Một chút suy niệm về ĐAU KHỔ

Suy tư về đau khổ nảy sinh từ chính những đụng chạm với khổ đau trên đường đời. Tại sao lại có đau khổ? Ai làm ra đau khổ? Ai đau khổ nhiều, ai đau khổ ít? Tại sao công tŕnh sáng tạo tốt lành vẫn đầy dẫy nhiễu nhương, luỵ tàn, chết chóc? Phải chăng Thiên đồng lơa với chúng? Hay Người "bó tay" trước chúng?... và c̣n bao nhiêu câu hỏi như vậy không ngừng dậy lên trong thân phận con người mà câu trả lời thường thấy nhất là... "không có câu trả lời". Mỗi người mỗi hành tŕnh cuộc đời, mỗi thao thức, mỗi trăn trở, mỗi kiếm t́m lư giải cho vấn nạn của thân phận ḿnh. Có người t́m ra lối thoát, có người hoàn toàn bế tắc. Là một thành viên của nhân loại, tôi cũng bao lần chua chát, chán ngán gặp phải các thực tế phũ phàng. Từ một biến cố bị đánh động, tôi ḷ ḍ cất bước đi t́m lời giải đáp về đau khổ, ít là cho bản thân ḿnh.
Bầu trời New York sáng hôm ấy thật đẹp. Một buổi sáng thứ ba, hai bên đường đến trường là những khối màu sặc sỡ của cây lá mùa thu, thơ mộng như cảnh thần tiên trong các chuyện cổ tích tôi vẫn được nghe hồi c̣n nhỏ. Đây thật thiên cảnh được thể hiện phần nào nơi tác phẩm của các họa sỹ thời danh thế giới. Thấy cảnh ấy, bạn chỉ có một việc có thể làm và phải làm là cất tiếng ca ngợi Đấng Yêu Thương đă tài t́nh tác tạo sắp xếp. Trên đường tới trường, chúng tôi vừa chặc lưỡi trầm trồ thán phục vừa hát vang bài tán dương Thiên Chúa... Thế rồi, chuyện ấy xảy đến. Hoàn toàn bất ngờ: Câu kinh khai mạc năm học mới của chúng tôi ở Ossining hôm ấy vừa dứt th́ tin về toà tháp đôi New York bị khủng bố được loan báo. Chiếc máy bay thứ nhất đâm vào toà tháp thứ nhất mở màn cho một loạt những khủng hoảng ghê gớm trên thế giới. Và bản thân tôi, vâng đúng ngày hôm ấy, bắt đầu đi vào hành tŕnh suy tư về sự dữ và đau khổ.

Tôi mày ṃ, ḍ dẫm trong bóng đêm.

Càng đi sâu vào thực trạng của nhân loại, tôi càng thấy kinh khủng, bế tắc. Tôi không thể hiểu tại sao bên cạnh một Thiên Chúa quyền năng, tốt lành vô cùng mà tôi vẫn tin thờ lại tồn tại bao nhiêu thảm cảnh tội ác, bất công, tai họa… Tôi rắm rối v́ bên cạnh "con người được dựng nên giống h́nh ảnh Thiên Chúa" là hành động khốn nạn của Satan… Tôi không hiểu.
Một năm sau, vào một ngày thứ sáu trong lành, bữa sáng của tôi chan ḥa trong ánh nắng ban mai. Chim ríu rít trên cành, gió nhẹ nhàng đung đưa khóm lá lao xao. Đời thật êm ả, b́nh yên. Tâm hồn tôi tạm quên đi sự chộn rộn, lắng lo của cuộc sống vốn có rất nhiều vấn đề khiến người ta không dễ dàng t́m được những giây phút thanh thản như thế này. Vừa hát tôi vừa mở gói báo buổi sáng. Chắc sẽ có nhiều tin vui v́ sáng hôm nay trời thật đẹp, tôi thật vui. Tờ báo đầu tiên tôi mở ra là tờ New York Times. Nhưng, ngay trang nhất là cảnh tượng một vụ nổ bom tự sát của một thiếu nữ Palestine xảy ra trong một khách sạn Israel. Mấy chục người chết và bị thương trong lúc đang tiệc tùng vui vẻ. Máu loang tung toé khắp nơi. Lập tức, tôi bị trả ngược về với thực tế của sự dữ và đau khổ. Lời ca vui tươi của tôi lập tức được thay thế bằng một tiếng "Trời!!!"quen thuộc. "Tại sao? Lạy Chúa, tại sao lại như vậy?" Trong tôi vừa buồn vừa phẫn nộ. Buồn v́ thảm cảnh cuộc đời và phẫn nộ với Thiên Chúa. "Chúa, tại sao Ngài không làm một cái ǵ đi? Chẳng lẽ Ngài cứ để mặc cho những cảnh này xảy ra hay sao? Bao nhiêu năm rồi, không ngày nào con không chứng kiến những chuyện tệ hại như thế này! Tại sao Ngài tạo dựng con người rồi để mặc chúng nó cắn xé, hăm hại, giết chóc nhau?…Tại sao Ngài cứ im lặng? Làm một cái ǵ đi chứ! "…


Vừa giận dữ vừa thất vọng, tôi nh́n lên Giêsu. Và, bất chợt tôi nhận ra Thập Giá. Thập Giá. Đây là lần lần đầu tiên tôi nh́n thấy Thập Giá, Thập Giá của Giêsu, dù nó đă hiện diện ở đó bao năm rồi. Và đây, lạy Chúa tôi, là câu trả lời duy nhất cho vấn nạn của tôi. Thiên Chúa đă làm tất cả nơi Thập Giá của Giêsu. Thập Giá của Giêsu là giải pháp duy nhất đem lại hạnh phúc đích thực cho nhân loại. Thập Giá của Giêsu là t́nh yêu. T́nh yêu như t́nh yêu của Giêsu là con đường duy nhất. Con người có lư trí và tự do nên mang trong ḿnh nhiều khuynh hướng khác nhau, và người ta không thể sống chung với nhau nếu các khuynh hướng của họ không được quy tụ qua chọn lựa của t́nh yêu. Thiên Chúa đă làm tất cả để diễn tả t́nh yêu của ḿnh và cách diễn tả này là giải pháp duy nhất cho hạnh phúc của con người nếu con người chọn nó.
Hôm nay, cuộc chiến ác liệt giữa Mỹ - Anh với Iraq đang diễn ra với bao nhiêu cảnh tang thương, cùng với muôn vàn những tấn bi kịch khác trên thế giới càng làm cho bức tranh của nhân loại thêm đen tối. Người ta đưa ra bao nhiêu giải pháp để làm cho hành tinh xanh này được ổn định, hoà b́nh. Tiếc thay, ít nhất đă hai ngàn năm rồi, Giải Pháp Duy Nhất vẫn ở đó mà nhân loại có học được bao nhiêu đâu. Người ta mơ rất nhiều về một khung trời b́nh yên nơi "chiên sống chung với sói, trẻ con chơi đùa với rắn hổ mang…" mà chẳng mấy ai chịu bước vào Con Đường duy nhất đă sẵn ở đó. Có lẽ ai cũng muốn làm thầy nên chẳng mấy ai chịu học bài học của Thầy Giêsu cả.

Dù thời thế có ra sao, hôm nay tôi đă t́m ra câu trả lời cho tất cả thắc mắc của ḿnh. Khi nh́n vào Giêsu, tôi biết chắc rằng: Thiên Chúa không tạo ra sự dự và đau khổ mà ngược lại Người lên án, tiêu diệt sự dữ và chỉ cho con người cách thức để loại trừ đau khổ trong cuộc sống của ḿnh. Có người nói: đôi khi Chúa gửi đau khổ đến để trừng phạt tội nhân; nếu như thế th́ cái chết v́ yêu thương của Giêsu là vô nghĩa v́ "Đức Kitô đă chết v́ chúng ta, ngay khi chúng ta c̣n là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta" (Rm 5,8). Hoặc người ta có thể bảo rằng: Chúa dùng khổ đau để giáo dục ta; nếu thế th́ hoá ra Người mâu thuẫn với chính ḿnh (một điều không thể có nơi Thiên Chúa) v́ phương tiện xấu không thể biện minh cho mục đích tốt (trái với luân lư căn bản của Giáo Hội Công giáo). Hay có ư kiến cho rằng: Chúa dùng đau khổ để thử ḷng tin của con người; nếu thế th́ Thiên Chúa đâu phải là "Đấng thấu suốt mọi bí ẩn" (Mt 6,6) v́ không biết th́ mới thử. Lại có kẻ cho rằng: đau khổ đời này là công nghiệp đời sau; đây chính là nguyên nhân dẫn đến những hệ luỵ tiêu cực trong nhân loại: sống thụ động, cam chịu bất công, luồn cúi, sợ sệt, "ủng hộ" chênh lệch giàu nghèo, khinh chê thân xác và các giá trị cuộc sống mà chính Giêsu đă chết để bảo vệ...
Nói ǵ th́ nói, Thiên Chúa là người bị vu oan khi người ta đem bất cứ một sự dữ, đau khổ nào quy gán cho Người, Đấng uy quyền tạo dựng mọi sự tốt lành và "yêu thế gian (con người) đến nỗi đă ban Con Một để thế gian nhờ Người mà được cứu độ" (Ga 3,16-17). Có những đau khổ vật lư hay tai nạn xảy ra do sự bất toàn của thân phận thụ tạo, có những đau khổ luân lư do con người có tự do gây nên. Qủa vậy, về phần ḿnh Thiên Chúa đă làm hết mọi cách để kiến tạo hạnh phúc cho con người. Phần c̣n lại nằm trong tay con người. Phải chăng đây cũng là một sứ điệp của Mùa Chay?

J.V.


GIỚI TRẺ SUY NGHĨ G̀ VỀ T̀NH YÊU ?!...
Một câu hỏi đặt ra trong đợt t́nh tâm giới trẻ ở Phú B́nh Mùa Chay này là: "Bạn nghĩ ǵ về t́nh yêu đời thường và t́nh yêu Thiên Chúa?". Có rất nhiều quan niệm khác nhau về t́nh yêu. T́nh yêu dưới cái nh́n của vật lí học th́ "Đó là hiện tượng hút nhau giữa hai điện cực trái dấu", c̣n dưới con mắt của nhà hóa học th́ "T́nh yêu là một loại phản ứng phát nhiệt", hay theo tâm lư học th́ "T́nh yêu là một sự rung cảm của một tâm hồn khi gặp một tâm hồn ḥa hợp. Nó là sự ḥa điệu của hai trái tim, làm người ta say sưa và nh́n thấy mọi vật đều tươi đẹp hơn". Thế c̣n bạn, bạn nghĩ ǵ về t́nh yêu?
Một câu chuyện kể rằng: "Một cậu bé buồn tê tái khi nhận ra con rùa yêu quí của ḿnh nằm ngửa chổng chân lên trời bên cạnh bể nước, hoàn toàn bất động. Ông bố cố an ủi con trai: Con đừng khóc! Chúng ta sẽ tổ chức một đám tang tuyệt vời cho bạn rùa của con. Chúng ta sẽ làm một cổ quan tài nho nhỏ, khắc tên bạn rùa trên đó. Rồi chúng ta sẽ đem hoa tới đặt bên mộ mỗi ngày. Chúng ta sẽ dựng một hàng rào xinh xinh bên mộ nữa. Cậu bé chợt nín khóc và thú vị lao vào dự án mới này. Khi mọi thứ đă sẵn sàng, đoàn rước đám tang được sắp xếp: bố, mẹ, chị giúp việc, cuối cùng là cậu bé - chủ tang. Đoàn rước bắt đầu trịnh trọng tiến về phía bể nước để đưa xác con rùa đi chôn. Nhưng xác rùa đă biến mất. Bất ngờ, họ phát hiện ra bạn rùa đang trồi lên từ đáy nước, bơi lội rất vui vẻ. Cậu bé nh́n mọi người, vô cùng thất vọng rồi nói: "Chúng ta hăy giết chết nó!"
T́nh yêu đời thường luôn xuất phát từ một nhu cầu, một mục đích nhất định. Anh và tôi yêu nhau v́ mục đích hôn nhân. Hay tôi quan tâm hay lo lắng cho ba mẹ, anh chị bởi ngoài t́nh thương ra đó c̣n là bổn phận, trách nhiệm của con người, người em đối với ba mẹ, anh chị. Cậu bé trong câu chuyện trên thật sự không quan tâm tới con rùa. Cậu chỉ quan tâm đến niềm sung sướng mà cậu nhận được từ việc yêu thương con rùa mà thôi.
Thế nhưng vẫn có một thứ t́nh yêu cao quư, đẹp đẽ, đó là t́nh yêu Thiên Chúa. Bởi "Không có t́nh yêu nào cao quư bằng t́nh yêu của người dám hy sinh mạng sống v́ bạn hữu ḿnh". Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài đă sai con một của Ngài xuống cứu chuộc chúng ta. Với mục đích ǵ? Có phải chúng ta yêu thương Chúa nên Ngài mới sai con ḿnh chịu khổ h́nh, đóng đinh trên thập giá? Hay chỉ đơn giản là "Chúa yêu thương ta v́ Chúa thương ta, không phải ta ngoan mà Người thương ta..." Ấy vậy chúng ngày ngày cứ ngợi ca t́nh yêu Romeo & Juliet mà quên mất vẫn c̣n một t́nh yêu cao đẹp gấp vạn lần thứ t́nh yêu đó: T̀NH YÊU THIÊN CHÚA!

KIM LOAN (SP)


NHÂN CUỘC CHIẾN Ở IRAQ
Giữa một nhà độc tài mà tiếng tăm sắt máu với chính dân tộc ḿnh đă được chứng minh, và bên kia là những người tự cho ḿnh là tự do và nhân đạo, nhưng vẫn trân trân thản nhiên dùng khí giới tối tân của ḿnh để giết hại đàn bà và trẻ thơ vô tội, tôi không thể đứng về phe nào.
Khi những kẻ giết vài mạng người bị lôi ra ṭa lănh án nặng nề, nhưng những kẻ giết hàng trăm hàng vạn người vô tội lại được gắn huy chương và vênh vang đắc thắng, tôi không thể coi thế giới là công b́nh và tôn trọng con người, tôn trọng sự thật. Sự gian dối nằm ch́nh ́nh ra đó.
Nếu người ta có thể an toàn rửng mỡ làm những việc như thế, th́ dù phương tiện và khí giới tối tân đến đâu, dù hoả lực mạnh đến đâu, tôi vẫn không thể thấy đó là văn minh.
Không thể nói ǵ khác điều Đức Giáo Hoàng Phaolô II đă nói: Chiến tranh là thảm bại của nhân loại, chiến tranh là tội ác.
Nước Mỹ có hàng ngàn hỏa tiễn liên lục địa, Iraq có mấy tên lửa tầm xa 150km, vậy mà Mỹ hung hăn đ̣i đánh, không để cho Liên Hiệp Quốc thêm vài tháng để thanh sát và giải giáp trong ḥa b́nh, khinh miệt cộng đồng quốc tế, khinh miệt các giáo hội. Không thể coi đó là lương tâm ngay thẳng. Đó là thái độ vừa đánh trống vừa ăn cướp. Chưa nói đánh trống ǵ và ăn cướp cái ǵ.
Cho nên cuối cùng tôi chỉ đứng về một phe: phe của những nạn nhân vô tội, thấp cổ bé miệng, đă bị tàn sát. Tiếng nói yếu ớt của họ của họ không sức đâu kêu van cho được. Họ là những con chiên đă bị tế sát. Họ là những anh hài của thời nay. H́nh ảnh của Chúa Giêsu chịu đóng đinh óng ánh trong máu họ. C̣n những kẻ khác, theo như lời Chúa nói, ta hăy để kẻ chết chôn kẻ chết.
Nếu tôi chỉ hồi hộp và ṭ ṃ theo dơi tin tức chiến sự như người ta theo dơi một trận bóng đá nẩy lửa, th́ dù vô t́nh hay hữu ư, tôi chỉ vô t́nh đi theo ông Saddam Hunssein hoặc ông Bush, ông Blair. Nhưng nếu Chúa thiêng cho tôi được mang các nạn nhân già trẻ trong ḷng để cầu nguyện và hành động, tôi sẽ có hy vọng t́m ra con đường hẹp của Tin Mừng.


HÀNG XÓM
Ở một làng quê nọ có hai gia đ́nh sống cạnh nhau rất ḥa thuận. Làng xóm rất khâm phục, công nhận sự đoàn kết giữa hai gia đ́nh này là đúng như câu ca dao xưa ông bà ta thường nói: "Bán anh em xa mua láng giềng gần", "Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau".
Cảnh đầm ấm của hai gia đ́nh cứ trôi theo thời gian, và rồi một ngày nọ, có hai cây táo mọc trên mảnh vườn thuộc phần đất của hai gia đ́nh và cũng là đường ranh giới đất của họ, nó ra hoa kết trái rất sai.
Một hôm trời mát, hai đứa con của hai gia đ́nh cùng nhau ra chơi dưới gốc táo rất hồn nhiên vui vẻ. Chúng đang chơi th́ có một trái táo rớt xuống đất, hai đứa tranh nhau lấy trái táo và đứa nào cũng cho rằng trái táo đó là của nhà ḿnh, chẳng đứa nào chịu thua đứa nào, cuối cùng dẫn đến đánh nhau.
Từ sự đánh nhau của hai đứa trẻ dấn đến sự bất đồng giữa hai gia đ́nh, cứ như vậy măi và họ đă căi nhau om ṣm lên. Lúc này làng xóm họ nói không biết tại làm sao ngày xưa hai gia đ́nh đó hoà thuận như vậy mà bây giờ họ lại căi nhau to đến thế. Tức nước th́ vỡ bờ, đă đến lúc họ không giải quyết được mâu thuẫn và họ đă quyết định xây hàng rào ngăn cách vườn của hai gia đ́nh, coi như từ đây không c̣n quan hệ ǵ nữa.
Trong khi đào đường phân cách, họ không thể đào nổi được, v́ cứ đưa xẻng xuống là rễ táo của hai cây nó cứ xoắn sít lấy nhau, không tài nào có thể chia rễ của hai cây táo này ra được, bà con lối xóm cho đây là một sự lạ.
Một loại cây vô tri vô giác mà chúng c̣n có quan hệ, luyến tiếc vơi nhau như thế huống chi chúng ta là con người được Thiên Chúa yêu thương một cách đặc biệt như vậy mà chúng ta lại không biết yêu thương nhau sao?

NGUYỄN VĂN


Các bạn thân mến,
Trong tuần qua, ABBA lại nhận thêm hai email của bạn đọc Trần Duy Nhiên và một của bạn Lu Thuy Chinh nhờ ABBA chuyển cho Hoa Quỳnh trao đổi xung quanh bài viết "Hăy Forward" (ABBA số 117). ABBA đă chuyển cho bạn Hoa Quỳnh…
Trao đổi về bức thư nhân đạo : HĂY FORWARD.
Về bức email kêu gọi forward v́ ḷng nhân đạo, cách suy nghĩ của Hoa Quỳnh thật dễ thương… 1 phút, 200 đồng có là bao. Dù ta bị lừa th́ cũng nh́n được ḷng người mở rộng.
Nếu với 200 đồng mà Hoa Quỳnh t́m được một niềm vui như thế th́ thật là xứng đáng rồi! Tuy nhiên, bản thân tôi, chưa bao giờ tôi có được niềm vui ấy. Cứ nh́n những dăy địa chỉ nằm trên bức mail đó th́ bạn thấy có nhiều người có ḷng, và đó là niềm vui.
Nhưng thử làm một con tính mà xem. Cứ cho là mỗi ngày bức thư đó được gời đến 20 địa chỉ, và chỉ một nửa số ấy mà thôi (có ḷng như Quỳnh Hoa) forward th́ số thơ sẽ được tăng theo cấp số nhân. Ngày thứ nhất sẽ là 10 thư, ngày thứ hai sẽ là 100 thư và cứ mỗi ngày tăng thêm một con số không. Nếu bức thư này được chuyển như thế trong ṿng một tháng th́ số lượng là: 1000.000.000.000.000.000.000.000.000.000. mail.
Giả như nhà tài trợ chỉ chi cho em bé 1/10 cent mà thôi thay v́ 7 cents, th́ sau một tháng số tiền họ phải trả là: 1000.000.000.000.000.000.000.000.000.USD. (Một tỉ tỉ tỉ đô la).
Số tiền của tất cả nhân loại từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế cũng không đạt được con số đó. Nhà tài trợ nào lại chấp nhận khánh tận trong ṿng một tháng? Hợp lư chăng?
(Lời bàn bên lề: Ví như tất cả mọi người trên thế giới đều giàu như Bill Gates, nghĩa là có một tài sảng 50 tỉ đô la. Nếu phải góp lại cho đủ số tiền ấy th́ cần phải có 20 triệu tỉ người. Mà nhân loại hiện sống là 7 tỉ rưởi người, và không phải ai cũng là Bill Gates.)
Nhưng có một điều chắc chắn. Nếu mỗi mail chỉ tốn 1 đồng thôi (chứ không phải 200) th́ sau một tháng các ISP (Internet Service Provider) sẽ tăng thu nhập là: 1000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.đ, số tiền này đáng cho ta suy nghĩ đấy. Và đấy không c̣n là một tṛ đùa dễ thương nữa mà là một cuộc làm ăn to dựa trên những phản ứng quá nhanh, "v́ bác ái".
Mọi hành vi v́ đức ái đều rất đáng trân trọng và cổ vũ, nhưng khi được kêu gọi để làm một một hành động bác ái quá dễ mà có thể đem lại một kết quả tuyệt vời, th́ nên chăng đặt một câu hỏi trước khi hành động.
1 phút, và 200 đồng, có là bao… Trong bác ái, th́ 1tháng thời gian cộng với một triệu đồng nhiều khi vẫn c̣n là ít, trái lại 1 phút, và 200 đồng nhiều khi có thể là nhiều lắm nếu ta nhân danh bác ái để làm một chuyện thiếu bác ái. Và điều này th́ không vui tí nào, và cũng không đẹp tí nào. V́ thế, thay v́ thấy niềm vui khi nh́n những dăy địa chỉ thật dài, tôi thấy một nỗi buồn vời vợi. Tôi tự hỏi: phải chăng những "kẻ có ḷng" đă bị ai đó ‘dùa dai’ hoặc, bi đát hơn, họ đă bị ai đó lợi dụng để tiếp tay ‘bóc lột’ thân hữu ḿnh trong một tṛ bỉ ổi?

TRẦN DUY NHIÊN


TÂM T̀NH NGƯỜI TRẺ (Trích bài từ HOSANNA giới trẻ Sài g̣n)
"Đức Giêsu gọi ông Lêvi: "Anh hăy theo tôi!" Ông liền bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người" (Lc 5,27b-28)
Tại sao tôi theo Đức Giêsu khi Người gọi tôi? Tôi được ǵ khi bỏ mọi sự để theo Người?...
Tại sao trước đây tôi chưa từng chất vấn ḿnh bằng những câu hỏi này?
Đó là vấn nạn của tôi hay là hồng ân soi sáng Chúa ban cho tôi?
Dù thế nào đi nữa, tôi mời bạn cùng tôi, một sinh viên c̣n nhiều dự định, ta cùng cầu nguyện và t́m ra câu trả lời nhé!
Lạy Chúa, xin giúp chúng con.
"Đây là Con Ta yêu dấu, hăy vâng nghe lời Người." (Mc 9,7b)
Khi giới thiệu Đức Giêsu như là người con dầu ái của người – người con mà Người đă phó nộp để cứu chuộc ta – Chúa Cha muốn nói với ta điều ǵ? Phải chăng là chính Người muốn hiến mạng sống ḿnh v́ ta nên đă bằng ḷng để cho Con Một Người phải hy sinh thập giá v́ ta? Và một khi Người đă ban Con Một ḿnh cho ta, th́ c̣n ǵ Người muốn giữ lấy mà không ban cho ta?
Lạy Cha, trong Mùa Chay này con muốn cất đi những rào cản vách ngăn giữa con với Cha và sẵn ḷng đón nhận sức mạnh, b́nh an và niềm vui mà Cha tặng ban cho con hôm nay.
Xin thương ban muôn ơn lành xuống trên gia đ́nh, bạn bè, lối xóm của con và hết những ai cần đến Cha.
"Thầy bảo anh em: Hăy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đăi anh em." (Mt 5,44)
Trong phiên ṭa xử một phạm nhân đă giết người, theo luật, phạm tội ǵ th́ sẽ bị xử y như tội ấy và người phạm nhân cũng bị ném đá cho đến chết. Khi quan ṭa định tội xong th́ phạm nhân ấy xin hoăn lại ba ngày để ông ta về làm xong việc riêng rồi sẽ quay lại chịu tội. Quan ṭa đang phân vân th́ có một người tham dự đứng lên bảo đảm cho người kia và hứa sẽ chịu tội thay nếu người này không quay trở lại. Ba ngày trôi qua, phạm nhân đến ṭa án trong sự kinh ngạc của mọi người. Ông ta nói: "Tôi không muốn trên đời này không c̣n chữ tín." Tức th́ người đă từng đảm bảo cho ông ta cũng nói: "Tôi không tin trên đời này không c̣n ḷng quảng đại." Phiên ṭa lặng yên. Lúc ấy, hai người con trai của người bị chết cũng nắm tay nhau đi lên và nói: "Chúng tôi muốn nói trên đời này vẫn c̣n có sự tha thứ." Và người kia đă được tha tội trong sự xúc động của mọi người.
Chúa ơi, con luôn hẹp ḥi trong những lỗi lầm của người khác. Xin cho con biết rộng mở ḷng ḿnh để biến sự hận thù, hẹp ḥi thành t́nh yêu.