KHUÔN MẶT CỦA T̀NH YÊU

Xin mời bạn hăy dừng tất cả mọi việc, ngồi thư thái, rồi cố gắng tập trung nh́n thật chăm chú vào 4 nét chấm nhỏ ở giữa tấm h́nh trong ṿng 30 đến 40 giây. Sau đó bạn lại hướng mắt nh́n lên khoảng không hay lên một mảng tường trắng trước mặt. Bạn sẽ thấy xuất hiện một ṿng tṛn sáng hơn. Bạn hăy chớp nhẹ đôi mắt rồi nh́n vào trong ṿng tṛn đó, chắc chắn bạn sẽ thấy...
Bạn cũng có thể sử dụng tấm h́nh này để tập trung tinh thần hoặc b́nh tâm lại trước khi cầu nguyện hay trước khi phải suy nghĩ và quyết định một việc hệ trọng nào đó của ḿnh.
"Chúa Jesus luôn ở cùng bạn..."


NHỮNG T̀NH NGUYỆN VIÊN TẬN TỤY, VÔ TƯ
Tít dẫn: Có những sinh viên Công giáo đăng kư với Ban giám hiệu nhà trường để làm sinh viên t́nh nguyện áo xanh giúp thí sinh ở các tỉnh lên Hà Nội thi đại học, hoặc "tập làm" những chú công an để giúp cho sự giao thông được thuận tiện v.v… Có những sinh viên Công giáo khách lại có cách làm khác… Trong hai đợt thi đại học vừa qua, họ đă giúp cho gần 100 thí sinh, không phân biệt tôn giáo, từ các tỉnh lên Hà Nội thi Đại Học. Họ đă tạo được nhiều điều thuận lợi cho những thí sinh đó.

Tít phụ 1: Vậy cụ thể, họ là những người như thế nào? Cách làm của họ ra sao?
Chúng tôi đến địa điểm "nhận quân" ở số nhà 15, ngơ 177, đường Phùng Khoang, xă Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội, vào buổi chiều hè nóng nực ngày 2.7.2004. Ngôi nhà ba tầng của chủ nhà được "hâm nóng" thêm bởi sự đông đúc của những thí sinh, t́nh nguyện viên (TNV) đến ở trọ. Tất cả lên đến con số 70 người, trong số đó, có 30 thí sinh và 40 TNV. Mặc dù ở trong bầu khí đông đúc, nhưng những TNV vẫn với những cử chỉ, điệu bộ, lời nói, nét mặt cởi mở dễ gần gũi đang tṛ chuyện với những thí sinh. C̣n các thí sinh tràn đầy vẻ vui mừng, tự tin như đang tham dự lễ hội vậy. Thí sinh Phạm Văn Chung, quê ở Hải hậu, Nam Định cho biết: "Các bạn thí sinh ở đây hôm nay đều thi đợt I. Em thi vào Học viện tài chính. Em thi ở khu vực quận Tây Hồ. V́ thế em đă được các anh chị TNV giao cho chị Nguyễn H. Ly (ở giáo xứ Thượng Thụy, Tây Hồ) phụ trách. Em rất vui mừng khi được các anh chị TNV giúp đỡ như thế này!"
Có được cuộc "hội quân" như thế này để bước vào những cuộc "chiến đấu" mới của các thí sinh, các TNV, đứng đầu là nhóm trưởng Thái và những thành viên trong ban tổ chức, đă phải lên kế hoạch từ trước rất công phu.
Những năm trước, nhóm giới trẻ Hải Hà đứng ra tổ chức và kêu gọi các nhóm giới trẻ khác tham gia cùng giúp các thí sinh lên Hà Nội thi Đại Học. Năm nay, nhóm giới trẻ Bùi Chu và Hà Nam chịu trách nhiệm chính về việc này, trong cuộc họp mặt giới trẻ tại nhà thờ lớn Hà Nội ngày 28.6.2004, anh Thái lại một lần nữa mời gọi tất cả sinh viên Công giáo các trường ĐH tại Hà Nội, đặc biệt là giới trẻ Hà Nội hăy tích cực tham gia phong trào "sinh viên t́nh nguyện giúp thí sinh các tỉnh lên Hà Nội thi năm nay". Trước đó, ngày 30.6.2004, trong buổi giao lưu giữa các nhóm giới trẻ Hà Nội, Hải Hà, Bùi Chu, Hà Nam, Thanh Hóa, v.v… các nhóm trưởng đă có ư tưởng này và đă tập hợp danh sách các thí sinh sẽ lên Hà Nội dự thi. Các nhóm giới trẻ đă gửi thư ngỏ và địa chỉ tới các linh mục. Có nhóm như Hà Nam c̣n cử TNV về tận các giáo xứ của Hà Nam để thông tin và tạo ḷng tin. Sau khi các linh mục thông báo tại nhà thờ, các thí sinh đă đến đăng kư. Sau đó, các linh mục chuyển các danh sách thí sinh đăng kư cho nhóm trưởng. Sau khi có danh sách các thí sinh, nhóm trưởng và ban tổ chức phân chia các thí sinh cho từng TNV phụ trách. Đ́nh "nghệ sĩ", một TNV đắc lực trong ban tổ chức cho biết: "Thuận lợi của chúng tôi trong việc thu thập danh sách các thí sinh là nhờ được linh mục, các tu sĩ thông báo rộng răi tại nhà thờ. Tuy nhiên, vẫn c̣n một số thí sinh và phụ huynh không tin tưởng những việc chúng tôi làm giúp họ. V́ thế, họ rất rụt rè khi đăng kư tên vào danh sách. Có vài thí sinh gần đến ngày thi họ mới gọi điện nhờ chúng tôi giúp đỡ, nhưng chúng tôi vẫn giúp họ. Tuy hai đợt thi Đại Học vừa rồi, số thí sinh chúng tôi giúp chỉ được gần 1000 người, một con số không phải là nhiều, nhưng chúng tôi cảm thấy ḿnh đă làm được điều ǵ đó ư nghĩa cho xă hội. Số TNV của chúng tôi c̣n rất nhiều mà chưa mời gọi tham gia được. Hy vọng những kỳ thi ĐH tới, giới trẻ Công giáo chúng tôi sẽ giúp đỡ được nhiều thí sinh hơn."

Tít phụ 2: Lợi ích lớn nhất đối với thí sinh
Các TNV rất tận t́nh và tâm lư. Ngay sau khi nhận thí sinh, TNV đưa các em về nhà và thu xếp chỗ ăn ở chu đáo. Trong những ngày thi, TNV đưa đón, nấu cơm cho thí sinh. Thí sinh c̣n được TNV khuyên nhủ, động viên trước và trong những ngày thi về cách làm bài, cách giữ tinh thần b́nh tĩnh, tập trong trong khi thi. Có một thí sinh thi ở địa điểm xa nhất là thị trấn Yên Viên, Gia Lâm. Trường hợp này, TNV lên đó liên hệ thuê nhà giúp và trong những ngày thi TNV đều đến thăm hỏi và động viên thí sinh.
Chỗ ở của TNV được sắp xếp gần với địa điểm thi của thí sinh. Bên cạnh đó, các TNV được nhờ đều có xe máy, nên việc đi lại của các thí sinh rất thuận lợi, không bị muộn giờ thi. Thí sinh Văn Sỹ quê ở Thanh Liêm, Hà Nam cho biết: "Em thi vào trường ĐH Khoa học Xă hội và Nhân văn Hà Nội. Nhờ các anh chị TNV, bố mẹ em chỉ phải đưa chúng em đến đúng địa chỉ cho trước, sau đó an tâm về quê. Cũng nhờ các anh chị TNV, mỗi thí sinh tiết kiệm được khoảng 400.000 đồng / đợt thi. Nhưng điều quan trọng hơn cả là chúng em không phải lo lắng ǵ khác ngoài việc làm bài thi cho tốt. V́ vậy trong chúng em, nếu ai có kiến thức vững sẽ làm được bài thi đạt kết quả cao."
Trước hai đợt thi, các TNV c̣n ra tận bến xe Giáp Bát, ga Hà Nội để đón các thí sinh. Nhờ đó, không ai bị lạc và mất mát ǵ cả. Hiểu được sự tận tuỵ của các TNV, một phụ huynh ở Hà Nam đă gửi thư và quà lên cám ơn.
Chúng tôi hỏi những TNV: "Lư do ǵ các anh chị giúp đỡ vô tư những thí sinh đó?" TNV Trần Văn Cường thay mặt cả nhóm trả lời: "Chúng tôi hưởng ứng cuộc vận động của TƯ Đoàn TNCSHCM. V́ thế, chúng tôi sẽ c̣n làm nhiều việc có ích trong những dịp nghỉ hè. Bên cạnh đó, chúng tôi làm như thế cũng là thể hiện tấm ḷng bác ái, yêu thương giúp đỡ cộng đồng theo tinh thần ‘sống Phúc Âm giữa ḷng dân tộc’." Đối với những TNV ngoại tỉnh, họ c̣n có một câu trả lời nữa khá "độc đáo": "Nhớ lại cảnh chúng tôi lên Hà Nội thi Đại Học trước đây, phải bơ vơ giữa bến tàu bến xe, lang thang đi t́m nhà trọ v.v… V́ thế, hiểu được nỗi khổ đó, chúng tôi quyết tâm giúp những thí sinh lên Hà Nội thi."
Hai đợt thi vào các trường Đại Học năm nay đă đi qua. Cho dù kết quả thi có như thế nào đi nữa, nhưng, dư âm sẽ c̣n đọng măi trong mỗi thí sinh và TNV những kỷ niệm đẹp không bao giờ phai!

NGUYỄN DŨNG


VẤP NGĂ
Suốt 3 năm qua, ngày nào đến trường tôi cũng đi trên đường ấy. Con đường trở thành thân quen đến độ chỉ cần một tấm biển bán hàng thay đổi là tôi nhận ra ngay.
Hôm nay, thay v́ đi xe, tôi đi bộ đến trường. Tôi đang rảo bước th́ chân tôi vấp phải một ḥn đá lớn, tôi liền té nhào về phía trước. Khi gượng dậy, tôi thấy hai đầu gối chân đều rớm máu. Tôi gắng bước đi một cách ngượng ngựu, khó khăn...
Khi suy nhớ lại cú gă sáng nay, tôi thầm nghĩ, trong cuộc sống đầy sôi động của xă hội hôm nay, biết bao người đă vấp ngă. Cái ngă của họ có thể đă để lại trong thân xác những vết xẹo không phai mờ, cũng rất có thể đă để lại trong tâm hồn họ nhiều kỷ niệm khó quên. Nhưng cũng có những cái ngă đă làm cho người ta không sao đứng dậy được nữa, chẳng hạn như cái ngă của các bạn trẻ khi lao vào con đường nghiện ngập ma tuư, mại dâm. Nhiều khi chính họ muốn đứng dậy để ra khỏi cảnh sống nhơ nhớp ấy, nhưng oái oăm thay cái nh́n của những người xung quanh đă không cho họ cơ hội trở về làm lại cuộc đời. Người ta vẫn cứ khuyên nhau: vấn đề không phải ở chỗ vấp ngă, mà là ở chỗ có can đảm đứng dậy đi ra khỏi chỗ ấy không. Chuyện nói người ta vẫn cứ nói, c̣n trong thực tế người ta vẫn hành xử một cách tàn nhẫn với những người có chút thiện chí làm lại cuộc đời.
Trong Tin mừng Ga 8,1-11 kể lại câu chuyện những người biệt phái và Pharisêu bắt quả tang một người phụ nữ phạm tội ngoại t́nh và họ đă dẫn chị đến trước mặt Chúa Giêsu để chờ Người kết án. Chúa Giêsu đă không kết án chị mà c̣n nh́n chị với ánh mắt cảm thông tha thứ. Người đă mở ra cho chị một con đường làm lại cuộc đời. Ngày nay, Chúa mong muốn mỗi người chúng ta cũng có ánh mắt cảm thông, sự nâng đỡ cần thiết đối với những anh chị em đồng loại của chúng ta khi họ bị té ngă giữa ḍng đời.

ĐỖ Đ̀NH