu cầu, nếu thấy ai một ḿnh đứng trên cầu, lập tức ông bước tới nói chuyện khuyên nhủ. Trong lều của ông thường có rượu chát, chocolade và vài món quà nho nhỏ. Người có ư định tự tử thường được ông mời vào lều cho uống rượu tâm t́nh, cho đến khi người đó bỏ ư định quyên sinh. Trước khi rời khỏi lều, thể nào họ cũng được ông cho món quà có ư nghĩa, với số điện thoại để sau đó cần người nói chuyện th́ t́m ông. Ông làm việc âm thầm và không nhờ bất cứ hội đoàn nào giúp sức...

Tôi kéo bạn tôi đi về phía lều của ông lăo và tỏ ư muốn nói chuyện. Ông lăo mở cửa lều, mời chúng tôi vào. Đó là một người đàn ông có dáng người khắc khổ, tuổi khoảng trên dưới 70 tuổi, gương mặt đầy từ ái. Trong căn lều thiết trí rất đơn giản, có tấm thảm trải cho ấm và một ḷ than nho nhỏ bên cạnh để sưởi, nấu trà, cafê và thức ăn. Tôi kể ông nghe về cảm nhận của ḿnh khi biết chuyện và vô cùng tán thán hạnh nguyện của ông. Ông lăo mỉm cười: "Th́ sống trong đời, ta có thể làm được việc ǵ tốt cho người khác th́ phải cố gắng thôi!" Ông cũng cho biết thêm "có nhiều người oán trách tôi v́ tôi bắt họ tiếp tục sống để chịu khổ!"

Ông tên Peter Dupont, tuổi đă 72 và sống một ḿnh cô độc. Tôi cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao ông không có gia đ́nh. Ông bảo: "Khi trước tôi cũng có bà mẹ nữa, v́ phụng dưỡng mẹ nên tôi chẳng lập gia đ́nh, ngày tháng qua đi, trở thành người già khi nào không biết." Ông làm việc tại ngân hàng X với nhiệm vụ chuyển thư từ tài liệu từ văn pḥng này tới văn pḥng khác. Ông không bao giờ nghỉ, trong suốt 40 năm làm việc tại đây. Khi mẹ ông qua đời trong đêm, ông đến xin phép ban giám đốc cho ông được nghỉ nửa ngày. Ông giám đốc ngạc nhiên thấy ông xin nghỉ, hỏi lư do mới biết đêm qua mẹ ông qua đời. Ông giám đốc kêu trời và bắt ông nghỉ một tuần ở nhà lo mọi chuyện. Sau 3 ngày, ông gọi điện thoại xin cho ông đi làm lại kẻo không ông cũng sẽ "chết" như bà mẹ của ông mất, nếu người ta c̣n bắt ông ở nhà!

Quả thật tôi không thể hiểu được tại sao có người ham mê công việc đến thế, ông lăo trả lời những thắc mắc của tôi rằng: "Ta được sống trong xă hội đầy đủ thế này, ta nợ biết bao nhiêu người, nếu không làm việc để trả lại những ân nghĩa ta vay, thời ta nợ đến bao giờ mới trả nổi!?" Tôi giật ḿnh v́ lư luận của ông rất gần với tư tưởng Bồ Tát Đạo của Phật Giáo đại thừa, trong khi ông là Kitô Hữu.

Thời gian trôi đi, đă 14 năm kể từ ngày tôi quen ông Dupont. Hàng năm ông vẫn đến cắm trại bên cầu, dù rằng tuổi ông đă quá cao và yếu nhiều. Rất nhiều người biết về ông, có những bài phóng sự hay chương tŕnh truyền h́nh nói về ông, song chưa bao giờ những thứ ấy khiến ông để ư! Ông thường tỏ ra khó chịu khi người ta tới quay phim, phỏng vấn ông.

Hôm qua, tôi nhận được điện thoại của bạn tôi, tôi đă lặng người đi khi nghe tin ông đă vừa giă biệt cơi đời! Cảm động nhất là trước ngày ông mất, ông nhờ người đẩy xe lăn cho ông tới ngân hàng gặp bạn tôi (sau cơn bệnh cách đây 3 tháng, ông không đi lại được nữa, mà phải ngồi xe lăn), ông mang tất cả các hoá đơn thuế nhà, thuế đất, bill điện nước theo và yêu cầu bạn tôi thanh toán giúp ông. Ông bảo: "Ta biết ta sắp ra đi, nay nhờ anh giúp trang trải hết những nợ nần c̣n sót lại này, ta không muốn c̣n phải nợ nần ǵ khi giả biệt cơi trần." Ông không có nhiều tiền trong trương mục, nhưng sau khi thanh toán c̣n lại một chút, bạn tôi hỏi ông muốn làm ǵ, ông bảo làm ǵ cũng được, song ông có người cháu họ xa, hiện cũng đă 70 tuổi, nếu số tiền c̣n lại đó sau khi ông qua đời, được chuyển cho người cháu với lời nhắn nhủ là "Giáng Sinh năm nay, ráng thay ông, một năm cũng được ra cầu Lausanne cắm trại cứu người, th́ ông sẽ mỉm cười thanh thản ở bên kia thế giới".

Chỉ vậy, hai ngày sau đó ông ra đi thanh thản tại bệnh viện gần nhà.

Một vị Bồ Tát bằng xương bằng thịt đă âm thầm đến và đi, không để lại dấu vết! Tôi không đi dự tang lễ của ông được, nhưng nghe đâu rất đông người tham dự! Có nhiều người được ông cứu từ 30 năm về trước cũng mang gia đ́nh con cháu tới tiễn ông.

Mùa thu… vắng lặng và buồn quá! Chiếc lá vàng rơi để trở về với cát bụi… tăng thêm chất màu mỡ cho đất. Một đóng góp cuối cùng! Ông lăo kỳ lạ kia cũng vậy!

Quảng Diệu Trần Bảo Toàn, Mùa Vu Lan 2548 (đăng lại từ báo NGƯỜI VIỆT)

"HỘI CHỢ CHỌN LỰA" CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO GIÚP GIỚI TRẺ T̀M BẠN ĐỜI

Đối với Stephen Mahida, một giáo viên Công giáo 27 tuổi, th́ đây là cơ hội thứ hai để t́m một người bạn đời. Vào cuối Pasandgi Mela (hội chợ lựa chọn) được tổ chức bởi đơn vị Vadodara (Ấn Độ) của Hội Dịch vụ Công giáo Gujarat, Mahida nói rằng anh đă có một vài người nữ để kén chọn làm người bạn đời.

Mahida là một trong 100 chú rể và cô dâu tương lai đă đến tham dự hội chợ hôm 26-9 tại sân nhà thờ Thánh Giuse ở Vadodara, bang Gujarat, cách New Delhi 1.030 kilômét về hướng Tây Nam. Theo Vinubhai Macwan, người tổ chức, th́ các sự kiện như thế đă trở nên cần thiết, bởi v́ phụ huynh ở thành thị hiện nay nhận thấy khó mà t́m được bạn đời cho con cái ḿnh. Macwan, một giáo viên tại một trường kỹ thuật ở Vadodara, giải thích rằng đối với những người Công giáo ở Gujarat th́ việc kén vợ t́m chồng c̣n khó hơn bởi v́ cộng đồng Công giáo ở đây rất nhỏ. Chỉ có 284.100 Kitô hữu trong số 50 triệu người trong bang (# 0,6%), mà đa số là người Ấn giáo.

Payal Macwan, 24 tuổi, mới tham dự lần đầu, trong bộ quần áo mới và khuôn mặt có trang điểm, chị nói rằng chị đă không ngại khi phải đi 100 kilômét đến hội chợ cùng với chú của ḿnh, bởi v́ nó cho chị nhiều cơ hội để t́m một người chồng Công giáo. Chị nói chị sẽ tham dự hội chợ thêm lần sau nữa để có cơ hội kén chọn nhiều hơn.

David Christian, chủ tịch Hội Dịch vụ Công giáo Gujarat, cho biết chỉ có 25% số người được chọn lựa qua các hội chợ này đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, điều này không làm ông lo lắng bởi v́ "có nhiều mối liên lạc diễn ra trong suốt hội chợ, qua tiếp xúc". K.D. Parmar, một phụ huynh, mô tả hội chợ này là "dân chủ" v́ nó giúp những người trẻ tuổi lựa chọn bạn đời của ḿnh, không giống như trong các cuộc hôn nhân đă được sắp đặt sẵn trước đây.

Tại hội chợ, mỗi ứng viên có đăng kư được trao một con số tượng trưng. Khi được gọi lên sân khấu, họ tự giới thiệu về ḿnh và nói chi tiết về gia đ́nh, nghề nghiệp, trách nhiệm và những yêu cầu về người bạn đời của ḿnh. Họ giao lưu với nhau trong suốt giờ ăn trưa và thời gian sau đó. Đoạn các t́nh nguyện viên tổ chức các cuộc gặp cho những ai muốn gặp người mà họ chọn.

Christian giải thích: "Công việc chính kết thúc ở đây. Công việc tiếp theo là để cha mẹ t́m hiểu tính nết của người được chọn và tiến tới nếu được." Christian khẳng định: "Cái hay của việc này là không có sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp, kinh tế hay về bất kỳ mặt nào," và nêu rơ số ứng viên đăng kư năm nay là rất đa dạng, bao gồm bác sĩ, giáo viên, nông dân và những người lao động công nhật.

Rita Simon, một người mẹ đến t́m bạn đời cho con trai ḿnh đang làm việc ở nước ngoài ở Abu Dhabi, nhận thấy hội chợ này là "cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ rất nhiều người đến từ cộng đồng của chúng tôi v́ mục đích đặc biệt này." Bà cho biết hội chợ giúp bà để ư một vài người nữ để con trai bà chọn lựa khi anh ta về nghỉ phép. Simon thừa nhận rằng áp lực kiếm thêm tiền đă làm cho bố mẹ hầu như không có thời gian cho con cái. Trong nhiều trường hợp, người Công giáo kết hôn với người khác tôn giáo, điều mà theo bà là có thể nảy sinh ra vấn đề.

Cha Melquides Guedes, người giúp tổ chức hội chợ, than phiền rằng trong khi hầu hết bố mẹ thúc ép con cái lập gia đ́nh, "nhưng lại không đến tham dự hội chợ và rồi sau đó lại than phiền là khó t́m người chia sẻ."

QUANH.NET (theo UCA NEWS)