ĐIỆU NHẢY DISCO

Nếu ai đó đă một lần khiêu vũ với điệu nhạc disco hay thưởng thức điệu nhạc này, chắc hẳn đă cảm nhận được phần nào sự rộn ràng của nó. Nó vui nhộn và dễ dàng lôi kéo người ta ḥa cùng nhịp điệu với tất cả mọi người trên sàn nhảy. Thoạt nghe, âm thanh của nó ồn ào, sôi động như muốn vỡ tim, rồi điệu khiêu vũ sao mà loạn xạ đến thế, muốn kiểu nào cũng có thể, nhưng khi ḥa cùng nhịp với mọi người th́ say sưa, đến nỗi những nóng nảy, mệt nhọc giờ đây đă tan biến. Cuộc sống hôm nay như một vũ khúc disco sôi động vậy. Nó thật hấp dẫn và lôi cuốn người ta bước vào "sân chơi" của cuộc đời này.

Nghĩ đến điệu disco này trên sàn nhảy, tôi lại liên tưởng đến sứ vụ truyền giáo của chúng ta hôm nay. Giáo Hội, tự bản chất là truyền giáo. Khi lănh nhận phép thánh tẩy, bước vào Giáo Hội, người Kitô hữu chúng ta ai cũng phải sống sứ vụ ấy. Chúng ta sẽ là những người biểu diễn điệu nhảy "truyền giáo" này ngay trên ḍng đời. Thế nhưng, để biểu diễn được vũ điệu này như vũ điệu disco, chúng ta phải làm sao lắng nghe được âm thanh của nó và hăy bước đi cho đúng nhịp, để tạo nên một "sân chơi" có sức thu hút khán thính giả.

Lắng nghe và nhịp đúng là hai việc căn bản trong khi nhảy. Nếu chúng ta tuân thủ đúng quy tắc này, chúng ta sẽ thành công và mọi khán giả sẽ ngước mắt nh́n chúng ta. Sứ vụ truyền giáo đ̣i hỏi tôi và bạn, chúng ta cùng lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần nói trong ta và ngang qua Huấn quyền Giáo hội. Những lời mời gọi của Giáo hội như nhịp điệu của một bản t́nh ca, làm rung động tim tôi, tim bạn trong cuộc sống thường ngày. Tôi và bạn đang đồng nhịp và say sưa với lư tưởng ấy phải không? Nh́n những con người, những cảnh đời, những trái tim đang thao thức với sứ vụ ấy, tôi giống như con thiêu thân liều ḿnh vào, dẫu biết công việc này không dễ dàng tí nào. Động lực nào mà tôi và bạn dám liều thân như vậy? Phải chăng nhờ t́nh yêu và sự cảm thông.

Đă nhiều lần tôi đến sàn nhảy, nơi đó có nhiều hạng người, mỗi người mang một nét đặc biệt của riêng ḿnh. Tuy họ lạ lẫm đối với tôi, nhưng v́ t́nh yêu, tôi ḥa nhịp cùng họ để mang lại một điều ǵ đó cho họ. Có lần tôi tự nhủ: ḿnh không "sống cùng" th́ làm sao có thể chiếm được trái tim của họ. Vẫn biết rằng trên sàn nhảy có những người đam mê vũ điệu này v́ họ yêu thích âm nhạc, nhưng cũng có người - v́ lư do nào đó - họ muốn chứng tỏ ḿnh là "dân chơi" sành điệu với những tệ nạn v́ đua đ̣i theo mốt với chúng bạn. Tuy không biết tí nào về điệu nhảy này, nhưng khi họ nhảy là tôi cùng nhảy với họ.
Sứ vụ truyền giáo của chúng ta thật lớn lao. Nó đ̣i hỏi ta phải biết yêu mến, dấn thân cho một sự chọn lựa. Để làm công việc này, chúng ta hăy trông cậy và phó thác sứ vụ cao cả ấy cho Đấng có thể nh́n thấy từng gang tấc của đời ta hướng dẫn.
Trong đêm khiêu vũ, mọi người đều nhảy. Nếu ai đó chưa biết th́ họ nh́n sang người khác, lắng nghe điệu nhạc và cách thức mà người khác đang làm, từ đó họ sáng tạo nên cách thức của ḿnh. Sàn nhảy "cuộc đời" cũng cần có những bước chân truyền giáo lắm thay. Tin chắc rằng cuối cùng ai trong chúng ta cũng có thể nhảy được với những người đang sống "bên lề" của sàn nhảy.

NHH


D̉NG SÔNG, D̉NG SỐNG
Dù có đi đâu, làm ǵ, mỗi người thường hay ghi khắc trong tim h́nh ảnh con sông quê hương uốn lượn với những lũy tre làng. Sông tưới mát cho con người, cho ruộng đồng, cỏ cây. Sông làm cho cảnh vật trở nên thơ mộng. Sông chảy qua đồng quê, làng mạc và cả nơi phố thị. Chảy đến đâu, sông cũng như mang sức sống đến đó.
Nhưng tiếc thay, sông cũng là nơi mà người ta có thể xả bất cứ thứ ǵ xuống. Và nếu sông không chảy, đọng lại nơi ḿnh những ǵ là rác rến, sông sẽ trở nên ô nhiễm. Sông có thể chịu như vậy sao?
Đă là sông th́ biến đổi không ngừng, như từ xa xưa Héraclite đă nói: Không ai tắm hai lần trên một ḍng sông. Sông "có khi vơi đầy, có khi phù sa". Nên dù phải mang vào ḿnh những thứ có thể làm cho căn tính bị biến dạng, th́ sông vẫn cứ chảy, mang đi, cuốn trôi đi tất cả. Sông đă biến đổi. Nước nguồn trong sạch lại về. Nhưng v́ mang phận là sông nên nó luôn chịu những cái phải mang lấy, và nó lại biến đổi không ngừng.
Sông là thế. Nó như luôn sống hạnh phúc với cái "đang là", sống với cái "đang là"ø. Sông luôn hạnh phúc, bởi sông luôn có tương giao. Chính v́ sông có tương giao nên được gọi là ḍng. Và mối tương giao không thể thiếu của ḍng chính là với nguồn và với biển cả mênh mông.

Cũng vậy, sống là một ḍng chuyển biến có tương giao. Không phải vô cớ mà người ta nói: "ḍng đời". Ḍng đời cũng trôi, và cần biến đổi, nếu không sẽ lạc mất căn tính. V́ sống kiếp con người, nên ai cũng mang lấy vui buồn, hạnh phúc và đủ những thứ "rác rến" của cuộc đời.
Do đó, cũng như ḍng sông, ḍng sống lại càng cần có những tương giao. Có tương giao để chuyển biến, để luôn xác định lại căn tính của ḿnh. Tương giao ấy cũng chính là với nguồn và biển cả mênh mông: nguồn là chính Thiên Chúa và biển cả là t́nh thương bao la của Ngài với muôn vàn mối tương giao trong đó.
Vậy, tại sao ta lại để đời ḿnh măi ô nhiễm? Tại sao ta lại ngăn ḿnh lại để không c̣n là ḍng? Tại sao ta cứ giữ lấy mọi thứ rác rến để măi chịu sầu phiền…? Trong tương giao, ta biết rơ chính ḿnh, sống thực với ḿnh. Trong tương giao, ta được biến đổi tận căn, được sống trọn vẹn với cái ḿnh "đang là". Trong tương giao, b́nh an, hạnh phúc sẽ luôn có trong ḍng sống của ta.

MINH SINH


ĐƠN ÂM: THIỂU
Chúa nhật Phục sinh, 11.04.04, tôi từ Pleiku về Sài G̣n, xe tôi đă bị dừng bắt buộc năm (5) lần. Lúc đầu tôi nghĩ tài xế chạy phạm lỗi hay nhà xe có chở gỗ lậu, nhưng khi hỏi, tôi được nhà xe cho biết công an lên xe hễ thấy ai là người dân tộc th́ bắt họ phải xuống xe. Anh tài xế kể, dạo này đi xe thấy người dân tộc đón là không muốn rước. Rước họ lên vừa bị công an để ư, vừa tội cho họ, v́ trả tiền xe rồi mà gặp công an chận th́ cũng phải xuống, nhà xe không thể trả tiền xe lại.
Chúa nhật 18.04.04, ngày Tân Ṭng hàng năm của giáo phận Kontum. Ngày Đức Giám Mục giáo phận gặp gỡ các anh chị em đạo mới của ḿnh. Cả vùng Pleiku cũng có đến cả ngàn anh chị em dân tộc thiểu số đón nhận Chúa Giêsu và chịu Thánh tẩy trong đêm Phục Sinh và trong tuần qua, nhưng họ không thể đi gặp Mục Tử Giáo Phận của ḿnh được, v́ không xe nào dám chở họ đi.
Trong kinh tế, người ta có những đạo luật chống lại nạn độc quyền, phá giá để tránh tối đa t́nh trạng "cá lớn nuốt cá bé".
C̣n những người thuộc các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên Việt Nam sẽ được đạo luật nào bảo vệ?

AN.


GIỚI TRẺ TIN YÊU
(ABBA – Cần Thơ) _ Chúa Nhật II Phục Sinh 18.4.2004 vừa qua, với biểu tượng "Vui Mừng và Hy Vọng", nhóm sinh viên Công giáo Cần Thơ đă hân hoan tổ chức ngày lễ Truyền Thống tại nhà thờ chính ṭa Cần Thơ. Buổi Lễ thật long trọng và tràn đầy niềm tin yêu và hy vọng.
Điều vui mừng của các bạn sinh viên Cần Thơ là các anh chị cựu sinh viên từ những nơi xa xôi đă về tham dự đông đủ hơn so với mọi năm. Đặc biệt hơn, năm nay có sự góp mặt của Đức Giám Mục (ĐGM) phó Giáo Phận, Đức Cha Tri Bửu Thiên, đă làm cho buổi Lễ thật trang trọng và ư nghĩa.
Trong nghi thức Truyền Thống, các anh chị cựu sinh viên đă đốt lên ngọn đuốc truyền thống được lấy lửa từ cây Nến Phục Sinh và truyền cho các bạn sinh viên với thông điệp một lần nữa hăy thắp sáng niềm tin trong ḷng các bạn sinh viên. "… Lạy Chúa xin hăy cho chúng con hy vọng của Chúa, hy vọng làm cho chúng con hăng hái vào đời…".
Trong Thánh Lễ, ĐGM đă nói đến t́nh thân của AGAPE (chia sẻ, hiệp thông và cầu nguyện) và tinh thần ấy đă được thể hiện ngay sau Thánh Lễ. Các bạn sinh viên đă mời các anh chị cựu sinh viên về mỗi nhóm nhỏ cùng nhau chia sẻ trong niềm vui và t́nh thân ái. Sau những lời chia sẻ với nhau là những lời nhắn nhủ của các anh chị dành cho các bạn đang là sinh viên…
Buổi lễ Truyền Thống cũng đến lúc kết thúc. Trong lưu luyến và hy vọng, các anh chị cựu sinh viên và các bạn đă nối kết với nhau thành ṿng tṛn trong t́nh thân AGAPE, và hẹn gặp lại nhau trong dịp họp mặt Truyền Thống lần sau…

THU NGÔ