HY VỌNG CHO NGƯỜI NGHÈO

"Bạn nghèo, bạn nghèo hăy sống ước ao. Bạn nghèo, bạn nghèo hăy sống khát khao Nước Trời. Bạn nghèo, bạn nghèo có Đức Ki-tô. Bạn nghèo, bạn nghèo được phúc đầy no ơn Trời." Lời bài hát này có gợi cho ta suy nghĩ nào không? Phải chăng người nghèo cũng có quyền được ước ao hay khao khát một cái ǵ đó sao? Tại sao với Đức Ki-tô, người nghèo lại trở nên những người có phúc?

Nếu đọc một mạch cả chương 9 của Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, tạm bỏ qua tất cả các tiêu đề của người phiên dịch, ta sẽ thấy một khung cảnh khá lư thú: Đức Giê-su tiếp xúc với đủ mọi hạng người thuộc nhiều thành phần xă hội Do-thái thời ấy. Trong đó, ta sẽ thấy ngoài những hạng người được xem là "giàu", nghĩa là họ chẳng cần ǵ cả như các kinh sư, Pha-ri-sêu, phường kèn và đám đông ở nhà vị thủ lănh, c̣n lại là những con người thiếu thốn một cái ǵ đó, chẳng hạn thiếu sức khoẻ như anh chàng bại liệt, người đàn bà bị băng huyết, viên thủ lănh, hai anh mù, người câm bị quỷ ám và đám đông lầm than vất vưởng không người chăn dắt. Tương quan của Chúa Giê-su đối với những người này như thế nào? Người nghèo là ai đối với Chúa Giê-su? Và Người đă mạc khải điều ǵ cho con người chúng ta hôm nay?

Tin Mừng cho biết rằng chỉ những người nghèo mới muốn đến với Đức Giê-su. Sở dĩ như thế v́ khi ở bên Người, họ cảm thấy thoải mái. Thậm chí họ c̣n can đảm giăi bày với Người t́nh trạng của họ, trong khi lẽ ra sự nghèo khổ thường khiến người ta trở nên khép kín, v́ họ quá biết là không ai sẽ thực sự hiểu họ. Những người đau ốm và sầu khổ thường không muốn ra khỏi nhà. Thế mà bây giờ có người hiểu được họ: Giê-su người Na-da-rét.
Về phần ḿnh, Đức Giê-su cũng đích thân đến với những con người nghèo khổ. Người đă ḥa ḿnh với "lũ tiện dân", với những kẻ "bệnh hoạn" ít nhiều bị Thiên Chúa chúc dữ theo quan niệm thời ấy. Người không hề sợ mất thanh danh khi đến dự tiệc với "quân thu thuế và phường tội lỗi". Quả vậy, Người bị coi như "một tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi" (Mt 11,9).
Chúng ta vẫn nghe người đời thường nói: "Hăy nói cho tôi biết anh giao du với ai, tôi sẽ nói cho anh biết: anh là ai". Nếu đúng như thế th́ việc đi đến kết luận rằng Đức Giê-su là người tội lỗi cũng không xa mấy!!! Chắn chắn nhiều người Do-thái đă nghĩ như vậy. Điều đó cho thấy Đức Giê-su dấn thân một cách sâu xa như thế nào. Người không sống "cho" người nghèo bằng cách chỉ ở bên cạnh họ, ở ngoài thế giới của họ. Nếu làm như thế, có lẽ Người đă được người ta thán phục. Đàng này, Đức Giê-su đứng hẳn về phía họ đến nỗi bị coi như một người trong bọn họ.
Đối với Đức Giê-su, người nghèo không phải là một con số, cũng chẳng phải là một trường hợp, mà họ là một con người. V́ thế, Người phân biệt được người đàn bà bị băng huyết đă chạm đến áo Người ngay trong đám đông, và Người đă lập tức quan tâm đến bà. Tất cả những cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su và những người nghèo khổ trong Tin Mừng đều là những cuộc gặp gỡ giữa người với người, thấm nhuần ḷng kính trọng sâu xa mầu nhiệm của mỗi con người.

Khi đến với Đức Giê-su, người nghèo được Người mạc khải cho biết sự phong phú và giàu có của họ. Ta đừng vội tưởng người nghèo không có ǵ. Đối với Đức Giê-su, người nghèo là những người giàu có. Chính v́ sống với những người nghèo khổ, gặp gỡ họ một cách sâu xa nên Đức Giê-su khám phá ra nơi họ một kho tàng quư giá. Đó là đức tin. Đức tin là báu vật duy nhất của người nghèo, v́ đó là điều cần thiết nhất để được cứu rỗi. Và đó cũng chính là điều duy nhất mà chỉ người nghèo mới có được. Chúa Giê-su luôn mạc khải cho những người nghèo khổ được biết họ có đức tin, cũng như nói cho những kẻ tưởng ḿnh đă có đức tin biết rằng họ là những kẻ kém ḷng tin (Mt 6,30; 8,26; 14,31; 16,8; Lc 12,28).
Kể từ khi Đức Giê-su đến thế gian, người nghèo không c̣n là người đau khổ và tuyệt vọng nữa, v́ họ đă có một kho tàng lớn lao là niềm tin vào Đức Giê-su và Tin Mừng của Người. Họ c̣n là những người đem Tin Mừng đến cho mỗi người chúng ta qua niềm tin đơn sơ và ḷng phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa t́nh yêu.

TÚC TRƯNG, C.Ss.R.


ĐI T̀M T̀NH YÊU CHÂN CHÍNH
Khát vọng t́nh yêu có lẽ là một khát vọng được coi là mănh liệt nhất trong cuộc sống của con người. Chẳng phải thế mà Xuân Diệu đă nói: Làm sao sống được mà không yêu; không nhớ, không thương một kẻ nào.
Nhưng thế nào mới là một t́nh yêu chân chính?
Có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Chỉ trong một cuộc khảo sát nhỏ với các bạn trẻ tuổi từ 18 đến 25 xung quanh nơi tôi ở đă có hàng trăm ư kiến khác nhau. Có bạn cho rằng t́nh yêu chân chính là không vụ lợi, không toan tính, có bạn cho rằng t́nh yêu chân chính là hy sinh. Người bảo t́nh yêu chân chính có trong sự tha thứ, người khác lại khăng khăng t́nh yêu chân chính phải là cùng đi qua khổ đau…
Chỉ giới hạn trong t́nh yêu lứa đôi của những người trẻ thôi th́ cũng đă thấy muôn màu muôn vẻ. Biết bao câu chuyện t́nh, mỗi chuyện một sắc thái, một hoàn cảnh. Trên truyền h́nh, trên báo chí, trên radio, trong những cuốn sách cửa sổ tâm hồn của NXB trẻ…

Con người đă khám phá ra t́nh yêu từ rất lâu, nhưng t́nh yêu có bao nhiêu cung bậc? Có lẽ chẳng ai "đếm" nổi. Có những cung bậc khi bước chân vào, người ta bỗng thấy như lạc vào Thiên Đường, bỗng chốc thấy đời sao đẹp quá, đáng yêu quá khiến con người ta sống dễ thương hơn, bỗng dưng người ta thích hát t́nh ca, thích đi học sớm, thích đi ngang một con đường, thích mặc màu áo mà h́nh như ai đó thích… Chỉ một ánh mắt trao mà đêm về khó ngủ. Không chỉ thế, có người c̣n đem theo ánh mắt ấy đến hơi thở cuối cùng… t́nh yêu chân chính có trốn ở đó không?
Có những cung bậc lại khiến con người ta đi vào thế giới lạ, bỗng chốc khiến con người ta trở nên ḱ quặc trong mắt mọi người, họ không c̣n phân biệt được tốt xấu đúng sai, họ tôn thờ t́nh yêu và t́nh yêu của họ cách mù quáng… để rồi sa chân vào biết bao cạm bẫy chực chờ. T́nh yêu chân chính nằm ở đâu trong cung bậc này?
T́nh yêu có khi là hoa, là nắng tô hồng môi má và cuộc đời người ta. T́nh yêu có khi là mưa cho tê tái ḷng ai đó. T́nh yêu có khi là gió thổi khô cuộc đời người ta trong đợi chờ.
T́nh yêu có khi là đốm lửa soi lối cho những mơ ước và khát vọng, cho những sáng tạo và yêu thương thăng hoa. T́nh yêu là những nụ hôn dài không nghỉ để cố giành giải thưởng lấy tiền làm đám cưới. T́nh yêu là chiếc ô, che cho người khác khô c̣n ḿnh th́ ướt.

Tôi không có ư định sẽ định nghĩa t́nh yêu, bởi trước tôi đă có quá nhiều vĩ nhân làm việc đó. Nhưng bạn thấy đấy, họ cũng chẳng bao giờ có được một định nghĩa chung. Có lẽ bởi t́nh yêu như một vườn hoa nhiều màu sắc, có hoa hồng, hoa lan, cũng có cả cúc dại ven đường. Có những bông hoa rất đẹp mà bên trong có kiến, có sâu, có những bông hoa bé tí mà thơm dịu dàng. Bạn tự ḿnh đi vào vườn hoa ấy, hái lấy cho ḿnh một đóa yêu thương. Chẳng có bông hoa nào không có giá trị, chẳng có bông hoa nào không đáng trân trọng. Vấn đề là bạn tự quyết định và hài ḷng với quyết định của chính ḿnh.
Tôi nghĩ t́nh yêu chân chính chính là đóa yêu thương mà bạn đă chọn, đă cố vượt qua thử thách, gai góc để hái lấy. Thêm vào đó, bạn phải hài ḷng, phải trân trọng, phải ǵn giữ bằng hết con tim bạn. Bạn phải biết đóa yêu thương của bạn thuộc loại hoa ǵ? Nếu nó bị sâu tấn công th́ bạn diệt sâu hay bỏ nó? Nếu nó thiếu nước th́ bạn có tưới cho tươi lại không? Bạn có cột nơ dưới cành nó không? Tóm lại, chỉ có bạn mới biết cách chăm sóc thế nào là tốt nhất cho đóa yêu thương của bạn để hương thơm và vẻ đẹp của nó không chỉ đem lại hạnh phúc cho bạn mà c̣n tô điểm cho cuộc đời quanh bạn.
"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương." (Trịnh Công Sơn)

*Viết tặng BBT ABBA và các bạn trẻ đọc ABBA như tôi*
MINH PHƯƠNG


ĐƠN ÂM: ĐỢI
Đợi là một trạng thái mong chờ có pha hồi hộp, hạnh phúc. Có khi lại xen lẫn lo âu. Lắm lúc lại mang nhiều hy vọng.
Một đứa bé nghĩ tới niềm hạnh phúc được cho quà, nó đợi mẹ đi chợ về trong hớn hở.
Một cô gái đợi người yêu th́ hồi hộp, băn khoăn không biết phải mặc ǵ, nói ǵ.
Một người chồng trẻ đợi bên ngoài pḥng hộ sinh th́ tâm trạng chuyển biến khôn lường. Anh ta lo vợ sinh khó, lại lo đứa con không khỏe. Rồi anh ta mỉm cười khi nghe tiếng trẻ thơ lọt ḷng ̣a khóc.
Một người mẹ chờ con đi chơi khuya về th́ ḷng vừa lo, vừa giận.
Một người cha chờ bên ngoài pḥng mổ, đợi tin đứa con gái bị tim bẩm sinh, ông vừa đau đớn vừa hy vọng.
Bây giờ là tháng Ba, tôi không biết chúng ta đang khao khát đợi Chúa đến cứu chúng ta khỏi tội lỗi hay là Chúa đang hy vọng đợi chúng ta thống hối trở về?

BÚT CH̀ ĐEN