SUY NIỆM MÙA VỌNG III: SÁM HỐI

Màu tím bao trùm Mùa Vọng. Các Kitô hữu lo sám hối để lănh nhận Bí tích Ḥa giải.
Nhiều người ngại xưng tội, ngại đào bới lại quá khứ.
Xưng tội mang dáng dấp của một cái ǵ buồn thảm!
Thật ra Bí tích Ḥa giải là một điều tươi tắn hơn nhiều.
Sám hối không phải chỉ là quay về quá khứ, mà c̣n là hướng đến tương lai với rất nhiều hy vọng.
Sám hối c̣n có màu hồng như màu áo lễ hôm nay.
Khi dân chúng đến với Gioan, nhận phép rửa sám hối, họ đă hỏi ông: Chúng tôi phải làm ǵ đây?
Cả những người thu thuế vàbinh lính cũng hỏi câu tương tự.
Chúng tôi: sám hối mang tính tập thể, tính lên đới.

Hội Thánh chúng tôi cùng chịu trách nhiệm về sự dữ.
Phải: một thúc bách của trái tim hoàn cải thật sự.
Làm ǵ đây: sám hối không phải chỉ là một cảm xúc, tuy thánh thiện, nhưng lại mông lung, xa rời thực tế.
Sám hối đích thực đưa đến một hành động cụ thể.
Gioan đă cho ta những câu trả lời c̣n nguyên giá trị.
Sám hối là sống bác ái, có hai chia một.
Nhường cơm sẻ áo là ra khỏi nỗi bận tâm về ḿnh.
Sám hối là sống công bằng, không tham lam vơ vét, không dùng quyền lực để cưỡng đoạt, áp bức ai.
Sám hối là hết nô lệ cho của cải, tiền bạc, quyền lực.
Như thế dọn đường cho Chúa đến bằng sám hối đ̣i ta chỉnh đốn lại con đường đến với tha nhân.
Trở về với Chúa diễn tả qua việc trở về với anh em.
Gioan không bắt người thu thuế bỏ cái nghề ô nhục, cũng không đ̣i những người lính Do Thái bỏ phục vụ Hêrôđê.
Ông cũng không bảo họ lên Đền Thờ dâng lễ đền tội, hay vào hoang địa sống nhiệm nhặt như ḿnh.
Họ cứ làm nghề của họ, nhưng với một tinh thần mới.
Sám hối thực sự đụng chạm đến bàn tay, một bàn tay chứa đựng cả con tim và khối óc.
Trong Mùa Vọng này, chúng ta hỏi nhau: Ḿnh phải làm ǵ?
Giới trẻ hôm nay muốn cảm thấy ḿnh có ích, và muốn dùng thời giờ của ḿnh sao cho có ư nghĩa.
Hăy gặp nhau, chấp nhận nhau và làm việc với nhau.
Hăy cùng nhau làm một điều tốt nào đó cho đồng bào.
Hăy cho thấy ḿnh là người có đức tin.
Đức tin được diễn tả qua hành động yêu thương cụ thể, và yêu thương lại làm cho đức tin lớn lên.
Xưng tội cần dốc ḷng chừa.
Dốc ḷng chừa đ̣i đổi lối suy nghĩ và lối sống.
Đứa con thứ cần sống khác, sau khi trở về nhà Cha.
Chúng ta đă được chịu phép rửa trong Thánh Thần, nhưng chúng ta vẫn cần được Thánh Thấn thanh tẩy mỗi ngày.
Chúng ta không thể tự sức ḿnh canh tân cuộc sống.
Trở lại với t́nh yêu là hồng ân của Thánh Thần.
Ước ǵ chúng ta mềm mại để cho Ngài uốn nắn và dạy ta biết làm ǵ để bày tỏ ḷng hoán cải.

J.B (trích gửi từ Tập Suy Niệm MANNA năm C)


ĐƠN ÂM: VỌNG
Cha Anthony Trần Văn Kiệm bảo vọng là trông xa xa, là mong, là đến thăm.
Không rơ ḿnh có biết ai đă vọng kiểu Người Cha nhân hậu vọng anh con hoang trở về (x. Lc 15,11-32) chưa? Chắc có núi vọng phu quê ḿnh!
Hay ḿnh biết ai đă vọng Giờ Chúa đến hơn Mẹ Maria trong ngày kết nghĩa phu thê của đôi trai gái lại hết rượu giữa chừng (x. Ga 2,1-11)? Có thể là những người tim đang co thắt bất thường trước tivi tường thuật trực tiếp tranh vé chung kết giữa Malaysia và Việt Nam!
Có thể ḿnh biết có một ai đó đă vượt muôn trùng xa vọng ḿnh và những người ḿnh thương mến lẫn những người khó ưa cực kỳ? Giêsu!
Giêsu vọng ḿnh nên Người đă đến và tiếp tục đang đến thăm ḿnh, c̣n ḿnh sao chắc không vọng Giêsu nên chưa thấy đến.

AN.


VISIT THE SICK
There is no person lonelier
Than he who lies in bed
And must depend on others
To be confortable and fed;
Who never has a visitor
To talk to him and smile
And make the life he has to live
A little more worth while.
He does not ask for magazines,
For candy, fruit and such
But just a friendly visit and
The words that mean so much.
He wants to see the sun come out
In place of all the rain
And knows that someone cares about
His trouble and his pain;
And surely somewhere out of all
The moments made for play
There must be time to call on him
And say hello today.

James J. Metcalfe


HĂY VIẾNG THĂM NGƯỜI BỆNH
Không ai lại cô đơn
Hơn kẻ nằm liệt giường
Phải nhờ người chăm sóc
Từ chén nước miếng cơm;
Mà không người thăm viếng
Cười nói bớt cô đơn
Làm tháng ngày c̣n lại
Trở thành đáng sống hơn.
Họ chẳng xin sách báo
Bánh trái cũng chẳng màng
Chỉ muốn người thăm viếng
Nói những lời thân thương.
Họ muốn sau mưa băo
Lại nh́n thấy ánh dương
Biết người thân sẽ đến
Chia sẻ nỗi đau buồn;
Và đúng thật đââu đây
Giữa những lúc vui chơi
Có người dứt ra đến
Thăm chào họ hôm nay.

ĐỒNG CHÂU dịch XI.2003
(để nhớ các thân hữu cao niên và đặc biệt các bạn J.M. và Th.V.Ng.)


NỤ CƯỜI J
Một nụ cười không làm mất mát ǵ cả, nhưng lại ban tặng rất nhiều… nó làm giàu có những ai đón nhận mà không làm nghèo đi người sinh ra nó. Nụ cười chỉ nở trên môi trong khoảnh khắc phù du, nhưng kư ức về nó đôi khi tồn tại cả một đời. Người dù giàu sang đến đâu đi nữa cũng cần đến nụ cười, và người ghèo hèn cùng tột cũng sẽ được nụ cười làm cho trở nên giàu có.
Nụ cười nuôi dưỡng hạnh phúc trong gia đ́nh, gầy dựng thiện ư trong làm ăn và làm lớn mạnh mối tương giao trong t́nh bạn, mang đến thư giăn mỗi khi ta mệt mỏi, niềm hy vọng mỗi khi tuyệt vọng và là ánh sáng mỗi khi ta tăm tối trong phiền muộn.
Nụ cười, cũng như t́nh yêu, là cái không thể mua bán vay mượn, hay thậm chí đánh cắp từ người khác. Bởi v́, khi đó: nó chỉ là cái khiên cưỡng và vô nghĩa.
Có những người không bao giờ nở một nụ cười với bạn. Họ là những người không c̣n nụ cười để cho, v́ lẽ đó họ chính là những người cần nụ cười của bạn hơn ai hết. Hăy tươi cười với mọi người! Chúng ta chẳng những không mất ǵ cả, mà trái lại sẽ nhận được rất nhiều.

J.B sưu tầm.


LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM
GIÁO XỨ PHƯƠNG NGHĨA – GIÁO PHẬN KON TUM
Hôm nay là ngày trọng đại, là ngày cung hiến thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm – Giáo xứ Phương Nghĩa – Giáo Phận Kon Tum. Hôm nay là ngày vui của Giáo phận Kon Tum nói chung và Giáo xứ Phương Nghĩa nói riêng v́ đă có một ngôi thánh đường mới khang trang sau gần 100 năm h́nh thành.
Thánh lễ đồng tế hôm nay, ngài Đức Giám Mục chủ tế Micae Hoàng Đức Oanh c̣n có 2 Giám mục về hươu là Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung, Đức cha Alexis Phạm Văn Lộc cùng 20 linh mục ở trong và ngoài Giáo phận với khoảng 3.000 giáo dân tham dự. Cha chính xứ đương nhiệm là linh mục Đa Minh Trương Bảo Tâm.

Từ rất sớm, giáo dân trong Giáo xứ đă tụ về để chuẩn bị cho Thánh lễ. Mỗi người mỗi việc, từ chuyện tiếp khách, làm hàng rào danh dự, chuẩn bị tiệc liên hoan, trang hoàng cho Thánh lễ đều tươm tất và chu đáo.
Đúng 8h30, Đức Giám mục Giáo phận cùng với quí cha cắt băng khánh thành Thánh Đườngø và đoàn rước bắt đầu tiến vào nguyện đường. Cùng với tiếng hát là tiếng cồng chiêng quen thuộc trầm hùng mang đậm bản sắc của tây nguyên.
Trong bài giảng lễ, Đức cha chủ tế khen ngợi cha chính xứ và giáo dân đă cố gắng để xây một Ngôi Thánh Đường đẹp đẽ. Và quả thật ngôi nhà thờ rất đẹp. Đây là một nỗ lực và hy sinh rất lớn của cha sở có vẻ ốm yếu về thân xác nhưng mạnh mẽ phi thường về tinh thần. Ngài đă không quản ngại trong việc vận động tiền của và công sức của ḿnh và người thân để lo việc xây cất Thánh đường. Song, Đức cha chủ tế cũng nhắc nhở là mọi người cần phải lo sao cho Ngôi Nhà Thờ của tâm hồn chính ḿnh cũng đẹïp và sang trọng như Ngôi Thánh Đường vật chất này th́ Giáo Hội mới vững chắc và tiến lên được.

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ VIỆC H̀NH THÀNH CỦA GIÁO XỨ PHƯƠNG NGHĨA:
Từ thuở ban đầu, một nhóm người Kinh khoảng vài chục gia đ́nh đă từ vùng đất Nam Ngăi, B́nh Phú di dân lập nghiệp, đến cư trú tại phía Đông ven thị xă Kon Tum ngày nay. Năm 1856, từ nhóm người di dân này, một giáo họ nhỏ được sơ lập với tên gọi ban đầu là Kon Tum, dựng lên một ngôi nhà nguyện tranh tre vách lá gần Nhà Thờ Gỗ (Nhà thờ Chính Toà Kon Tum hiện nay) qua các đời linh mục : cha Hoà (mất năm 1861), cha Do (mất năm 1872), cha Phanxicô Xuân (từ 1873 – 1891), và cha Truyền (từ năm 1892 – 1909) cai quản.
Sự phát triển của xứ đạo ngày càng lớn mạnh. V́ thế đến năm 1910, giáo xứ chính thức được thành lập với tên gọi là Giáo xứ Phương Nghĩa và cha Sở đầu tiên là cố Decrouille Đệ (1909 – 1913). Kế đến là cố Kemlin Văn (1913 – 1925), cố Louison (1925 – 1952), cha bề trên tiên khởi Simon Nguyễn Diện (1952 – 1962), cha Giuse Maria Nguyễn Hữu Nghị (1962 –1975), cha Giuse Nguyễn Văn Đắc (1975 – 1999) và cha sở đương nhiệm Đa Minh Trương Bảo Tâm (1999 – nay). Như thế từ ngày thành lập giáo xứ Phương Nghĩa đến nay đă trải qua 7 đời cha Sở. Giáo xứ sẽ chính thức mừng Bách chu niên 100 năm thành lập vào năm 2010. Qua 93 năm khai sinh giáo xứ, con số giáo dân không ngừng phát triển, hiên tại giáo xứ đă có gần 6.000 nhân danh, nhất nh́ trong Giáo phận Kon Tum.

Về ơn gọi : Xuất thân từ giáo phận này đă có 9 Linh Mục, 10 Nữ Tu, 2 thầy Ḍng và 2 Đại Chủng Sinh.
Cơ cấu tổ chức : Hội đồng mục vụ của giáo xứ gồm 21 thành viên và 12 trưởng phó Ban Lâm Chung, căn cứ vào địa bàn dân cư chia thành 7 xóm giáo và lấy ngày lễ Đức Mẹ để đặt tẹn cho mỗi xóm giáo như Truyền tin, Mông triệu, Thăm Viếng, Lộ Đức, Mân Côi, Thiêm Mẫu và Sinh Nhật.
Về Truyền giáo : Giáo xứ được diễm phúc là từ sau ngày thống nhất đất nước liên tục có một đội ngũ Giáo lư viên gồm 45 thầy cô, phụ trách các lớp giáo lư từ tiền vở ḷng cho đến lớp Kinh Thánh Tân Ước, song song với chương tŕnh giáo dục nhà nước và chỉ hoạt động vào ngày Chúa Nhật để các em có điều kiện tham gia học tập nhằm hun đúc và củng cố niềm tin.

TRẦN PHƯƠNG NGHĨA


GIÁO PHẬN NHA TRANG CÓ THÊM 5 TÂN LINH MỤC
8h30 sáng thứ Năm ngày 11 tháng 12 năm 2003, tại Giáo xứ Phú Nhơn (Đồng Lác) – Hạt Cam Ranh thuộc Giáo phận Nha Trang đă diễn ra lễ phong chức linh mục cho năm phó tế thuộc Giáo phận Nha Trang. Đó là các thầy Nicôla Nguyễn Hoà, thầy Phaolô Trương Đức Thắng (Đại chủng sinh của giáo phận) và 3 tu sĩ của Miền Ḍng Ngôi Lời-Giuse là thầy Giuse Trần Minh Hùng, thầy Gioan Baotixita Nguyễn Văn Sỹ và thầy Simon Nguyễn Đức Hồng. Đây quả là ngày đặc biệt v́ là lần thứ hai kể từ năm 1975, Giáo hạt Cam Ranh thuộc Giáo phận Nha Trang được tổ chức một thánh lễ phong chức linh mục long trọng và sốt sắng tại một vùng quê hẻo lánh của Giáo phận.

Ngay từ sáng sớm, từng đoàn xe và người từ khắp các nẻo đường tuôn đến ngôi nhà thờ nằm hun hút trong sườn núi. Có nhiều đoàn xe đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Nha Trang, Phan Thiết, Lâm Đồng, B́nh Định… đều là những người thân thiết của các tân chức. Tại Giáo xứ sở tại, giáo dân đă có mặt từ sớm để chuẩn bị mọi việc cho sốt sắng, chu tất trước khi thánh lễ bắt đầu.
Đúng 8h30, cha trưởng nghi bắt đầu cho đoàn đồng tế tiến vào Nguyện đường. Với sự tham dự của gần 5.000 giáo dân, khoảng 120 linh mục đồng tế, nhiều vị chức sắc của tôn giáo bạn và những vị lănh đạo chính quyền của thị xă Cam Ranh, thánh lễ đă mang lại một bầu khí thật sốt sắng và tinh thần đại kết.

Trong bài huấn từ của Đức Giám mục chủ phong là Đức cha chủ tịch HĐGM VN Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám mục Giáo phận Nha Trang, ngài đă nói rơ nhiệm vụ và ư nghĩa của linh mục dù Ḍng hay triều là phải thi hành trọn vẹn ba chữ "T" là Truyền giáo, Thánh hoá và Tụ tập (triệu tập). Bài giảng tuy ngắn gọn nhưng súc tích và đầy t́nh phụ tử của người cha hiền nhắn nhủ cho con cái đến tuổi trưởng thành. Những vị tân chức trẻ nhất là cha Thắng (34 tuổi) và lớn nhất là cha Sỹ (44 tuổi) đều cảm động và sụt sùi trong lời cảm ơn gần cuối thánh lễ. Các anh em đều hứa hẹn sẽ cố gắng hết ḿnh để hoàn thành thừa tác vụ mà Chúa đă trao phó.
Những cái áp má chân t́nh và nồng nàn của những bậc linh mục đàn anh thể hiện t́nh huynh đệ trong linh mục đoàn. Từ đây, các tân chức sẽ cùng nhau gánh vác những trách nhiệm cho Giáo phận, cho Hội Ḍng theo đúng khả năng và nhiệm vu của ḿnh.

Sau thánh lễ, các tân chức cùng chụp h́nh lưu niệm với linh mục đoàn, với chính quyền và các chức sắc tôn giáo bạn trước tiền đ́nh nhà thờ và cùng liên hoan vui vẻ với nhau. Mọi người đều tay bắt mặt mừng và nhất là giáo dân của Giáo xứ Phú Nhơn ai nấy đều rạng rỡ hân hoan v́ đây là lần đầu tiên họ tham dự một thánh lễ phong chức đông vui như thế. Cầu chúc các tân chức luôn là muối, là men cho đời, là ánh sáng cho trần gian.

TRẦN XUÂN SANG