MÙA HOA NGHĨA TRANG


Cứ mỗi độ vào tháng 11 hằng năm, người Công giáo thường có thói quen nhớ đến những người đă qua đời (người Phật Tử có lễ Vu Lan). Có người xin lễ cầu hồn, cầu siêu, người viếng nghĩa trang, nhà thờ đọc kinh… Tất cả đều có chung mục đích là cầu nguyện cho những người đă qua đời. Họ thường đến nghĩa trang bằng cánh hoa và nén nhang để làm vơi bớt nỗi cô quạnh ở những bia mộ nơi nghĩa trang.

Hoa nghĩa trang là những cánh hoa nói lên niềm thương nhớ. Những cánh hoa của người sống đặt trước mộ bia người đă chết chỉ để lấy ḷng người sống. Nhưng cũng có những cánh hoa là cảm xúc thân thương những ân t́nh và ḷng chân thành gửi cho người ra đi chứ không đơn thuần chỉ là xă giao. Đó phải chăng là những cánh hoa thương nhớ, những cánh hoa ở nghĩa trang buồn?!

Nhớ thương tiếc nuối cho một người đă chết có thể là ray rứt của trái tim chưa đủ thật sự yêu người đă chết khi người ấy c̣n sống. Người chết th́ đi vào một cơi xa xăm về một chân trời khác. Nơi đó, người chết chẳng hề biết đến những nỗi nhớ của người sống, cũng chẳng biết đến những cánh hoa mà người sống dành tặng cho họ?!

Người ra đi th́ đi măi măi, c̣n người sống có xót thương th́ cũng quá muộn. Tại sao khi c̣n sống họ không yêu thương nhau quan tâm nhau, mà chỉ khi chết đi rồi họ mới trao gửi cho nhau những cánh hoa, mà những cánh hoa đó chỉ thực sự chân thành khi trao cho nhau lúc c̣n sống. Phải chăng họ đặt hoa trên bia mộ ở nghĩa trang chỉ cốt làm đẹp cho chính ḿnh để lấy ḷng người sống trong những công việc và những toan tính của họ.
Nhưng cũng có thể những bông hoa trước bia mộ đối với một số người là để xoa dịu nỗi đau của kẻ sống mà thôi. Người chết về một thế giới thiêng liêng, và bỏ lại một thế giới này chứ không phải là mất, họ không đau đớn, xót thương. V́ thế, những cánh hoa đó là do người sống thương nhớ đến và lại đem thương nhớ về.
Tôi ước mong ḿnh là một cánh hoa để: người chết được thương yêu lúc c̣n sống để rồi được nhớ khi ra đi về một cơi hư vô, chứ không muốn ḿnh là cánh hoa chỉ được nhớ mà không có cơ hội để được yêu thương.

SV HÀM TÂN (trích ư tưởng từ "Viết Trong Tâm Hồn")


CẢM THẤY CÓ ANH
Trước ngày Thanh mất một tháng, tôi đến thăm anh. Vợ con anh tủi thân, v́ măi đến tận hôm nay - tức là sau 16 năm Thanh và Lộc nên vợ nên chồng và nhất là từ bốn năm qua, kể từ ngày Thanh bị nhiễm Aids - gia đ́nh vẫn bỏ mặc Thanh, không thừa nhận anh như một thành viên trong gia đ́nh họ. Họ cho anh là mối nhục cho ḍng họ. Nhưng họ lại quên, chính anh đă thay người anh cả để đi nghĩa vụ ở Kambodia, để rồi phải bị thương giữa chiến trường, phải dùng thuốc giảm đau quá liều liên tục. Và khi không chịu nổi cơn đau, một đồng đội đă cho anh ma túy để chấm dứt tiếng rên inh cả pḥng. Cuối cùng khi xuất ngũ, ngoài thân thể chỉ c̣n một chân, th́ bên trong cơn nghiện đă lậm vào Thanh rồi.

Thanh nói với tôi:
- Tưởng khi bị Aids, th́ nó đă là dấu chấm hết đời ḿnh. Nhưng trong bốn năn mang aids trong người, tôi lại thấy ḿnh là người hơn bao giờ hết - thinh lặng một lúc, anh nói tiếp - lúc đầu tôi cũng muốn lợi dụng anh và các bạn. tôi nghĩ cứ để họ cầu nguyện cho ḿnh rồi lúc về thế nào họ cũng cho ḿnh cái ǵ cho mà coi. Nhưng tôi đă được cái lớn hơn điều tôi mong.
Từ ngày bị Aids, Thanh bắt đầu đi bán vé số, công việc mà trước đây anh nghĩ ḿnh chẳng thèm làm. Anh kể:
- Sáng từ G̣ Vấp, tôi đạp xe - tất nhiên chỉ có một chân - lên cầu nguyện ở hang đá Đức Mẹ tại đường Kỳ Đồng. Sau đó đi bán. Chiều về tôi hay ghé vào các tiệm tạp hóa, lúc th́ mua cái kẹp cho cháu lớn, khi th́ mua trái banh nhựa cho hai anh em Ni Na chơi với nhau. Trước đây, có lúc tôi có tiền nhiều hơn bán vé số, nhưng có bao giờ tôi nhớ đến các con của ḿnh đâu. Vậy mà bây giờ với số tiền ít đó, vợ con tôi hạnh phúc.
Tôi nhớ Chúa Giêsu nói: "Những kẻ người ban cho tôi, tôi không để mất một ai" (Ga 6,39) và điều này vợ con Thanh đă làm chứng cho tôi khi đến báo tin cho tôi rằng Thanh đă về với Chúa.
Con gái lớn của anh nói: "Bố con hết vất vả v́ tụi con rồi, và bây giờ bố con được vui bên Chúa".

C̣n cậu con trai, năm đó 13 tuổi nói: "Chắc con sẽ không bán vé số để nuôi vợ con như ba con đâu, nhưng con phải làm điều ǵ đó như ba con đă thương con".
Sau đám tang, các em của tôi tiếp tục đến thăm chị Lộc và các cháu. khi trở về họ bảo chị Lộc nói : ‘Buổi tối đầu tiên khi bốn mẹ con cầu nguyện sao mà buồn và nhớ Thanh đến chết được, nhưng khi bắt đầu đọc kinh, rồi th́ từ từ cảm thấy có ảnh đang cầu nguyện với gia đ́nh".
Tôi không chắc cảm giác các Thánh tông đồ như thế nào khi cầu nguyện cùng với Mẹ Maria sau những ngày Chúa Giêsu đă lên trời. Nếu cũng cảm thấy một chút mất mát nhớ thương, và rồi tràn đầy sự sống mới v́ Chúa Phục Sinh đă ban Thánh Khí, th́ cảm giác của gia đ́nh chị Lộc và của bao gia đ́nh khác trong cùng hoàn cảnh cho chúng ta một xác tín, người thân của chúng ta đang sống trong huyền nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu.

AN THANH, Cssr


HĂY ĐẾN CÙNG NGƯỜI
Như một phép lạ Chúa đă trao ban, cuộc sống có những điều kỳ diệu ta không ngờ đến. Phải chăng tất cả mọi thứ đều do Chúa làm ra?
ĐIỀU KỲ LẠ:
Nh́n ông cụ bước thấp bước cao trên hè phố mấy ai biết được ông là ai? Và từ đâu đến? Khó ai biết được cụ Tứ năm nay đă ngoài 70 tuổi (2001), bởi giữa thành phố xa hoa tráng lệ này đâu hiếm những kẻ sống lang thang, vất vưỡng như cụ?
CụTứ- sống một cuộc sống lang thang đầu đường xó chợ ở cái tuổi hơn 70. Nh́n tấm thân gầy c̣m của cụ, ta biết ngay là do tuổi già sức yếu cộng với bệnh tật hoành hành, thêm vào đó cụ lại không gia đ́nh, không người thân chăm sóc nên thân h́nh cụ mỗi lúc một tiều tụy, yếu ớt. Cái lạnh nơi đường phố đă cướp đi một phần sinh lực nhỏ nhoi yếu ớt c̣n sót lại nơi cụ. Trước cảnh đau ḷng ấy, nhóm "Điểm Tim" đă giúp đỡ cụ bằng cách đưa cụ vào bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Nhưng tuổi già sức yếu lại đau ốm nên một tháng sau đó, cụ đă kiệt sức không c̣n chống chọi trước căn bệnh của ḿnh. Những tưởng cụ không thể nào qua khỏi cơn hiểm nghèo v́ t́nh trạng của cụ khác nào "đèn treo trước gió". Bác sĩ cho biết "cụ khó mà qua khỏi đến sáng mai". Nhưng hồng ân Thiên Chúa luôn đổ xuống những ai biết chạy đến cùng người. Suốt 4 đêm liền cầu nguyện cho cụ dần dần bệnh t́nh cụ khoẻ hẳn. Trước phép lạ mà Chúa đă trao ban, cụ ước ao được rửa tội, được đón nhận ơn Chúa và cha Phúc (DCCT) đă giúp cụ thực hiện khao khát ấy qua ơn bí tích: Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể, Xức dầu thánh. Và từ ngày nhận lănh các hồng ân ấy, sức khoẻ cụ b́nh phục lúc nào không biết.
Trước sự kỳ diệu mà Chúa đă trao ban cho cụ, ai nấy cũng sững sờ v́ những tưởng cụ không thể nào qua khỏi cơn hiểm nghèo của bệnh tật. Nhưng v́ một lư do nào đó không rơ cụ đă tự ư trốn khỏi bệnh viện tiếp tục cuộc sống lang thang nay đây mai đó. Lần này, Chúa lại sai con Chúa - nhóm Bác Ái đến chăm sóc cụ trong thời gian ngắn ngủi c̣n lại. Họ đă làm công việc ấy cho đến lúc cụ mất (gần một năm sau lúc cụ rời bệnh viện -2001). Măi đến năm 2002, nhóm Điểm Tim mới t́m ra được tung tích cụ - một ngôi mộ được an táng tại B́nh Chánh - nơi mà cụ sẽ không bao giờ thấy cô đơn, lạc lơng giữa cuộc đời này.

CÚC XINH