CÔNG BỐ XÁC TÍN


Những ngày này Giáo Hội ở khắp nơi vui mừng v́ ngày trọng đại đă đến, ngày Thần chân lư cộng bố sự thật, ngày Vua ḥa b́nh loan báo tin vui, ngày Đấng cứu độ giải thoát chúng ta. Vị Thần ấy, vị Vua ấy và Đấng ấy là Giêsu Đức Chúa.

Trong đêm Canh thức Phục Sinh hân hoan, Giáo Hội lại cho chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu của chúng ta qua tường thuật của thánh Maccô về hai bà Maria. Một ở làng Magdala, một là mẹ của sứ đồ Giacôbê.

Hai bà nôn nóng đi táng xác Chúa, nhưng đến nơi, Chúa đă sống lại rồi, nên không gặp được, mà chỉ gặp người của Chúa. Thánh Kinh cho biết sau khi ra khỏi mộ, các bà đă "chạy trốn, run lẫy bẫy, hết hồn hết vía,… chẳng nói ǵ với ai v́ sợ hăi".

Tại sao các bà lại sợ đến thế?

1. Phải chăng các bà hoảng sợ v́ gặp ma ngoài nghĩa địa? Thánh Kinh cho biết các bà không gặp ma, mà chỉ gặp người của Chúa "người thanh niên mặc áo trắng". Người này trấn an các bà và chỉ cho các bà nơi Chúa Giêsu sẽ đến. Ma quỷ chẳng làm cho ai an tâm bao giờ, mà nó chỉ quấy phá mà thôi. Ma quỷ sẽ không bao giờ chỉ đường cho con người đến thờ phượng Thiên Chúa, v́ nó đang muốn giành con người khỏi tay Thiên Chúa kia mà. Nên người các bà gặp chắc chắn không phải là ma, mà đích thực là Người của Thiên Chúa.
Vậy nếu các bà có hoảng sợ là v́ các bà cảm thấy ḿnh phận đàn bà yếu hèn, mà lại được Chúa đoái thương cho người đợi để loan báo tin Mừng Phục Sinh.
Như vậy tại sao Thánh Kinh lại khẳng định các bà đă sợ?

2. Phải chăng các bà sợ khi nói ra sự thật: Giêsu người Nazareth đă sống lại và là Đức Chúa sẽ bị mọi người cho là điên khùng? Nghi vấn này có phần gần gũi với cách suy nghĩ và hành động của chúng ta, nên có thể đúng. Trong chúng ta, có bao nhiêu người dám công bố Tin Mừng Phục Sinh của Chúa Giêsu cho mọi người, mặc dù đó là sự thật đă xảy ra 2000 năm qua. Các bà Maria thời ấy cũng như chúng ta vậy. Chúng ta không dám nói điều người ta không thể thấy hay không thể nghĩ tưởng đến, mặc dù nó có thật. Chúng ta chạy trốn để đừng ai thấy chúng ta, kẻo khi thấy họ bắt chúng ta nói về sự thật đó. Đó là t́nh trạng chân lư bị cầm buộc, đó là t́nh trạng cầm tù Chúa Thánh Thần của những người tin.

Rơ ràng thế gian đe dọa và làm chúng ta sợ nhiều hơn. Bởi v́ thế gian quá gần. Nó là cơm áo gạo tiền, nó là sự trọng vọng – dẫu biết rằng trọng ta trước mặt, khinh ta sau lưng – nó là sự đam mê có quyền trên kẻ khác. C̣n Thiên Chúa, chúng ta thường cho rằng Ngài ở trên cao, xa quá tầm tay với.
Không, chúng ta đă nói sai về Thiên Chúa rồi!
Thiên Chúa đă đến gặp Abraham, trở nên bạn thân của ông. Thiên Chúa đă làm người như chúng ta và được gọi là Giêsu, và nhất là Ngài đă sống lại từ cơi chết và đang ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Không chỉ có Ngài hiện diện, mà Ngài c̣n cho vô số những người Ngài tuyển chọn đến với chúng ta. Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu rất gần chúng ta. Chính Ngài chứ không phải thế gian cho ta có cơm áo gạo tiền, chính Ngài chứ không phải thế gian đă cho ta những địa vị cao trọng đích thực trong ḷng mọi người.

Những ai bám vào thế gian sẽ thấy sự thật này là khi c̣n đương chức đương quyền th́ được nhiều người khúm núm quy phục, nhưng con cái ở nhà chẳng phục họ chút nào, và khi mất chức th́ sự yêu thương giả tạo ấy cũng không c̣n. Những người theo thế gian để có được giàu sang sẽ thấy rằng không một lúc nào được ngơi nghỉ và b́nh an, họ luôn lo sợ không biết đến bao giờ sẽ trắng tay. Những người đó có sợ, có khấn bái đủ thứ thần rồi sớm muộn cũng sẽ nhận ra sự bẻ bàng của hư vô, và mọi thứ đều hư ảo.
Hỡi đoàn chiên của Chúa, các người đă được chính Chúa tuyển chọn và đóng ấn. Hăy hiên ngang với chọn lựa của ḿnh, v́ Chúa đang ở với các bạn. Các bạn hăy công bố xác tín của ḿnh cho nhân loại bằng đủ mọi phương cách hiệu quả nhất mà các bạn đang có.
Nào chúng ta hăy chúc tụng và ngợi khen Giêsu Đức Chúa của chúng ta – Halleluia! Halleluia! Halleluia!

AN THANH, CSsR


TIN VUI PHỤC SINH
Thời gian trôi qua mau thật, mới ngày nào đây mỗi người Kitô hữu đă đến nhà thờ chịu xức Tro. Ngày ấy là ngày mở đầu của Mùa Chay của người Công Giáo, đồng thời cũng là ngày muốn mọi người "Hăy sám hối và tin vào tin mừng. Hăy sám hối và khiêm nhường". C̣n nắm Tro kia cũng muốn nói với chúng ta: Thân phận con người yếu hèn và mỏng gịn. Con người được sinh ra từ bụi tro nay lại trở về với bụi tro.
Nay 40 ngày đă qua để bước vào mùa Phục Sinh. Chắc hẳn ai trong chúng ta ít nhiều th́ cũng đă tham dự vào Mùa Chay những ngày ngày Tuần Thánh để bước vào mùa Phục Sinh nên chúng ta cũng có một chút ǵ gọi là cảm nghĩ, là kinh nghiệm sống trong mùa Phục Sinh mà đón mừng Chúa sống lại. Thường thường, con người chúng ta nghĩ đây là một sự kiện đă xảy ra trong cảnh đau buồn, trong sự mất mát một con người đó là Đức Kitô. Buồn v́ Chúa bị các môn đệ chối bỏ và phản Thầy. Mất là từ nay Chúa không ở cùng với nhân loại. Tất cả những diễn biến ấy đều được diễn ra trong một kỷ niệm ở thứ năm và thứ sáu Tuần Thánh. Nếu chúng ta chỉ dừng chân lại để nh́n về một sự kiện đă xảy ra với thời gian nhất định như thế! Đó chỉ là bên ngoài của một sự kiện, bên ngoài của Cây thập h́nh trên đỉnh Cavariô.
Thật ra ở bên ngoài hiện tượng như thế muốn nói "Đă có một con người bị như thế!" Con người ấy là Giêsu Nadzarét. Chính lúc sự kiện xảy ra là lúc con người đă nhận thấy t́nh thương, nhận thấy lời vâng phục nơi Chúa Cha. "Giờ ta đă đến". Giờ của Đức Kitô đă đến để thi hành kiện toàn ơn cứu độ nơi Ngài bằng sự Phục Sinh. Đó là một sự kiện, một mầu nhiệm, một trung tâm điểm của người Kitô hữu. Thánh Phaolô đă nói "Nếu Chúa không sống lại th́ chúng ta chỉ tin vào những điều điên rồ".

Mùa Phục Sinh là mừng Đức Kitô đă sống lại từ trong cơi chết, mừng Ngài đă chiến thắng tội lỗi, mừng Ngài đă dùng cánh tay của Ngài đă xóa tan màn trời đen tối đang vây bủa xung quanh con người v́ con người luôn sợ sệt lo âu "Bỏ Thầy con biết theo ai". Chính sự kiện sống lại cho chúng ta thấy "Ngài là Chúa". Nhờ vào Ngài mà con người được nối kết lại t́nh thương, t́nh yêu giữa Thiên Chúa và con người. Qua sự kiện Phục Sinh cũng muốn nói với mỗi người "Từ nay con người Giêsu Nadzét đă bị đánh đ̣n, vác thập giá và đă chết nhưng Ngài đă bước vào vinh quang". Ngài không c̣n lệ thuộc vào thời gian và không gian đồng thời Ngài vẫn ở bên mỗi người chúng ta "Ta đi ta không để các con mồ côi nhưng ta đi ta ban b́nh an của ta đến với các con mọi ngày". Đây cũng là sự kiện đă xảy ra thật để củng cố lại ḷng tin cho mỗi người chúng ta và chúng ta hiệp nhất với nhau trong "Hội Thánh Thông Công".
Vậy mầu nhiệm Phục Sinh là một đánh dấu: Chúa Kitô đă khải hoàn và Ngài đă chiến thắng tội lỗi mà đưa con người trở về với Thiên Chúa trong thời kỳ viên măn. Đây cũng là trung tâm điểm của ḷng tin người Kitô hữu: "Giêsu Nadzarét đă chết và đă sống lại và chính Ngài đă làm Chúa mà muôn vật phải bái thờ".

VÔ DANH


ĐAU KHỔ LÀ ÂN SỦNG
Trong cuộc khổ h́nh, Chúa Giêsu nh́n nhận đường lối được Thiên Chúa Cha ân định cho việc cứu chuộc nhân loại, và Chúa đă đi theo đường lối này: Chúa nói với các môn đệ rằng các ông phải được kết hợp với hy lễ này: "Thầøy nói thật với anh chị em, anh chị em sẽ khóc và buồn phiền trong khi thế gian reo mừng" (Ga 16:20). Chúa Giêsu cũng loan báo những phúc thật của những người chịu đau khổ: "Phúc thay những người bị bách hại v́ sự thánh thiện; nước Thiên Chúa là của họ. Phúc thay cho anh chị em khi người ta xỉ nhục và bách hại và vu cáo anh chi em v́ Thầøy. Anh chị em hăy hân hoan reo mừng v́ phần thưởng vĩ đại dành cho anh chị em ở trên trời." (Mt 5:4, 10-12)

Nguyên tắc căn bản của đức tin Kitô hữu là thành quả của việc chịu đau khổ và, v́ thế, lời mời gọi chúng ta chịu đau khổ kết hợp chính chúng ta với hy sinh cứu chuộc của Chúa Kitô. Như thế, việc chịu đau khổ trở nên của lễ hiến dâng: việc này đă và vẫn con xảy ra nhiều linh hồn lành thánh.
Đặc biệt khi chúng ta quàn quại v́ đau khổ th́ tinh thần t́m thấy nơi việc chịu đau khổ của Chúa Giêsu ư nghĩa những đau khổ của chúng ta và chúng ta cùng đi với Chúa vào Vườn Cây Dầu. Nơi Chúa Giêsu, chúng ta t́m được sức mạnh để chấp nhận đau khổ với ḷng kư thác và vâng theo Thánh ư Thiên Chúa Cha. Và chúng ta sẽ cảm thấy trào dâng trong tim lời Chúa Giêsu cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu: "Nhưng xin đừng theo ư Con, mà xin theo Thánh ư Cha" (Mc 14:36).

Bất cứ ai theo Chúa Kitô, đều biết sự đau khổ là ân sủng quí giá, một đậc ân từ trời. Qua việc chấp nhận đâu khổ, nâng cuộc sống chúng ta lên hàng t́nh yêu cứu chuộc của Chúa Kitô. Đức tin làm cho chúng ta có thể, bất chấp mọi thứ, bám lấy mầu nhiệm đau khổ này và đem b́nh an và vui mừng tới cho những người chịu đau khổ: Đôi khi cả thánh Phaolô cũng nói: "Tôi được an ủi chứa chan, và bất chấp mọi gian truân, sự hoan hỉ của tôi tràn đầy." (2Cr 7:4)

Khi một người đă được đưa vào quỹ đạo yêu thương th́ người đó không những là đón nhận t́nh yêu của Cha mà người đó được mời gọi san sẻ t́nh yêu cho người khác. Mà chính trong cái sự san sẻ đó thông qua một cuộc sống bác ái, phục vụ, hy sinh th́ chúng ta cảm nhận được rằng sự sống đang phát triển nơi ḿnh. Đây là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm đó là: "chính lúc quên ḿnh lại là lúc gặp lại bản thân". Mầu nhiệm đó cũng là: "Một hạt giống gieo xuống đất phải thối đi th́ nó sinh bông quả" (Ga 12:24). Các nhà tâm lư vẫn khuyên chúng ta hăy ra khỏi nỗi khổ của bản thân để chăm sóc nỗi đau cho người khác. Th́ lúc ấy chúng ta cảm thấy cuộc đời của chúng ta có niềm vui sống. Đây là cuộc sống của những người hiến cả đời ḿnh để phục vụ người khác về vật chất cũng như là về tinh thần và cảm thấy trong cuộc đời hiến dâng ấy một niềm vui không tả được. Đó là một chân lư rơ ràng.

Xin gởi tặng những ai đang đau khổ trong thân xác bệnh hoạn và tinh thần sa sút. Những ai hay than thân trách phận rằng "ḿnh đă sinh ra dưới một v́ sao xấu". Một lời kinh nguyện của chị Veronica, một phụ nữ bên Phi Châu. Một người phụ nữ mà khi mới lớn lên 3 tuổi đă bị phong cùi. Năm 20 tuổi th́ mù luôn cả đôi mắt... Ấy thế mà chị viết những lời nguyện rất tha thiết như sau:
"Lạy Chúa, Chúa đă đến, đă xin con tất cả và con đă hiến dâng tất cả. Xưa kia con ưa thích đọc sách th́ Chúa đă mượn đôi mắt của con. Ngày trước con hay chạy nhảy trong rừng thưa th́ Chúa lại mượn đôi chân của con. Bởi v́ con là phụ nữ, con ưa thích ngắm nh́n suối tóc óng ả của con, th́ bây giờ đầu con như hói nhẵn. Con ưa thích chau chuốt những ngón tay thon vuốt xinh xắn của con, th́ này đây Chúa ơi đâu c̣n nữa, mà thay vào đó chỉ là những khoe cùi nhớp nhúa.
Chúa ơi, Chúa hăy nh́n xem thân h́nh xinh đẹp của con đă bị hủy hoại đến độ nào. Nhưng con không nổi loạn. Con xin dâng lời tạ ơn Chúa. Vâng lạy Chúa, đời con đă quá đầy đủ, tuôn tràn vượt quá những ǵ ḷng con mong muốn. Ôi t́nh yêu của con, con dâng lời tha thiết cầu xin cho tất cả những người cùi trên thế giới. Con cầu xin đặc biệt cho những ai đang bị bệnh cùi tinh thần hủy hoại, đạp đổû và đè bẹp. Con yêu thương đặc biệt những người bất hạnh ấy. Và chiều nay trong âm thầm, con xin tận hiến ḿnh con cho họ v́ họ là những anh chị em của con."
Các bạn có thấy là một lời cầu nguyện rớt nước mắt được. Thật là một cuộc đời đáng thương và nhiều khi coi ra không đáng ǵ để sống. Đừng nói chi đến tiền bạc, đừng nói chi đến hoan lạc. Ngay cả những ǵ cơ bản nhất của cuộc sống con người là đôi mắt, là tay chân lành mạnh cũng chẳng có nữa. Ngay chúng ta đây là những người có đôi mắt sáng, tay chân mạnh khỏe, có một nhan sắc b́nh thường... Ấy thế mà không chừng cũng có những lúc ḿnh than thân trách phận. Than rằng "đă sinh ra đời dưới một v́ sao xấu". Ấy thế mà con người chị Veronica này th́ không có ǵ mà vẫn sống, mà lại sống mănh liệt. Nói lên những tâm t́nh thiết tha mà chắc chúng ta cảm động hết sức.
Đau khổ thân xác và tâm hồn là một "Ân Sủng". Xin hăy chấp nhận những ǵ Thiên Chúa đă dựng nên cho chúng ta mà sống Vui, sống Tin, sống Cậy và sống Mến.

Trong t́nh yêu của Chúa Kitô.
DU ANH – YBIC (THU NGÔ chuyển bài.)


NGÔI MỘ TRỐNG
Ngôi mộ trống trong im ĺm, câm nín, đă hùng biện nói lên Sự Phục Sinh của Đức Giêsu.
Nó là nhân chứng. Nó đă ôm ấp xác thân Ngài, đă cảm nhận Ngài hạ ḿnh đặt lưng táng xác trong ngôi nhà hèn mọn: Chính nó.
Nó đă hứng những ḍng nước mắt nảo nùng bi thảm của Mẹ hiền khóc Ngài. Đă nghe run lên trong ḷng ḿnh những bước chân buồn đau thương tiếc của Gioan, của Madelena, của những Tông Đồ trước biến cố trời sập...
Nó chỉ là ngôi mộ đá, tầm thường nhỏ bé. Làm sao nó chứa hết chừng ấy lạ lùng, chừng ấy thương đau?
Rồi khi tất cả không c̣n nữa, viên đá đă lăn ra xa, khi nó đă thật sự trở thành Ngôi Mộ Trống hoàn toàn, th́ Phục Sinh xảy đến. Bầu Trời Mới mở ra, huy hoàng.
Bây giờ nó hiểu có chứa Thương Đau, nó mới được thấy trước mắt, cảm nghiệm trong Tim, Mầu Nhiệm của Phục Sinh.
Nó là tôi.
"Viên đá" đă bao lần là sự ngăn trở giữa tôi với Ngài. Lăn viên đá ra đi, cho ánh sáng tuôn vào, cho không khí uà tới, cho B́nh Minh thức dậy, cho đời tôi hạnh phúc bên Thầy.
Khi tôi cố gắng từ bỏ bớt tính hư nết xấu, tham vọng kiêu căng, và phủ phục dưới chân Thầy với những ǵ c̣n chưa bỏ được th́ ḷng Nhân Từ của Thầy đă rộng lượng tạm cho tôi là Ngôi Mộ Trống. Tôi thường nghĩ Thầy nh́n tôi, vừa thương xót, vừa hân hoan, kiểu Cha già nh́n con gái: "Con của Cha!".
Chừng ấy đă là quá đủ cho tôi sung sướng. Nào tôi có biết ǵ xa hơn đâu! Nhưng Thầy chu tất hơn: Một sáng màu hồng, tôi nh́n ra cửa sổ, sung suớng đón nhận những Cánh Hoa Phục Sinh nở trên ngôi mộ đă tưởng đời đời chỉ là đá vô tri...
Tôi mỉm cười. Tôi thường cười với một chút nước mắt long lanh: Ḷng Biết Ơn.

ĐÔNG KHÊ (Henry Cao Hùng forward; THUỶ PHAN trích từ www.Lasan.org)


T̀M LẠI THIÊN ĐƯỜNG
Với chủ đề "T́m lại thiên đường" Đại Hội Giới Trẻ năm nay thu hút khá nhiều bạn trẻ khắp nơi đổ về tham dự. Dưới cái nắng oi ả của những ngày hè, sân ĐCV Thánh Giuse đầy niềm vui và tiếng cười bởi ai cũng muốn t́m cho ḿnh một thiên đường.
Ḥa chung với bầu không khí vui tươi ấy, tôi cũng như bao bạn trẻ khác hồi hộp đợi chờ ngọn đuốc khai mạc Đại Hội đốt lên. Khi Đại Hội bắt đầu, tôi thật bất ngờ khi nghe bài hát "...thiên đàng ở ngay mái ấm của ta, khi biết yêu thương chia sẻ nồng nàn. Thiên đàng ta đó, mỗi người sẵn có; nếu biết mở ra th́ vào thiên đàng". Tôi không biết, với bạn, thiên đàng có thực ở ngay mái ấm của bạn chưa? Nhưng tôi đây, tôi xin chia sẻ với bạn một số cảm nhận của tôi về "thiên đường"…

Trước đây tôi không tin "thiên đường" có thực ở trần gian này. Tôi cho rằng thiên đường phải là nơi xa xôi, huyền bí; là một nơi mà không phải ai cũng đến được. Với những ư nghĩ đó, tôi thường hay quỳ hàng giờ ở nhà thờ để cầu nguyện với Chúa, để tạo một mối giao ḥa với Chúa và như thế tôi sẽ dần dần xây dựng thiên đường cho riêng tôi. Tôi sống khép ḿnh, tôi ẩn náu nơi danh Chúa, ít khi nào tôi bộc bạch với ai chuyện ǵ kể cả ba mẹ. V́ nghĩ rằng có những chuyện nói với ba mẹ sẽ bị la rầy song nói với Chúa th́ chẳng sao cả, Người tuyệt đối giữ bí mật cho tôi. Người không mắng tôi cũng chẳng la tôi, Người chỉ biết lắng nghe tôi nói mà thôi. Do đó, từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ tôi đều trút hết cho Chúa.

Nhưng dần dần tôi thấy thiếu một cái ǵ đó, có thể là một lời khuyên, một câu trả lời từ nơi Chúa. Chúa cứ im lặng nghe tôi nói lâu dần tôi đâm ra cáu "sao Chúa không trả lời?" Vẫn là một khoảng không im lặng. Lúc đó tôi mới chợt nghĩ ra h́nh như ḿnh đang đ̣i hỏi quá nhiều nơi Chúa. Người có trăm ngh́n công việc phải làm, nếu mọi người ai cũng đ̣i hỏi như tôi th́ thử hỏi Chúa làm sao xuể. Thế là, tôi lại chạy về với mái ấm thân quen của ḿnh – nơi mà tôi nghĩ ai cũng có. Bạn cứ nghĩ xem: giữa cuộc sống xô bồ, hối hả hằng ngày ta phải hít thở luồng không khí ô nhiễm của đường xá, nhà máy, xí nghiệp... phải ch́m ngập trong đống hồ sơ cao ngất, trong những bài toán ngổn ngang ẩn số x, y. Mấy ta có được những giây phút nghỉ ngơi thoải mái bên gia đ́nh. Có bao giờ ta dành một ít thời gian để chiêm ngắm ḱ công Chúa đă ban cho ta: GIA Đ̀NH. Một mái ấm gia đ́nh ngỡ như quá tầm thường ai ai cũng có nhưng lại là niềm khao khát cháy bỏng của biết bao đứa trẻ lang thang bụi đời. Đă có biết bao dấu chấm hỏi đặt giữa cuộc đời khi đâu đó cất lên tiếng gọi da diết "Cha ơi! Cha ở đâu? Mẹ ơi! Mẹ ở đâu?". Chính những lúc trải ḷng ḿnh với những "dấu chấm hỏi" ấy, tôi mới thấy gia đ́nh chính là thiên đường nơi trần thế này. Cứ chiều chiều, ta lại được quây quần bên bàn ăn gia đ́nh có cha có mẹ, có chị có em, có tiếng cười yêu thương, có ánh mắt chứa chan t́nh thương mến th́ thử hỏi c̣n hạnh phúc nào cho bằng? Phúc chốc bao mệt nhọc, lo toan bộn bề trong cuộc sống biến mất nhường chổ cho bến bờ yêu thương tràn về. Không những gia đ́nh là nơi chúng ta được sinh ra, nơi sự sống được thăng hoa, nơi t́nh yêu đơm bông kết trái mà đó c̣n là nơi lỗi lầm được khoan dung, bất ḥa sẽ dần chôn sâu, cho b́nh an luôn thắm thiết.

"T́m Lại Thiên Đường" phải chăng "t́m lại cho ḿnh tha thiết yêu thương, t́m lại cho gia đ́nh hạnh phúc ấm nồng?" Thật vậy, chúng ta chỉ có thể t́m lại thiên đường khi chúng ta biết đón nhận yêu thương để xóa đi những hững hờ, phá tan những đau buồn của cuộc sống. Có như thế chúng ta mới xây dựng cho ḿnh một thiên đường lung linh.

LOANPY208@YAHOO.COM