SỰ KIỆN

Sự dữ đang hoành trên trái đất. Những tai nạn gây chết người hàng loạt, nghe đến người ta lo lắng không biết lúc nào sẽ đến lượt ḿnh. Chết nhiều quá và bất ngờ quá; chết trong hoảng loạn; chết trong tuyệt vọng, bi đát và không kịp chuẩn bị. Tương lai của tôi c̣n dài và tôi đâu đă muốn chết. Tôi c̣n trách nhiệm với bản thân, gia đ́nh và công đồng. Tôi phải đáp trả môi trường đă cho tôi trưởng thành, và đến lúc tôi phải sinh hoa kết trái. Sao đời tôi lại kết thúc lúc này? Tôi c̣n vướng bận với bao điều chưa giải quyết xong. Cần phải hoà giải với những bất b́nh. Cần phải đền bù với những bất công. Cần phải sám hối về những bỏ mặc, dửng dưng. Sao tôi không c̣n cơ hội cuối cùng? Thiên nhiên đẹp tôi chưa hưởng thụ và chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp. T́nh yêu tuyệt vời tôi chưa cảm xúc hết. Một khát khao tôi chẳng bao giờ được thoả măn. Cuộc sống bất ngờ tôi chẳng kịp chuẩn bị và tôi sẽ ra đi trong nuối tiếc. Biết bao điều tôi mơ ước thực hiện sẽ măi măi chỉ là mơ ước nếu tôi không biết hết ḿnh cho hiện tại. Giây phút hiện tại để tôi đón nhận và cũng để tôi ban tặng. Nếu tôi không rộng lượng, tôi sẽ mất cơ hội và sẽ măi măi tiếc nuối.

Hơn lúc nào hết tôi phải sống nhiệt t́nh thật sự. Làm điều tốt cho nhân loại, xây dựng công bằng, bác ái cho xă hội, thắt chặt mối dây liên kết huynh đệ bằng cảm thông và tha thứ. Tất cả những ǵ có thể được công nhận là tốt, tôi phải sống và thực hiện. T́nh yêu mới bù đắp được đau khổ do sự dữ gây ra. Tôi có yếu kém, tôi có sai sót, tôi có bất toàn… Nhưng tôi có t́nh yêu để góp chung vào nhịp thở của nhân loại và có thể làm hồi sinh nhân loại. Một ḿnh tôi không thể có tên gọi t́nh yêu. Chỉ riêng tôi không bao giờ có hoàn tất hay hoàn hảo. Chỉ kết hợp, liên kết tôi mới phát huy hết khả năng. Sống với nhau tôi mới định nghĩa được cảm xúc và t́nh yêu. Tôi chẳng muốn có bất hoà hay chống đối, cũng đâu muốn có hận thù hay đau khổ. Một tấm giấy có thể viết lên nhiều định nghĩa. Chính tôi viết định nghĩa ấy.

MỘT BẠN TRẺ


ĐÊM KHÔNG NHÀ
Đề cảm nhận cuộc sống của họ, hơn 1giờ một đêm nọ, tôi dạo một ṿng quanh các trục đường chính của thành phố. Và tôi thấy, quận 1 vẫn là nơi những người ngủ đường hội tụ đông nhất. Không chỉ bằng trực giác, cũng không phải do tôi đếm, đếm không xuể, không hết, mà tôi nhớ trong một đêm đi kiểm tra cùng lănh đạo Pḥng quản lư hành chính và trật tự xă hội, thuộc CA Tp.HCM trong đợt tổng điều tra dân số trên toàn quốc năm 1999, toàn TP có hơn 3 ngàn người lang thang, vô gia cư, th́ riêng quận 1 đă chiếm quá 20%. Họ tá túc nhiều nhất trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo thuộc phường Nguyễn Thái B́nh và Phạm Ngũ Lăo, công viên 23-9, công viên Bạch Đằng, bùng binh Quách Thị Trang. Song ở đây tôi không đề cập đến những kẻ bụi đời, những con nghiện vô gia cư, ngày quậy phá, đêm chui rúc nơi xó chợ đầu đường, nhếch nhác, ô hợp, có một vấn đề đáng nói hơn nhiều, đó là cuộc sống của những người lao động nghèo lam lũ không nhà cửa, đang hàng đêm phải ngả lưng trên những đoạn vỉa hè, những mái che không đủ trốn chạy khi cơm mưa bất chợt. Họ nằm đó, co quắp trong những mảnh chăn mền tơi tả.
Tôi đứng lâu trong đêm, lặng nh́n. Trước cửa hàng LG trên đường Trần Hưng Đạo, tôi nán lại quan sát, thấy một người phụ nữ nằm quay mặt vào trong, vùi đầu trong đống quần áo cũ, rồi có hai đứa trẻ chừng 8-10 tuổi với hai người đàn ông cũng nằm chung gần đó. Tôi đoán có thể đây là một gia đ́nh. Đứa trẻ nhỏ húng hắng ho, tay quờ quạng cuốn gần hết tấm mền đắp ngang ngực đứa lớn. Tôi muốn hỏi một chút về thân phận của những con người kia nhưng không biết làm sao.

Tôi tiến lại chỗ có ánh lửa tàn thuốc lập loè. Một ông già đang ngồi bó gối đăm chiêu, bên cạnh có vài ngưới khác đang say ngủ. Ông là người ít nói, nhưng gạn hỏi măi tôi cũng biết ông cùng mấy thanh niên kia quê ở Bến Tre rủ nhau lên thành phố thuê xích lô, ba gác đạp kiếm sống. Họ thuê xích lô 15 ngàn đồng một ngày. Có hôm ế ẩm, bị lỗ vốn. Nhưng không lẽ ở quê không có cách ǵ kiếm sống để bác phải lên thành phố sống khổ sở như thế này? Câu hỏi của tôi như khơi đúng mạch suy tư của ông già. Ông bảo: Ai muốn sống nhục nhằn như thế này đâu. Trước đây ở dưới quê tôi cũng có vườn có ruộng. Năm 97, bà xă tôi đột ngột đổ bệnh. Một khối u ác tính trong lồng ngực. Không đành để bả nằm chờ chết, tôi bán hết ruộng vườn đưa bả về thành phố điều trị. Hơn 4 tháng trời cơm đường cháo chợ, tiền thuốc men, viện phí, bệnh bả thuyên giảm nhưng gia đ́nh chúng tôi chỉ c̣n hai bàn tay trắng. Năm đứa con tôi ở dưới quê giờ đều đi làm mướn, tôi th́ lên đây. Ông già chỉ sang mấy thanh niên nằm bên cạnh: Đám này cùng ấp với tôi. Chúng cũng chẳng có nghề nghiệp ǵ hết ráo. Búng mẩu thuốc cháy dở vào không trung, ông đưa tay che miệng ngáp một hơi rơ dài, rồi mặc tôi ngồi đó, ông ngả lưng trên mảnh áo mưa màu cỏ úa.

Tôi dừng xe khá lâu trước một dăy những người buôn gánh bán bưng đang nằm ngủ ngon lành trên vỉa hè ở ngay góc ngă tư Trần Hưng Đạo - Kư Con. Họ xếp sát những quang gánh lại vùi nhau, phủ những tấm áo mưa lên trên thành một túp lều con con, thoạt nh́n khó nhận ra bên trong có hàng chục con người đang nằm ngủ. Có lẽ, kẻ thù của họ trong lúc này là đám muỗi đói, muỗi nhiều vô kể. Trong "căn lều" con con kia, tiếng trở ḿnh, tiếng găi xột xoạt. Họ cứ nằm thế, trong giấc ngủ chập chờn. Họ quê ở B́nh Định, mảnh đất thuần nông, nghèo, mỗi khẩu chỉ được 500m vuông ruộng, không nghề ǵ phụ, nên bà con phải phiêu bạt như thế này. Bà Liên thức dậy, chui ra khỏi chỗ nằm. Bà lấy trầu ra nhai bỏm bẻm. Bà chậm răi viên cục thuốc lào lớn đưa vào miệng rồi kể: Chúng tôi nằm ở đây bị rượt hoài. Có hôm bị mấy cậu dân pḥng đánh thức dậy, đuổi đi. Chúng tôi chạy sang bên kia đường thuộc phường khác, nằm chưa ấm chỗ lại bị bên này đuổi tiếp. Biết rằng không mấy đẹp mắt nhưng. Con bé nhà tôi đang học đại học nó cũng buồn. Nghe bà kể tôi thầm cảm phục bà mẹ này. Buôn gánh bán bưng, không nơi ăn chốn ở nhưng bà đang là chỗ dựa chính cho đứa con gái đầu ḷng đang học năm thứ hai trường Đại học Khoa Học Xă Hội Và Nhân Văn, thằng thứ hai đang ôn thi đại học kỳ tới… Tôi xót xa trộm nghĩ, chắc hai con bà giờ đây cũng đang trăn trở nơi pḥng trọ, nhà thuê nào đó. Tôi thầm cảm ơn bà đă, đang góp phần tạo dựng cho xă hội những tương lai tốt đẹp. Trời gần sáng, người xe bắt đầu nhộn nhịp trên những nẻo đường. Trải qua một đêm mệt mỏi nhưng tôi hoàn toàn minh mẫn để bắt tay ngay vào một ngày mới. Dẫu không thể nào nói hết những số phận, những con người tôi đă gặp nhưng tôi không thể quên h́nh ảnh những người cha, người mẹ, người anh, người chị của những gia đ́nh đang phải lăn lộn với cuộc mưu sinh, với từng đêm dài trăn trở.
Thành phố, xă hội của chúng ta vẫn c̣n quá nhiều việc phải làm.

Ư THU gửi.


ĐƠN ÂM: VUA
Mấy bữa nay, vua Thụy Điển viếng thăm Việt Nam, các phương tiện truyền thông có nhiều tin tức nhanh về sự kiện nay.
Báo Tuổi Trẻ, ngày 5.2.2004 cho biết nhà vua đă đến Việt Nam bằng máy bay thường và chung với những hành khách b́nh thường. Ngài cũng quá cảnh ở Thái Lan trước khi đến được nơi muốn đến. Chọn lựa phương tiện đi lại như thế đối với vua của một nuớc phát triển và đóng góp vào các quỹ viện trợ cho các nước nghèo nhiều nhất thế giới là điều đáng cho ḿnh suy nghĩ lắm chứ.
Một vị Vua khác cũng chọn một cung cách nghèo, đến độ không ai nhận ra đó là Vua. Hôm nay Ngài xuống tàu đánh cá của anh Phêrô, ngồi nói về Vương Quốc Cha Ngài cho dân. Nói chuyện xong, thấy Phêrô buồn thỉu buồn thiu v́ làm ăn thất bại (cả đêm vất vả mà không đánh bắt được con cá nào), Ngài đă đề nghị anh hăy khởi đầu lại. Chẳng biết sao anh lại nghe theo Ngài và anh đă trúng mánh lớn. Lúc đó, anh Phêrô nhận ra Giêsu nghèo hèn đó là Vua, nên đă phục lạy Ngài.

AN.


GIỚI TRẺ TIN YÊU…
GẦN 200 HUYNH TRƯỞNG ĐƯỢC TRAO CHỨNG CHỈ HUYNH TRƯỞNG CẤP II.
Sau g?n 6 tháng tham dự các Sa mạc huấn luyện và thực hành tại các Xứ đoàn. Hôm Chúa nhật 01/02/2004 vừa qua, gần 200 Huynh trưởng cấp I (của cả hai ngành Ấu và Thiếu) đă chính thức được trao Chứng Chỉ Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể Cấp II, do Ban Mục Vụ Thiếu Nhi Giáo Phận Sàig̣n ấn kư, có giá trị trên toàn quốc và quốc ngoại. Thánh lễ đồng tế Tạ Ơn và Trao Chứng Chỉ đă được long trọng cử hành lúc 10h00 sáng cùng ngày tại Gx. Thái B́nh, G̣ Vấp. Lm Hoá (chánh xứ Hoàng Mai, Tuyên úy TNTT VN) không dấu được niềm vui ngay trong bài giảng: "...Tin vui cho TN giáo phận... một trong những tín hiệu đánh dấu sự HỒI SINH của TNTT VN...". Trong lời cám ơn cuối Thánh lễ, Lm Tuấn (đặc trách Thiếu Nhi Giáo Phận) đă nhắn nhủ các Tân Huynh trưởng: "Thầy đă đến và ném LỬA xuống trần gian. Và Thầy chỉ hằng ước mong cho LỬA ấy được bùng cháy lên...".

QUỐC NGỌC