Quư Bạn đọc ABBA thân mến!


Xuân Quư Mùi đă đến. Muôn người đang hân hoan đón mừng Năm Mới chứa chan niềm vui và hạnh phúc…

ABBA kính chúc Quư Bạn Đọc và muôn người một Năm Mới tràn đầy Ân sủng và T́nh yêu Chúa Xuân! Một Năm Mới Sức Khỏe, Hạnh Phúc và An Khang Thịnh Vượng!


ABBA kính chúc.


MỪNG XUÂN
Đón mừng Xuân đến năm nay,
Nhớ bao ngày cũ phúc may tràn đầy.
Xuân về họp mặt xum vầy,
Mừng mùa xuân mới ḷng đầy t́nh yêu.
Xuân sang mang nhớ thương nhiều,
Nhớ chiều quê Mẹ nhớ điều dạy xưa.
Nhớ cành mai nở buổi trưa,
Với lời thơ chúc con thưa gọn gàng.
Vui mừng Tết đến Xuân sang,
Xin trời ban xuống an khang cho đời.
Nguyện xin Chúa, Mẹ tuyệt vời,
Thương người dương thế của thời đại nay.
Đoàn con cương quyết không thay,
Một ḷng mến Chúa mê say hằng ngày.
Đón Xuất Quí Mùi năm này,
Nguyện xin Mẹ giúp mỗi ngày b́nh yên.
Ước ǵ yêu Mẹ triền miên,
Một niềm yêu mến trung kiên muôn đời.
Ôi t́nh Mẹ rất sáng ngời,
Nên con không muốn phải rời Mẹ sang.
Xuân này xin Mẹ thương ban,
Cho con luôn có bằng an tâm hồn.

THÂN THƯỜNG (J.B chuyển bài, trích từ website Ḍng ĐỒNG CÔNG)


Ư NGHĨA LINH THIÊNG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
Đối với dân tộc Việt Nam, Tết Nguyên Đán là một Đại Lễ, v́ bao gồm tất cả các ư nghĩa và tâm t́nh của các lễ Giáng Sinh, lễ Tân Niên theo Dương lịch, lễ Tạ Ơn, lễ Chiến sĩ Trận Vong, ngày Giỗ, và tiệc mừng Sinh nhật của mỗi người.
Mỗi khi Tết đến trên giang sơn Việt Nam, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, hoa mận trắng, thêu dệt nên một bức thảm thiên nhiên sặc sỡ muôn mầu sắc rực rỡ, khiến ḷng người tưng bừng phấn khởi mở hội hè đ́nh đám để thưởng Xuân.
Thật vầy, Tết đă mang một ư nghĩa thiên liêng rất cao siêu, v́ là ngày giao cảm giữa Trời-Đất, Thần Thánh và con người, ngày không phân biệt biên giới giữa kẻ sống và người chết. Do đó, mọi người dân Việt đều kính cẩn tham dự các nghi lễ như Trừ tịch, lễ Giao thừa, lễ Nam giao, v.v...
Từ khi Ánh Sáng của Chúa Cứu Thế chiều tỏa trên quê hương Việt Nam, đúng như lời Ngài dạy: "Ta đến để hoàn thiện hóa chứ không phải để phá đổ" (Mt 5:17), Hội Thánh đă t́m cách "thánh hóa" những tập quán tốt, bằng cách thanh lọc các yếu tố dị đoan mê tín, rồi mặc cho chúng một ư nghĩa linh thiêng cao siêu. Ngày nay, Hội Thánh vẫn chủ trương đường lối thích nghi, và tôn trọng giá trị văn hóa, bản sắc các dân tộc: "Hôi Thánh Công Giáo không hề phủ nhận những ǵ là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo. Với ḷng kính trọng chân thành, Hội Thánh xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy có nhiều điểm khác với chủ trương mà Hội Thánh duy tŕ, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân Lư, Chân Lư chiếu soi cho hết mọi người..." (Tuyên ngôn về liên lại của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài - Kitô giáo).
Theo nguyên tắc trên, ta thử suy nghĩ về ư nghĩa linh thiêng, cao siêu của ngày Tết Nguyên Đán, qua các đoạn sau đây: Thiên Chúa là Mùa Xuân bất diệt; Trời mới Đất mới; Chim có tổ, Người có tông.

I. CHÚA LÀ MÙA XUÂN BẤT DIỆT
Mỗi độ Xuân về, người dân Việt không quên cảm tạ Vị Chúa Tể Càn Khôn, v́ Ngài là căn nguyên của vũ trụ và là nguồn sống của muôn loài. Ngài là một Mùa Xuân trường cửu, bất diệt. Ngài là "Đấng hằng hữu, hiện hữu, và sẽ đến" (Khải Huyền 1:4). Con người và vũ trụ đều phải lệ thuộc hoàn toàn vào Ngài để được ban mọi ơn Phước - Lộc - Thọ.
TẾT LÀ NGÀY LỄ TẠ ƠN
Từ xa xưa, truyền thống dân tộc Lạc Hồng là luôn luôn nhớ ơn Đấng đă sinh thành, chở che, và nuôi dưỡng ḿnh, qua câu ngạn ngữ: "Trời sinh voi, Trời sinh cỏ" (có thể đă được truyền tụng từ thời Hai Bà Trưng, cưỡi voi đánh quân Tô Định, lúc voi c̣n là một con vật rất gần gũi, và đông đảo trên giải đất Việt). Theo dă sử, từ đời vua Hùng Vương thứ ba, đă có tập tục dùng gạo nếp nấu thứ bánh, biểu tượng cho ngày Tết, là Bánh Dày và Bánh Chưng. Bánh Dày, h́nh tṛn dày dạn, chỉ ṿm trời. Bánh Chưng, h́nh vuông, chỉ bốn phương trái đất: "Vuông như bánh chưng tám góc" (Việt Nam Tự Điển). Cũng có nơi làm Bánh Tét (do chữ Tết?), hoặc Bánh Tày, Bánh Ống (miền Hà nam, Phủ Lư), có nhân, tṛn và dài như cái gị. Vuông-Tṛn chỉ sự hoàn hảo, trọn vẹn như câu thành nhữ: "Mẹ tṛn, con vuông". Do đó, ư nghĩa cao siêu của bánh Dày, bánh Chưng, (bánh Tét), dùng trong việc cúng tế hay biểu tặng trong ngày Tết, là chỉ sự Ḥa Hợp giũa Trời và Đất, giữa Con người và Vị Chúa Tể, như câu: "Thiên Nhân tương dữ" (Trời và người có liên hệ tương quan với nhau). Trong ngày lễ Tạ Ơn, dân Hoa kỳ có thói quen dâng hoa, hoặc bắp ngô, trái bí đỏ, làm lễ vật để tỏ ḷng tri ân đối với Thượng Đế đă ưu đăi họ. Từ xa xưa, người dân Việt đă biết dùng gạo nếp để nấu bánh Chưng, bánh Dày, chẳng những để Tạ Ơn Trời đă cho mưa thuận gió ḥa: "Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy chén cơm đầy, lấy khúc cá to", nhưng cũng để tỏ ḷng nhớ ơn ông bà cha mẹ đă đổ mồ hôi trên thửa ruộng, vất vả "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", như lời nguyện: "Chúng con tạ ơn Chúa đă cho chúng con bánh này là hoa quả từ ruộng đất và lao công của con người"...
Bởi vậy, muốn được Trường Sinh Bất Tử, muốn được Phước-Lộc-Thọ, con người phải phụng sự Chúa, Nhân đạo phải phù hợp với Thiên đạo. Giữa Thiên Chúa và nhân loại phải có sự Giao Ḥa mật thiết, như lời nguyện: "Ư Cha thể hiện dưới Đất cũng như trên trời".
THÁNH LỄ GIAO THỪA
Cũng v́ thấu suốt ư nghĩa về nguồn gốc của vũ trụ, nhân sinh: chính lúc nửa đêm 30 tháng chạp, năm cũ hết, bước sang năm mới, mỗi người được thêm một tuổi, nên lễ Giao Thừa là giây phút rất cảm động và linh thiêng. Theo cổ tục, sau khi làm lễ Trừ Tịch để xua đuổi tà ma ác quỷ ra khỏi nhà th́ khởi sự làm lễ Giao Thừa. Người ta tin rằng vào lúc năm cũ, năm mới giao nhau, vị Thần năm cũ ra đi để tiếp đón một vị Thần năm mới đến. Đối với tín đồ công giáo, vị Thần đó chẳng phải vị nào khác, ngoài Thiên Chúa là Chúa Tể càn khôn. V́ Chúa đă phán: "Ta là Nguyên Thủy (Alpha), và Cứu Cánh (Omega) của mọi loài". Để thánh hóa tập tục này, các cộng đồng tín hữu công giáo thường cử hành Thánh Lễ Giao Thừa rất trọng thể, để mọi người con Chúa, con Hội Thánh, cùng tham dự vào một Tiệc Thánh, cùng được ăn và uống Ḿnh và Máu Thánh Chúa. Mọi người cùng ḥa hợp với nhau, với thiên nhiên, với dân tộc để dâng lời cảm tạ Chúa là Chúa tể của Mùa Xuân bất diệt và trường cửu.
Ngoài Thánh Lễ Giao thừa cử hành đúng nửa đêm, các tín đồ c̣n tổ chức Thánh lễ Tất Niên, cũng gọi là Ngày Tạ Ơn, vào ngày 30, để cảm đội ơn Chúa đă ban cho nhiều hồng ân trong năm qua. Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, là Ngày cầu Ḥa B́nh cho gia đ́nh, dân nước và thế giới. Ngày mồng hai Tết, cầu cho Tiên Nhân, cho ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc đă qua đời, theo tinh thần của Đạo Hiếu. Ngày mồng ba Tết, Ngày Cầu Mùa, để xin Chúa chúc lành cho công việc làm ăn được phát đạt. (c̣n tiếp)

THÀNH MỸ (J.B chuyển bài, trích từ website Ḍng ĐỒNG CÔNG)


LỄ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
TẾT NGUYÊN ĐÁN
"Tháng Giêng ăn Tết ở nhà" hay "Tháng Giêng là tháng ăn chơi".
Theo truyền thống cổ truyền của Việt tộc, Tết Nguyên Đán là Tết của gia đ́nh. Ba ngày Tết có ba sự gặp gỡ rất quan trọng ngay ở trong nhà. Trước hết là Các vị thần linh hoặc thổ công. Thứ đến là sự gặp gỡ của Tổ Tiên, ông bà đă khuất. Thứ ba là sự gặp gỡ của những người trong nhà, xum họp, quây quần trong những ngày xuân thủ.
a) Các vị thần linh: Không cao xa cũng không huyền bí, ngày ngày ở ngay trong nhà, đó là vị tổ đầu tiên đă dạy cho ḿnh nghề đang làm hằng ngày. Tiếp đến là "Thổ công", vị thần giữ đất nơi ḿnh đang ở. Sau đến là "Táo quân" hay "Vua bếp", đă chăm sóc trong việc nấu ăn của gia đ́nh thường nhật. Thói quen, 23 tháng Chạp, Táo quân về chầu Trời, nhưng trước ngày đầu năm cũng về kịp sống vui vầy với các gia thần.
b) Sự gặp gỡ Tổ Tiên đă khuất: Những ngày xuân thủ, vong linh các ngài cũng về xum họp với con cháu, với ḷng thành mà con cháu đă dọn sẵn hương hoa, cỗ bàn để cúng kiến các ngài, hoặc theo các nghi thức của mỗi tôn giáo đă có sẵn.
c) Cuộc gặp gỡ của những người trong gia đ́nh: Dù ai đi bất cứ đâu, Ngày Tết Nguyên Đán rủ nhau cùng về. Theo tập quán gia tộc, bất cứ sinh sống ở đâu, làm nghề ǵ, hằng năm mỗi khi Tết đến, đều lo liệu trở về xum họp với gia đ́nh trong ba ngày đầu Xuân. Theo tiết trời Việt Nam cho thấy mấy ngày xuân trời thường lạnh, nhất là tiết trời miền Bắc, đêm lại tối, nên ít ai muốn ra ngoài, họ chỉ thích ở nhà quây quần dưới bóng hương đèn tṛ chuyện cho đă mong sau 3 ngày Tết phải trở lại chỗ làm cũ.
Theo hoàn cảnh tại quốc nội hiện nay, nếu làm ăn khá giả th́ từ Sàig̣n ra miền Bắc, Huế hay Đà Nẵng, Nha Trang v.v... muốn đi tầu hỏa cũng phải chi tới vài ba trăm ngàn, máy bay khoảng 500 ngàn tới Hà Nội, theo đường bộ th́ xe hơi là tiện hơn cả, v́ nếu gia đ́nh đi đông càng tốn kém.
Riêng những gia đ́nh Việt Nam tại hải ngoại, mới trong ṿng mấy năm trở lại đây, bà con rất nôn nóng về việc trở về quê ăn Tết. Họ vẫn biết rằng bên này mỗi ngày "đi cầy" 8 tiếng, có khi c̣n làm giờ phụ trội; có người c̣n làm mỗi ngày "2 jobs" thật là vất vả; hành tháng phải trả đủ mọi thứ "bill", mọi chi tiêu cho gia đ́nh cũng không phải là nhỏ, nhưng cũng vẫn thu xếp lấy ngày nghỉ để có thể trở về thăm lại quê hương, người thân thuộc vào sáng Mồng Một Tết, nhất là được đi dự lễ tại nhà thờ hay chùa chiền trong đêm Giao Thừa.
Xem cuốn video tape "Mùa Xuân nào ta về" của Paris by Night, chúng tôi rất cảm động, v́ trong đó cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại đă trở về thăm ba miền thủ đô yêu dấu của Việt Nam: c
– Tại miền Bắc sẽ đi thăm lại giải đất quê hương dấu mến với những cảnh: Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Hồ Gươm, Hồ Tây, Chùa Một Cột, Hồ Trúc Bạch, Vườn Bách Thảo v.v... nếu có th́ giờ họ có thể đi thăm đảo Chapa, Bà V́, Đồng Đăng, Kỳ Lừa, hay xuống miền Hải Pḥng Đồ Sơn v.v...
– Tại miền Trung: Chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền, Sông Hương, Núi Ngự và những lăng tẩm của cố đô Huế cùng những thắng cảnh của Thành Nội.
– Tại miền Nam: Vương cung Thánh Đường Sàigon, chợ Bến Thành, Dinh Độc lập, Sở Thú, nhất là khu chợ lớn Mới của Ḥn Ngọc Viễn đông đă làm cho đồng bào hải ngoại phải thốt lên câu "Nước non ta ai ngăn cản ta về". Họ đă về để nh́nh lại h́nh hài Mẹ Việt Nam đang rách nát, nhưng những người con thân yêu của Mẹ đă v́ quốc gia dân tộc, quyết dành lại tự do, hạnh phúc, thanh b́nh, nhưng giờ phút chót lại phải giă từ quê Mẹ để sống lưu lại khắp bốn phương.

NGUYỄN QUAN TUYẾT (J.B chuyển bài, trích từ website Ḍng ĐỒNG CÔNG)


SƯU TẦM CHUYỆN DÊ
1. DÊ TRONG THÁNH KINH:
Trong sách Xuất Ai Cập, Chúa truyền cho Moisen: "Ngươi hăy bắt con Dê đực mà nấu thịt nó trong nơi thánh." Cha Aron và các con trai người ăn với bánh trong giỏ nơi nhà chứng, v́ là của lễ đền tội. Nhờ đó mà tay các kẻ dâng lễ sẽ được thánh hóa. (Xuất Ai Cập.29:31-33). Đó là một đọan trong Thánh Kinh nói về Dê.
a. Trong Cựu Ước:
Nhưng c̣n có ít là 35 đoạn nói đến Dê nữa. Dê là con vật sạch để hiến tế Thiên Chúa (Dt.14:4, Lv.1:10). Trong sách Levi, chương 16, Đặc biệt Dê là con vật được sát tế thay cho tội nhân, gọi là Lễ Chuộc Tội. Dân Do Thái bắt một con Dê đực để Thầy Tư Tế Thượng Phẩm đổ hết tội lên đầu nó, rồi đuổi nó vào Samạc (Lv.4:23).
Dê đầu đàn được ví như vị thủ lănh, như ông vua có quyền hành (Ezk 34:17; 39:18). Dân Israel được ví như hai đàn dê đối chiếu với đoàn quân đông mạnh của quân Aram (1K.20:27). Ông Gióp có 220 con dê (Gn :32:15). Nabal có 1000 con (1S.25:2).
Tại Việt Nam, các vua chúa cũng lấy Dê làm con vật tế tự trước Đàn Nam Giao để tế trời. Lễ vật gồm 3 miếng thịt sống: Dê, Trâu, heo mới giết hôm trước trên tế đàn, gọi là Lễ Tế Tam Sanh. Vua bá cáo việc nước lên với Trời, rồi nhận lệnh của Trời để thi hành trong 3 năm tới.
b. Trong Tân Ước:
Trong Tân Ước, trong cuộc xét xử sau cùng, Chúa Giêsu tụ tập tất cả mọi hạng người thuộc mọi thời đại trong cánh đồng cỏ xanh. Ngài truyền cho chiên với dê tách khỏi nhau: Chiên th́ rời về bên phải c̣n dê th́ sang bên trái (Mt.25:32-33). Dê đây được hiểu là những con chiên đă bị đổ tội lỗi trên đầu, là những người tội lỗi đầy ḿnh, những phường bị chúc dữ, không được hưởng kiến tôn nhan Chúa.
2. ĐẶC TÍNH CỦA DÊ:
Dê là con vật tinh khôn, nhân ái, nhạy cảm trước sự săn sóc của con người. Người Hoa Kỳ gọi là Horoscope. Người Pháp gọi là Aries. Việt Nam gọi là Miên Dương. Dê biểu tượng cho một sức khỏe dồi dào, tính t́nh ngay thẳng, nóng nảy, hung hăng gặp đâu húc đấy, nhưng cũng rất phục thiện.
Theo quan niệm Á Đông, Dê tượng trưng cho tính hoạt động, nhanh chai, tinh nghịch và kiên tŕ, là biểu hiệu của con người lạc quan, tự do, phóng khoáng, không chịu kiềm chế, dễ dàng thích hợp với mọi hoàn cảnh, v́ Dê dễ nuôi, gặp ǵ ăn cũng được.
Dê rất mến người, đi theo con người và cung ứng cho con người thịt, sữa, lông và da thuộc. Dê ăn uống rất khem khổ v́ chỉ một cánh đồng cỏ xơ xác, với những bụi cỏ lưa thưa đă đủ để nuôi sống rồi.

THU BĂNG, CMC (J.B chuyển bài, trích từ website Ḍng ĐỒNG CÔNG)