VUA T̀NH YÊU

Một đời phục vụ con người
Lắng nghe lời Chúa ân cần bảo ban
Nagiaret hiếu thảo mẹ cha
Thật là mẩu mực đẹp ḷng cha yêu
Luôn luôn chất phác thật thà
Làm nghề thợ mộc suốt ba năm ṛng
Ba năm giảng đạo cuối đờI
Những nhiều kẻ xấu ŕnh chờ điều sai
 

Rồi ngày đă đến trước toà
Quan quân bắt giữ hỏi tra đủ điều
Nhưng v́ muốn chuộc tội dân
Quan quân buộc tộI chẳng than lời nào
Quan liền cho lính đánh đ̣n
Và cho quân dữ đem đi hành h́nh
Không kêu không oán một lờI
Bắt bẽ vu vạ đủ đều
V́ làm phép lạ trong ngày saba
 
Chẳng thương lại để nhọn ṿng gai đâm
Đầu loang máu chảy ṛng ṛng
Trút hơi thở cuốI trên cây thập h́nh
Vua trời nay bị án treo
Một lần cứu chuộc muôn dân ngàn đời
Thật là Vua cả cứu đời
Chúng con nguyện giữ một ḷng tri ân

Tan Hien (ICM)

THẦY LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT, VÀ LÀ SỰ SỐNG
Đó chính là chủ đề của Tuần Lễ Kinh Thánh Quốc Gia từ 23 đến 30 tháng 11 năm 2003 tại Hàn Quốc, với trọng tâm hướng vào Đức Kitô - vừa được Ủy ban Kinh Thánh của Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc phát động.
Nguyên nhân tổ chức tuần lễ này, theo như Đức Giám Mục Gioan Kim Khẩu Kwon Hyok Ju – chủ tịch ủy ban, là việc bùng phát trào lưu hậu hiện đại. Ba hiện tượng nh́n thấy trước tiên của trào lưu này là: sự lan tràn của các tôn giáo duy linh, sự bùng nổ các phong trào tôn giáo mới và những khuynh hướng chống lại chủ nghĩa hiện đại của các nền văn hóa. Những hiện tượng này thậm chí đă thâm nhập đến cả các Kitô hữu, đe dọa tinh thần hiệp nhất của các tín hữu, và hầu như đang xóa bỏ lằn ranh phân biệt giữa xấu và tốt, giữa đúng và sai, gây hoang mang về các hoa quả của Đức Kitô.
Giải thích về ư nghĩa của chủ đề, Đức Giám Mục Kwon nói: "Nhiệm vụ đầu tiên của giáo hội công giáo, trong bối cảnh ngày càng gia tăng các tư tưởng tôn giáo khác biệt nhau như hiện nay, là hăy hướng trọng tâm vào Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là hăy luôn luôn đọc, suy gẫm và cầu nguyện với Kinh Thánh trong ánh sáng Chúa Kitô mỗi ngày. Chúng tôi chọn chủ đề này v́ câu Lời Chúa nhắc nhở chúng ta quay về với Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Lời và là nguồn mạch của đời sống Kitô hữu."

Hoa Quỳnh


TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC
Vừa qua ABBA nhận được email của bạn đọc Ha Dong gửi về chia sẻ và thắc mắc những vấn đế xung quanh bài viết "Các Thánh, Các Đẳng, Các Tín Hữu" trong ABBA số 149… ABBA đă liên hệ và gửi email của bạn đọc đến người đă giúp cho tác giả bài viết là thầy Văn Công, và cũng đă nhận được hồi âm của thầy… Nay ABBA xin đăng toàn bộ nội dung thư thắc mắc của bạn đọc Ha Dong cũng như thư trả lời của thầy Văn Công đến độc giả ABBA…

Nội dung những thắc mắc:
"Tạ ơn Chúa v́ ḿnh vẫn thường có được các bài đọc từ Quư Vị. Các bài rất hay rất gây dựng trong đức tin. Tuy nhiên có một vài chi tiết tôi không hiểu… mà không biết thắc mắc với ai… Các bạn có thể giúp ḿnh không?
– Ḿnh rất muốn liên lạc với người trả lời những phần "CÁC THÁNH, CÁC ĐẲNG, CÁC TÍN HỮU", v́ có một vài câu trả lời trong "HTSVTD số 149" rất khó hiểu, v́ trong Kinh Thánh đâu có nói như thế đâu…
+ Có những điều trong Kinh Thánh không có nói đến, nhưng nhờ các nhà thần học suy tư để giúp tín hữu sống đạo. Ví dụ như trong Kinh Thánh đâu có nói Đức Mẹ Hồn Xác lên trời nhưng người Công giáo tin như thế là nhờ các nhà thần học giải thích và được Giáo Hội công nhận.
– Thật khó có thể tưởng tượng ra được rằng: Người chết đang ở nơi Thanh Luyện cầu nguyện nhiều hơn... v́ có nhiều thời gian hơn!!!!!!
+ Đây cũng là suy tư và giải thích của các nhà thần học. Mời bạn xem bài xem bài "MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG" …
+ Đây cũng là nhờ các nhà thần học giải thích.Mời bạn xem bài viết : Mầu nhiệm hiệp thông"
– Vậy ḿnh cũng muốn hỏi... Những người từ trước đến nay là tín hữu chết th́ đă có ai vào Thiên Đàng sáng láng chưa? Và những người ở hai nơi này th́ họ làm ǵ?
+ Giáo Hội vẫn tuyên phong tín hữu nào có đời sống thánh thiện, đạo đức. Trong ḷng tin Giáo Hội tin rằng những tín hữu đó đă vào Thiên Đàng. Đó là Giáo Hội khải hoàn.
– (Chẳng lẽ họ không làm ǵ nên có nhiều thời gian?)
+ Đây là lối suy luận đạo đức của tôi và của bạn, v́ khi con người chết về thân xác rồi, đâu c̣n ăn uống ǵ, sống đời sống thiêng liêng. Đời sống thiêng liêng như các thiên thần vậy.
– Và c̣n nhiều điều nữa ḿnh rất muốn liên lạc để biết thêm trong đức tin, trong t́nh yêu thương của Chúa…
+ "Thư bất khả ngôn, ngôn bất khả ư" nên hẹn ngày gặp nhau chúng ḿnh cùng nhau t́m hiểu mầu nhiệm đạo thánh.

Nếu được mời bạn liên hệ trực tiếp với Thầy Phao-lô Nguyễn Văn Công - Ḍng Chúa Cứu Thế. Đ/c: 38 Kỳ Đồng, F.9, Q.3, Tp.HCM; ĐT: 9311645 (số pḥng 327).

Cám ơn bạn. Chúc bạn b́nh an trong Chúa Ki-tô."


MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG
Sách giáo lư của Hội Thánh Công Giáo viết: "Trong khi chờ đợi Chúa sẽ đến trong uy quyền cùng với các thiên thần, và trong khi chờ đợi mọi sự quy phục Ngài, sau khi sự chết bị phá hủy, một số môn đệ của Chúa tiếp tục cuộc lữ hành trên trái đất này; một số khác, sau khi qua đời, đang c̣n bị thanh luyện; và một số khác đang ở trong vinh quang, được chiêm ngưỡng Thiên Chúa độc nhất mà Ba Ngôi, trong ánh sáng huy hoàng." (Số 954). Lời dạy này giải thích điều khoản "Các Thánh thông công" trong Kinh Tin Kính. Mà theo cha Rey-Mermet, đây là điều khoản được thêm vào cách muộn màng, khoảng thế kỷ thứ tư. Vậy điều khoản này bắt nguồn từ đâu?

Nó giúp ta sống đức tin hôm nay thế nào?
I. Mầu nhiệm cây nho
Theo cha Rey-mermet, điều khoản sự hiệp thông các thánh lấy lại mầu nhiệm hiệp thông cây nho và nhánh nho (Ga 15, 1-8), nhưng nhấn mạnh tương quan giữa các nhánh với nhau để làm rơ hơn tương quan giữa người với người trong thân ḿnh Đức Ki-tô. Trong thân ḿnh ấy, mọi người vừa được chung chia sự sống, t́nh yêu và ân sủng của Thiên Chúa, vừa thực sự liên kết với nhau đến nỗi người này bổ túc cho người kia, cùng lớn mạnh, cùng hạnh phúc, cùng đau khổ, cùng vinh quang. V́ "tất cả những ai thuộc về Chúa Ki-tô (cây nho thật) và có Thần Khí của Ngài, đều hiệp nhau làm nên một Giáo Hội duy nhất, và gắn bó với nhau như một thực thể duy nhất trong Chúa Ki-tô" (LG 49).
Điều khoản hiệp thông giữa những người c̣n trên đường đi với những người đă an nghỉ trong b́nh an của Chúa Ki-tô, không bị một chút đứt quăng nào; trái lại, theo niềm tin vững vàng của Giáo Hội, sự hiệp nhất này được củng cố bằng sự trao đổi những ích lợi thiêng liêng. Cuộc sống của mỗi người trong Đức Ki-tô đều có liên hệ mật thiết với những người khác như các nhánh nho trong một cây nho. Nhánh nho này không chỉ sống cho riêng ḿnh mà c̣n hấp thu dưỡng chất để nuôi sống nhánh nho khác. "Các thánh ở trên trời không ngừng chuyển cầu cho chúng ta nơi Chúa Cha, dâng lên Thiên Chúa những công nghiệp của ḿnh xưa trên trái đất, qua Chúa Giê-su là Vị Trung Gian độc nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Như vậy, sự lo lắng huynh đệ của các ngài là sự cứu giúp rất lớn lao cho sự yếu đuối của chúng ta." (LG 49)
Giáo Hội không chỉ ngước mắt lên các thánh trên trời, mà c̣n tưởng nhớ đến những người đă qua đời với ḷng thảo hiếu sâu xa. Việc làm này đă được các Ki-tô hữu tiên khởi thực hiện bằng cách dâng lễ cầu nguyện cho họ; bởi v́ "ư nghĩa cầu nguyện cho các người chết để họ được giải thoát khỏi các tội lỗi của họ, là một ư nghĩa lành thánh và hiếu thảo" (2 Mcb 12, 45). Giáo Hội xác nhận, "việc chúng ta cầu nguyện cho họ không những sẽ giúp đỡ họ, nhưng c̣n làm cho lời chuyển cầu của họ hiệu nghiệm hơn trong việc phù giúp chúng ta" (GLGHCG, số 958).
Như vậy chỉ trừ những ai tự tách ḿnh khỏi ơn thánh, khỏi những tế bào nuôi sống ḿnh, c̣n th́ mọi người đều thuộc về Giáo Hội. V́ tất cả mọi người đều được tháp nhập vào Đức Ki-tô và nhờ Chúa Thánh Thần cũng được tháp nhập với nhau: các thánh trên trời, các người đă qua đời đang hoàn tất sự thanh luyện, và các tín hữu c̣n lữ hành trên trái đất. Có thể nói đó là ba t́nh trạng của Giáo Hội.

II. Chúng ta sống mầu nhiệm hiệp thông này thế nào?
Thánh Phao-lô viết: "Không ai trong chúng ta chỉ sống cho bản thân ḿnh, cũng như không ai chết cho bản thân ḿnh" (Rm 14,7). Một hành vi nhỏ của chúng ta thực hiện trong đức ái, sẽ sinh lợi ích cho mọi người c̣n sống hoặc đă qua đời. V́ thế tháng 11 hằng năm, Giáo Hội kêu gọi những người c̣n sống nghĩ đến người đă qua đời để cầu nguyện, hy sinh và dâng lễ cho họ; đó là bổn phận cao đẹp chúng ta phải chu toàn. Nhưng chỉ dừng ở đó thôi chưa đủ, mà cũng nên nghĩ tới cái chết của chính ḿnh. Thiết tưởng đó cũng là bổn phận quan trọng không kém.
Nghĩ đến cái chết không phải để sống ủ dột, bi quan, lẩn tránh cuộc đời, nhưng là sống trong niềm hy vọng gặp Đấng là nguồn sống của mọi thụ tạo. Nói cách khác, để tiến tới sự chết của ḿnh như tiến tới một quăng phải vượt qua, hầu tiến về nhà Cha trên trời, đ̣i buộc tôi chọn Đức Ki-tô. "Người là đường, là sự thật và là sự sống "(Ga 14,6). Đón nhận Người, đi theo Người là một sự bảo đảm vững chắc cho chúng ta đạt được sự sống đời đời. Tuy nhiên, bao lâu c̣n sống kiếp lữ hành, chúng ta phải không ngừng sám hối, cố gắng sửa ḿnh, và tin cậy vào ḷng thương xót của Chúa (x. Mc 1,15). Nếu đời sống của mỗi người chúng ta mang đậm dấu ấn cầu nguyện sám hối và tin tưởng vào ḷng thương xót của Chúa, th́ đó là cách tốt nhất để ta đón nhận sự chết.
Mầu nhiệm hiệp thông giữa ba thành phần của Giáo Hội là một mầu nhiệm nói lên tính thống nhất trong thân ḿnh Chúa Ki-tô. Thành phần khải hoàn đă thấy Thiên Chúa nên họ có thể thấy chúng ta trong Thiên Chúa. Thành phần thanh luyện chưa thấy Thiên Chúa, nên họ không thấy chúng ta. Tuy không thấy chúng ta, nhưng họ vẫn có thể chuyển cầu cho chúng ta và chúng ta vẫn có thể yêu thương và cầu nguyện cho họ. Và chúng ta, những kẻ c̣n đang lữ hành, chúng ta c̣n cơ hội "sử dụng thời gian và các việc lành phúc đức ở trần gian này để rút ngắn thời gian cực h́nh của các thân nhân ta nơi luyện tội" – lời của Thánh Catarina.

Joseph Đ̀NH TƯ