NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐỨNG DƯỚI GỐC CÂY…

Trong Thánh Kinh có một người đàn bà đứng dưới gốc cây. Bà mân mê một trái cấm, nuốt một trái cấm, chia cho chồng một trái cấm. Bà được đặt tên là Eva, là mẹ của chúng sinh (St 3,20), mẹ của tất cả những bi thảm của chúng sinh ch́m trong sự tội và sự chết.

Lại có một người đàn bà khác đứng dưới gốc cây: "Đứng bên cây khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Người" (Ga 19,25). Cây này cũng có trái, như lời bà chị họ Ysave trong phút giây thần hứng: "Đáng chúc tụng thay hoa quả ḷng Người". Kinh Kính Mừng của Việt Nam ta nôm na hơn: "Và Giêsu con ḷng bà gồm phúc lạ" (Lc 1,42). Và người đàn bà này cũng làm mẹ: mẹ của người bị treo thập giá v́ chúng sinh, và mẹ của chúng sinh được cứu vớt: "Bà ơi! Này là con bà", "Con ơi, này là mẹ con". Và từ giờ đó người môn đồ lĩnh lấy bà về nhà ḿnh" (Ga 19,26-27).

Cũng từ giờ phút đó, người đàn bà không thể nào không trở thành người Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Là v́ bà đă ch́m ngập vào đầu nguồn của mọi ơn cứu giúp. Không thể có một con người tỉnh thức đón nhận đức tin, không thể có một kẻ tội lỗi thoáng có ư nghĩ ăn năn trở lại, không thể có một kẻ khốn khó cất tiếng kêu trời, mà không bứt dây động rừng làm cho bà xốn xang, bởi v́ bà đứng ở đầu nguồn của mọi sự, ngay dưới chân thập giá của con ḿnh để đón nhận "máu và nước chảy ra" (Ga 19,34).

Bốn Tin Mừng không hẹn nhau mà nhất loạt yên lặng về Niềm Vui của Đức Mẹ Maria trong ngày Chúa Phục Sinh từ cơi chết, chẳng có một lời. Niềm vui ấy giống như một đóa hoa tuyệt đẹp, cứ yên lặng mà rực rỡ. Chỉ biết rằng niềm vui ấy dâng lên từ cơn đau dưới chân thập giá, từ "máu và nước chảy ra". Máu và nước làm nguồn, làm gốc cho niềm vui.

Từ đó, mỗi mùa Phục Sinh, thắp cây nến Phục Sinh lên, có tiếng hát rất nhẹ nhàng cứ ngân xa măi trong Hội Thánh:
Mừng vui lên, hỡi nữ hoàng Thiên Quốc, Halleluia, V́ Thánh Tử bà được phước cưu mang, Halleluia,
Đă Phục Sinh như lời Người báo trước, Halleluia, Cầu Chúa cho đoàn con, hỡi Nữ hoàng, Halleluia.

Từ đó, ở đâu có một h́nh ảnh của Đức Mẹ, người ta không phân biệt tôn giáo, thích t́m đến cầu nguyện, kể lể mọi nỗi niềm. Những tấm bảng tạ ơn bày la liệt. Và tháng năm vào hè th́ các thiếu nhi dâng hoa.



CÁNH CỬA KHÔNG BAO GIỜ KHÓA

Nếu bạn đă từng đọc bộ sách "Những tấm ḷng cao cả" do NXB Trẻ phát hành th́ chắc hẳn sẽ nhớ đến câu chuyện thật cảm động về trái tim một người mẹ. Chuyện kể về một cô gái trẻ đă bỏ nhà ra đi v́ bất đồng ư kiến với mẹ của ḿnh. Nhưng sau nhiều ngày lưu lạc khắp nơi, cô đă nhận ra không có nơi nào đẹp như nhà của ḿnh. Cô muốn quay về nhà nhưng lại ngại gơ cửa, ngại phải nói lư do với mẹ. Bao nhiêu ngại ngần xen lẫn với tính bất kham của tuổi trẻ đă khiến cô chùn bước. Cho đến một ngày nọ, cô chợt nghe tin mẹ đau nặng. Cô hối hả chạy về trong đêm, tần ngần đứng trước cánh cửa, trái tim cô run lên… Nhưng khi cô vừa đưa tay chạm khẽ th́ cánh cửa đă bật mở… Lo nhà có trộm, cô tất tả chạy vào pḥng của mẹ. Bà đă thức tự bao giờ và nhẹ nhàng ôm lấy cô. Kể từ ngày cô bỏ đi, lúc nào người mẹ cũng để cửa mở để chờ cô quay về…

Câu chuyện gợi cho tôi nhớ về một người Mẹ, một trái tim muôn đời không khép, một cánh cửa không bao giờ khóa – Mẹ MARIA.

Những ai đă và đang sống tại Tp.HCM, hăy một lần ghé qua Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 38 Kỳ Đồng, Q.3, nơi có Đền Đức Mẹ luôn dang đôi tay chào đón những ai t́m đến với Mẹ. Mỗi ngày, từ sớm tinh mơ cho đến lúc cánh cửa thánh đường khép lại, không bao giờ thiếu vắng người t́m đến Mẹ. Mọi người đến đây t́m sự ủi an, nâng đỡ… mong được xoa dịu những đau thương của cuộc sống.

Những chiều tan trường ngay sau giờ lễ, tôi bắt gặp rất nhiều người: già có, trẻ có đến trước đền cung kính khấn nguyện với Mẹ. Tôi c̣n bắt gặp cả những em bé mới biết đi lẫm chẫm đang hồn nhiên chắp tay ngước nh́n Mẹ. Rồi cả những bác xích lô, xe ôm với đôi tay lao động chai sần… Tất cả đều được Mẹ bao dung đón nhận.

Có thể nói, Đức Mẹ đóng một vai tṛ hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta. Mẹ là tấm gương, là người không thể thiếu trong đời sống tâm linh của mỗi người. Có rất nhiều vị thánh đă nhận Mẹ Maria là mẹ của ḿnh. Thánh nữ Catherine Labouré khi vừa lên chín tuổi đă phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Và Catherine đă ôm lấy tượng Đức Mẹ, ngả đầu vào tượng trịnh trọng nói: "Từ bây giờ Mẹ sẽ là Mẹ của con". Thế rồi trong suốt con đường tận hiến của ḿnh, Catherine luôn được Mẹ cùng song hành, đỡ nâng, ban cho nhiều ân huệ. Mẹ đă hiện ra với chị ba lần, và lần nào Mẹ cũng dạy chị cách cư xử, cách cầu nguyện… Hay Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu ngay từ tuổi ấu thơ đă biết dành t́nh yêu cho Mẹ Maria đồng thời với t́nh yêu dành cho Chúa. Mẹ đă chữa cho Têrêsa khỏi bệnh một cách lạ lùng. Trong suốt quăng đời dâng hiến, lúc nào Têrêsa cũng nghĩ đến Mẹ, cầu xin với Mẹ… và chẳng lúc nào Mẹ từ chối Têrêsa điều ǵ.. Minh chứng cho t́nh yêu thương vô bờ bến của Mẹ không chỉ có thế, những số ABBA trước đây cũng kể về một số vị thánh trẻ Ḍng Tên với ḷng sùng kính Mẹ đặc biệt, luôn ấp ủ một ước mơ sớm về với Mẹ. Và Mẹ đă thực hiện đúng như lời nài xin ấy. Gần đây, trong sứ điệp gửi cho giới trẻ, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nói: "Này là Mẹ con." Mẹ đă trở thành nguồn sữa mát lành nuôi lớn tâm hồn chúng ta hôm nay; Mẹ là cánh tay đỡ nâng ta khi lạc lối; Mẹ là tiếng gọi thiết tha ủi an trong lúc ta sầu khổ… Mẹ là người Mẹ thứ hai của những người Kitô hữu.

Trong tâm t́nh của một người trẻ, tôi xin chia sẻ với các bạn suy nghĩ về trái tim người Mẹ. Một trái tim luôn đón nhận yêu thương, luôn sớt chia phiền muộn, sẵn sàng lắng nghe những đau thương, những oán than của bất kỳ ai đó. Chẳng bao giờ Mẹ từ chối một ai chạy đến cùng Mẹ. Mẹ - "cánh cửa không bao giờ khóa" ấy sẽ mỉm cười hạnh phúc khi chúng ta năng lần chuỗi Mân Côi, năng cầu nguyện, năng tṛ chuyện với Mẹ. Không có trái tim nào cao cả cho bằng trái tim người Mẹ. Và cũng không có tấm ḷng nào bao dung, rộng mở cho bằng tấm ḷng của Mẹ. C̣n chần chừ ǵ nữa mà chúng ta không đến với Mẹ, không cầu xin Mẹ? Nhất là trong tháng Năm này – Tháng Hoa, sẽ không có bông hoa nào rực rỡ, lung linh cho bằng bông hoa của ḷng yêu thương, thành kính ta dâng lên Mẹ…

LOAN – PHƯƠNG

CẢM NHẬN VỀ MỘT CHUYẾN ĐI

Bạn đă từng ăn cơm nấu trong trái dừa lần nào chưa ? Bạn có lần nào đă quỳ gối để hôn một mảnh đất mà bạn vừa đặt chân tới chăng? Hay bạn đă từng ăn một bữa cơm chỉ với dưa leo và mắm ruốc mà thôi?

Quả thật đây là lần đầu tiên tôi được tham gia một kỳ trại "lạ lùng như thế". 24 bạn đại diện cho bốn nhóm: Hiệp Thông, Muối Đất, Đồng Hành, Hướng Dương đă cùng với một cha DCCT và ba anh huynh trưởng đến khu cắm trại Ông Mười. Chúng tôi xuất phát lúc 16 giờ ngày thứ bảy 3.5.2003 và đến nơi vào lúc 17 giờ. Đây là một khu đất rộng, thật là một nơi lư tưởng để cắm trại v́ giữa ḷng thành phố nhộn nhịp này bạn khó có thể t́m ra được một nơi như thế. Sau khi gởi xe, chúng tôi leo lên một chuyến đ̣ ngang qua sông đến khu vực cắm trại là một xóm cù lao xanh ŕ bóng cây. Có thể nói đó là một mảnh đất hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài, bạn sẽ không c̣n nghe những tiếng xe máy chạy ầm ầm ngoài đường hay những âm thanh đường phố khác, thật yên tĩnh và vắng lặng, có chăng chỉ là âm thanh của tiếng nước chảy, âm thanh của những con ễnh ương và tiếng "cạp, cạp" của những chú vịt.

Vừa đặt chân đến nơi, chúng tôi đă phải làm nghi lễ "chào đất" bằng cách quỳ gối xuống hôn mảnh đất ấy, thật là kinh khủng bởi nó không phải là những khoảng sân được lát bằng gạch men hay xi-măng mà là một băi đất hoàn toàn tự nhiên, chỉ toàn cát và đất, chúng tôi từ từ cúi xuống hôn mảnh đất ấy ba lần, hôn xong miệng ai cũng dính đầy cát và đất. Đây là nghi lễ mà tôi ấn tượng nhất trong kỳ cắm trại này, tôi đă đi nhiều nơi và tham gia nhiều hội trại nhưng chưa bao giờ tôi làm cử chỉ ấy – một cử chỉ tưởng chừng như giản đơn nhưng lại chứa đựng một bài học sâu sắc: Khi tôi cúi xuống hôn mảnh đất ấy, đó cũng chính là lúc tôi đang nói lời cảm ơn và lời chào đến ông chủ của mảnh đất, cũng là lúc tôi xem nó như một người thân, một người bạn của ḿnh, từ đó tôi cảm thấy gắn bó hơn, có trách nhiệm hơn và thân thiết hơn, không chỉ với con người mà đến cả những hạt cát nhỏ bé.

Sau nghi lễ "chào đất" ấy, các nhóm nhận vị trí lều trại của nhóm ḿnh và mỗi bạn nhận một trái dừa. Lúc đầu tôi cứ nghĩ trái dừa đó để uống chứ không hề nghĩ bữa cơm tối của chúng tôi dựa vào nó, khi nhận dừa ai cũng hớn hở nhưng chỉ một phút sau khi nhận lệnh mặt đứa nào cũng tiu nghỉu, bởi chúng tôi phải dùng cưa sắt (vật dụng cá nhân phải mang theo khi dự trại) để cưa miệng dừa ra, bỏ gạo vào đó và đậy lại, cố định nó bằng 10 cây đinh. Tôi không biết tại v́ quá vất vả để cưa được trái dừa hay tại tôi chưa được ăn bữa cơm nào mà mùi dừa hoà với mùi gạo như thế, nên tôi ăn rất ngon dù cơm có hơi sống một tí.

Qua hội trại này, tôi đă học được thế nào là tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, cách thắt nút dây và cả bài học được rút ra từ những h́nh phạt. Được giao lưu cùng các nhóm khác, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước, năm thành viên của nhóm Hướng Dương hy vọng sẽ đem những ǵ ḿnh học được cùng với sức trẻ để xây dựng nhóm Hướng Dương ngày càng lớn mạnh hơn.

Những câu chuyện, những bài hát vang lên bên ánh lửa, cả những lần phải chịu phạt, đó sẽ măi là những h́nh ảnh mà tôi luôn mang theo để làm hành trang cho ḿnh...

XUÂN PHƯƠNG (ABBA trích từ Dakbla số 7)