TRỖI DẬY LẦN THỨ HAI

Cao nghiện ma túy nặng, cả xóm ai cũng biết. Đùng một cái hàng xóm thấy Cao có nhiều bạn đàng hoàng đến chơi, rồi Cao c̣n mở Thánh Kinh, mở thánh ca hát vang cả ngày. Ai cũng mừng, như vậy là Cao đă bỏ được ma túy. Nhiều Cha sở, nhiều Hội ḍng biết, mời Cao đến như một nhân chứng sống đă vượt qua được ma túy, trước những bạn trẻ đang nghiện ngập hoặc sắp lần ṃ đến ma túy.
Đùng một cái – lại một bất ngờ lớn lao – Cao được pḥng tư vấn của Viện Pasteur Sài G̣n mời đến tham vấn và cuối cùng cho biết, lần xét nghiệm vừa rồi cho thấy Cao nhiễm HIV dương tính.
Cao hoang mang lo lắng, chạy khắp nơi, làm đủ việc, mà sự thật ḿnh bị nhiễm căn bệnh như một định mệnh chết tiệt của kiếp chó sinh, vừa được thoát cảnh ít lâu, nay lại hoàn cũ. Cao trách Chúa, rằng tại sao đă cứu ḿnh khỏi ma túy lại không ngăn luôn con virus quái đản đó lại. Cao đến với các nơi trước đây Cao thường lui tới như một vị thượng khách. Họ vẫn trân trọng đón tiếp, nhưng Cao lại chỉ thấy tất cả là giả tạo, là thương hại ḿnh.
Về lại góc phố quen thuộc của ngày nào, mấy đứa bạn xưa thân tàn ma dại gặp Cao bu lại than thở "đă đến chân tường rồi, không tiền, mà cũng chẳng ai để hở cái ǵ cho dễ ăn cắp nữa". Họ xin Cao chỉ cách cai nghiện. Cao chua chát bảo họ: "Cai làm ǵ? Cai rồi có thoát được siđa không?" Cao bắt đầu chơi lại ma túy.

Khi Cao đánh bạn lại với mây khói ảo, cũng là lúc Sài G̣n bắt đầu vào các chiến dịch thu gom, buộc cai nghiện cưỡng bức với tất cả những ai nghiện. Mỗi lần chơi ma túy là Cao lại có cảm giác thất bại chứ không sảng khoái như trước đây nữa, nhất là cảm giác như có một người nào đó ở trong Cao đang phải cắn răng chịu đựng. Nhiều lần những người ở phường đến để bắt Cao đi cai nghiện cưỡng bức, nhưng không lần nào bắt được Cao. Có lần họ đă vào nhà rồi, mà Cao vẫn ra khỏi đó được cách an toàn.
Cao kể: "Có lẽ Chúa không muốn con của ḿnh phải bị chết vùi trong ṿng lao lư". Mẹ Cao bảo: "Tao sẵn sàng mất hết tài sản để mua lại linh hồn cho mày!" Bà dốc hết những đồng tiền tích lũy đă dành dụm để tự lo cho tuổi già, rồi dẫn Cao về quê gởi người quen, cho Cao học lái xe. Tưởng rằng thôn quê yên tĩnh, ai ngờ, mới lớ ngớ ở đầu ấp đă thấy có thể kiếm được "hàng". Trong thâm tâm Cao lúc đó, cũng thật sự ngán ngẩm ma túy lắm rồi, nhưng chẳng biết bây giờ cai nghiện để làm ǵ. Những ngày tháng đó, trường lái xe mẹ đăng kư cho Cao học cũng cà xịch cà đụi, bữa dạy bữa nghỉ, Cao chẳng học được ǵ.
Lên lại Sài G̣n… Một dịp t́nh cờ, Cao lọt vào buổi sinh hoạt và cầu nguyện của nhóm Con Đức Mẹ Vinh Sơn. Suốt buổi, Cao thấy Đức Mẹ cứ hướng tay về phía ḿnh. Cao cảm thấy ḿnh như đang được nằm xoài ra trong ṿng tay của mẹ như lúc chín mười tuổi bị bệnh vậy. Yên tâm, b́nh an.
Sau ngày đó, Cao không dùng ma túy nữa, và thường xuyên đến với nhóm một tuần ba buổi. Cao bắt đầu ăn chay thường xuyên. Cũng lúc đó, kẻ thù của Chúa xuất hiện. Nó nói với Cao: "Mày bỏ ma túy là tốt lắm rồi, c̣n bày đặt ăn chay. Bị nhiễm mà ăn chay, lấy sức đâu mà chống trả, lúc đó mọi người biết mày bị nhiễm th́ sao?" Lúc đầu Cao thấy lư luận đó cũng đúng, nhưng vẫn cứ ăn chay, mà thấy sức khỏe có yếu hơn đâu.
Cao kể, "Khi từ Đồng Tháp lên Sài G̣n, không học được nghề lái xe, em tức lắm, như mất một cơ hội làm lại cuộc đời vậy". Cao nói : "Bây giờ th́ em hiểu chính Chúa đă không cho em học nghề đó. V́ khi chạy taxi, có đồng ra đồng vô, thế nào cũng sẽ chơi lại ma túy và như vậy không chỉ ḿnh em chết, mà cả hành khách trên xe em cũng chết v́ cơn nghiền của em.

NGUYỄN LÊ PHAN ANH


HỘI NHẬP VĂN HÓA
Hội nhập văn hóa – một khái niệm nghe đă rất quen, trong nhiều lĩnh vực. Gần đây là hội nhập văn hóa trong Kitô giáo. Nghe cũng quen, nh́n cũng quen.
Này là Đức Mẹ mặc áo tứ thân hay áo dài khăn đóng, này là Chúa Giêsu Hài Đồng đầu ba vá. Trên cung thánh hầu hết nhà thờ, người ta đều có thể nh́n thấy khói hương nghi ngút toát ra từ lư hương ngay chính diện. H́nh ảnh linh mục cùng các lễ sinh thắp nhang trước bàn thờ Chúa hay tổ tiên đă trở nên quen mắt. Tiếng chuông rung dâng lễ giờ hầu như đă được thay thế bởi tiếng trống hay cồng chiêng. Một số nhà thờ c̣n có những cách hội nhập văn hóa riêng biệt, chẳng hạn như bộ tranh 14 chặng đàng Thánh Giá vẽ Chúa Giêsu là người dân tộc Tây Nguyên, nhà tạm mô phỏng mô h́nh cây cột trước nhà mồ của người J’rai… Có thể nói Giáo Hội ta đang phả hồn Việt vào Kitô giáo, hay nói cách khác, Đức Giêsu đang dần trở nên rất gần gũi – Ngài đang thở hơi thở của dân Việt. Tất cả đều đúng đắn và tốt đẹp.
Thế nhưng xu hướng "hội nhập văn hóa" trong việc xây sửa các ngôi thánh đường gần đây có điều ǵ đó chưa ổn. Theo trào lưu này, các nhà thờ vừa xây hoặc sửa xong, và cả các nhà thờ đang rục rịch vẽ bản vẽ, là một ngôi thánh đường, theo như giải thích là "mang kiến trúc của người Việt, mang tinh thần Á Đông… đó là hội nhập văn hóa" ǵ ǵ đó. Nhưng nh́n lại mà xem, ngoài nhà thờ Phát Diệm đă hết sức nổi tiếng trong vấn đề hội nhập văn hóa, hay một số nhà thờ khác nữa, th́ số c̣n lại mới xây sau này, đông chẳng ra đông, mà tây cũng chẳng ra tây, chùa không ra chùa, miếu lại càng không, nhà thờ th́ cũng không phải nốt. À không, nhà thờ đó chứ. Chính là nhà thờ đấy!

Một người bạn không Công giáo đi ngang nhà thờ Bến Cát – G̣ Vấp đă sửng sốt "Ủa, cái ǵ đây?" Khi được trả lời là "nhà thờ", người bạn ấy cười "tưởng đài kiếm sĩ Samurai của người Nhật chứ!". Quả vậy, "ngôi đền" (tạm gọi như vậy) cao sừng sững (không biết khi vẽ, người kiến trúc sư có nghĩ đến những người cao tuổi hay tàn tật không?), các mái ṿm cũng cong cong, nhưng không phải cong theo kiến trúc mái đ́nh người Việt xưa, mà đúng là khiến người ta liên tưởng ngay đến h́nh ảnh Samurai thật. Nh́n kỹ lắm th́ thấy trên đỉnh nóc có một cây Thánh giá, đúng hơn là một "h́nh thánh giá", bé xíu. Một người bạn Phật giáo khác tâm sự "Ḿnh Phật giáo, nhưng đôi khi thấy ḷng nặng trĩu quá, cũng chui vào một nhà thờ nào đấy. Bước vào ngôi thánh đường tự dưng thấy ḷng thanh thoát, nhẹ nhơm lạ. Một không khí cũng b́nh an nhưng khác hẳn so với không khí trong chùa. Bây giờ nhà thờ xây khác ngày xưa, trông cứ giông giống cái chùa."

C̣n người Công giáo nói sao? "Chị chẳng hiểu sao mấy nhà thờ ḿnh dạo này xây theo cái kiểu ǵ mà nh́n chẳng ra cái ǵ cả. Trông nó xa lạ làm sao ấy. Mà không hiểu sao lại bắt chước xây giống nhau. Chẳng đẹp đẽ ǵ cả."
Đă từ lâu, trong ḷng chúng ta, h́nh ảnh ngọn tháp chuông vút cao trên bầu trời xanh, như là một biểu tượng của sự thanh thoát, của sự vươn tâm hồn lên đến gần Chúa. Không những trong những người Công giáo, h́nh ảnh biểu trưng của nhà thờ đă ăn sâu vào tâm trí nhiều người. Xưa nay, chỉ cần nh́n thấy h́nh dáng từ xa, người ta biết ngay đó là chùa, là nhà thờ, hay là đ́nh miếu. C̣n sau này, chắc là phải lại gần, hỏi cho kỹ, xem đó là nhà thờ hay là ngôi chùa. Hay là phải vào bên trong, xem ở đó treo tượng Chúa hay tượng Phật?
Thiết nghĩ, có nên "đánh đồng" dưới h́nh thức hội nhập văn hóa như thế không? Có cần thiết phải "triệt để hội nhập" như vậy không? Khi mà có rất nhiều h́nh thức hội nhập khác đă và sẽ có hiệu quả và thích hợp hơn nhiều. Bản sắc dân tộc Việt Nam phong phú đâu chỉ gói gọn trong mái đ́nh? Vẫn thường nghe dân ngoại thương hay dân làm ngành văn hóa nói "ḥa nhập chứ không ḥa tan" là vậy…

HOA QUỲNH


ĐƠN ÂM: HƠN
Từ ngày con rắn thái sơ lên tiếng cho thủy tổ loài người biết họ thua kém Thiên Chúa cho đến nay, lúc nào con người cũng xem coi ḿnh có hơn ai, hơn cái ǵ không. V́ cái hơn cỏn con này mà đă khối kẻ tuyệt vọng.
Sau khi giảng dạy trong hội đường Nazareth, mọi người thán phục quyền năng của Chúa Giêsu, nhưng cũng ngay sau đó, một nhóm người làng đă so sánh gia thế họ với gia thế Ngài. Con bác thợ mộc Giuse th́ hơn ai (?) Cuộc đối thoại kế tiếp trong Tin mừng Luca, đẩy người ta đến quyết định xô Chúa xuống núi cho chết.
Hôm áp Tết, một công nhân kỹ thuật của một khách sạn quốc tế đến kể cho một tu sĩ nghe về những ǵ mà người này cho là rất tồi tệ của người thứ ba (vắng mặt) có liên quan đến vị tu sĩ ấy. Sau đó vị tu sĩ này xác minh lại tính xác thực của câu chuyện, người kể biết được chuyện này liền nói rằng: "Tôi tưởng ổng sắp làm cha, nên tôi kể như là xưng tội, ai dè ổng nói lại cho người khác!" Chẳng lẽ có người Kitô hữu đi nói xấu người khác mà lại bảo ḿnh đi xưng tội? Đi xưng tội là đấm ngực và thú nhận với Chúa về tội lỗi của ḿnh chứ đâu phải kể lể tội người khác. Đó phải gọi là vu khống hay nhục mạ mới phải.
Hơn nhau một chút trong lời khen, một chút trong địa vị, một chút trong tiền tài bằng sự cố gắng của chính ḿnh thường đi kèm với sự chà đạp và phủ nhận tha nhân.
Có một cái hơn không gây tổn thương cho người khác là cái hơn do chính Chúa Giêsu làm trong ḿnh, mọi người nhận ra thật lớn lao, c̣n ḿnh th́ thấy b́nh an những giờ phút có Giêsu tràn đầy.

AN