"Tôi phải sống mỗi ngày, mỗi phút giây của cuộc đời ta như là phút giây cuối cùng; hăy dẹp bỏ những ǵ là phụ-thuộc; chỉ tập-trung vào những ǵ là chính yếu. Mỗi chữ, mỗi cử-chỉ, mỗi cú điện-thoại, mỗi quyết-định phải là những phút giây đẹp nhất đời ta. Chúng ta phải thương yêu mọi người, chúng ta phải tươi cười với mọi người mà đừng đánh mất một giây phút nào."
("Bí Quyết sống Thánh Thiện" của Đức Cố Hồng Y Fx. Thuận)


TÔI THAM DỰ ĐẠI HỘI GIÁO DÂN…
Tôi được vinh dự tham gia đại hội giáo dân toàn quốc. Là dân Thiên Chúa, tôi hănh diện hiện diện giữa đại hội như một thành phần trẻ của Giáo Hội. Vài cảm nhận từ đại hội xin được chia sẻ lại cùng bạn.

Về thành phần tham dự:
Theo chúng tôi được biết, đây là lần thứ 3 giáo hội Việt Nam tổ chức đại hội Giáo dân toàn quốc. Nhưng năm nay quy mô lớn hơn do có những đề tài sát hợp với giáo dân hơn; đó là xác định vai tṛ người giáo dân trong Giáo Hội Việt Nam và t́m cách phác họa cung cách sống đạo theo cung cách Việt Nam. Tuy nhiên, theo cái nh́n thiển cận của tôi, sự hiện diện của "giáo dân đặc biệt" (tu sĩ) chiếm tỉ lệ khá cao so với "giáo dân thực thụ". Ngoài ra, tỉ lệ giáo sĩ cũng chiếm hơi nhiều và kèm theo những ư kiến "nặng cân" của họ giữa đại hôïi giáo dân! Điều này cũng gây ảnh hưởng một phần cho việc trao đổi trong đại hội.

Tỉ lệ già trẻ cũng là điều đáng quan tâm. Các bậc lăo thành th́ nhiều hơn nhóm trai trẻ. Trong số người trẻ hiện diện th́ hầu hết là tu sinh! Tỉ lệ sinh viên, trí thức trẻ lại càng ít. Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đạo của người trẻ, một xă hội chuộng chất sám nhưng… Tôi có nghe chuyện một giáo xứ nọ có 2 vé mời th́ cha sở một vé và một cụ trong hội đồng giáo xứ một vé! Có nên chăng nên có sự đa dạng hóa trong thành phần tham dự đại hội để mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn cơ bản có được những đại diện "mang hoa thơm cỏ lạ" đến với đại hộïi và chính họ sẽ đem ngọn lửa mới về thắp lên ở chính nơi họ đang sống (chứng tá) và làm việc.
Đa số các tham dự viên đều là những người "có chức" (trưởng ban mục vụ giới trẻ, trưởng ban giáo lư giáo hạt, hội đồng mục vụ giáo xứ,…). Tất nhiên các "trưởng ban" th́ luôn nhiệt huyết và nắm rơ t́nh h́nh của giới ḿnh. Song nó cũng cho thấy một hiện trạng là chỉ một vài người có "tiêu chuẩn" tham dự các cuộc hôïi họp lớn. Mà trong khi đại đa số khác th́ lại dường như không bao giờ có cơ hội để bày tỏ ư kiến của ḿnh ở một nơi được nhiều người lắng nghe như thế.

Tôi không biết rơ mỗi Giáo Phận có bao nhiêu thành viên tham dự. Tuy nhiên, các tham dự viên của giáo phận thành phố Hồ Chí Minh đă có những đóng góp tích cực cho cuộc hội thảo. Nếu như tất cả các giáo phận đều có những đóng góp mạnh dạn và chân thành như thế th́ có lẽ đại hội đă đạt được những kết quả hơn những ǵ chúng ta tưởng.
Trong đoàn thuộc nhóm Đức Tin và Văn Hoá, 4 chúng tôi là người nhỏ nhất (nên cũng được các cô chú chăm sóc một cách đặc biệt!), đi tham dự đại hội với tư cách tự do hơn. Chúng tôi đă góp phần vui tươi, trẻ trung của ḿnh cho chuyến đi. Đồng thời cũng góp tiếng nói đại diện cho lớp trẻ trí thức đang thao thức một lối sống đạo sâu sắc mà phù hợp với lối sống đầy "bon chen" của người trẻ ngày nay.
Xin được nói một chút về việc chúng tôi được "diễm phúc" có mặt trong chuyến đi này. Tôi nói rằng diễm phúc bởi v́ chính cha Nguyễn Thái Hợp và một số quư vị quan tâm đến giới trẻ đă dành cho chúng tôi những tấm vé tham dự. Ngoài ra, quư vị c̣n hỗ trợ chúng tôi từ tinh thần đến vật chất. Trong cuộc hành tŕnh chúng tôi cũng cảm nhận được sự ưu ái mà quư vị đă dành cho chúng tôi. Xin cảm ơn những tấm ḷng của những người đi trước đă dành cho lớp trẻ có những cơ hội học hỏi và đóng góp.
Về phong cách tổ chức đại hội:

Năm nay, trung tâm công giáo Huế vừa xây dựng tạm xong hội trường. Do đó chỗ hội họp, ăn uống khá khang trang. Cách bố trí chỗ ở cho tham dự viên từ xa đến rất tốt… Chương tŕnh khá linh hoạt nhờ sự dí dỏm đầy ngẫu hứng của người dẫn chương tŕnh – nhà thơ Lê Đ́nh Bảng và sự góp vui của nhóm Lạc Hồng. Và cuối cùng là chương tŕnh bế mạc đầy lưu luyến đă để lại những dấu ấn đẹp trong ḷng mọi tham dự viên.
Khi quan sát ta sẽ thấy Hôïi trường được xây dựng có phần sân khấu, ghế được sắp đặt thành từng dăy, hướng về sân khấu. Trong cuộc toạ đàm về người giáo dân Việt Nam đi t́m cách sống đạo theo cung cách Việt Nam, trên sân khấu đặt bàn chủ tịch đoàn, ban thư kí, người hướng dẫn chương tŕnh cũng di chuyển trên khu vực này. Có thể nói, cách bày trí này phù hợp cho một buổi diễn thuyết hơn là một cuộc hội thảo. Hơn nữa, chính mô h́nh này đă làm tăng thêm khoảng cách giữa giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. (Trong đại hội, Quư giáo sĩ đa số ngồi trên, các tu sĩ th́ mặc tu phục và ngồi một nửa hội trường!). Tôi thật sự tâm đắc về lời đề nghị của Bác sĩ Thanh (bệnh viện Nhi Đồng I) trong buổi toạ đàm này rằng: chỉ khi nào chúng ta dám ngồi ṿng tṛn th́ khi đó chúng ta mới có thể nói chuyện một cách b́nh đẳng. Và theo tôi, trong ṿng tṛn ấy giáo dân phải ở "vị trí trung tâm", nghĩa là họ có nhiều lợi thế hơn trong việc đưa ư kiến; những thành phần khác của dân Thiên Chúa chỉ nên hiện diện để lắng nghe ư kiến của họ, "khích lệ" họ khi cần thiết, rồi sau đó mới nên nghĩ đến cách thế sao cho mọi thành phần dân Chúa có thể cùng cộng tác với nhau trong việc xây dựng Nước Chúa!

Với một lượng tham dự viên khá đông đảo như thế (khoảng 772 người) th́ việc việc dành ưu tiên trong buổi hội thảo quả là rất khó cho người điều phối. Tuy nhiêân cũng có thể thảo luận được nếu có sự phân chia thành tổ nhóm. Như thế, chúng ta vừa đúc kết được những ư kiến hay, vừa rất cô đọng, đồng thời cũng sàng lọc được những ư kiến ngoài hoặc đi quá xa đề tài. Cách làm việc này cũng tạo cơ hội giao lưu giữa giáo dân thuộc các giáo phận khác nhau (nhưng điều này cũng đ̣i hỏi một bầu khí làm việc thật b́nh đẳng và trưởng thành của các tham dự viên).
Phần thuyết tŕnh của các thuyết tŕnh viên, về nội dung th́ tôi không đủ khả năng để nhận định. Chỉ xin nói rằng phần tŕnh bày các đề tài đă cung cấp cho tham dự viên nhiều kiến thức mới; Tuy nhiên có phần c̣n nặng về lư thuyết mà ít tính áp dụng vào thực tế. Về h́nh thức tŕnh bày, tôi thiết nghĩ nên có nhiều sự giao lưu với người tham dự nhiều hơn. Một số vị th́ có làm được điều này nhưng đa số th́ c̣n cố tŕnh bày cho hết phần nội dung ḿnh đă chuẩn bị nên phải nói thật nhanh, thậm chí đọc lướt làm tham dự viên khó nắm vấn đề để tham gia hội thảo.

Cuối cùng là cảm nhận của tôi về vị Giám Mục chủ tịch uỷ ban giáo dân Việt Nam, Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Giám Mục giáo phận Thái B́nh. Ngài đă khá lớn tuổi nhưng luôn giữ được nụ cười rạng rỡ, cách nói dí dỏm,… Đặc biệt ngài đă thực sự lưu tâm đến việc dành quyền ưu tiên phát biểu cho giáo dân và nhất là các giáo dân trẻ. Ngài mơ ước sẽ có thêm "quân tinh nhuệ" là những giáo dân trưởng thành để cùng ngài xây dựng giáo hội Việt Nam trở thành một giáo hội vững mạnh dựa trên những viên đá sống động là những giáo dân đông đảo ở mọi miền đất nước.
Với tôi, dù sao đây cũng là một khởi sự tốt đẹp cho việc người giáo dân Việt Nam ư thức về vai tṛ của ḿnh trong ḷng Giáo Hôïi Việt nam hôm nay. Đồng thời cũng gởi một lời ngỏ đến quư vị chủ chăn về một nhu cầu bức thiết nhất của giáo dân trong giáo xứ, Giáo Hội Việt Nam rằng họ cần được đào tạo và cần được tạo điều kiện để tham gia xây dựng trong tinh thần b́nh đẳng và tôn trọng.
Một khi chúng ta ư thức được vai tṛ, nhiệm vụ và cả phẩm giá của ḿnh th́ chúng ta mới biết mơ ước, mới biết tự đào tạo hoặc tham gia các khoá đào tạo; để một ngày kia chúng ta sẽ cất cánh bay cao, bay xa như "đại bàng" của cha Nguyễn Thái Hợp. Chỉ khi đó chúng ta mới trở thành "những viên đá sống động" mà Thiên Chúa muốn dùng để xây dựng con người và đất nước Việt, nơi bạn và tôi đă được sinh ra để làm người và làm con Thiên Chúa.
Người ta nói rằng "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" thế mà chúng tôi đă đi đến bảy ngày! Quả thực, chuyến đi đă cho tôi những kinh nghiệm quư giá cho hành tŕnh sống Đức Tin của ḿnh. Nhất là nó củng cố ơn gọi Kitô hữu của tôi. Nó giúp tôi sống tốt với tư cách là một người Việt Nam - Công Giáo với tất cả niềm tự hào và tất cả sự ư thức. Từ đây tôi sẽ chú tâm hơn trong việc tự đào tạo và tham gia các khoá đào tạo Đức Tin, không chỉ để xây dựng ḷng đạo đức cá nhân mà c̣n để sống chứùng tá và đóng góp vào việc xây dựng con người Công Giáo Việt và đất nước Việt.

SDC.