SUY NIỆM MÙA VỌNG IV:
THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI

Trong Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, Hội Thánh mời gọi chúng ta suy niệm về cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ: chị Maria và bà Ê-li-sa-bét, giữa hai thai nhi: Đức Giêsu và Gioan Tẩy Giả.
Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui. Niềm vui của chị Maria với bước chân vội vă băng qua những vùng đồi núi trập trùng xứ Giuđê. Chị không đi một ḿnh trên đường xa, v́ chị tin có một mầm sống đang lớn lên trong chị. Chị chỉ mong cho mau đến nhà bà Ê-li-sa-bét để phục vụ bà trong những ngày gần sinh nở.
Niềm vui bất ngờ của bà chị họ sau lời chào của Maria. Bà ngây ngất trước hồng ân mà cô em ḿnh đă nhận được. Bà tràn ngập hạnh phúc v́ được Thân Mẫu Chúa đến thăm. Ê-li-sa-bét cảm thấy đứa con trong dạ cũng nhảy mừng.

Dường như bà quên cả niềm vui riêng tư, để chỉ c̣n nhớ đến niềm vui cứ độ cho cả dân tộc. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bầu khí của Thánh Thần. Thánh Thần vẫn tác động trên chị Maria. Thánh Thần tràn đầy trên bà Ê-li-sa-bét. Thánh Thần đă hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15).
Chị Maria đem đến niềm vui cho nhà ông Giacaria v́ chị mang lại Đấng ban Tin Mừng cứu độ. Chị đem đến sự phục vụ khiêm hạ và cưu mang Đấng đến để phục vụ. Khi được trở nên nữ tỳ của Thiên Chúa, chị Maria đă sống như nữ tỳ của con người.
Chị có phúc v́ chị được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Chị c̣n có phúc v́ chị đă tin rằng Chúa sẽ thực hiện những ǵ Người nói với chị.
Chúng ta chiêm ngắm Đức Giêsu đang lớn dần trong bụng mẹ. Ngài tăng trưởng như mọi người. Những nhịp đập đầu tiên của trái tim nhỏ bé, những nét riêng tư đầu tiên của khuôn mặt. Con Thiên Chúa đă mang quả tim và khuôn mặt người phàm.
Từ khi Ngôi Lời được cưu mang trong dạ mẹ, không ai có quyền khinh rẻ một thai nhi, v́ mỗi thai nhi đều mang khuôn mặt của Con Thiên Chúa; không ai được coi thường người phụ nữ, v́ Thiên Chúa đă muốn Con ḿnh được một trinh nữ sinh ra.

J.B (trích gửi từ tập Suy Niệm MANNA năm C)


HƠI ẤM TỪ MÁNG CỎ GIÁNG SINH
Nửa cuối tháng 12, thời tiết bỗng trở ḿnh, những đợt khí lạnh và gió khiến cho ta cảm ngay được cái lạnh của mùa đông đă về. Vây là Giáng Sinh đă gần kề…
Không biết có phải do ư chủ quan cá nhân hay không mà sao năm nay tôi thấy không khí Giáng Sinh không "nóng" như năm ngoái. Có vẻ như người ta uể oải treo đèn, dựng hang đá, nhiều nơi năm ngoái rất nhộn nhịp nay lại rất b́nh thường… Và có lẽ tôi sẽ mang cả cảm thức này vào Giáng Sinh năm nay nếu tôi không đến dự đêm Dạ Hội Giáng Sinh dành cho những người ít may mắn tại tu viện Mai Khôi.
Chương tŕnh Dạ hội kéo dài hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ với ba phần: Khai mạc, Hội diễn Văn nghệ và Bế mạc. Với 30 phút khai mạc, chương đă khơi lên được không khí Giáng Sinh ấm áp t́nh thân trong mối dây kết liên cùng Thiên Chúa T́nh Yêu qua phần ca nguyện, công bố Tin Mừng Giáng Sinh và phần phát biểu của Lm N.T.H. về ư nghĩa Dạ Hội Giáng Sinh.

Phần Hội diễn Văn Nghệ với chủ đề "Yêu thương và Liên đới" diễn ra trong bầu khí t́nh thân, chia sẻ và rộn ră những ràng pháo tay như làm tan ra cả bầu khí giá lạnh của đất trời. Ngoài sự góp mặt của một số ca sĩ trong thành phố như P.Thảo, N.Lễ, K.Dũng… các tiết mục múa của trung tâm từ thiện của những người ít may mắn như TT Ánh Minh, TT Phát Huy B́nh Triệu, trường Khiếm Thính Hy Vọng I cũng đă đem lại cho các khán giả có mặt hôm ấy những giai điệu và cử chỉ diễn tả rất sống động và nhiều bất ngờ. Gia đ́nh B́nh Minh với tiết mục múa Dân tộc như đă đem cả hồn cao nguyên thổi vào từng vũ điệu. Tiết mục vơ thuật theo nhạc bài Ḍng Giống Lạc Hồng của trường Mồ Côi của GHPG Tp.HCM rất độc đáo và đặc sắc. Nhưng nổi trội nhất có thể nói là tiết mục xiếc của Mái Ấm Thanh Xuân; nói như người dẫn chương tŕnh đă nói: "Không khác ǵ xiếc trên các sân khấu nước ngoài". Tuy sân khấu nhỏ và nhiều yếu tố kém thuận lợi khách quan, các bạn Mái Ấm Thanh Xuân đă đem đến cho khán giả nhiều "pha" hồi hộp xen lẫn bất ngờ, thú vị… Các bạn đi cầu tṛn lắc ṿng, quay người trên giày patin, đi xe đạp một bánh leo thang rồi tung hứng, thảy chén đội đầu, lắc ṿng… thăng bằng trên ván và lắc ṿng… thật nhiều những tiết mục khiến các khán giả đứng cả lên để xem và cổ vũ… Đây là những tiết mục mang tính chuyên nghiệp và nghệ thuật rất cao, đ̣i hỏi một sự kiên nhẫn tập luyện và, một ư chí và ḷng quyết tâm cao độ, cùng sự khéo léo và sự hài hoà điêu luyện của từng cử chỉ cơ bắp trong mỗi động tác nhỏ.

Có thể nói rằng các tiết mục văn nghệ của các bạn trẻ trong Dạ Hội năm nay đă thổi một luồng gió mới vào cái nh́n của mỗi cá nhân về những số phận ít may mắn trong cuộc đời.
Nhưng không chỉ có thế, các gian hàng được bày bán tại hành lang cuối sân Dạ hội lại làm tất cả mọi người có mặt nhiều sự bất ngờ… Không biết bao nhiêu là sản phẩm, đủ chủng loại, màu sắc, kích cỡ… từ hạt cườm xâu thành chuỗi đeo tay, móc khoá, giỏ xách tay… đến tranh thêu, tranh gỗ, quần áo, khăn tay thêu, thiệp, khăn len dệt, tranh trên đá, hoa giấy, giỏ thổ cẩm… Lạ mắt nhất là những chú rùa, tắc kè, cua… được may từ những mảnh vải thổ cẩm, rất khéo, rất đặc sắc… và ư nghĩa nhất là những pho Kinh Thánh bằng chữ Braille được đóng rất to, rất trang trọng với b́a da và chữ mạ vàng của Mái Ấm Thiên Ân; có cả chương tŕnh vi tính dạy học cho người khiếm thị. Tôi không thể hết tất cả các sản phẩm có mặt trong các gian hàng nhưng tôi dám chắc là tất cả những gian hàng nơi đây của các TT Mồ Côi Thị Nghè, trường Khuyết tật Thính giác Hy Vọng I, Mái Ấm Thiên Ân, TT Giáo dục Trẻ Khuyết Tật, Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, TT Khiếm Thính Thuận An, Thảo Đàn, Lasan… đều có những mặt hàng đặc sắc riêng không "đụng hàng" và được bán ra với giá đều rất mềm. Thật kỳ diệu khi những sản phẩm tinh xảo, điêu luyện lại được làm ra từ những đôi tay, những cơ thể không được cái may mắn tṛn trịa như bao người. Nhưng với tâm hồn đầy sức sống trẻ và đầy t́nh yêu đời, yêu người… những đôi tay ấy đă thổi hồn vào từng sản phẩm, đặt t́nh yêu vào từng mũi kim, đường cưa, vào từng hạt nút, hạt cườm, vào từng đường nét duyên dáng của sản phẩm. Đó thật là những công tŕnh ḱ diệu, như những người ít may mắn cũng là những công tŕnh kỳ diệu của Thiên Chúa vậy.

Lang thang qua những gian hàng, nh́n những người trẻ mở ḷng thay v́ mở mắt, mở tai, mở miệng để hoà vào buổi Dạ hội làn gió thiêng liêng của buổi Dạ hội như đă làm ấm lại những tâm hồn như tôi. Nh́n những khuôn mặt đang hướng về ánh sáng của những ḍng Thanh âm rộn ràng nơi sân khấu, nơi những tiếng cười đùa chọc ghẹo, nh́n những khuôn mặt đang hướng về những h́nh ảnh nơi sân khấu, những khuôn mặt đang đón lấy cuộc sống từ những nụ cười… bỗng thấy ḷng ḿnh xúc động khó tả… Nh́n người nh́n lại ḿnh và bỗng thấy… Chúa đă đến thật rồi!
Chúa đă đến thật, không phải là ngự trong hang đá bé nhỏ phía sau sân khấu buổi Dạ hội đầy t́nh thương liên đới mà đă đến trong ḷng mỗi người trong những cài nắm tay ân cần, những nụ cười trao nhau đầm ấm…
Và hơi ấm từ máng cỏ Giáng Sinh như bao phủ tâm hồn mỗi người, lan ra, lan ra măi.

MINH PHƯƠNG


ĐƠN ÂM: ĐẾN
Nếu người ta thường bảo "đến" thuộc phạm trù vật lư "đến giờ, đến phiên, đến nơi" th́ "đến" là một kết thúc có hậu của một giai đoạn đợi chờ, một hành tŕnh của người lữ hành. C̣n nói "đến" như một phạm trù tâm lư "sẽ đến, đang đến, đến rồi", th́ "đến" có thể là một điều kỳ diệu như mơ, hay là điều tệ hại muốn tránh, mà không thể.
Chúa đến, Chúa Giêsu đến!
Nếu Đấng đến là điều ḿnh muốn tránh th́ thật không may rối, nhưng ḿnh có dám thử một lần đương đầu (copying) với Đấng ḿnh không muốn, v́ biết đâu ḿnh không những không bị khuất phục, mà lại thu lợi. Nếu Đấng đến là người hằng ước mong, th́ đây là cơ hội ngàn năm một thuở của ḿnh rồi.
Những nếu Đấng đến chỉ là một sự kiện đă qua, đang được lập lại trong một dịp lễ, th́ ḿnh đáng thương hơn cả (?)

AN.


ẤN TƯỢNG SA CHÂU
Chẳng biết tự khi nào cái tên Sa Châu được gọi thay thế cho cái tên làng G̣i, quanh năm làm bạn với cái sóng, cái mặn của biển. Chẳng biết tự khi nào các cô, các mẹ quanh ngày mắt toét; các ông, các anh đen thui thủi đă trở thành trai thanh gái lịch. Và, cũng chẳng biết tự khi nào h́nh ảnh Mẹ Maria đă in đậm vào từng trái tim con người để rồi luôn cất lên những lời thơ tiếng hát về Mẹ: "Những kinh Mân Côi là những viên Châu Sa dâng Mẹ Maria…". Người nhạc sĩ đă khéo léo chắt lọc từ cái hồn của Sa Châu để biến thành những hạt Châu Sa dâng cho Mẹ. Giờ đây cái biển đă rời xa làng hàng chục cây số nhưng cái chất của biển ngày đêm vẫn hoà quyện tạo nên một Sa Châu với bao điều ấn tượng…

ĐỀN THÁNH NGUY NGA – GIÁO DÂN SỐT MẾN.
Chúng tôi tới Sa Châu – Bùi Chu đúng tầm tan lễ, hàng ngàn người từ Thánh đường đổ ra con đường chính nối với đường 56 liên Huyện. Những tà áo dài thướt tha đủ mầu của các bà các chị, những mầu áo trắng của các ông, các anh đang hoà vào nhau bước đi. Rồi họ dừng lại trước tượng đài Đức Mẹ La Vang trên một núi đá khổng lồ với 240 khối đá tai mèo được xây dựng giữa một hồ nước phẳng lặng, nối với đường là một cây cầu có dáng dấp của cầu Thê Húc – hồ Hoàn Kiếm. Họ nghiêm trang im lặng giây lát, cùng đọc kinh khấn Đức Mẹ La Vang, cùng hát một bài hát về Đức Mẹ, lời bài hát kết thúc, mọi người ra về trong t́nh yêu thương và hiệp nhất.

Trời bắt đầu tối, những ngọn đèn cao áp, những cây đèn chùm xung quanh Thánh đường được bật lên, những lớp Giáo lư Công giáo của các em thiếu nhi bắt đầu nhộn nhịp, ánh sáng toả xuống ngôi Thánh đường sừng sững thêm nguy nga tráng lệ. Mười bốn Đàng Thánh Giá lớn được sắp xếp đều đặn xung quanh Thánh đường, mỗi đàng Thánh giá là kết quả của nhiều công lao động đầy trí tuệ của những nhà điêu khắc. Ngôi Thánh đường được khởi công xây dựng từ năm 1936 và hoàn thành vào năm 1942, đây là ngôi Thánh đường lớn thứ hai của địa phận Bùi Chu lúc đó, với mô h́nh như một con tàu khổng lồ với tổng diện tích mặt bằng lên đến 1.800m2 đang rẽ sóng ra khơi; cây tháp cao 44m như cột buồm lao thẳng lên trời. Trước đây nhà thờ Sa Châu được kiến thiết hoàn toàn bằng gỗ nhưng do nhu cầu mục vụ, Giáo dân càng ngày càng đông nên việc xây dựng ngôi Thánh đường bề thế là một nhu cầu cần thiết. Hơn nữa nơi đây c̣n là nơi đón nhận ánh sáng Tin Mừng từ rất sớm. Ngày nay, Thánh đường được tu sửa càng khang trang, bề thế, toạ lạc trên một khuôn viên rộng gần 40.000m2; phía cuối là quảng trường với hai ô cỏ luôn luôn được cắt tỉa xanh rờn có thể chứa được hàng vạn người. Hướng về nhà thờ là tượng đài Thánh Giuse Thợ cao tới 18m. Nơi đây thường cử hành các Lễ trọng của Giáo xứ như lễ Bổn mạng, tuần Chầu, tuần Thánh...

Theo ông Trùm Mai Thanh Diện, Giáo xứ này có tới hơn 7.000 Giáo dân với 10 Giáo họ; trong đó riêng Nhà xứ chiếm tới hơn 5.000 Giáo dân. Cũng theo ông Trùm nơi đây có rất nhiều đoàn hội như: hội Ḍng Đa-minh Giáo dân, hội Gia trưởng, hội các Bà mẹ Công giáo, hội Giới trẻ, hội Thiếu nhi… Hội nào cũng hoạt động mạnh mẽ; hàng tháng các hội đoàn đều có sinh hoạt để gặp gỡ, trao đổi, học hỏi Giáo lư đặc biệt là học hỏi, t́m hiểu về Nhân bản. Hàng ngày Giáo xứ thường có một Thánh lễ vào buổi sáng, riêng ngày Chúa nhật có thêm một Thánh lễ dành cho Thiếu nhi. Sinh hoạt tôn giáo nơi đây đă trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu.
Đặc biệt nơi đây đă sản sinh ra nhiều đấng chủ chăn không chỉ phục vụ trong Giáo phận nhà mà c̣n phục vụ nhiều nơi trong nước và nước ngoài. Trong số đó phải kể đến Đức Cố Giám mục Bùi Chu Giuse Maria Vũ Duy Nhất, Cố Đức ông Gioan Maria Trần Văn Hiến Minh – một người có tầm ảnh hưởng lớn với Giáo hội Việt Nam và c̣n hàng chục Linh mục khác nữa đă, đang hoạt động tích cực ở khắp nơi.
Niềm vui đă đến với Giáo xứ bề thế tầm cỡ nhất nh́ Giáo phận, năm 1996 Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất đă xức dầu cung hiến Thánh đường lên đền Thánh cả Giuse Lao động, đặt làm quan thầy giới Gia trưởng Công giáo Giáo phận. Từ nay, xứ Sa Châu được mang tên Đền thánh và cũng từ đây Đền thánh Sa Châu càng trở lên nhộn nhịp sần uất, là nơi hành hương của nhiều cá nhân, cộng đoàn trong nước và nước ngoài.

ĐẬM ĐÀ NƯỚC MẮM SA CHÂU.
Có lẽ cảm nhận đầu tiên khi dạo bước trên những con đường trải nhựa dọc, ngang làng Sa Châu là mùi thơm của nước mắm dậy nên từ hàng trăm cái chum, cái vại xếp la liệt trên khắp các sân nhà của người dân nơi đây. Theo ông Trần Đức Hải, nơi đây xưa kia là vùng đất bồi ven biển bởi phía trên là ḍng sông Hồng chảy từ thượng nguồn, phía dưới là con sông Ṣ lắt léo, hai ḍng chảy đối lưu kéo nguồn phù sa lấn chân ṣng se bồi lên mảnh đất này. Cũng nhờ yếu tố này mà các ngư dân làng G̣i (Hưng Yên) trong khi xuôi dọc Sông Hồng t́m kế mưu sinh đă chọn nơi đây làm "vùng đất hứa". Năm tháng khơi nguồn làng nhỏ ven biển đă được h́nh thành, nó càng lớn mạnh khi nó được kết nạp thêm những bà con Công giáo từ bên Mèn (Thái B́nh). Họ đoàn kết cùng sống chết với biển, cái sóng, cái gió đă trở thành thân quen, trở thành máu thịt của những con người nơi đây. Cả ngày lẫn đêm họ ngâm ḿnh trong nước biển, những gánh cá gánh tôm nặng trĩu. Ngoài đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, họ c̣n đem cá tôn ra giữa làng để bán, để cho. Làng trên có chợ Bể, làng dưới có chợ Bến, c̣n làng G̣i về sau đổi thành Sa Châu cũng lập một cái chợ lấy tên là chợ G̣i. Từ đây cuộc sống của người dân có phần khấm khá hơn, bữa ăn không c̣n độc chỉ c̣n có đồ biển nữa, dù vậy những con cá chết ươn, những con tôm đứt đầu vẫn ngày ngày phải đổ đi, nh́n mà tiếc. Thấy cảnh tượng diễn ra hàng ngày nhiều nhà đă có sáng kiến bỏ cá tôm vào ướp muối nhằm làm thức ăn cho gia súc. Cá tôm được muối lâu, những tinh chất tan rữa ra thành nước, những cặn bă bị ch́m xuống đáy mùi thơm của cá bốc lên thơm ngào ngạt. Rồi nhiều nhà lại chắt lấy nước cốt để đem phơi nắng, sáng đổ ra tối rót vào, cái nắng đă làm cho muối trong nước cốt nổi lên trắng xoá. Thế là họ đă được những chai nước mắm đậm đà vừa thơm lại vừa ngon ngọt. Làng G̣i từ nay không c̣n sợ phải nh́n thấy cảnh cá tôm bị bỏ đi, nhà này qua nhà khác ai ai cũng làm, cuộc sống thay đổi rơ rệt. Họ chở nước mắm đi các làng bên cạnh, rồi sang Thái B́nh thậm chí cả Hà Nội, Hải Pḥng để bán.

Ngày nay làng Sa Châu không c̣n nhiều gia đ́nh làm nước mắm, không c̣n cái cảnh nặng mùi cá tôm như xưa, mà chỉ c̣n mùi thoang thoảng, nhưng số cá hàng năm làng dùng làm nước mắm lên đến hàng ngàn tấn, gia đ́nh làm nhiều từ 4 đến 5 chục tấn cá, gia đ́nh ít cũng phải 3 đến 4 tấn. Trong những gia đ́nh làm nước mắm lớn phải kể đến gia đ́nh ông Phạm Văn Hải, Vũ Văn Hai, Phạm Văn Vương, Vũ Mạnh Kha, Trần Văn Phú… có những gia đ́nh đă trở thành điển h́nh kinh tế giỏi, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Cái đáng nói cho dù thời buổi cạnh tranh khốc liệt, giả sịn lẫn lộn, nhưng nước mắm Sa Châu vẫn giữ được cốt cách của cha ông xưa để lại. Hầu hết mọi người ở đây vẫn làm theo phương pháp thủ công mà trong đó vẫn tiềm ẩn một kho tàng kinh nghiệm được trao dồi qua nhiều thế hệ. Với mục tiêu phát triển ngành nghề truyền thống và đẩy mạnh kinh tế gia đ́nh nước mắm Sa Châu đă đang t́m những hướng đi thích hợp. Theo ông Vũ Mạnh Kha một trong những người có nhiều công t́m hiểu về làng nghề khẳng định, làng đang từng bước áp dụng công nghệ hiện đại kết hợp với kinh nghiệm, chắc chắn một ngày gần đây nước mắm Sa Châu sẽ nổi tiếng không chỉ thị trường trong nước mà c̣n xuất khẩu.

CHA VINH SƠN – NGƯỜI CHA ĐÁNG KÍNH.
Với dáng người tầm thước khuôn mặt phúc hậu, tiếng nói rơ ràng đặc biệt là tính t́nh cởi mở mà ai đă từng gặp, từng tiếp kiến với Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Vĩnh (chánh xứ Sa Châu) th́ chẳng thể nào quên. Ngày Cha về nhận xứ, trước mắt ngài với bao khó khăn chồng chất, cả xứ chỉ có ngôi Thánh đường mà tiền nhân để lại, nhà xứ tan hoang, tiêu điều. Cha đă kết hợp với Hội đồng Giáo xứ, kêu gọi giáo dân cùng nhau đứng lên xây dựng, chấn chỉnh. Giờ đây, sau chín năm Cha coi sóc Sa Châu thay đổi một cách rơ nét với những công tŕnh đồ xộ được xây dựng như: Nhà Xứ, Đài Thánh Giuse Lao Động, Núi Đài Đức Mẹ, Mười Bốn Đàng Thánh Giá… nh́n quang cảnh thật tráng lệ nguy nga. Nhưng trong ngài chúng ta thật sự cảm phục và trân trọng khi biết ngài mang trong ḿnh nhiều bệnh tật, nhiều những mất mát của cuộc đời cha đă phải trải qua, cha vẫn vui vẻ, sống một cuộc đời giản dị, cống hiến hết ḿnh v́ con chiên. Một lần Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm về ban Bí tích Thêm sức, khi nh́n pḥng Cha xứ, Đức Cha ngạc nhiên: "Pḥng Cha xứ ǵ mà như cái hành lang... Cha ấy thực sự giản dị và đạo đức". Đúng vậy với căn pḥng rộng hơn 10m2 có tới bốn cửa ra vào, hai cửa sổ, bên trong chỉ có một cái giường và chiếc bàn làm việc, tủ quần áo và tủ sách. Mặc dù vậy, Cha vẫn hoạt động mục vụ một cách tích cực, cha không quản nắng mưa, đêm ngày hay yếu mệt. Với căn bệnh khớp, chân đau không bước đi được nhưng khi Giáo dân tới t́m th́ Ngài đi ngay. Cha đau xót khi Giáo dân có những việc làm không tốt, Cha đă từng nói: "Giáo dân có những việc sai mà Linh mục không bảo đó là lỗi của Linh mục". Cuộc đời cha là cuộc đời của âm thầm và chịu đựng.

Khi chúng tôi viết bài này, Cha đang phải trải qua những cơn đau khủng khiếp của cơ thể và đang phải điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội nhưng Ngài vẫn lo lắng cho Giáo xứ, giáo họ. Ngoài lúc đau, khi cha thường gọi điện về hỏi thăm t́nh h́nh ở nhà, sắp xếp công việc. T́nh yêu và ḷng nhiệt tâm của cha thật cao cả đễn lỗi cha phụ tá Giuse Phạm Đức Tiến đă phải thốt lên, Cha không cần phải làm việc mà chỉ cần có sự hiện diện của Cha cũng đủ làm cho giáo dân chúng con nên thánh.
Với tôi, tôi yêu Sa Châu, yêu từng con người nơi đây và đặc biệt trong tôi h́nh ảnh Cha xứ với cuộc sống và con người của Ngài luôn hiện nên một cách rơ nét. Qua Sa Châu, qua h́nh ảnh Cha xứ tôi cảm nghiệm ra rằng một đàn chiên tốt chỉ khi có một mục tử tốt lành. Mùa No-el sắp tới, tôi cầu chúc cho Cha mau qua cơn hiểm nghèo của bệnh tật để Cha có thể về cùng với giáo dân đón Mừng Chúa Giáng Sinh. Tôi cũng cầu mong cho Sa Châu ngày càng lớn mạnh về tâm hồn cũng như kinh tế để rồi họ xứng đáng là những viên Châu Sa không chỉ dâng cho Mẹ mà c̣n dâng cả cho đời.

HOÀ VIỆT