NH̀N LẠI TRONG MÙA VỌNG

Theo ước tính về thời gian, con người đădựa chu kỳ quay của qũy đạo xung quanh mặt trời để tính bốn mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông, đó là một năm. Đồng thời một năm là một tuổi của con người lớn lên. Nhưng có một điều là trên thế giới người tây phương lại tính ngày tháng theo thái dương hệ (mặt trời) cũng có nghĩa là họ tính theo tây lịch (tính theo dương), đầu năm là ngày 1/1 và kết thúc là 31/12. C̣n Việt Nam và Trung quốc… lại tính ngày tháng theo mặt trăng, cũng có nghĩa là họ tính theo âm lịch (tính theo âm). Ngày đầu năm mới là ngày 1 tháng Giêng và kết thúc thường là 30 tháng Chạp, có năm kết thúc năm cũ là 29 tháng Chạp. Vậy c̣n năm Phụng Vụ th́ sao?

Về năm Phụng Vụ đă được trên toàn thế giớI nói chung và Giáo Hội nói riêng phân biệt tây hay ta mà là một điều ước chung tính như sau: Năm Phụng Vụ có tất cả 5 màu: Mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay! Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên hay c̣n gọi là Mùa Quanh Năm. Năm phụng vụ được bắt đầu là ngày thứ nhất mùa Vọng và kết thúc là ngày Chúa nhật Chúa Kitô Vua (hay lễ Chúa Giêsu Vua vũ Trụ).

Như thế Giáo Hội chúng ta đang sống trong những ngày đầu mùa Vọng, cũng là đầu năm mới của năm Phụng Vụ. Đặc biệt hơn nữa mùa Vọng là thời gian mà Giáo Hội đang lặp lại sự trông chờ Chúa xuống thế làm người để sống giữa người và chia sẻ cùng con người của dân Israel. Năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 2003 Thiên Chúa đến với con người. V́ thế ngay từ khởi đầu cho mùa Vọng Gioan Tẩy Giả đă la lên, hô lên "Hăy san bằng đồi núi và hố sâu để Đấng Cứu Thế đến."


Nghe qua câu nói của Gioan chắc chắn chúng ta nghỉ là làm đường để trải đá, thải xi măng để đi khỏi phải vấp té v́ ổ gà ổ vịt. Như không, đứng trước t́nh trạng của dân Israel đang chối bỏ Thiên Chúa, đang đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của con người. V́ thế Gioan Tẩy Giả dùng là: Đồi núi, hố sâu là để ám chỉ đến ḷng hân thù ghen ghét của con người, sự ích kỷ, sự tham lam, v.v… đă che khuất về mặc khải của Thiên Chúa cho con người. Cũng chính nhờ vào tiếng kêu gào của Gioan Tẩy Giả mà có bao nhiêu người đă chạy lại, Gioan mà nói rằng "Vậy tôi phải làm ǵ?" Gioan Tẩy Giả nói "Các ngươi hăy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng." C̣n ta ngày nay chắc chúng ta không được nghe Gioan Tẩy Giả gào thét, kêu gọi nữa mà mỗi người sẽ được Thánh Thần thổi hơi lay nhẹ mà hỏi: Các ngươi đang làm ǵ? Các người đă chuẩn bị thế nào để mừng Chúa Giáng Sinh" để phản tỉnh mà sám hối, th́ chúng ta lại đang xây ḷng hận thù, ích kỷ thành một bức tường kiên cố để bảo vệ "cái tôi" lớn hơn cả "cái rốn vũ trụ" thay v́ sám hối để đón mừng Chúa đến trong t́nh thương th́ ta lại lấy bức tường hận thù, ích kỷ đế khép lấy t́nh thương, thay v́ đón Chúa đến để Ngài cải hóa mỗi người th́ chúng ta lại lấy quyền hành của con người để đón Chúa, thay v́ Chúa đến với con người để làm nên giá trị cuộc sống con người th́ ngược lại ta lại lấy giá trị của khoa học kỹ thuật, giá trị vật chất mà đón Chúa mà quên hẳn "Chúa lại sinh ra trong khiêm tốn và khó nghèo". V́ thế mà con người trong chúng ta chỉ vui nhận bằng h́nh thức bên ngoài mà quên hẳn "Hăy để tâm hồn một chổ trông thấy Chúa đến."
Chắc hẳn tôi cũng như các bạn hăy nh́n lại cuộc sống của mổi người chúng ta đă và đang làm ǵ trong mùa Vọng để đón Chúa đến với con người trong lần 2003?

Một độc giả ABBA.


TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN
Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Chúa sẽ đến nhưng ta không chắc gặp được Người. V́ Người đến rất bất ngờ và rất âm thầm. Muốn gặp được Chúa ta phải tỉnh thức.
Tỉnh thức có nghĩa là đừng mê ngủ. Chúa thường hay đến vào ban đêm nghĩa là vào lúc ta không ngờ. Đời sống có những bóng đêm ru ta ngủ say mê khiến ta không gặp được Người. Có những bóng đêm của tội lỗi giam cầm hồn ta trong giấc ngủ bạc nhược khiến ta không c̣n đủ sức thoát ra. Tội lỗi lôi kéo tội lỗi. Tội lỗi chồng chất giống như những tảng đá ǵm ta xuống vực sâu vô tận. Có những bóng đêm của danh vọng ru hồn ta ngủ quên trên vinh quang chói lọi. Vinh quang giống như ngọn đèn đốt cháy biết bao đời thiêu thân. Có những bóng đêm của xác thịt cuốn hồn ta vào giấc mộng lạc thú. Lạc thú giống như chiếc lưới rất mềm mại, rất nhẹ nhàng, nhưng rất hiểm độc. Linh hồn đă sa vào khó có thể thoát ra. Có những bóng đêm của thói ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân ḿnh. Ích kỷ giống như một hang sâu, càng đi vào càng thấy tối tăm. Có những bóng đêm của tiền tài bao phủ ta trong giấc mộng giàu sang phú quí. Ch́m đắm trong giấc mộng, ta sẽ chẳng nghe được bước chân Chúa đi qua.

Tỉnh thức cũng có nghĩa là tỉnh táo phân định. Chúa đến rất âm thầm và rất bé nhỏ. Người không đến với cờ quạt trống phách tưng bừng, nhưng đến trong âm thầm lặng lẽ. Người không đến trong uy nghi lẫm liệt của những vị vương đế, nhưng Người đến trong hiền lành khiêm nhường như một người phục vụ. Người không mặc gấm vóc lụa là, nhưng đơn sơ trong y phục dân dă. Người không đến như vị quan toà nghiêm khắc, nhưng như một người cha nhân hậu, một người bạn dễ thương dễ mến. Người đang đến qua những con người hiền lành bé nhỏ quanh ta. Người đang đến trong những con người khốn khổ túng cùng. Người đang đến qua những khuôn mặt xanh xao hốc hác. Người đang đến trong những tấm thân gầy guộc. Người lẫn vào giữa đám đông vô danh. Người ch́m mất trong số những kẻ bị loại ra ngoài lề xă hội. Người ẩn ḿnh giữa đám người ăn xin đang lê bước khắp các nẻo đường cát bụi. Người đang rét run với cặp mắt ngơ ngác thất thần ở giữa những nạn nhân băo lụt. Phải tỉnh táo lắm mới nhận ra Người. Phải tỉnh thức lắm mới gặp được Người.

Tỉnh thức không có nghĩa là cứ ngồi đó mà chờ đợi. Tỉnh thức là bắt tay vào hành động. Chúa như ông chủ đi vắng. Người cho ta được toàn quyền khi Người vắng nhà. Người giao trách nhiệm cho ta trông coi gia đ́nh ta, giáo xứ ta, địa phương ta, đất nước ta và cả thế giới nơi ta đang sống. Ta được tự do hành động. Ta có trách nhiệm làm cho gia đ́nh, xứ đạo, địa phương, đất nước, và cả thế giới được phát triển về mọi mặt. V́ thế, tỉnh thức là nh́n thấy những nhu cầu của anh em, và đáp ứng những nhu cầu đó. Tỉnh thức là nh́n thấy ư Chúa trong những trào lưu thời đại. Tỉnh thức là nhận biết Chúa hành động trong những tâm hồn thiện chí thuộc các niềm tin, mầu da, quan điểm khác nhau để biết cộng tác trong việc xây dựng xă hội. Tỉnh thức là dấn thân hy sinh phục vụ anh em trong quên ḿnh.
Ngay từ đầu mùa Vọng, Chúa mời gọi ta hăy tỉnh thức. Hăy bước ra khỏi giấc ngủ miệt mài, lười biếng. Hăy đoạn tuyệt với những giấc mộng phù hoa. Hăy thôi đuổi theo những đam mê dục vọng. Hăy nói không với những đồng tiền bất chính.

Hăy tỉnh táo phân định để nhận ra dung mạo thực sự của Đức Kitô. Đừng chạy theo những khuôn mặt mang dáng vẻ cao sang quyền quư. Đừng chạy theo những khuôn mặt nặng về quyền lực. Đừng chạy theo những lời hứa hẹn giàu sang. Dung mạo đích thực của Đức Kitô là nghèo hèn, là khiêm nhường, là bé nhỏ.
Hăy tỉnh thức để làm việc không ngừng, để quên ḿnh, hi sinh phục vụ cho lợi ích của đồng loại.
Như thế, tỉnh thức không phải là việc dễ dàng. Tự sức ta sẽ khó mà tỉnh thức. Nên ta phải tha thiết cầu nguyện xin ơn Chúa trợ giúp. Có ơn Chúa thúc đẩy, ta mới có thể dứt bỏ con đường tội lỗi xưa cũ. Có ơn Chúa soi sáng, ta mới đủ tỉnh táo nhận ra dung mạo đích thực của Đức Giêsu. Có ơn Chúa trợ giúp, ta mới đủ hăng hái ra đi phục vụ trong quên ḿnh.
Lạy Chúa, xin giữ hồn con tỉnh thức để con nhận biết Chúa đang đến với con trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

Đức Cha NGÔ QUANG KIỆT, Giám Mục Địa Phận Lạng Sơn.


ĐỪNG ĐÁNH MẤT NIỀM TIN
Viết cho tôi và những ngườI đang sầu khổ.
Tôi không biết bạn là ai, nhưng tôi biết bạn là ngườI đang sầu khổ. Trái tim bạn đang tan nát v́ bất hạnh giáng xuống đời bạn. Bạn cảm thấy đời ḿnh tốI tăm và bế tắc. Bạn thấy hoang mang lo sợ trước ngày mai đang đến và bạn cũng không biết ḿnh sẽ đi về đâu phải không?
Lăo tử nói: Nước đục lắng xuống thành trong. Vậy hăy để ḷng ḿnh lắng lại và bạn sẽ nh́n thấy vấn đề của bạn cách rơ ràng. Thông thường, chúng ta có khuynh hướng thổI phồng đau khổ của chính chúng ta. Bạn bị người yêu bỏ rơi, bạn làm ăn không thành, bạn thi rớt, bạn mất đồ# Và bạn lập tức đóng cửa tâm hồn, ngồi đó, nh́n chằm chằm vào nỗI đau của bạn, vô h́nh chung, bạn cảm thấy cuộc đời ḿnh sao mà tăm tối và nỗI đau của bạn là to lớn nhất thế gian. Và rồi, bạn đánh mất niềm tin vào mọi người xung quanh, vào Đấng phù trợ của bạn, và vào cả chính bạn nữa. Trong cái nh́n của sự đau khổ, lúc này mọi thứ đều trở nên ủ rũ và buồn tẻ. Bạn đă quên mất một điều đơn giản rằng cuộc sống quanh bạn chính là chiếc gương phản ánh chính bạn. Bạn hăy mỉm cười đi và cuộc đời sẽ mỉm cười đáp lại.

Điều này không phảI là lư thuyết mà là một thực tế sống động không ai phủ nhận được. Nhà văn Nam Cao nói: Khi người ta đau chân, ngườI ta không sao nh́n thấy cái chân đau của người khác. Bạn đừng đóng cửa gặm nhấm nỗI buồn. Hăy mở cửa ra đi, bạn sẽ thấy cuộc đời bạn c̣n đẹp lắm, c̣n biết bao ngườI quanh bạn đang đau khổ hơn bạn. Họ không có cơm ăn, áo mặc, không có chỗ trú mưa, che nắng, không được đi học và không có cả những nỗI đau quư tộc như bạn v́ họ c̣n phảI vật lộn để tồn tại cách khó khăn hơn bạn nhiều. Nói như thế không có nghĩa là nỗi đau của bạn sẽ tự nhấn nút "delete" để biến mất khỏi cuộc đời bạn, nhưng hành động mở cửa ra của bạn sẽ giúp bạn lượng giá chính xác hơn nỗi đau khổ của bạn và nghĩ ra một cách nào đó để xoa dịu chúng hơn là ôm chúng vào ḷng.
Bạn hăy tưởng tượng ḿnh như một cây nho, nếu bạn không chịu để người làm vườn cắt tỉa những nhánh không tốt th́ làm sao bạn có được những chùm quả tươi ngon. Việc cắt tỉa sẽ gây cho bạn nhiều đau đớn, song lại giúp bạn lớn lên và tiến xa hơn trên con đường trưởng thành. Bạn sẽ phải chấp nhận cắt tỉa để chờ đợi một mùa quả ngọt.

Đau khổ không phải là thứ có giá trị, nó giúp bạn biết phấn nỗ lực chấp nhận cuộc sống như nó là. Để rồi tiến bước với thái độ b́nh an, vui vẻ.
cuộc đời ta cũng tựa như một món đồ gốm, nếu không qua nhào nặn đau đớn, không qua lửa nung tôi luyện, không chịu để bàn tay của Đấng Tạo Hoá vẽ lên những hoa và theo chương tŕnh của Ngài mà khư khư ôm lấy cái giá trị ta đem cho đời của một cái lọ gốm há chẳng hơn ǵ một nắm đất sét sao?
Tôi không phải là một người cao siêu, nên tôi không dám đưa ra những điều trên như những lời khuyên. Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn những suy nghĩ của tôi, v́ chính tôi cũng là một người đau khổ như bạn. Tôi đang cố mở ḷng ḿnh và đang cố chấp nhận cuộc sống…
Hăy vững tin, v́ ngày mai sẽ lại bắt đầu những b́nh minh tươi mới. chẳng phải nếu ta có niềm tin bằng hạt cải, ta cũng có thể lay được núi chuyển được sông đó sao? Vậy hăy vững tin vào Thiên Chúa là người Cha nhân từ, quyền năng khôn sánh, tin vào chính bạn v́ bạn là con Ngài. Hăy sống "Cậy" để biết tín thác vào t́nh yêu Thiên Chúa, cậy vào sức mạnh Thiên Chúa ban cho bạn khi bạn tin để sống "Mến", kính mến Chúa, yêu mến mọI người quanh bạn, yêu mến chính bạn nữa…
Và ngày mai sẽ lại bắt đầu bằng b́nh minh tươi mới…

VÂN THẢO PHƯƠNG


ĐÔI TAY KHÔNG LÀM NÊN TẤT CẢ
Nh́n bàn tay phải của anh Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thảo, tôi không biết anh là người đă từng bị vi trùng bệnh phong tàn phá hay do một tai nạn lớn khiến nó chẳng c̣n ngón nào ra ngón nào. Tôi hỏi anh và được trả lời:
"Trước đây tôi bảo với mọi người: "Hai tay ta làm nên tất cả, với sức người sỏi đá cũng thành cơm". Tôi đă thành công khi thuyết phục được thêm mấy anh em trai khác của tôi. Tuy là đạo gốc, nhưng anh em chúng tôi đă chẳng đi nhà thờ, xưng tội ǵ từ năm 1976". Anh thảo cho biết lúc đó anh và những người trong gia đ́nh nghĩ rằng đó không chỉ là một chọn lựa đúng, mà c̣n hợp thời nữa. V́ khi ấy, xă hội công khai nói rằng chẳng có Thiên Chúa nào cả, chỉ có đôi tay con người hoặc nếu có ai đáng cho ḿnh kính thờ th́ người đó phải là bác Hồ.

Anh Thảo kể tiếp: "Với những đôi tay lành lặng đó, anh em chúng tôi đă làm mọi việc có thể làm được để nuôi sống gia đ́nh – lúc ấy chỉ mong gia đ́nh được ăn no thôi, chứ chưa dám nghĩ sẽ được ăn ngon đâu – nhưng cả đại gia đ́nh nhà tôi chẳng ai đủ ăn. Đến bữa ăn, có lúc mọi người nhịn nhường nhau chẳng ai dám ăn, lại có bữa giành nhau ăn như lũ cho đói". Anh Thảo cho biết gia đ́nh anh dọn đi đủ chổ. Từ thành phố Sàig̣n với tên mới là danh bác, đến Long Khánh, Vũng Tàu, rồi cuối cùng vùi ḿnh vào vùng đất của những đồng bào dân tộc ít người mà vẫn lam lũ và phải kiếm ăn từng bữa.
Anh Thảo kể: "Bữa kia, tôi và một vài người ra thành phố Pleiku phụ xây nhà. Lúc đào đất đổ móng, tôi nhặt được một quả đạn lạ. Tôi cậy ra lấy thuốc đối chơi. Khi lấy hết thuốc rồi, nhưng kíp nổ chưa được tháo, nên nó đă phát nổ. Tôi bất tĩnh. Khi tĩnh lại, tôi thấy người đang chăm sóc tôi được mọi người gọi là sơ. Sơ ḍng Phaolô, làm y tá trong bệnh viện." Những ngày sau đó là những ngày hoang mang và lo sợ đối với anh. Anh nói: "Lúc trước có đủ hai tay, mà c̣n phải húp cháo, nay chỉ c̣n một bàn tay, lại là tay nghịch th́ chỉ có chết đói!"

Trong những ngày ở bệnh viện, có một lần, sơ y tá đó đến đưa cho anh đồng tiền nhôm một đồng và nói: "Bây giờ Chúa chỉ trao cho anh một nén, anh hăy dùng cho thích hợp". Khi về lại nhà, anh cũng chẳng biết dùng đồng tiền nhôm ấy làm ǵ. Rồi thấy anh càng ngày càng suy kiệt thể xác lẫn tâm hồn, một bà già ở gần nhà đến bảo: "Hăy cầu xin với Đức Mẹ đi, Bà cứu cho". Anh Thảo cho biết lúc đó ḿnh chẳng tin ǵ, nhưng lúc đó làm việc đó là dễ nhất. Anh cầu nguyện, rồi t́m đến nhà thờ xưng tội, rước lễ, dự khóa học về cầu nguyện, rồi cùng với những người trong xứ đi phục vụ Lời. Đó là thời điểm năm 1985. Từ đó đến nay, chỉ một tay và chỉ lao động trực tiếp trên rẫy một phần thời gian ít thôi, v́ một phần sức khỏe không c̣n như xưa, một phần anh muốn có nhiều thời gian phục vụ Lời Chúa, nhưng cả nhà anh đă rất thoải mái về kinh tế. Riêng một ḿnh anh đă có hai hécta cà phê.
Bây giờ th́ anh biết đă biết và đang ra đi rao giảng: "Chẳng phải đôi tay ta làm ra tất cả đâu, cũng chẳng phải với sức người sỏi đá cũng thành cơm đâu. Phải có ơn Chúa, phải có chính Chúa sống trong ḿnh làm việc với ḿnh đời này mới hạnh phúc." Anh Thảo năm nay 44 tuổi, hiện đang làm trưởng khóm một giáo xứ Mỹ Thạch, địa phận Kon-tum. Đây là giáo xứ có người Kinh và người Jrai sinh hoạt chung với nhau.

10/2002, NGUYỄN LÊ PHAN ANH.


CON CHIM SÁO
Trong một tập thơ mang tựa đề "Có muôn ngh́n lư do để sống", Đức Cha Helder Camera, vị giám mục người Brazil nổi tiếng là vị tông đồ của người nghèo đă ghi lại câu chuyện ngụ ngôn sau đây: Bên cạnh nhà tôi, có một con chim sáo quanh năm ngày tháng sống giữa trời... Tôi vẫn có thói quen nói chuyện với nó. Một hôm, tôi hỏi chú sáo có nơi ngủ nghỉ không. Nó ngạc nhiên trả lời: "Có chứ!... Màn là trời, chiếu là đất. Có bao giờ thiếu đâu."
Do những đ̣i hỏi của trí khôn loài người, tôi mới hỏi nó: "Thế th́ những lúc mưa gió, chú trú ngụ ở đâu". Nó nhanh nhẩu trả lời: "Bộ ông nghĩ là thỉnh thoảng tôi không cần tắm gội sao?" Tôi hỏi nó có đói không. Con chim sáo mỉm cười đáp: "Điều mà tôi muốn là được hót. Tôi sinh ra để hót mà...". Và nó cất tiếng hót như sau: "Hỡi loài người kiêu ngạo. Hăy nói cho ta biết đi: liệu ngươi không chết sao?"
Tôi cứ nài nỉ để chú sáo nhận món quà tôi biếu: đó là một ít bánh ḿ có thịt... Chú sáo lại được dịp cười cợt sự ngây ngô của tôi. Nó bảo tôi: "Ông không biết là loài sáo chúng tôi không có ăn bánh ḿ và thịt như các ông sao?"
Lần kia, tôi hỏi chú sáo có cầu nguyện không. Nó không hiểu được câu hỏi của tôi. Nó chỉ cười trả lời: "Có mấy chú nhóc con lấy đá ném tôi. Nhưng tôi bay đi, tôi cười và tôi hót."
Một lúc nào đó, tôi có ư nghĩ đưa con sáo vào bệnh viện để nhờ các bác sĩ t́m ra căn bệnh của nó và chữa trị cho nó. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng nó chỉ là một con chim.
Qua câu chuyện ngụ ngôn trên đây, có lẽ Đức Cha Helder Camera muốn gợi lên cho chúng ta cái thảm trạng của con người ngày nay: chiến tranh, chết chóc, đau khổ đều phát xuất từ chỗ con người không chấp nhận nhau. Ai cũng muốn người khác phải suy nghĩ như ḿnh, phải hành động như ḿnh, phải sống như ḿnh. Ư thức hệ nào cũng cho là ưu việt và muốn áp đặt trên người khác ngay cả bằng bạo lực.
Ngày nay, con người mỗi lúc một ư thức hơn về sự đa diện của các nền văn hóa, của các khuynh hướng chính trị, của các tôn giáo... Sự trưởng thành của nhân loại được thể hiện qua chính sự chấp nhận ấy: chấp nhận sự khác biệt của tha nhân, chấp nhận tư tưởng của người khác. Khoan dung là thái độ mà con người ngày nay đang cần hơn bao giờ hết.

( Trích từ Lẽ Sống )


ĐI VỀ ĐÂU ? ( của tác giả NGUYỄN ĐỨC QUỲNH – Úc Châu )
Bài số 6 : Mirabeau, một nhân vật nổi danh nước Pháp trong thời cách mạng Pháp 1789. Sự hoài nghi cuộc đời, sự tuyệt vọng khi không trả lời được câu hỏi Đi Về Đâu?, sự hư vô tuyệt đối dày ṿ ông. Ông đau khổ và tuyệt vọng trên giường bệnh chờ chết, một bức tường tuyệt vọng của kiếp nhân sinh không lối thoát. Ông ray rứt và chán chường. Để tránh những cô đơn, ông cho người ta pha thuốc thơm để tắm rửa thân xác, đội ṿng hoa trên đầu cho ông, mời các nhạc sĩ đến chơi đàn cho ông chóng qua những giây phút kinh hoàng... Nhưng không t́m đuợc sự an ủi và niềm vui... Ông đă chối từ Thượng Đế. Ông càng lún sâu trong tuyệt vọng... Ông xin bác sĩ kết thúc đời ông bằng một mũi thuốc cực độc... Bác sĩ từ chối… Ông đă tắt thở trong tuyệt vọng và chán chường.
Một Voltaire là ông tổ của vô thần. Với ng̣i bút thiên tài ông dùng để hạ bệ Thiên Chúa và đánh đổ Giáo Hội. Ông quy tụ một nhóm khá đông bạn bè để hạ bệ Thiên Chúa. Năm 1753 ông đă huênh hoang tuyên bố: 20 năm nữa, Thiên Chúa có thể hồi hưu v́ sẽ không c̣n ai phục vụ Ngài. Đúng 20 năm sau, Voltaire đă tắt thở trong tuyệt vọng vào năm 1773. Trong giờ hấp hối, ông nh́n thấy những cảnh kinh hoàng và la lớn tiếng: Một bàn tay đang lôi tôi đến với Thiên Chúa... Và đây, quỷ đang vây bắt tôi... Tôi thấy Hỏa Ngục… Ông gầm thét giận giữ và nguyền rủa... Một bà già chứng kiến cái chết của ông đă nói: Khi ấy tôi gần giường Voltaire đang hấp hối. Tôi không c̣n muốn thấy một người vô thần chết trong kinh hoàng như thế nữa.
Đi Về Đâu? Câu hỏi nan giải của cuộc đời. Đời là một chuyến đi.
Nhiều người đă trả lời câu hỏi đó thành công. Họ đă khám phá ra đáp số cuộc đời. Họ đă t́m gặp được lư tưởng của cuộc sống. Họ đă an vui và hạnh phúc, v́ họ t́m được Đấng Vô Biên là Thiên Chúa.
Đi Về Đâu? Họ đă trả lời câu hỏi với đáp số đầy ư nghĩa và giá trị.
Đi Về với Đấng Vô Biên, Đấng yêu thương và luôn nâng đỡ săn sóc con người. Họ có được đáp số cho cuộc đời. Họ b́nh an và hạnh phúc vô biên trong Thiên Chúa. Họ đă chấp nhận và vượt qua thử thách gian lao của cuộc đời một cách lạc quan trong t́nh yêu của Đấng Vô Biên.
Nhưng nhiều người vẫn loay hoay t́m đáp số cho cuộc sống trong hư vô, trong sự từ chối Thiên Chúa. Họ không trả lời được câu hỏi Đi Về Đâu? Họ bí và chịu thua cuộc đời. Họ ra đi trong tuyệt vọng và chán nản. Thiếu vắng t́nh yêu và niềm tin.