Phần 1: La San Hải Ngoại

Trích trong Hồi Kư 2:

Cuối năm 1988, Huynh phụ tỉnh Désiré Lê Văn Nghiêm triệu tập “Phụ Tỉnh Công Hội” tại Paris. Ngoài các Huynh Đệ thành viên của phụ tỉnh Saigon tại Paris, Huynh tổng quyền John Johnston chấp thuận cho những Huynh La-Việt ở Úc và Mỹ (trực thuộc vào các tỉnh ḍng địa phương liên hệ) cũng được tham dự phụ tỉnh công hội với quyền đầu phiếu như các thành viên của phụ tỉnh Saigon tại Paris. Huynh phụ tỉnh Désiré mời tất cả các Huynh Đệ La-Việt, nhưng chỉ có Huynh Fortuant Phong từ Philadelphia, Huynh Joseph Ninh từ Chicago và Huynh Bentin (Benilde Tín) từ Úc về tham dự. Đây có lẽ là phụ tỉnh công hội lần đầu tiên - và cũng là lần cuối cùng - của phụ tỉnh Saigon tại Paris.

Hai vấn đề chính được tất cả các phụ tỉnh công-hội-viên nhất trí thông qua và biểu quyết:

1. Bảo toàn và phát triển việc tông đồ của Huynh Đệ La-Việt ở hải ngoại nói chung và của phụ tỉnh Saigon nói riêng, tại Tân Đảo. Mời gọi và vận động qui tụ các Huynh Đệ La-Việt thuộc các tỉnh ḍng khác tích cực tiếp tay - nhất là về mặt nhân sự - vào sứ mạng đặc thù này của phụ tỉnh Saigon.
2. Không biết Huynh Fortunat Phong thủ sẵn “Dự Án thành lập cộng đoàn La San Việt Nam tại California” từ lúc nào mà đem ra tŕnh bày cho phụ tỉnh công hội. Mới đọc qua “Dự Án” ai nấy thấy thật... hấp dẫn và khả thi. V́ thế sau khi thảo luận, bàn qua tán lại, thêm một lần nữa phụ tỉnh công hội bỏ phiếu và nhất trí biểu quyết chấp thuận.

Điều đáng suy nghĩ là phụ tỉnh công hội “nhất trí” biểu quyết chấp thuận cả hai “dự án” xem ra không hoặc chưa thể đi đôi với nhau. Yếu tố chính là nhân sự. Trong khi tại Tân Đảo đă có cơ sở và công việc thích hợp với sứ mạng giáo dục, chỉ cần được tăng cường nhân sự để bảo tồn và phát triển, th́ “dự án California” mới có chữ viết với lời hứa hẹn hấp dẫn trên giấy tờ và cũng cần nhân sự để thực hiện. Nhưng yếu tố nhân sự chưa đáp ứng cho nhu cầu tại Tân Đảo th́ làm ǵ có thể đáp ứng cho nhu cầu “dự án” này?

Có thể các phụ tỉnh công-hội-viên đă có một cái nh́n xa về lâu về dài khả dĩ t́m được “đất dụng vơ” hy vọng có tương lai chẳng những cho các Huynh Đệ La-Việt ở hải ngoại mà nhất là cho Tỉnh Ḍng Mẹ Saigon hơn chăng?

Dự Án Thành Lập Cộng Đoàn La-Việt tai San Jose, California

Nếu so sánh nhóm Huynh Đệ La-Việt và nhóm tu sĩ và tu sinh ḍng Đồng Công được chính phủ Mỹ đón nhận làm tị nạn chính trị cùng một lúc với hàng trăm ngàn người Việt-Miên-Lào khác đồng cảnh ngộ, th́ tôi suy đoán rằng v́ ḍng Đồng Công không có chi nhánh nào ở Mỹ nên gom tụ sống chung với nhau tại Missouri, trong khi ḍng La San đă là một ḍng quốc tế trải rộng cùng khắp trên thế giới nói chung, tại nước Mỹ nói riêng, nên sự sát nhập vào các cộng đoàn địa phương La-Mỹ là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, sau vài tháng ổn định tâm lư tại đất khách quê người, một số Huynh Đệ La-Việt - tuy trực thuộc vào các tỉnh ḍng khác nhau - đă quy tụ lại thành một cộng đoàn người Việt: Cộng Đoàn La-Việt bên cạnh cộng đoàn La-Mỹ West Catholic, Philadelphia. Cộng đoàn La-Việt gồm các Huynh Fortunat Phong, huynh trưởng, Long (Đại Hàn), Cosmes Tuân, Généreux Nhơn, John Chung, và 2 em tu sinh. V́ một lư do “tế nhị” nào đó, cộng đoàn La-Việt giải tán cuối năm 1985.

Ư tưởng thành lập lại một cộng đoàn La-Việt tại California tiệm tiến h́nh thành. Có thể v́ tâm tưởng “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, cộng thêm một thực tại không thể làm ngơ: Cộng đồng người Việt phát triển nhanh, thật nhanh về dân số cũng như về xă hội kinh tế tại California, nẩy sinh nhiều nhu cầu giáo dục hiểu theo nghĩa thật rộng của hai chữ “giáo dục” cho thế hệ thứ hai thứ ba tại đây. Thêm vào đó, hai lần họp mặt Anh Chị Em cựu học sinh và thân hữu La San tại “Little Saigon” đă là chất xúc tác cộng hưởng tốt đẹp cho ư tưởng này.

V́ thế, ngay sau khi phụ tỉnh công hội biểu quyết “Dự Án California”, Huynh phụ tỉnh Désiré cùng Huynh Phong đi Rôma hội kiến với Huynh tổng quyền John Johnston để xin phê chuẩn và yểm trợ. Thành công mỹ măn: Huynh tổng quyền fax “Dự Án California” đến văn pḥng Hội Đồng Liên Tỉnh Ḍng Mỹ và Torronto. Một sự trùng hợp khá ly kỳ: hội đồng các giám tỉnh vùng Mỹ&Torronto đang ngồi nhóm họp theo chương tŕnh nghị sự th́ nhân viên thư kư đến trao cho Huynh giám tỉnh chủ tọa một sấp fax vừa nhận từ Huynh tổng quyền. Ai nấy ngạc nhiên, không biết mô tê ǵ về “Dự Án California” của một số Huynh Đệ La-Việt.

Không biết liệt kê “sự trùng hợp” này vào loại “hên” hay “xui”, chỉ biết phản ứng của các vị giám tỉnh xem ra không bằng ḷng lắm. Mặc dù không nằm trong chương tŕnh nghị sự, nhưng có thể v́ “Dự Án California” từ Huynh tổng quyền đến nên hội đồng thỏa thuận bàn thảo nhanh chóng. Theo “Dự Án” có hai tỉnh ḍng liên hệ: điểm gốc là tỉnh ḍng Baltimore và điểm đến là tỉnh ḍng San Francisco. Hội đồng biểu quyết “Dự Án không trực thuộc Hội Đồng giám tỉnh vùng. Dự Án hoàn toàn tùy thuộc vào 2 tỉnh ḍng liên hệ.” Hai giám tỉnh của 2 tỉnh ḍng liên hệ - Baltimore, Huynh giám tỉnh Colman Coogan và San Francisco, Huynh giám tỉnh Mark Murphy - đồng ư dàn xếp và nhận trách nhiệm về Dự Án này. Như vậy, “Dự Án California” coi như được chấp thuận và cần được triển khai chi tiết về nhân sự, việc tông đồ, và tài chánh. Hai điểm chót - tông đồ và tài chánh - xem ra không mấy khó khăn để giải quyết. Điểm về “nhân sự” mới thật sự là vấn đề.

“Dự Án California” ra đời thật thiên thời địa lợi nhân ḥa. Để xúc tiến việc “nhân sự”, Huynh Phong thường xuyên liên lạc các Huynh Đệ La-Việt và xem ra ai cũng tán đồng dự án này. Tuy nhiên, “tán đồng” là một chuyện, nhưng có “tích cực tham gia” vào dự án hay không lại là một chuyện khác. Sau khi được Huynh giám tỉnh Colman Coogan tán thành dự án, Huynh Phong bay qua California gặp các Huynh Đệ La-Việt vùng San Francisco: Huynh Théophane Nguyễn Văn Kế, Bertrand Nguyễn Dục Đức và Joseph Nguyễn Văn Hiệp hoàn toàn ủng hộ “Dự Án California”. Các Huynh c̣n dẫn Huynh Phong đến gặp các Nữ La San đă rời Fresno về lập nghiệp tại San Jose. Sau khi bàn luận về địa điểm thuận lợi và thích hợp nhất cho dự án, mọi người đồng t́nh chọn vùng Bắc California, và nếu được ngay tại San Jose. Lẽ tất nhiên không thể không bàn thảo với Huynh giám tỉnh tỉnh ḍng San Francisco, Mark Murphy.

I. Phụ Tỉnh Saigon và việc tông đồ giáo dục tại Thio, Tân Đảo

Trường Francis Rougé là trường cấp 2 gom tụ gần 200 học sinh người bản xứ. Thành phần giáo viên bao gồm những Huynh có bằng cấp cao: Huynh Paul Lê Cừ, tiến sĩ sinh học và tiến sĩ thần học; Huynh Dominique Đinh B́nh An, cao đẳng toán; với sự cộng tác thật đắc lực của linh mục Đương, đang chuẩn bị tŕnh luận án tiến sĩ ngôn ngữ học. Sinh hoạt học đường được chấm điểm rất cao về chuyên môn cũng như văn hóa thực dụng vào môi trường sinh sống của dân bản xứ.

Huynh Paul Lê Cừ là vị Phụ tỉnh tiên khởi đặc nhiệm công việc của Phụ Tỉnh Saigon tại Paris, đă vận động kêu mời Anh Em La-Việt ở hải ngoại tiếp tay nâng cao tŕnh độ sinh hoạt của trường, nhưng hầu như không đạt kết quả mong ước. Có chăng th́ vài Anh Em lớn tuổi vui mừng đến cộng đoàn Nouméa, như các Huynh Christophe Hạnh, Roger Vĩnh, Yacinthe, Désiré Nghiêm. Huynh Valéry đến Nouméa theo sự chỉ định của Huynh tổng quyền Pablo, nhưng v́ không đủ bằng cấp thích hợp để hành nghề tại Thio, nên được điều về Paris kiếm thêm bằng cấp ứng hợp cho việc tông đồ giáo dục.

Huynh Alexandre Ánh đến định cư tại Paris và được bổ nhiệm làm Phụ tỉnh thay thế Huynh Paul Lê Cừ. Vốn có bằng cấp Khoa học kỹ thuật, Huynh Alexandre nhận dạy Toán và Vật Lư tại trường Trung học Lasan, Saint Denis, cùng với Huynh Dorothée Dinh vốn là giáo sư trung học tại trường này trước năm 1975.

Vấn đề nhân sự tăng cường trường Francis Rougé tại Thio, Tân Đảo, có lúc then chốt cho sự sống c̣n của Phụ Tỉnh Saigon tại Paris. V́ thế, dịp Tết Nguyên Đán năm 1986, nhân Huynh tổng quyền Pablo ngỏ ư đến "ăn Tết" với Anh Em La-Việt tại Drancy, th́ đă có "tin đồn rỉ tai" rằng chắc là Huynh tổng quyền sẽ "giải tán Phụ Tỉnh" giữa Anh Em La-Việt tại vùng Paris. Nhưng sự thật th́ hoàn toàn không như Anh Em suy tưởng, mà chỉ đơn thuần là một cuộc thăm viếng mục vụ của Huynh tổng quyền đối với Anh Em La-Việt. [Thở phào nhẹ nhỏm!]

Huynh phụ tỉnh Alexandre Ánh măn nhiệm năm 1986, Huynh Désiré được đề cử và bổ nhiệm làm Phụ tỉnh. V́ công việc của một Phụ Tỉnh quá rộng lớn theo h́nh thể địa dư nên Huynh Phụ tỉnh Désiré thường xuyên đi qua đi lại Tân Đảo, Úc, Mỹ, Pháp... để cố gắng duy tŕ Phụ Tỉnh Saigon tại Paris.


Huynh Alexandre đến Tân Đảo tháng 6 năm 1988 dạy toán lớp 9.
Từ tháng 2 năm 1989, Huynh lănh nhận thêm nhiệm vụ hiệu trưởng trường Francis Rougé.
Về hưu tại Paris vảo tháng 2 năm 1997.
Tháng 4 cùng năm (1997) Huynh Alexandre được tín nhiệm giao phó chức vụ
Bí Thư giám tỉnh tỉnh ḍng Pháp tại 78A rue de Sèvres, cho đến tháng 9 năm 2007.

***

Biểu quyết số 1 của Phụ tỉnh công hội cuối năm 1988 "Bảo toàn và phát triển việc tông đồ của Huynh Đệ La-Việt ở hải ngoại nói chung và của phụ tỉnh Saigon nói riêng, tại Tân Đảo. Mời gọi và vận động qui tụ các Huynh Đệ La-Việt thuộc các tỉnh ḍng khác tích cực tiếp tay - nhất là về mặt nhân sự - vào sứ mạng đặc thù này của phụ tỉnh Saigon." xem ra không mấy hiệu nghiệm và khả thi.

T́nh trạng thiếu ổn định của Phụ Tỉnh Saigon tại Paris nói chung và việc tông đồ tại Thio, Tân Đảo nói riêng, đă đưa đến quyết định dứt khoát của Huynh tổng quyền John Johnston và Ban Cố Vấn Trung Ương về sự tồn tại của Phụ tỉnh, theo thư chính thức đề ngày 28 tháng 12 năm 1991. Trong thư này có câu:
"Le 31 mars marquera la fin effective du Sous-District du Vietnam en Diaspora" [Ngày 31 tháng 3 sẽ là ngày chấm dứt hiện hữu của Phụ-Tỉnh Việt Nam "en diaspora"]



Phụ Tỉnh Saigon tại Paris đóng cửa.

Cộng đoàn Nouméa và Thio đóng cửa cuối năm 1997. Anh Em Trường Ki-tô từng hoạt động tông đồ giáo dục tại Tân Đảo, tuy vẫn trực thuộc tỉnh ḍng Paris tại Pháp, trở về nguyên quán - tỉnh ḍng Việt Nam, tiếp tục sứ mạng giáo dục "cùng chung và liên kết" với Anh Em Trường Ki-tô tại quê nhà.

Cộng đoàn Drancy đóng cửa năm 1991, và ngôi nhà được bán lại cho một gia đ́nh Thân hữu La San.

Cộng đoàn Ivry (ALDER) tuy đóng cửa - nghĩa là các Huynh thường trú tại Ivry được chuyển về các cộng đoàn Pháp hoặc nhà hưu dưỡng, nhưng cơ sở Ivry vốn thuộc quyền sở hữu của La Salle Fondation de Paris, vẫn c̣n để cho các Huynh La-Việt làm trung tâm sinh hoạt.

Hội Les Enfants du Mekong được thành lập do Anh Chị Em cựu học sinh và Thân hữu trường Ecole de Miche (cùng hoạt động với hoặc thay thế ALDER) để tiếp tay trợ cấp ngân quỹ cho các dự án xây dựng tái thiết Đông Dương, bao gồm Cambodia, Việt Nam và Lào.

II. Thành Lập Cộng Đoàn Việt Nam tại San Jose, California

Được hai (2) Huynh giám tỉnh Colman Coogan (tỉnh ḍng Baltimore) và Mark Murphy (tỉnh ḍng San Francisco) đồng chấp thuận dự án Cali, Anh Em Fortunat Phong, Valery An và Joseph Hiệp (hội tụ tối thiểu 3 thành viên mới thành lập được một cộng đoàn) nhất trí cùng nhau đến San Jose, California đầu tháng 6 năm 1990. Vài tháng sau, Huynh Cosma Tuân vui sướng nhập cộng đoàn, và Huynh Bénilde Tín (từ Australia) đến với tính cách "thăm ḍ" nếu thích hợp th́ cũng sẽ gia nhập cộng đoàn như một thành viên.

Trích trong Hồi kư 2:
Đầu tháng 8, các tỉnh ḍng Mỹ thuộc vùng Bắc Mỹ và tỉnh ḍng Torronto Canada triệu tập “đại hội La-Mỹ” tại Saint Mary's College of California, có Huynh tổng quyền John Johnston và ban cố vấn trung ương từ Rôma đến tham dự. Dịp may hiếm có để khánh thành khai trương cộng đoàn “Nhà La San Việt Nam” tại San Jose. Các Huynh Đệ La-Việt với sự hợp tác chân t́nh của các Sư Tỉ&Muội La-Việt ráo riết chuẩn bị cho ngày khánh thành này.

Các Sư Tỉ&Muội th́ may màn cửa sổ, cửa ra vào pḥng “đẹp nhất” dùng làm nhà nguyện, v.v... Các Huynh Đệ th́ lăng xăng chùi rửa, khiêng bàn khiêng ghế, trang hoàng nhà cửa dưới cặp mắt thiện nghệ của hoạ sĩ Joseph Hiệp, v.v... Một bầu không khí vui nhộn, đượm t́nh “Anh Chị Em” họ La-Việt báo hiệu và hứa hẹn một tương lai “Được Phúc Lành của Cha trên trời, của thánh tổ La San và các vị Đàn Anh qua nhiều thế hệ...” cho Nhà La San Việt Nam tại San Jose.

Ngày 5 tháng 8, một số cựu học sinh và cựu đệ tử La San từ nhiều tiểu bang/thành phố khác đến tiếp tay cùng Huynh Đệ La-Việt chuẩn bị cho ngày vui mừng đáng ghi nhớ. Một số Huynh Đệ La-Việt đang sinh sống tại các cộng đoàn Mỹ cũng tề tựu về SMC cho ngày đại hội Huynh Đệ La-Mỹ vùng Bắc Mỹ&Torronto (Regional Convention).

Các ngày 8-10/8/1990 dành cho đại hội La-Mỹ vùng Bắc Mỹ và tỉnh ḍng Torronto, Canada.

Ngày cuối, trước khi bế mạc, Huynh tổng quyền John Johnston dành buổi sáng để xuống San Jose khai trương khánh thành “cộng đoàn Nhà La San Việt Nam”. Cùng tháp tùng với Huynh tổng quyền có nhiều giám tỉnh các tỉnh ḍng trong vùng Mỹ và Torronto Canada và trên dưới 50 Huynh Đệ La-Mỹ ủng hộ và khích lệ sự thành lập cộng đoàn do và cho các Huynh Đệ La-Việt thực hiện tại San Jose.

Nghi thức làm phép nhà do Huynh tổng quyền John Johnston chủ toạ.

Huynh Tuân và Huynh Phong hướng dẫn Huynh tổng quyền đến mỗi pḥng và đi quanh nhà rảy nước thánh như một dấu chỉ dâng hiến ngôi nhà theo ư nguyện: Opus Tuum, Domine “Lạy Chúa, đó là công việc của Chúa!”

Căn nhà chính thức có địa chỉ là 1103 Maxey Court, San Jose, CA 95132, USA

Một số cựu học sinh trong vùng San Jose - đặc biệt nhóm Anh Chị Em cựu học sinh trường La San Bá Ninh đă từng họp nhóm và sinh hoạt như “Hội Cựu học sinh Bá Ninh” nhiều năm qua - ngỏ ư tổ chức một ngày họp mặt Anh Chị Em cựu học sinh La San khắp nơi với 2 mục đích:
1. Ra mắt cộng đoàn Nhà La San Việt Nam tại San Jose;
2. Dấy lên phong trào “Mời gọi Anh Chị Em cựu học sinh và Thân Hữu La San xích lại gần nhau hầu ‘Thắp Sáng Măi Ngọn Lửa La San Việt Nam tại hải ngoại’ để từ từ thành lập những ‘Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh La San Việt Nam’ tại các địa phương”.

Anh Bính, cựu Taberd/63, anh Cân chủ tịch đương mhiệm Hội Cựu La San Bá Ninh, anh Nguyễn Đức Ái (anh ruột của cựu Huynh Joseph Hạnh), v.v... không ngừng khích lệ và t́nh nguyện đứng ra lo tổ chức ngày họp mặt này. Một đề nghị tốt, có ư nghĩa! Các Huynh Đệ bàn thảo khá thường xuyên về đề nghị này, và đồng tâm tổ chức ngày họp mặt vào cuối tháng 9, 1990. Ngót 100 anh chị em cựu học sinh và thân hữu La San từ nhiều tiểu bang và thành phố khác nhau - đặc biệt “Nhóm Tinh Thần La San” - gom tụ tại Nhà La San Việt Nam tham dự thánh lễ Tạ Ơn và chung vui văn nghệ bỏ túi thật thân t́nh.

Sau ngày họp mặt, Huynh Joseph Phạm Ngọc Phương, nguyên đă xin hồi tục khi di chuyển từ Pháp qua Mỹ đoàn tụ gia đ́nh, xin được “tái nhập” và được hội đồng cố vấn tỉnh ḍng San Francisco chấp thuận. Huynh Joseph Phương “làm lại” năm nhà tập ngay tại cộng đoàn Nhà La San Việt Nam, San Jose. Tuy Huynh Bénilde Tín có ư định ở “thử” tại San Jose 6 tháng, nhưng v́ visa sắp hết hạn, lại nữa Huynh Bénilde Tín ngỏ ư “rút lui” về lại với tỉnh ḍng Úc nên đă lên đường trở về Úc.

Như vậy, cộng đoàn vui sống với 5 thành viên nồng cốt (được thêm 2 thành viên so với kết quả buổi họp cuối cùng tại Philadelphia ngày 1/1/1990). Cộng đoàn Nhà La San Việt Nam coi như đă có phần “an cư lạc nghiệp”, hứa hẹn một tương lai củng cố và phát triển đều hoà.

Trong số 5 thành viên thuộc cộng đoàn Nhà La San Việt Nam, 3 Anh Em Cosma Tuân, Valéry An và Fortunat Phong vẫn c̣n thuộc về Tỉnh Ḍng Baltimore. 2 Anh Em Joseph Hiệp và Joseph Phương th́ thuộc về Tỉnh Ḍng San Francico.

Khoảng giữa năm 1991, Huynh giám tỉnh Oliver từ Baltimore đến thăm viếng theo giáo luật (canonical visit - visite canonique) và đề nghị Anh Em thuộc Tỉnh Ḍng Baltimore "nên" xin chuyển qua Tỉnh Ḍng San Francisco. "You'll get more benefits!" Huynh giám tỉnh Oliver nói. Cuối cùng cả 3 Anh Em đồng loạt "xin" và "được chấp nhận" vào Tỉnh Ḍng San Francisco.

***

III. Nữ La San tại San Jose

Sau khi chuyển về San Jose, c̣n lại 4 Chị Em La San tiếp tục sứ mạng giáo dục bằng cách:
1. hợp tác với giáo xứ giảng dạy giáo lư cho các em công giáo Việt Nam đang sinh sống tại địa phương,
2. thăm viếng bệnh nhân tại các bệnh viện hoặc đang điều dưỡng tại tư gia,
3. tích cực tham gia vào các công tác từ thiện xă hội.

Giữa năm 1990, vài Anh Em Trường Ki-tô quyêt tâm thành lập cộng đoàn Nhà La San Việt Nam tại San Jose để phục vụ giới trẻ Việt Nam. Các Anh Chị Em La San nổ lực giúp nhau "nuôi dưỡng ơn gọi La San" qua việc tổ chức những "Ngày T́m Hiểu Ơn Gọi" và thành quả thật khả quan cho các ḍng tu - nam cũng như nữ - và các địa phận trong vùng Vịnh San Francisco.

Giữa năm 2002, các Chị La San tậu thêm một cơ sở khá rộng răi và khang trang làm nơi sinh hoạt giới trẻ, đặc biệt cho các em bé 3-5 tuổi. Cơ sở được đặt tên là Nguyện Đường La San. Sinh hoạt chính của Nguyện Đường là Lớp Lên Ba (theo câu tục ngữ: Dạy Con Từ Thưở Lên Ba). Chương tŕnh Lớp Lên Ba thật sự thành công. Phụ Huynh phải "ghi danh giữ chỗ trước hai hoặc ba năm mới hy vọng con em được một chỗ trong lớp học này.

Tổ chức “Ngày Ơn Gọi” lần đầu tiên trong 3 ngày đêm tại Assumption Hall, Saint Mary’s College, gom tụ khoảng 50 thanh niên nam nữ. “Ngày Ơn Gọi” kết thúc bằng nghi thức nhận lănh áo ḍng Nữ La San ngày 20-10-1991. Đây là khoá đầu tiên nhập ḍng nữ La San tại Mỹ của hai cô Tạ Thị Thoa và Phạm T. Tuyết.

“Ngày Ơn Gọi” đầu tiên này như là chất xúc tác hiệu nghiệm, khuyến khích các Huynh-Đệ & Sư-Tỉ La San chọn ngày 30 tháng 4 - kỷ niệm sinh nhật của cha thánh tổ phụ La San - làm “Ngày Ơn Gọi” hằng năm tại Nguyện Đường La San, gom tụ ngót 100 thanh niên nam nữ và trên 10 ḍng tu khác nhau trong vùng Vịnh.

Những thanh niên muốn theo ơn gọi La San được chuyển đến Nhà Thỉnh Viện, và Tập Viện dưới sự hướng dẫn của các Huynh La-Mỹ của tỉnh ḍng San Francisco tại Napa. Những thanh nữ muốn theo ơn gọi Nữ La San th́ các Chị La San cho sinh sống tại cộng đoàn của các Chị. V́ con số thanh nữ muốn đi tu càng ngày càng tăng, các Chị La San liền nghĩ ngay đến việc tậu thêm cơ sở - chẳng những cho việc sinh sống như các cộng đoàn, mà thành lập ngay Nhà Tập với một Chị đă được theo những khóa học về việc huấn luyện tại Roma chuyên trách việc "Giáo Tập". Như vậy các Chị La San đă có được 3 cơ sở : 2 cộng đoàn và 1 Nhà Tập.

Nguyện Đường cũng là nơi được dùng cho các chương tŕnh:
+ Mỗi mùa hè (giữa tháng 6 đến giữa tháng 7) đều tổ chức khóa hè, gồm: Các lớp Việt Ngữ cho các em tuổi từ 5 đến 12 kèm theo các môn nhiệm ư như Keyboard, Computer, thủ công, cưa lọng, đồ gốm (đất sét) và vui chơi bơi lội.
+ Các lớp Việt Ngữ La San, (tuổi từ 5 đến 12) bắt đầu vào mỗi sáng thứ bảy kèm theo các môn nhiệm ư như: keyboard, thủ công, cưa lọng.
+ Các lớp Giáo lư & Việt Ngữ vào mỗi chiều thứ bảy (các em tuổi từ 10 đến 14, gồm các lớp rước lễ vở ḷng đặc biệt cho các em lớn tuổi và các lớp thêm sức).
+ Chương tŕnh “After School Program” trong tuần.
+ Giáo lư tân ṭng vào sáng chúa nhật và buổi tối trong tuần.
+ Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc sinh hoạt mỗi ngày chúa nhật từ 9 đến 4 giờ chiều.
+ Các cụ cao niên chầu Thánh Thể mỗi sáng thứ sáu.
+ Các khoá computer dành cho người lớn như lắp ráp&setup, Microsoft Office (Word, Excel, Access) và PageMaker.

Tin vui mừng đến với Ḍng Nữ La San: Ḍng Nữ La San chính thức được thành lập theo Sắc Lệnh tổng giám mục Phạm Minh Mẫn kư nhận ngày 11 tháng 3 năm 2002

***

IV. Gia Đ́nh La San

Một khoảng thời gian sau biến cố 75, các em cựu đệ tử La San Mossard - người đi từ 75, kẻ vượt biển thành công trong những năm tiếp - đă t́m cách liên lạc và họp mặt nhau tại Santa Ana. Các em cảm nhận được sự họp mặt vui nhộn và thân t́nh này đă đem lại cho mỗi em và mái ấm gia đ́nh nho nhỏ của ḿnh một niềm an ủi trong t́nh thân LASAN. Nhóm ngày càng “nối ṿng tay lớn” và gom tụ được nhiều khuôn mặt “dễ ghét” của thời học sinh, đệ tử. Nhóm không có tham vọng ǵ lớn lao, chỉ cần lâu lâu overnight tṛ chuyện “thời xưa” ở đệ tử viện, chuẩn viện, hoặc trường La San đó đây trên toàn lănh thổ Việt Nam trước 75... là vui thích và ấm ḷng rồi: T́nh Nghĩa LASAN bắt đầu chớm nở và tăng trưởng tốt đẹp nơi đất khách quê người.

Khởi sự bằng Nhóm TINH THẦN LASAN gom tụ các em đệ tử La San Thủ Đức. Rồi "chiêu hồi" thêm bạn hữu cùng trường cùng lớp để tổ chức "Ngày Hội Ngộ" lần thứ nhất trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1986 tại Westminster, California.

Từng bước một, Anh Chị Em cựu học sinh cùng trường và cùng trên dưới một hai lớp t́m cách liên lạc nhau qua điện thoại hoặc internet (email) và thành lập mạng lưới www.saigon.com/~vietedu tiền thân của website www.lasan.org năm 1995.

Để biết thêm chi tiết về sinh hoạt của Anh Em Trường Ki-tô và Anh Chị Em Cựu Học Sinh và Thân Hữu La San hải ngoại xin vào phần 2 của Hồi Kư tập 2