MỪNG v́ Chúa đă phục sinh
Lên trời ngự trị hiển vinh trùng phùng
Vinh danh Thiên Chúa vô cùng
Ngôi Hai cứu thế Thiên cung huy hoàng.
(thơ: Jos. Đức Quỳnh Úc Châu)


ĐỜI NẾN
Nến là một loại hợp chất dùng để thắp sáng. Nhưng khi đổ nến vào những chiếc ly thủy tinh, vào những khuôn đúc nhiều hoa văn, nến được dùng để trang trí bàn tiệc. Nến đúc h́nh trái tim với những bông hoa khô trang trí bỗng trở nên món quà tặng dễ thương làm vui ḷng cả người cho lẫn người nhận.

Nến được pha màu sẽ trở nên đẹp mắt. Người ta đúc nến thành cây lớn rồi trang trí bằng những hoa văn nhỏ khác th́ nến trở nên muôn h́nh dạng. Nến với h́nh Đức Mẹ dùng để cắm trên bàn thờ, dâng vào đền kính Đức Mẹ. Nến có h́nh đôi chim Phượng Hoàng được dùng để tặng các bạn trẻ ngày trao nhẫn cưới. Nến với dải khăn tím và cây thập tự được gửi đến nhau khi có người thân nằm xuống. Nến đúc h́nh số nhiều màu để cắm trên bánh sinh nhật…

Nến được người ta dùng làm biểu tượng cho niềm vui, niềm hoan hỉ, sự ấm áp, chia sẻ. Nến là ánh sáng cho hy vọng, cho hạnh phúc.
Nếu bạn đủ kiên nhẫn nh́n một cây nến cháy từ đầu cho đến cuối, bạn sẽ thấy nến thật dũng cảm. Nó đă cháy là cố cháy cho ḱ hết, dù gió thổi nó ngả nghiêng, ngọn lửa trong ḷng vẫn cứ le lói chờ dịp bùng lên mănh liệt. Nến hiến ḿnh để đem lại ánh sáng cho mọi người khi trời tăm tối, để đem chút ấm áp khi trời giá lạnh, để đem chút niềm vui cho bữa tiệc, đem niềm an ủi cho người cô vắng, chỉ một ngọn nến của hy vọng cũng khiến cả tâm hồn ấm áp. Nó yêu mọi người xung quanh nó mà không từ chối ai, nó ban phát ánh sáng cho mọi người cách đồng đều. Dù cong queo hay thẳng thớm, dù to hay nhỏ, nến vẫn sống hết ḿnh trong vai tṛ là nến.
Nến không chỉ cháy cho ḿnh, nến sẵn sàng chia sẻ ánh sáng cho những ngọn nến khác, cho ngọn đèn dầu, cho chiếc bếp dầu. Ngay cả khi sắp tàn hơi, nến vẫn lung linh vui vẻ.
Nến không bao giờ thiếu trong nghi thức Phụng Vụ, nến hiện diện trên bàn thờ. Rồi bạn sẽ lại thấy nến, một cây nến bằng sáp ong tinh tuyền – Nến Phục Sinh.
Nến Phục Sinh trên bàn thờ – nến Phục Sinh trong ḷng bạn?!

(Thân tặng bạn đọc ABBA. Nến là "nên sắc", cuộc đời không ít khi làm chúng ta cùn đi, hy vọng nến sẽ là người bạn nhắc ta biết nên sắc mỗi ngày.)
ĐỐM


NGƯỜI YÊU MÀU TRẮNG
Bạn tôi yêu màu trắng, nên những vật dụng bạn dùng, quần áo bạn mặc thường là màu trắng. Những ngày mùa xuâ bạn tôi thường hay mặc bộ quần áo bằng lụa trắng, ngồi ngoài vườn, dưới gốc cây mơ cổ thụ nở đầy hoa trắng, trông bạn tôi và cảnh vật đẹp như một bức tranh.
Có nhiều người khác cũng yêu màu trắng như bạn tôi. Có người yêu màu trắng, v́ đó là màu của y khoa, của những con người nhân ái cúi xuống trên vết thương đau đớn của đồng loại, cố gắng với thiện tâm của ḿnh, làm giảm đi cơn đau và làm khô đi những ḍng nườc mắt. Có những người yêu màu trắng qua h́nh ảnh của những nữ tu ḍng Saint Paul ngày xưa, dịu dàng, thánh thiện, những nữ tu bước giữa ḍng đời mà chân không chấm đất. Rất nhiều người yêu màu trắng v́ yêu kỷ niệm, v́ ôm ấp măi trong trái tim ḿnh h́nh ảnh của thơ, áo trắng tung bay, ngày ngày cắp sách đến trường. Và người ta có hằng trăm lư do khác nhau để yêu màu trắng. Màu trắng mang nhiều ư nghĩa đẹp và dễ thương.
Trước hết màu trắng là màu của trinh bạch. Tấm giấy trắng chưa một vết mực là h́nh ảnh của một tâm hồn tuổi thơ c̣n trong trắng. Ngày em bé được đưa đến nhà thờ để rửa tội, em thường được ba mẹ mặc cho bộ áo trắng, và linh mục người ban phát rửa tội cũng khoác lên người em một tấm khăn trắng, tượng trưng chiếc áo trắng tâm hồn của em. Tặng một cành hoa trắng, người ta muốn nói với người nhận hoa rằng: "Tôi dành cho người một t́nh cảm trong sạch". Thật là đẹp nếu suốt cuộc đời người ta giữ được vẻ trinh trắng của chiếc áo tâm hồn ngày chịu phép rửa tội, và cũng thật dễ thương nếu t́nh cảm người ta dành cho nhau măi măi trong sạch như cành hoa trắng mộng.

Màu trắng c̣n là màu của bác ái, màu của một t́nh yêu mênh mông, không biên giới nào ngăn cản. Người sống với t́nh bác ái, trái tim không chất chứa bất cứ một điều ǵ đen tối. Trái tim đó "không ghen tỵ, không khoe khoang, không kiêu kỳ, không t́m tư lợi, không giận dữ, không mưu mô gian ác, không vui khi thấy sự bất công…" (1Cr 13,4-6). Trái tim ấy thơm ngát t́nh người và t́nh trời.
Màu trắng là màu của b́nh an, ḥa chứ không chiến. Lá cờ trắng kéo lên trong trận chiến mang ư nghĩa một sự cầu ḥa không muốn chiến tranh gây hấn nữa.Từ đó người ta cũng có thể suy ra rằng màu trắng c̣n là màu của khiêm nhượng. Khiêm nhượng để nh́n nhận giới hạn của ḿnh, v́ thế mà không muốn tranh hơn tranh thắng với ai.
Màu trắng, hơn nữa là màu của sự hoà hợp và chấp nhận. Trong nghệ thuật hội hoạ, màu trắng hoà hợp được với tất cả các màu khác. Nói khác đi nó chấp nhận bất cứ màu nào đứng cạnh nó, không từ chối một màu nào. Bạn tôi nói rằng: "Mặc áo trắng ta có thể cài bất cứ màu nào lên áo, đi bất cứ đôi giầy nào". Tôi tự nghĩ nếu bất cứ người nào yêu màu trắng đều học được tính ḥa hợp và chấp nhận người khác, như màu trắng ḥa hợp và chấp nhận được mọi màu sắc, th́ người ấy đẹp đẽ và dễ thương biết ngần nào.

Thật ra, không phải màu trắng tự nhiên mà có thể hoà hợp và chấp nhận được mọi màu, tự bản chất màu trắng là tổng hợp của những màu khác quay tṛn một chiếc đĩa giấy, trên đó vẽ bảy múi màu chính: đỏ - cam - vàng - lục - lam - chàm - tím người ta sẽ thấy những màu đó biến mất chúng ḥa hợp với nhau thành màu trắng. Như thế tận trong bản chất màu trắng đă chứa đựng tất cả các màu khác tôi nghĩ người sẵn sàng ḥa hợp và chấp nhận người khác cũng như thế, không phải họ chỉ cố gắng có vẻ bên ngoài, nhưng trong tận cùng tâm hồn họ phải chứa đựng h́nh ảnh của tất cả mọi người, ḷng họ đủ quảng đại để bao dung tất cả mọi người.
Tuy nhiên màu trắng cũng có khuyết điểm: nó dễ bị ảnh hưởng của những màu khác. Giặt một mớ quần áo lẫn lộn, khi lấy ra những chiếc áo trắng có thể đă bị loan lổ v́ màu sắc của những chiếc áo khác phai qua. Người có "TÂM HỒN MÀU TRẮNG" có lẽ cũng phải cẩn thận khi sinh hoạt, tiếp xúc chung đụng với người khác, kẻo phải chịu ảnh hưởng không tốt của tha nhân.
Tôi dừng sự suy tư của ḿnh ở một h́nh ảnh: Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài mặc chiếc áo choàng trắng tinh khiết và khuôn mặt Ngài vinh quang rạng rỡ. Màu trắng, một màu tưởng như không là ǵ nhưng lại là màu của chiến thắng, vinh quang và khải hoàn. Điều ấy nhắc nhở chúng ta rằng: Sống hiền lành, khiêm nhượng, chân thật bác ái, ḥa hợp chấp nhận người khác… không phải là lối sống ủy mị khiếp nhược, nhưng thật ra là cách sống hào hùng, cách sống đưa tới vinh quang chiến thắng khải hoàn.
Bởi thế, mỗi mùa Phục Sinh đến, khi nh́n ngắm những bông huệ xinh đẹp xuất hiện khắp nơi, tôi lại nhớ đến "người yêu màu trắng" của tôi. Người ấy trông có vẻ kiên cường và dũng mănh nhưng tâm hồn th́ ư chí và cường tráng hơn gấp bội, một ḷng bác ái vô biên. Tôi cầu mong bạn tôi và tất cả những ai yêu màu trắng học những bài học quư giá của màu trắng, màu của Chúa Kitô Phục Sinh.

VIRUS SÁNG TẠO chuyển.


CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Sáng Chúa Nhật thứ V mùa Chay, ngày 28/3/2004, tại giáo xứ Phao-lô, B́nh Chánh (c̣n gọi là nhà thờ Tên Lửa), hơn 1000 bạn trẻ "xa quê" (có đề nghị không nên gọi họ là "di dân" hay "dân nhập cư", một cách gọi miệt thị! Có lẽ nào người Việt Nam lại di dân hay nhập cư ngay trên lănh thổ Việt Nam???) đă đến gặp gỡ, chia sẻ, tĩnh tâm chuẩn bị tâm hồn mừng đại lễ Phục Sinh sắp tới. Thời gian từ 9h đến 18h30.
Cha chánh xứ đă "bật đèn xanh" cho hai cha Mát-thêu Vũ Khởi Phụng và Vinh-sơn Phạm Trung Thành cùng khá đông các thầy Học Viện Ḍng Chúa Cứu Thế hoàn toàn chủ động tất cả chương tŕnh. Cùng cộng tác với hai cha c̣n có một số cha Ḍng Chúa Cứu Thế đến giúp ban bí tích Hoà Giải và một số nữ tu thuộc nhiều hội Ḍng và các bạn trẻ nhóm Hiệp Nhất.
Sau khi trải qua phần tiếp đón bằng việc nhận tờ chương tŕnh và hai phiếu ăn, các bạn bước vào nhà thờ để ổn định và tập hát. Ngôi thánh đường thật nguy nga, lộng lẫy càng làm cho mỗi người cảm thấy ḿnh quá bé nhỏ so với t́nh thương bao la của Thiên Chúa. Khuôn mặt các bạn toát lên một niềm hân hoan lạ lùng. Bấy lâu này, các bạn cứ ngỡ ḿnh cô đơn, lạc lơng giữa chốn đô hội phồn hoa này. Nào ngờ có nhiều bạn cùng cảnh ngộ với ḿnh và c̣n có Hội Thánh đang nâng đỡ ḿnh nữa. Hội Thánh tại thành phố này luôn mở rộng đôi tay và cơi ḷng để đón tiếp các bạn. Bằng chứng thật hiển nhiên khi nh́n vào sinh hoạt của giáo xứ Phao-lô. Những lớp giáo lư Dự ṭng và Hôn nhân được tổ chức liên tục để phục vụ các bạn. Hội đồng Mục vụ Giáo xứ gồm những người trẻ trung, năng động và nhiệt t́nh.

Sau lời tiếp đón của cha chánh xứ, cha Mát-thêu Vũ Khởi Phụng, DCCT có đôi lời tâm huyết gửi đến các bạn trẻ. Tiếp đến, các bạn được chia thành nhiều nhóm nhỏ khoảng 20 bạn và có một d́ phước hoặc một thầy đứng đầu nhóm. Các bạn chia sẻ xung quanh hai câu hỏi:
Từ ngày xa quê, các bạn được ǵ và mất ǵ?
Từ ngày xa quê, đời sống đức tin của các bạn gặp những vấn đề ǵ và cách giải quyết của các bạn?
Có những tiếng khóc nức nở v́ xúc động trong lúc chia sẻ, đặc biệt mỗi khi các bạn nhắc đến gia đ́nh và những người thân yêu. Chủ yếu là việc các bạn nhận ra tuy xa cách gia đ́nh nhưng các bạn không cô độc. Chúa vẫn luôn ở bên các bạn qua người này người nọ.
Một bữa cơm trưa thật vui vẻ xen với những tiết mục văn nghệ "hát cho nhau nghe" càng làm cho không khí buổi họp mặt thêm phần phấn khởi. Các tiết mục văn nghệ rất đa dạng do chính các bạn thực hiện. Đặc biệt có sự tham gia của một nhóm các em bán vé số. Khoảng gần 10 em hát ḥ không đều nhịp nhưng các em rất hồn nhiên và vui vẻ tham gia.
Sau giờ văn nghệ, các bạn được chia thành hai nhóm: một nhóm tập trung ở nhà thờ để chuẩn bị dọn ḿnh và lănh bí tích Giao Ḥa, c̣n một nhóm ngồi lại hội trường để nêu lên những thắc mắc trong đời sống đức tin của ḿnh và được cha Thành cũng như các thầy giải đáp. Vấn đề được các bạn quan tâm nhiều nhất là hôn nhân và gia đ́nh. Sau đó hai nhóm đổi cho nhau.

Giữa lúc ấy, một tin vui bất ngờ đến với các bạn: Đức Hồng Y gọi điện cho biết ngài sẽ đến thăm các bạn lúc 16h30. các bạn vỗ tay vang rền. Điều đó cho thấy sự quan tâm của vị cha chung giáo phận đối với các bạn xa quê. Trong bài nói chuyện của ḿnh với các bạn trẻ, Đức Hồng Y cho biết: hiện có khoảng 800.000 bạn trẻ Công giáo đang làm việc trong các khu công nghiệp quanh thành phố này. Hội Thánh muốn giúp đỡ các bạn nhưng không biết làm cách nào, trừ khi các bạn tự đến với những buổi hội họp như thế này. Ngoài ra, có 400.000 bạn trẻ đang được sự "giúp đỡ" của các thế lực "xă hội đen" để có công ăn việc làm. Các thế lực này đang chi phối những bạn ấy và một khi đă bước vào "mạng lưới" ấy, các bạn không thể nào thoát ra được.
Ngày sinh hoạt được kết thúc bằng Thánh lễ đồng tế trọng thể lúc 17h15 do cha Vinh-sơn Phạm Trung Thành, DCCT chủ tế. Nét đặc biệt của Thánh lễ hôm nay là không có ca đoàn nào hát lễ, mà chính các bạn dùng lời ca tiếng hát của ḿnh để cầu nguyện thiết thân với Chúa. Một Thánh lễ có rất đông bạn trẻ tham dự: chật cứng cả bên trong lẫn bên ngoài nhà thờ. Sau Thánh lễ, các cha tiếp tục ngồi ṭa giải tội cho những bạn chưa kịp xưng tội.
Các bạn chia tay nhau với biết bao quyến luyến trong t́nh thương mến thương. Tạ ơn Chúa đă cho các bạn trẻ "xa quê" có một ngày tuyệt vời như thế.

TÚC TRƯNG


ĐƠN ÂM: YÊU
Nói đến người trẻ, người ta thường liên tưởng ngay đến t́nh yêu. Cũng phải thôi, v́ người trẻ th́ đầy nhiệt huyết và t́nh cảm và yêu th́ có lẽ không chỉ người trẻ, đối với hết mọi người đều là "một phần tất yếu của cuộc sống".
Yêu có nhiều loại, t́nh yêu quê hương th́ ngấm vào tim, t́nh yêu làng xóm th́ "tối lửa tắt đèn có nhau", t́nh yêu gia đ́nh nằm trong từng cử chỉ chăm sóc quan tâm đến nhau "xa là nhớ, gần nhau là cười". T́nh yêu với tha nhân đồng loại th́ nâng đỡ, ủi an, chia cơm, sẻ áo. T́nh yêu nam nữ th́ trao tặng, đón nhận. C̣n t́nh yêu Jesus th́ hiến mạng sống ḿnh.
Yêu có nhiều cấp độ, t́nh yêu quê hương th́ tha thiết trong máu thịt. T́nh yêu gia đ́nh th́ ấm áp, sâu sắc, t́nh yêu tha nhân th́ thân thiết, gần gũi. T́nh yêu nam nữ th́ nồng nàn, sôi nổi. C̣n t́nh yêu Jesus th́ vô biên vô tận.
Yêu cũng có nhiều h́nh thức, yêu là chăm sóc, yêu là bảo vệ, yêu là gắn bó, yêu là an ủi, yêu là chia sẻ, yêu là cho ăn uống, yêu là đ̣i hỏi người ḿnh yêu, yêu là cho không tiếc nuối. Yêu là hiến mạng sống ḿnh.
T́nh yêu như những đóa hoa trên đường đời của bạn. Bạn đừng phớt lờ chúng, hăy hái chúng để tô điểm cho cuộc đời bạn. Chỉ nên cẩn thận kẻo yêu lầm, hoặc nhân danh t́nh yêu để hái một thứ không phải t́nh yêu.

BÚT CH̀ ĐEN


NHỮNG BÔNG HOA GIÁO HỘI
ABBA: Xưa Chúa đă phán: Lúa chín đầy đồng, mà thiếu thợ gặt…
Xưa nay vẫn thiếu thợ gặt. Thợ gặt ở đâu? Và muốn trở thành "thợ gặt Kitô" th́ làm sao?
Thể theo yêu cầu của một số bạn đọc, từ hôm nay, mời bạn hăy cùng ABBA ghé thăm các "ḷ đào tạo thợ gặt" với chuyên mục mới xuất hiện đều đặn mỗi kỳ: Những Bông Hoa Giáo Hội.
Trong khi xă hội đang rầm rộ các chương tŕnh tư vấn du học, sao lại không có Chương tŕnh tư vấn Tu Học của riêng chúng ta nhỉ?

TU HỘI TRUYỀN GIÁO THÁNH VINH SƠN
NGUỒN GỐC
Vào cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVI, Giáo Hội Pháp lâm vào t́nh trạnh khủng hoảng, đa phần hàng giáo sĩ quá yếu kém chỉ lo chạy theo bổng lộc, dân nghèo vùng quê bị bỏ rơi về mặt thiêng liêng.
Trước t́nh cảnh đó, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, cha Vinh Sơn đă lập Tu Hội Truyền Giáo năm 1625 và được Đức Tổng Giám Mục Paris châu phê năm 1626.
Năm 1632, cha Vinh Sơn nhận tu viện Saint-Lazare ở phía bắc Paris do các tu sĩ ḍng Victor trao tặng để làm trụ sở mới của Tu Hội Truyền Giáo. V́ thế, các linh nục thuộc Tu Hội quen được gọi là các cha "Lazaretes".
Ngày 12/03/1633, Ṭa Thánh đă châu phê việc thành lập Tu Hội Truyền Giáo (Cogregatio Missionis: CM) với sắc chỉ "Salvatoris" (Đấng cứu Độ chúng ta) của Đức Giáo Hoàng Urbano VIII.
Tu Hội Truyền Giáo thuộc Hội Đời Sống Tông Đồ và thuộc quyền Ṭa Thánh.
MỤC ĐÍCH
Tu Hội Truyền Giáo thành lập với mục đích thánh hóa bản thân qua việc rao giảng Tin Mừng cho người nghèo và đào tạo hàng Giáo sĩ. Mục đích này được thực hiện khi các thành viên và các cộng đoàn trung thành với thánh Vinh Sơn:
- Ra sức mặc lấy tinh thần Chúa Ki-tô cho phù hợp với ơn gọi của ḿnh.
- Rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, đặc biệt những người bị bỏ rơi nhất.
- Trợ giúp đào tạo giáo sĩ và giáo dân, đưa họ tham gia nhiều hơn vào việc loan báo Tin Mừng cho người nghèo.
TINH THẦN
- Yêu mến và tôn thờ Chúa Cha - T́nh yêu trắc ẩn và thiết thực đối với người nghèo - vâng phục Chúa Quan Pḥng.
- Cố gắng diễn tả tinh thần đó qua năm nhân đức kín múc từ Chúa Ki-tô: Đơn sơ – Khiêm nhường – Dịu hiền – Hăm ḿnh – Nhiệt thành.
T̀NH H̀NH TU HỘi HIỆN NAY
Tu Hội hiện nay gồm hơn 4.000 thành viên, trong đó có 30 giám mục, 3.173 linh mục, 10 phó tế vĩnh viễn, 196 tu huynh, 680 chủng sinh (sinh viên triết, thần và tập sinh). Tu Hội có mặt tại 80 nước trên thế giới, được chia thành 47 tỉnh và 4 phụ tỉnh.
Tu Hội hiện diện tại Việt Nam từ năm 1952, hiện có mặt tại các giáo phận: Đà Lạt, Xuân Lộc, Tp. Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuột và Kon-tum. Gồm 71 thành viên: 14 linh mục, 22 thầy và 35 chủng sinh (sinh viên triết + thần).
CÁC GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN
Ngoài thời gian t́m hiểu ngoại trú (cảm t́nh viên), các ứng sinh trải qua bốn giai đoạn sơ khởi sau đây: (1) Thỉnh viện: 1 năm; (2) Triết học: 3 năm; (3) Tập viện: 1 năm; (4) Thần học: 4 năm.
ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP
- Nam thanh niên có sức khỏe tốt – tuổi dưới 28 (trừ trường hợp đặc biệt được cứu xét riêng).
- Tŕnh độ văn hóa: Tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp (trừ trường hợp đặc biệt được cứu xét riêng).
CÁC ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
- Trụ sở chính: Curie Générale, Via Dei Capasso 30, 00164 Roma – Italie. ĐT: (331) 666.3730/ 666.3732/ 666.3736
- Nhà mẹ: 95 rue de Sèvres, 75006 Paris – France. ĐT: (33-1) 42-22-63-70
- Tại Việt Nam: 40 Trần Phú, Đà Lạt, Lâm Đồng. ĐT: 063. 823.089; 479/15 Nguyễn Kiệm, P.9, Phú Nhuận, Tp. HCM. ĐT: 08. 9904980. Email: vinhson@hcmc.netnam.vn; 22/01 Đồng Xoài, Túc Trưng, Định Quán, Đồng Nai. ĐT: 061. 639126. Email: tvvinhsontuctrung@hcm.vnn.vn

PAUL CÔNG