TÔI ĐI TÂY NGUYÊN

Đầu tháng 8 vừa qua, chúng tôi may mắn có dịp được cùng một số bạn trẻ Sài G̣n làm một chuyến ngược lên vùng đất của nắng và gió – Tây Nguyên. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", huống chi chúng tôi đă có được gần một tuần lễ "ăn cùng, ở cùng" với đa số người J’rai, chúng tôi có khá nhiều điều muốn kể cho các bạn.

KỲ 1: NHÀ THỜ VÀ NHÀ NGUYỆN
Điểm nổi bật ở hầu hết các nhà thờ hay nhà nguyện chúng tôi qua là tất cả mọi chi tiết trang trí hay thờ phượng đều làm bằng gỗ được đẽo gọt rất công phu. Các nhà thờ đều mang đậm bản sắc văn hóa J’rai, vận dụng các hoa văn trang trí của văn hóa J’rai, sử dụng các nguyên vật liệu tại chỗ, và do chính tay người J’rai làm nên.

Nhà thờ ở nhà cha Thượng: Khi địa phương tiến hành ngăn đê đắp đập, người ta nạo vét một ḷng hồ, người dân vớt được dưới đáy hồ một khúc rễ cây rất lớn, liền chạy về báo cha xứ. Qua bàn tay khéo léo của chính giáo dân trong xứ, khúc rễ cây biến thành Bàn Thánh. Theo quan niệm của người J’rai, khúc rễ nằm lâu dưới ḷng hồ như vậy rất quư và mang dấu chỉ của Thần Linh. Một gốc mít khác của người dân trong vùng đốn bỏ, cha xứ bèn tận dụng, khoét phía trên đầu h́nh lưỡi lửa, bên trong để ngọn đèn đỏ dùng làm nhà tạm. Cha xứ nói: "Như thế này, người J’rai khi đến nhà thờ sẽ thấy vô cùng gần gũi thân thuộc, đây là những thứ ở vùng này, đây là do bàn tay người ở vùng này tạo nên".
Sang văn pḥng giáo xứ, mọi người đều trầm trồ thú vị khi cha làm "hướng dẫn viên" về địa bàn cũng như lịch sử các giáo xứ ở đây, v́ bản đồ là một tác phẩm ghép từ các miếng vỏ cây thông. Bản đồ trông rất sinh động với núi đồi cao thấp gồ ghề đúng như địa h́nh địa phương.

Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội nằm dưới chân một ngọn núi. Theo phong tục người J’rai, người ta chôn trong "nhà mả" người chết những cái ghè, tượng trưng cho của cải người chết mang theo. Số lượng và giá trị của ghè tương ứng với sự giàu có của gia đ́nh. Qua một thời gian, khi làm lễ "phá mả", những cái ghè đó được đập vỡ và bỏ đi. Cha xứ đă lấy các mảnh vỡ đó ghép thành bức tranh Đức Mẹ Đứng Dưới Chân Thập Tự nằm chính giữa cung thánh và hàng hoa văn trang trí đặc trưng kiểu J’rai chạy suốt xung quanh lưng tường nhà thờ. Hàng hoa văn này nằm rất gần với hàng ghế của giáo dân. Khi đến nhà thờ, sờ vào các mảnh này, họ có cảm giác người thân của họ hiện hữu (theo đúng như quan niệm của người J’rai) cùng hiện diện với họ trong Thánh lễ, từ đó họ cảm nghiệm rất sâu sắc và rất thật về Mầu Nhiệm Phục Sinh – Chúa Giêsu Kitô đă chết, nay đă Phục Sinh và đang hiện diện ở giữa họ. Bàn Thánh, bục giảng, các phiến đá trang trí trên và xung quanh cung thánh được đẽo từ một phiến đá duy nhất, phiến đá này hiện vẫn c̣n một phần và đang đặt trong sân trước nhà thờ. Việc làm này khiến cho người J’rai dễ dàng hiểu ư nghĩa của Sự Hiệp Nhất.

Nhà nguyện Phú Nhơn: Được làm theo kiến trúc nhà sàn. Bên ngoài sân có cung thánh dùng để cử hành thánh lễ ngoài trời được vận dụng từ các gốc cây tự nhiên, có những cành lá nhỏ x̣e ra như tấm khăn trải.
Nhà thờ Chánh ṭa Kon Tum: cũng theo mô h́nh nhà sàn, toàn bộ làm bằng gỗ, kể cả các bức tượng trong và ngoài nhà thờ. Khi bước vào bên trong nhà thờ, bạn sẽ ồ lên ngay v́ các ô cửa nhà thờ làm bằng kính các màu ghép lại thành các bức tranh mô tả Kinh Thánh được ánh nắng chiếu vào rất rực rỡ.

Nhà thờ ở nhà cha Chương: Với quan niệm phải lấy trung tâm điểm là Chúa Giêsu, từ Chúa Giêsu mà đọc và hiểu Kinh Thánh, nếu không Kinh Thánh Cựu ước sẽ chỉ là một bộ truyện cổ tích, Cha xứ đặt tượng Chúa Giêsu giang tay ngay giữa chính diện cung thánh hướng xuống giáo dân, từ Chúa Giêsu trở ngược về Cựu ước là bộ tranh bảy bức nằm bên tay phải Chúa Giêsu dọc theo nhà thờ mô phỏng các sự kiện nổi bật trong Cựu ước, như Adam-Eva, Davit đánh thắng tên khổng lồ Goliat… Bên tay trái Ngài là tiến đến Tân ước cũng với bộ tranh bảy bức diễn tả bảy Bí Tích tượng trưng cho t́nh yêu Thiên Chúa. Toàn bộ 14 bức tranh do một thanh niên J’rai đă hồn nhiên vẽ nên theo con mắt của người J’rai, với Chúa Giêsu và những nhân vật trong trang phục truyền thống của người J’rai, sự kiện của tranh được vẽ trên bối cảnh của núi rừng Tây Nguyên, với mọi sinh hoạt và vật dụng quen thuộc của người J’rai. Điều thú vị là chàng thanh nhiên này không hề qua một trường lớp hội họa bào, nhưng tất cả các bức tranh đều rất có thần. Đó là chưa kể đến nhiều bức tranh khác trong ngoài nhà thờ cũng do chàng trai tài hoa này vẽ. Mặt trước nhà thờ, hai bên trang trí bằng hai bức tranh đắp đất cũng do người J’rai làm. Một bên là cảnh Chúa Giêsu dùng roi đuổi những kẻ mua bán làm ô uế đền thờ, một bên là cảnh Chúa Giêsu gọi ông Giakêu lùn đang leo lên cây để xem Chúa. Ngoài sân c̣n có một bộ ba khúc gỗ với một đầu được đẽo theo h́nh mặt người (là một kiểu trang trí rất thường thấy của người J’rai) diễn tả Mầu nhiệm Ba ngôi Thiên Chúa.

HOA QUỲNH


CON MUỐN NH̀N THẤY VŨ TRỤ
Sáng nay tôi đến trung tâm y tế quận Phú Nhuận để thăm một cô bé 18 tuổi mới sinh con trai đầu ḷng. Nh́n thằng bé nằm ngủ ngon lành trong chiếc nôi tôi bỗng rùng ḿnh khi nhớ đến cái ngày đầu tiên tôi gặp mẹ nó, mẹ nó những muốn bỏ nó cho rồi… Chỉ một chút nữa thôi th́ nó không c̣n cơ hội, để sống, để có mặt trên đời này.
Ḍng suy nghĩ đưa tôi đến Từ Dũ - một trong những bệnh viện lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh- nơi mà hàng ngày có vô số các cô gái trẻ đến nạo phá thai, từ chối quyền làm người của đứa trẻ đang h́nh thành… Lại đưa tôi đến nghĩa trang Anh Hài - một nghĩa trang đặt biệt dành cho các thai nhi bị tước quyền làm người - một nghĩa trang mà ở một nơi như thành phố Hồ Chí Minh người ta vẫn chưa làm được v́ không thể t́m đâu ra một khoảng đất TÔIÔISD,LJHNFOASJPDC đủ để chôn cất tất cả các thai nhi bị bỏ tại các bệnh viện phụ sản trong 3 năm - chỉ 3 năm thôi…

Tôi c̣n nhớ có một người khiếm thị nào đó đă nói: "tôi chỉ cần thấy vũ trụ trong chốc lát…" thiết tưởng đó cũng là khao khát của những thai nhi đang bắt đầu cuộc sống trong ḷng mẹ.
Có rất nhiều trường hợp có thai ngoài ư muốn, có những bạn trẻ thiếu những kiến thức cơ bản về hoạt động truyền sinh của con người, đến khi hiểu ra th́ đă muộn, có những bạn trẻ v́ nhẹ dạ, có những bạn trẻ sử dụng các biện pháp pḥng ngừa không tới nơi tới chốn… Nhưng chung quy lại, hầu hết đều bắt đầu ṭ ṃ giới tính, sự buông thả bản năng này của bản thân, sự vô trách nhiệm trước hành động của bản thân, rồi sự lo sợ mất danh dự, mất việc làm, mất tương lai khi sự việc đă rồi… Nghe qua th́ có thể đơn giản, mới chỉ vài tháng tuổi, bào thai chỉ mới là một tế bào, một khối thịt chưa định h́nh, hay lớn hơn là một đứa trẻ chưa phát triển đầy đủ… Có sao đâu, phải, chính v́ nghĩ đơn giản như thế nên rất nhiều bạn trẻ đă tắc lưỡi, có sao đâu, để đành tâm bỏ rơi, chính đứa con là máu thịt của ḿnh - chối bỏ trách nhiệm làm cha mẹ; chối bỏ sứ mạng mà Thiên Chúa đă trao vào tay họ… chỉ v́ những toan tính có lợi trước mắt cho bản thân. Hầu như có rất ít người dám chấp nhận thực tế để giữ lại đứa trẻ, dù ngày nay có rất nhiều đoàn thể, ḍng tu sẵn sàng cưu mang những bà mẹ lỡ lầmvà nhận nuôi con cho họ sau khi họ sinh hoặc t́m gia đ́nh có khả năng để giữ những đứa trẻ kém may mắn này… Họ sợ, sợ cho bản thân, cho danh dự, cho tương lai mà quên mất rằng chính đứa trẻ mới tượng h́nh kia cũng đang sợ… Trong một giây phút huyền nhiệm nào đó của tạo hoá nó đă có mặt trên đời, nhỏ bé thôi, nó chỉ là một tế bào đang lần t́m bám víu vào ḷng mẹ nó… nó đang đón nhận từng giọt máu người mẹ để lớn lên, nó cố gắng bám chặt vào mẹ nó để tồn tại, nó đang mong ngày được nh́n thấy vũ trụ… Vậy mà nay người mẹ, người cha nó lại nhẫn tâm từ bỏ nó, dứt nó ra sợi dây linh thông của t́nh mẫu tử… chắc hẳn nó đang đau đớn lắm, nó buộc phải chết khi nó đang khát khao để cố níu lấy mẹ nó, nó không có miệng để van xin, để kêu than, nó không thấy lối để chạy thoát khỏi những bàn tay t́m kiếm nó, đẩy nó vào cơi chết…

Tiếng khóc của thằng bé 2 ngày tuổi tôi đang ẵm trên tay kéo tôi về với thực tại, quả thật, nếu những thai nhi kia mà biết nói, hẳn nó sẽ ghen tỵ với thằng bé may mắn được giữ lại kịp thời này, nó sẽ nói ǵ nhỉ… có thể là! Bạn thật may mắn và hạnh phúc, bạn được sống c̣n tôi th́ không, tôi muốn sống nhưng không được sống…
Các bạn trẻ đồng trang lứa với tôi, các bạn có nghe thấy ǵ không… Tôi muốn sống nhưng không được sống…? Xin đừng để con bạn phải khóc than như vậy.

BỒ CÔNG ANH