CỦA HỒI MÔN QUÊN SÓT

Ngày con lấy chồng, chị rất măn nguyện, v́ đă lo mọi sự tốt đẹp như mọi người mong muốn. Dù nhà không khá lắm, nhưng chị cũng đă chắc chiu để làm cho con căn nhà bé bé xinh xin, đủ cho hai vợ chồng và vài mụn con vui sống. C̣n về khả năng tự lập, chị đă giúp cho con có được một nghề may cũng kha khá ở huyện này.
Nói chung là hai con và hai vợ chồng đều mừng và tự hào về đám cưới này.

Lập thất được hơn một năm, con chị chưa có thai. Nhà chồng đến thăm hỏi năm điều bảy chuyện rồi lại nói vui vui như câu chuyện làm qua, mà người nghe muốn xé ḷng ra:
– Thím mà không đẻ cho ông bà nội đức cháu đích tôn th́ chắc nhà tui phải t́m cho nó một đứa để phụ đẻ quá!

Con chị chẳng biết trả lời trả vốn làm sao, chỉ mong sao cho có một đứa con, để cho nhà chồng đừng có đùa kiểu đó nữa. Rồi cuối cùng con chị cũng sanh ra một cháu trai không ai trong nhà chồng dám chê cả.

Từ ngày có con, chị dành nhiều thời gian hơn cho con, thỉnh thoảng lại cơm nước trể năi. Anh chồng người lầm lầm ĺ ĺ chẳng nói chẳng rằng, mà cũng chẳng thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Chỉ có điều khi không bằng ḷng là đi suốt mấy ngày liên không về. Con chị chẳng hoài nghi chồng một chút nào, nhưng trong ḷng cảm thấy cô đơn quá. Nằm bên con hết khóc rồi lại thở dài. Chẳng dám rên trách mẹ cha điều ǵ, cũng chẳng hé môi trách chồng một lời, mà chỉ để lại trên thân h́nh nhỏ bé một sự mệt mỏi, chán trường.

Con chị bắt đầu không đi lễ, c̣n anh chồng là người đạo theo, nên chỉ đi lễ được dăm ba lần khi mới theo đạo thôi, c̣n từ ngày tṛn một tháng cưới đến nay chẳng lễ lạy ǵ cả.
Chị đến thăm con, nh́n nếp nhà ngăn nắp, chị cũng yên tâm, nhưng trông con gái cứ như phải cố gắng để vượt qua một cái ǵ đó nặng nề lắm ngay khi làm những việc nhà rất b́nh thường. Chị hỏi, con bảo không có ǵ! Chị lại hỏi sớm tối có đọc kinh không, con trả lời bâng quơ khi nào rănh th́ có.
Chị thấy những cặp vợ chồng trẻ trong nhóm gia đ́nh cùng cầu nguyện của chị sao mà chúng hăng say và hạnh phúc. Tuần nào cũng đi với nhau cả năm bảy cây số đến họp nhóm chia sẻ. Nh́n chúng, chị ước ao cho con cái ḿnh.

Một hôm chị mang câu chuyện của con gái ḿnh chia sẻ và xin mọi người cầu nguyện. Một người chồng trẻ hỏi chị:
– Bác có cho con gái bác của hồi môn chưa?
– Có chứ!
– Cháu không biết trong số của hồi môn bác để cho con gái bác cái ǵ quư nhất, c̣n hồi môn của vợ cháu quư nhất là cái này – anh chàng đưa quyển Tân Ước đang nằm trên tay ra trước mắt mọi người, rồi nói tiếp – Nhờ quyển Tân Ước này mà con không bỏ vợ, mà c̣n mê vợ con nhiều hơn trước nữa đấy.
Cô vợ có mặt ngay ở đó chia sẻ tiếp lời chồng:
– Cháu là đứa con gái xấu xí, c̣n anh là chàng bảnh trai lại con nhà giàu. Có được anh làm chồng cháu biết là ơn huệ Chúa ban. Nên mỗi khi gia đ́nh có chuyện ǵ, cháu biết ḿnh không đủ sức giữa anh ấy, nên chỉ kiếm một góc ẩn ḿnh đọc Kinh Thánh rồi nói với Chúa, rằng Chúa đă cho con một món quà quá lớn, th́ Chúa cũng cho con sức mạnh giữ nó chứ. Khi t́nh h́nh có vẻ lắng dịu, cháu cất Kinh Thánh đi làm sống b́nh thường. Lúc đầu cháu nghĩ ḿnh đă cố gắng tỏ ra không có chuyện ǵ, để gia đ́nh ấm êm, nhưng về sau cháu cám thấy ḿnh chẳng cố gắng ǵ cả, mà h́nh như Chúa đă ngăn không cho hậu quả của những chuyện linh tinh đó xảy ra trong nhà cháu.
Đến lúc này chị mới cảm nhận thật sự trong của hồi môn ḿnh dành cho con gái chỉ toàn là những ǵ thuần là vật chất, c̣n niềm tin và những giá trị khác chị đă để quên. Chị nói:
– Tôi đă lo toan mọi sự y như người không có Chúa. Bay giờ tôi sẽ mua một quyển Tân Ước và đến nói với con đây mới là của hồi môn của mẹ để dành cho con.

NGUYỄN LÊ PHAN ANH, Lễ thánh Gregorio – 2004


THAO THỨC…
Làm ǵ để người giáo dân ư thức được vai tṛ của ḿnh trong ḷng Giáo Hội, đặc biệt ở Giáo Hội Việt Nam, nơi mà ơn gọi giáo sĩ và tu sĩ vẫn đang rất dồi dào và rất được tôn trọng?
Tôi có quen một vị tu sĩ, vị này rất cổ vơ cho việc đào tạo người giáo dân trưởng thành; đồng thời đề cao vai tṛ / ơn gọi giáo dân. Nhưng tôi cũng vừa gặp sự đối kháng của một người bạn trong quan điểm về việc đào tạo giáo dân. Số là chúng tôi bất chợt nh́n thấy cuốn "Người giáo dân trưởng thành" của ông Nguyễn Văn Nội, tôi bèn kể cho bạn ấy nghe về một ư kiến đề nghị ở Đại Hội Giáo Dân Toàn Quốc (được tổ chức tại Huế từ 20 đến 22/04/2004) là nên có trung tâm huấn luyện giáo dân, dù không dám so với mức độ đào tạo của linh mục – tu sĩ th́ ít ra người giáo dân cũng phải có một sự hiểu căn bản về tín lí, luân lí,… Khi nghe vậy bạn ấy đă cự với tôi một cách rất quyết liệt với lí do là không cần thiết v́ linh mục – tu sĩ được đào tạo để làm ǵ?
Tôi cảm thấy khá thất vọng v́ lời quả quyết ấy được phát ra từ môi miệng một người đang được huấn luyện để trở thành giáo sĩ! Thực sự th́ đă có bao nhiêu vị "cấp trên" nh́n nhận tầm quan trọng của người giáo dân trong Giáo Hội, trong giáo xứ? Và thử hỏi đă có bao nhiêu người giáo dân ư thức được vai tṛ Kitô hữu của ḿnh khi đang sống làm muối làm men giữa đời, trong mọi ngành nghề? Điều mà các giáo sĩ và tu sĩ không dễ thực hiện.
Ở đây tôi không có ư nói rằng phải có sự cạnh tranh hay hoán vị vai tṛ giữa các bậc sống trong Giáo Hội; mà chỉ muốn đề cập đến vấn đề là làm sao cho người giáo dân trưởng thành lên, để cùng với mọi thành phần Dân Chúa chung xây con người và xă hội hiện tại và tương lai, theo như ơn gọi của từng thành phần, từng người trong ḷng Giáo Hội như ḷng Chúa mong ước.
Vậy, có nên chăng cần có những cuộc điều tra khoa học về mức độ nhận thức về vai tṛ giáo dân của các giới? Có cần có biện pháp tác động để thay đổi nhận thức này?…
Vài thao thức mà tôi muốn gợi lên như một âm vang từ cuộc hội thảo của giáo dân tại Huế. Hy vọng những người trẻ chúng ta sẽ có những hành động cụ thể để góp phần nâng cao nhận thức về vai tṛ người giáo dân Việt Nam.

SDC.


NGỠ NGÀNG TRƯỚC MỘT NIỀM VUI
Mến gửi người bạn trẻ yêu đời...
Bất cứ ở nơi nào trên các lục địa, bạn vẫn là người mong mỏi nhận ra mầu nhiệm trong tim bạn và linh cảm được nét đẹp sâu thẳm của tâm hồn con người.
Nét đẹp ẩn kín đó là ǵ? Đó là thái độ mạnh dạn chờ mong. Ngay cả khi chúng ta không biết, một trong những khát vọng sâu thẳm nhất của con người là yêu mến. Không mến yêu cuộc đời chúng ta c̣n ư nghĩa nữa không?
Chúa yêu thương tôi là một thực tại có khi mơ hồ, không dễ cảm nghiệm - Nhưng một ngày nào đó, chúng ta sẽ khám phá rằng, nếu tôi để cho Chúa yêu thương tôi, th́ đồng thời tôi cũng đón nhận tha nhân.
Khi đón tiếp người đến với Ngài, Đức Kitô thường nói: "Phúc cho nhũng người có tâm hồn đơn sơ."
Một trái tim đơn sơ thường sống trong hiện tại, sẵn sàng bắt đầu lại măi.
Đức tin cũng như là một năng lực cậy trông rất khiêm tốn, ngh́n lần tái diễn trong cuộc sống.
Trái tim đơn sơ chấp nhận ḿnh không thâu đáo được hết Tin Mừng, nên thưa với Chúa: 'Con không chỉ dựa vào đức tin của con mà thôi. Điều mà con không hiểu, có nhiều người khác hiểu và chính họ soi sáng bước đường con đi.'

Thái độ đơn sơ giúp chúng ta thông cảm và quan tâm đến những ai trên mặt đất này bị bỏ rơi, nếm mùi khổ nhục.
Có những ngày chúng ta cảm thấy chẳng biết cầu nguyện ǵ. Có thể như vậy chúng ta tước bỏ chính ḿnh, nhưng Thiên Chúa lại giúp chúng ta chấp nhận điều đó.
Ngay cả khi chúng ta cảm thấy xa Chúa, chúng ta vẫn có thể trao phó mọi sự cho Ngài. Hạnh phúc thay người có thể thưa cùng Chúa: Lạy Chúa là Đức Kitô, Chúa biết con khó mà nói ra được ḷng con ao ước kết hiệp với Chúa, nhưng Thánh Thần Chúa lại cho con khả năng mạnh dạn tự phó thác con cho Chúa.
Chúa biết con là ai. Chúa biết hoàn cảnh con. Con không giấu ǵ thuộc trái tim con. Chúa biết con có lúc bị lôi kéo về nhiều ngă. Nhưng khi nội tâm con trống vắng th́ con khao khát một sự hiện diện. Và khi con không cầu nguyện được, chính Chúa là lời cầu nguyện của con.

Taizé (JB sưu tầm gửi ABBA, từ website www.lavang.co.uk)