"Truyền Giáo là bản chất của Giáo Hội. V́ thế mọi người Kitô hữu đều có bổn phận truyền giáo. Truyền giáo có nhiều cách thức: bằng cầu nguyện hy sinh, bằng đời sống gương mẫu, bằng công cuộc phát triển… V́ thế, không ai có quyền thoái thác bổn phận ưu tiên hàng đầu này…"
(Trích trong sách "Cha Tôi" của Đức ông Phan Văn Hiền)

GIA Đ̀NH LÀ YÊU THƯƠNG
Hôm rồi, một người bạn ABBA nói tôi viết vài ḍng "Bạn nghĩ ǵ về gia đ́nh?". Nhận lời rồi (v́ bạn ấy khích "Bộ bạn không có gia đ́nh sao mà không biết viết ǵ?"), nhưng nghĩ măi không biết viết cái ǵ đây. Gia đ́nh nào cũng có những yêu thương, hạnh phúc thiêng liêng của nó, nhưng cũng có những khổ tâm, bất hạnh theo nhiều cấp độ, và theo suy nghĩ của mỗi cá nhân. Tôi không biết nói cái ǵ, và bắt đầu từ đâu. Chủ nhật ở nhà xem phim truyện Việt Nam "Vai diễn đầu đời" thấy cũng khá thú vị, thôi th́ tôi sẽ kể về bộ phim này vậy.
Bỏ qua chủ đề chính của bộ phim, chi tiết tôi nhớ nhất và muốn nhắc đến ở đây bắt đầu bằng việc Ḥa C̣i – chú bé nhân vật chính – đang ở nhà học bài th́ bạn rủ đi hát karaoke nhân dịp sinh nhật. Ba mẹ C̣i vắng nhà, chỉ có C̣i và em ở nhà cùng ông nội. Ban đầu C̣i không định đi, nhưng bạn nài nỉ với nhiều lư do rất hợp lư, Ḥa C̣i không cưỡng lại được bản tính ham chơi của trẻ con và ham ca hát của ḿnh. Chuyện bé xé ra to khi ba mẹ C̣i về, đi t́m lanh quanh chẳng thấy, hoang mang sợ hăi nghĩ con bị mất tích v́ thường ngày Ḥa đi đâu cũng xin phép. Đến khi t́m thấy C̣i từ trong quán karaoke đi ra cùng lũ nhóc, ba C̣i vô cùng tức giận lôi C̣i về nhà đánh cho một trận tơi tả v́ "không lo học mà chỉ lo đi chơi". Hôm đó, C̣i không học bài. Hôm sau làm bài kiểm tra C̣i chỉ được 5 điểm. Với một học tṛ luôn đứng nhất lớp và đi thi học sinh giỏi như C̣i, 5 điểm là thấp. Khủng khiếp hơn khi C̣i luôn ám ảnh bởi trận đ̣n và cái câu hăm he của ba "Học không lo học, lo đi chơi, có ǵ là mày chết với tao", ban ngày và cả trong giấc ngủ. Nỗi ám ảnh đó đă xui khiến C̣i trở thành "Lư Thông thứ thiệt". Cũng xin nói thêm, C̣i do đóng quá đạt vai Lư Thông trong vở tuồng, mà nhiều bà con vùng quê đơn sơ, chất phác có ác cảm với C̣i v́ "Nó phải ác th́ đóng ác mới đạt được như vậy chớ!" C̣i trở thành "Lư Thông ngoài đời" khi xúi giục bạn sửa điểm kiểm tra cho hai đứa, nhưng khi bạn bị cô giáo bắt quả tang, C̣i đă chối tội của ḿnh và dồn hết cho bạn.

Tôi muốn nhân chi tiết này nói lên một khía cạnh trong giáo dục ở gia đ́nh Việt Nam ta. Ít nhiều, tôi và các bạn đều đă trải qua kinh nghiệm của Ḥa C̣i. Từ một lỗi lầm nhỏ, nhưng đôi khi v́ nỗi sợ hăi, ta sẽ phạm một sai lầm lớn hơn. Hồi c̣n nhỏ, tôi liên tục đứng nhất lớp. Đến học kỳ I năm lớp 5, một người bạn trong lớp tôi được học tập trung trong đội tuyển đi thi học sinh giỏi văn cấp toàn quốc, nên dù không học chung với lớp nhưng vẫn mặc nhiên được hạng nhất theo quy định của Sở Giáo Dục. Cô chủ nhiệm đă tŕnh bày rơ ràng như thế trong buổi tổng kết. Tôi vẫn thấy buồn. Thế nhưng, khi mang sổ liên lạc về nhà, mẹ tôi đă đánh đ̣n tôi một trận nên thân mà không hề hỏi han tôi. Lên cấp hai, nhiều môn học mới và khó hơn, tôi không c̣n liên tục đứng nhất lớp như trước. Mỗi lần cầm sổ liên lạc về nhà là y như rằng tôi bị một trận đ̣n. Dần dần, khoảng thời gian cuối tháng là thời gian vô cùng đáng sợ đối với tôi. Sổ liên lạc cần chữ kư của phụ huynh, nhưng tôi cứ giữ măi trong cặp. Hết tháng này qua tháng nọ, vào lớp tôi luôn bị cô giáo trách mắng v́ không có chữ kư phụ huynh. Cuối năm đành phải đưa ra, tôi lại bị ăn đ̣n nhiều hơn. Ngoài mặc cảm "lười biếng" và "học dốt", giờ tôi lại có thêm mặc cảm "gian dối" và "giấu diếm". Lúc đó tôi chỉ thấy vô dùng sợ hăi và mặc cảm. Giờ nghĩ lại, tôi ước chi mẹ tôi hỏi thăm xem tôi có gặp khó khăn nào không, thay v́ chỉ trừng phạt tôi như thế. Chính sự sợ hăi và mặc cảm khiến tôi càng ngày càng tự ti và học dở hơn những môn tôi yếu.
Giờ kể ra với các bạn, trong tôi cũng chẳng có sự trách móc nào, nhưng tôi cứ tiếc "giá như …". Bạn thử nghĩ xem, những sai sót, lỗi lầm và cả những yếu kém của tôi đă là một điều tổn thương với bản thân tôi rồi. Tôi cần sự cảm thông và khích lệ của người lớn. Giống như kết cục đầy bất ngờ của bộ phim trên, Ḥa C̣i ̣a khóc nức nở trong ṿng tay cảm thông và yêu thương của ông nội – nhà tài trợ giấu mặt cho việc học và tham gia đội văn nghệ xă của C̣i. Người xem nh́n thấy hiển nhiên một con đường hướng thiện, rằng C̣i chắc chắn sẽ từ bỏ được "tính Lư Thông bất chợt" của ḿnh.

HÀI ĐỒNG


LÀM HỒNG Y LÀ LÀM CÁI G̀ ?
Đức Tân Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đă nhiệt t́nh giải đáp thắc mắc của nhiều bạn trẻ "Làm Hồng y là làm cái ǵ?"
– Khi nghe tin ḿnh có tên trong danh sách các tân hồng y, tôi (Đức Giám Mục) như nghe tin "từ trên trời rơi xuống" – một chuyện hoàn toàn bất ngờ, "nằm mơ cũng không thấy". Như vậy, làm Hồng y là một ơn gọi, hoàn toàn không có một sự chuẩn bị, một sự tập luyện, hay một quá tŕnh nào.
– Làm Hồng y, theo như lời một người bạn Giám mục khi gọi điện thoại chúc mừng tôi, là mai mốt có tổ chức bầu Đức Giáo Hoàng th́ phải ráng mà đi, lỡ có được bầu làm Đức Giáo Hoàng th́ phải ráng mà làm (cười), nhưng mà chuyện đó th́… (cười tiếp)
– Sau nghi lễ ở Roma, có một phóng viên nước ngoài hỏi tôi "Bây giờ là Hồng y, ngài sẽ làm ǵ?" tôi đă trả lời "Tôi sẽ mặc áo đỏ". Làm Hồng y là mặc áo đỏ, c̣n trước đây th́ tôi mặc áo tím.
– Khi tôi đang trên đường ra sân bay về nước, tôi có nhận được hai thư của Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm tôi làm thành viên của ban truyền giáo và ban phụng tự. Vậy làm Hồng y là làm thêm thành viên của một số ban, và mai mốt những ban này có họp hành ǵ th́ ráng mà đi. Làm Hồng y là đi hội họp nhiều hơn.
– Chỉ trong ṿng một tháng tại Roma, nh́n lại tôi thấy tóc ḿnh bạc trắng hết, như vậy làm Hồng y là tóc bạc.
– Sau khi về nước, tôi phải đi gặp gỡ nhiều đoàn thể, chính quyền, như vậy làm Hồng y là phải gặp gỡ nhiều hơn.
– Ngoài ra, tôi thấy ḿnh vẫn như cũ, vẫn con người cũ, vẫn những công việc cũ mà thôi…
Đức Hồng Y của chúng ta dí dỏm quá đi chứ, bạn nhỉ!

HOA QUỲNH


ABBA: Thời gian qua, hẳn tất cả mọi người chúng ta đều rất thú vị với loạt bài "Đơn Âm" của tác giả kư tên AN. Thú vị và bất ngờ hơn khi loạt bài này đă khơi nguồn cảm hứng cho các bạn đọc khác. Bắt đầu kỳ này, ABBA xin hân hạnh giới thiệu với các bạn những "đơn âm" khác trong cuộc sống này…

ĐƠN ÂM: NHÂN
Chữ "nhân" đang được xem xét dưới nhiều khía cạnh: nhân quyền (chính trị), nhân bản (giáo dục), nhân văn (văn hóa)... Và h́nh như ai cũng muốn chữ "nhân", dù được nh́n dưới lăng kính nào, cũng đạt ở mức hoàn hảo. V́ nhân là người, là cao quư hơn cả mà!
Dẫu đă cố gắng nhưng những nơi rêu rao và lên án v́ vi phạm nhân quyền của người khác cũng đang vi phạm. Hết nhà giáo dục đến nhà chính trị kêu gào một lối sống mới phải đạo đức hơn, giá trị hơn, nhưng thực tế t́nh trạng nhân bản vẫn tuột dốc nhanh...
Ngay từ đầu nhân do Thiên mà có, nên mọi nỗ lực hoàn thiện nhân sẽ vô ích nếu không có Thiên. Phải chăng đó là lư do để Đức Giêsu mời gọi ḿnh hăy nhân từ như Cha là Đấng Nhân Từ.AN.

ĐƠN ÂM: HỐI
Một quan chức cấp cao biển thủ của công, ch́m trong những cuộc trác táng đốt tiền. Đến ngày công lư phán xét lại rơi nước mắt. Đó là hối?
Một cô gái khóc ngất bên núm ruột mới tượng h́nh đă bị từ chối quyền làm người. Đó là hối?
Một đứa con lỡ lời hỗn với mẹ, cả hai đều khóc… giọt nước mắt nào là hối?
Một người đàn ông 85 tuổi viết khi ông sắp chết: "Nếu tôi được sống một lần nữa, tôi sẽ phạm nhiều sai lầm hơn. Tôi sẽ không thích ḿnh hoàn hảo quá như vậy. Tôi sẽ thư giăn hơn, sẽ ngu ngốc hơn, tôi sẽ thưởng thức cuộc sống nhiều hơn, tôi sẽ bớt ngăn nắp, bớt sạch sẽ…" Đó là hối?
Sau khi chối Chúa ba lần, Phêrô khóc. Đó là hối?
Thứ tư Lễ Tro, mọi người chen chân đến nhà thờ lănh tro…
Đó là hối?

BÚT CH̀ ĐEN