Phần 2: Tỉnh Ḍng Saigon trên Quê Hương Việt Nam, sau biến cố 30-4-1975.

1 giờ trưa ngày 30 tháng 4, 1975, Huynh giám tỉnh Lucien Quảng triệu tập buổi họp khẩn cấp, gom tụ trên dưới 50 Huynh Đệ hiện đang có mặt tại vùng Saigon. Sau đây là vài điểm chính của buổi họp đầu tiên, khởi sự cho cuộc "đổi đời" ngay tại trên quê hương ḿnh:


Huynh Giám tỉnh Lucien Quảng
(1975 - 1987)

* chuẩn bị tinh thần và tâm lư để chấp nhận rằng có thể chúng ta sẽ không được thực hiện sứ mạng giáo dục của chúng ta nữa, v́ “ngành giáo dục sẽ là ‘độc quyền’ của bác và đảng trong một chế độ độc quyền độc đảng”, cho nên sẽ không c̣n trường tư như trước nay nữa
* cơ sở vật chất của chúng ta như trường học, đại học, trung tâm giáo dục, v.v... có thể sẽ bị xă-hội-hoá bằng nhiều h́nh thức: bị tịch thu, bị ép buộc “dâng hiến”
* chế độ cộng sản không biết “tu sĩ” là ai? Họ chỉ biết “giáo sĩ” (linh mục) và “giáo dân” (tín hữu)
* chân tính tu sĩ La San, nhất là chuyên trách việc giáo dục, và lẽ sống tu sĩ của chúng ta với sứ mạng giáo dục, sẽ là một thách đố lớn cho mỗi Huynh Đệ chúng ta
* Đời sống cộng đoàn tu sĩ và việc thuyên chuyển từ cộng đoàn này đến cộng đoàn khác sẽ có thể bị cấm đoán. V́ thế, ngay từ bây giờ, các Huynh Đệ nào cảm thấy cần thiết có thể bàn bạc với Huynh giám tỉnh để thành lập những cộng đoàn gọi là “Diaspora”. Các Huynh Đệ khác, tạm thời về lại với cộng đoàn cũ trước biến cố 30/4/75. Nếu có Huynh Đệ nào thấy cần phải đổi cộng đoàn bây giờ th́ bàn thảo với Huynh giám tỉnh và sẽ quyết định sau, trong thời hạn gần nhất có thể
* Đây là dịp thuận tiện để Huynh Đệ chúng ta nhắc lại cho nhau lời khấn ḍng CÙNG CHUNG VÀ LIÊN KẾT, và cũng là dịp thuận tiện để trong mọi hoàn cảnh chính trị xă hội của cuộc sống, chúng ta đă gọi nhau là “Anh Em” th́ chúng ta sẽ sống với nhau trong “T́nh Anh Em”
* Cuối cùng, tinh thần của ḍng là Tinh Thần Đức Tin. Suy niệm và sống như cha thánh lập ḍng, làm sao mà chúng ta có thể cùng nói chung, nói riêng một ḿnh với Thiên Chúa, trước, trong và sau mọi thách đố của cuộc đời, như cha thánh lập ḍng : “(Chúng) Con thờ lạy thánh ư Chúa trong mọi biến cố xảy đến cho (chúng) con”.

Buổi họp kết thúc, và một cộng đoàn Diaspora được thành lập gồm các Huynh ở với gia đ́nh, nhưng liên hệ với nhau như một cộng đoàn mở rộng, nghĩa là cũng có giờ đọc kinh chung, hội họp nhau thường xuyên để chia sẻ và bàn thảo với nhau về những vấn đề của Tỉnh Ḍng, v.v...

Một cộng đoàn khác gồm các Huynh Bruno Bằng, Philippe Hảo, Antoine Đông và Jean Baptiste Nhơn được thành lập tại nhà người em của Huynh giám tỉnh Lucien, trên đường Lư Trần Quán - Tân Định.

Khoảng vài tuần sau, cộng đoàn gồm các Huynh Emilien Vương và Théodore Hưng được thành lập tại nhà của phụ huynh một em cựu đệ tử, nhà đại tá Nguyệt, trên đường Trương Minh Giảng - Phú Nhuận.

Phần đông, các Huynh thuộc các cộng đoàn vùng Saigon, Gia Định, đều trở về lại với cộng đoàn ḿnh. Tuy con số thành viên thuộc cộng đoàn có ít nhiều giảm bớt, nhưng Huynh Đệ gặp lại nhau “ở nhà ḿnh” cũng thấy an tâm.

***

I. Nhân Sự & Cộng Đoàn

1. Nhân sự:

Trong tuần đầu tháng 5 năm 1975, thật khó mà nhận định được "có bao nhiêu Anh Em c̣n ở lại Việt Nam và có bao nhiêu Anh Em đă rời khỏi Việt Nam bằng bất kỳ phương tiện nào? Nhất là trong trường hợp tồi tệ đau thương nhất, có bao nhiêu Anh Em đă tử nạn v́ chiến tranh?

Ngày 9 tháng 5 năm 1975, Sở Giáo Dục "thành phố Hồ Chí Minh" ["thủ đô Saigon" bị đổi thành "TP. HCM" ngay sau ngày 30-4-1975] triệu tập buổi họp gom tụ tất cả các đại diện những trường sở công/tư tại Saigon/Gia Định trước ngày 30-4-75, để nhận chỉ thị về đường lối giáo dục mới, giáo dục theo chủ nghĩa xă hội:

a. Về trường sở và các lớp học các cấp:
- Tất cả các trường học có trước ngày cách mạng thành công, trường công cũng như trường tư, sẽ phải tiếp tục chương tŕnh học của niên khoá 74-75. Khoá học này được gọi là “khoá hè bổ túc”, khai giảng đồng loạt từ ngày 15 tháng 5 và kết thúc ngày 31 tháng 8.
- Ban hiệu trưởng cũ, từ nay gọi là “ban điều hành” vẫn tạm thời tiếp tục lănh đạo tổ chức trường, lớp, thời dụng biểu, ghi danh thu nhận học sinh, v.v... Sẽ có chỉ đạo của Pḥng giáo dục cấp quận, huyện, trong thời gian ngắn nhất sắp tới về “ban điều hành” này.
- Ban giáo viên cũ sẽ tiếp tục đến dạy các cháu trong các lớp liên hệ, cho đến khi có sự điều chỉnh mới, hoặc thuyên chuyển từ trường này đến trường khác do Pḥng giáo dục địa phương chỉ đạo.
- Các trường tư có thể tạm thời thu nhận phân nửa học phí và chính phủ cách mạng bù đắp thêm phân nửa kia, để chi dùng trong việc tổ chức nhà trường và lương bổng của ban giáo viên, cho đến khi có chỉ đạo mới của pḥng giáo dục địa phương.
b. Về các tổ chức, hội đoàn, hiệp hội: Tất cả các hội đoàn, tổ chức, hiệp hội, dưới bất kỳ h́nh thức nào cũng phải “đăng kư”, và chỉ được tiếp tục hoạt động sau khi sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh chính thức chấp thuận bằng văn bản hợp lệ.
Huynh Félicien Lương, đương nhiệm chủ tịch hiệp hội giáo chức công giáo, định hỏi thêm chi tiết về việc tiến hành sự đăng kư, nhưng nghĩ lại “chắc cũng điệp khúc muôn thuở: đăng kư và đăng kư” nên thôi. Anh chị em giáo viên nh́n nhau, cười nói: “đăng kư trong xă hội xă-hội-chủ-nghĩa có nghĩa là... dẹp tiệm!"

Qua những "thông tin truyền miệng", chỉ thị nêu trên không những chỉ áp dụng cho vùng Saigon, mà cho cả miền Nam "được giải phóng". V́ thế, tất cả các Sư Huynh c̣n ở Việt Nam nhanh chóng trở về "nhiệm sở" để ráo riết chuẩn bị "Khóa Hè bổ túc", và cũng nhờ đó mà tạm biết được "ai c̣n ai mất".

Tổng số Anh Em c̣n ở lại Việt Nam là 194 Sư Huynh, trong đó có 44 Sư Huynh khấn tạm và trên 40 Sư Huynh ở lứa tuổi 60 - 96 - một số t́nh trạng sức khỏe không được tốt.

2. Cộng Đoàn.

A. Những cộng đoàn mới được thành lập sau biến cố 30/4/1975:

1. Cộng Đoàn "Diaspora" gồm những Huynh Đệ vùng Saigon - Gia Định, ở với gia đ́nh tại tư gia, thường xuyên họp mặt tại tư gia Huynh Maurice Nguyễn Phú Triều để cùng đọc kinh, nguyện gẫm, chia sẻ Lời Chúa, và thông tin chia sẻ những việc liên quan đến Tỉnh Ḍng trong giai đoạn trang sử mới này.
2. Cộng đoàn "tu tại gia" như hai anh em ruột Huynh Léonard và Robert, Huynh Alphonse Hoàng Xuân Điển ở Lái Thiêu, và Huynh Valentin Quí tại Long Khánh
3. Cộng Đoàn Lư Trần Quán tại tư gia bà Chị của Huynh giám tỉnh Lucien "cho các Sư Huynh tạm thời xử dụng"
4. Cộng Đoàn "Nguyễn Văn Trổi" (nguyên là đường Trương Minh Giảng trước 30/4/75) tại tư gia của gia đ́nh ông bà đại tá Nguyệt&Sang
5. Cộng Đoàn Phú Sơn
6. Cộng Đoàn Tân Cang
7. Cộng Đoàn La Farrault, Nha Trang
8. Cộng Đoàn La San, Vũng Tàu
9. Cộng Đoàn Giám Tỉnh (53B Nguyễn Du, Saigon)

B. Những cộng đoàn đă được thành lập trước biến cố 30-4-75, nhưng không c̣n sinh hoạt hoặc sát nhập vào với một cộng đoàn khác, hoặc bị chiếm mất sau ngày 30-4-75:
1. Cộng Đoàn Lam Sơn, Ban Mê Thuột (sát nhập vào cộng đoàn BMT)
2. Cộng Đoàn Sinh Viên, 6 Trần Hưng Đạo - Đà Lạt
3. Cộng Đoàn Lang-Biang, Đà Lạt
4. Cộng Đoàn La San Vĩnh Phước, Nha Trang
5. Cộng Đoàn La San Nghĩa Thục, Nha Trang
6. Cộng Đoàn La San Xóm Bóng, Nha Trang
7. Cộng Đoàn Đệ Tử Viện, Thủ Đức (sát nhập vào cộng đoàn La San Mossard, Thủ Đức)
8. Cộng Đoàn Viện Đại Học Thành Nhân, Chợ Lớn
9. Cộng Đoàn La San Nguyễn Thông (sát nhập vào cộng đoàn La San Hiền Vương)

C. Những cộng đoàn đă được thành lập trước biến cố 30-4-75 và c̣n tiếp tục sinh hoạt cho đến khi các cơ sở và trường học "bị hay phải tự nguyện giao hiến":
01. Cộng Đoàn B́nh Linh, Huế
02. Cộng Đoàn Ban Mê Thuột
03. Cộng Đoàn Bá Ninh, Nha Trang
04. Cộng Đoàn Đồi La San
05. Cộng Đoàn Mossard, Thủ Đức
06. Cộng Đoàn La San Đức Minh
07. Cộng Đoàn Hiền Vương
08. Cộng Đoàn La San Chánh Hưng
09. Cộng Đoàn La San Thạnh Mỹ
10. Cộng Đoàn Taberd
11. Cộng Đoàn Mỹ Tho
12. Cộng Đoàn Sóc Trăng
13. Cộng Đoàn Cần Thơ

***

II. Đời Dâng Hiến - Sống Cộng Đoàn - Sứ Mạng Giáo Dục

Trong một xă hội "b́nh thường", xem ra mọi diễn biến của cuộc sống - cá nhân cũng như tập thể với những tập tục nội quy hay lư tưởng của từng tổ chức, phe nhóm - "b́nh b́nh cứ thế mà tiến..." th́ người ta cho là an vui hạnh phúc mặc dầu lắm lúc cho là nhàm chán. Nhưng nếu xảy ra quá nhiều biến động, nhất là những biến động không ai mong muốn - nếu phát sinh từ sự tuần hoàn của thiên nhiên th́ may ra c̣n đành ḷng chịu được, chứ nếu phát sinh từ tham vọng của một nhóm người gây ra cho rất rất rất nhiều con người khác - th́ lại là vấn đề khác.

Biến cố 30-4-1975 xảy ra cho cả hai miền Nam-Bắc nước Việt, mệnh danh là một cuộc "đổi đời", thật là một biến động kinh hoàng làm đảo ngược cả một nếp sống dù không hẳn "b́nh b́nh" nhưng vẫn c̣n hy vọng vào tương lai tươi sáng và lành mạnh hơn. Là thành phần của dân miền Nam nói chung, là một phần tử của ḍng La San chuyên lo việc giáo dục và phục vụ tuổi trẻ nhằm góp phần vào việc xây dựng một nước Việt an vui phồn thịnh nói riêng, tỉnh ḍng La San Saigon không thể tránh bị lôi cuốn vào ṿng nước xoáy cực mạnh kéo theo sự "dù muốn dù không cũng phải đổi đời" đó.

1. Đời Dâng Hiến

"Chế độ cộng sản không biết tu sĩ là ai?
Họ chỉ biết “giáo sĩ” (linh mục) và “giáo dân” (tín hữu)".

Nếu "tôn giáo là liều thuốc phiện ru ngủ dân đen" th́ nhóm nhỏ những người trong tôn giáo đó lại "đi tu mà linh mục cũng không phải là linh mục, giáo dân cũng chẳng phải là giáo dân... thật không giống ai..." chẳng phải là những người đáng nghi ngờ sao? Thêm vào đó, suốt đời chỉ chăm lo trường học, sinh hoạt với tuổi trẻ..., phải chăng muốn dành phần "giáo dục và đào tạo thanh niên" vốn độc quyền của Bác và Đảng?

"During the first month of the year 1947, the government decided to restrict the autonomy of the cults even more. In order to do so, the Ministry of Cults drew up two laws. The first one modified several articles of the law on the Orthodox Church organization, allowing the government to monitor the diocesan assemblies, which elected the Orthodox Church bishops, metropolitan bishops and the Patriarch. The second one regulated retirement of all members of the religious hierarchies, providing the government the “legal” excuse for removing the bishops and metropolitan bishops reluctant to collaborate. The communist leaders were not shy to admit that the new judicial regulations were politically motivated. At the same time, the government increased its control over private education institutions and compelled them to use Communism-oriented textbooks while the passive opposition of the teaching staff with regard to these changes was severely criticized by the authorities." (Romania vs. Vatican, page 117)

"Sống đạo" (đối với giáo dân) dưới chế độ cộng sản đă là "một vấn đề". Đi Tu (làm linh mục) lại là một vấn đề khác, huống chi đi tu "chỉ làm thầy giáo chuyên ngành giáo dục cho tuổi trẻ"? Huynh phụ quyền Zacharias đă "thấy và hiểu rơ" việc này nên dứt khoát đem các Anh Em Trường Ki-tô vào miền Nam sau hiệp định Geneva 1954. Biến cố 30-4-75, thêm một lần nữa, làm tỏ hiện chính sách giáo dục xă-hội xă-hội-chủ-nghĩa (nếu không muốn nói chính sách giáo dục cộng-sản) trên toan lănh thổ miền Nam Việt Nam.

Nhưng, năm 1954, c̣n có "đất dụng vơ" cho Anh Em Trường Ki-tô tại miền Nam tự do; năm 1975, t́m đâu ra đất dụng vơ? Ngoại trừ những Anh Em đă may mắn "xuất ngoại" và t́m được đất dụng vơ tại các nước tự do dân chủ, c̣n những Anh Em đành "xin chọn nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương" th́ câu hỏi tự đáy ḷng mỗi người - dù câu hỏi được gợi lên trong trí ḷng ḿnh chỉ một lần - phải chăng là "Liệu Ơn Gọi La San c̣n giá trị và c̣n có lư do tồn tại trong hoàn cảnh hoàn toàn đảo ngược này không?"

Trong thực tế, đă xảy ra ít nhất bảy (7) câu trả lời cho câu hỏi trên:

a. Sư Huynh Piô Đông trực tiếp liên lạc với giám mục Nha Trang, Nguyễn Văn Ḥa, và đă được thụ phong linh mục tại Nha Trang;

b. Sư Huynh Archange Minh xin chuyển qua ḍng khổ tu Phước Sơn, Thủ Đức;

c. Một số Anh Em xin chuyển qua "ḍng Thánh Giuse" (hồi tục)

d. Huynh giám tỉnh Lucien Quảng ưu tư t́m một lối thoát cho nhiều (?) Anh Em khác có ư định "làm linh mục NHƯNG vẫn giữ chân tính La San", nên đầu tháng 7 năm 1975, đă thỉnh ư thẩm quyền Nhà Mẹ tại Rôma:
"... Điện Tín Từ Tỉnh Ḍng Saigon:
Gia Đ́nh mạnh khỏe
Xin Có Thể Giải Quyết Thử Nghiệm Linh Mục Cho Vài Anh Em"

Ghi chú: Sau Công Đồng Vaticanô 2, nhất là theo Sắc Lệnh Perfecte Caritatis về Sự Hiến Thánh - trong đó có đoạn đề cập đến các ḍng nam tu sĩ không làm linh mục và đề nghị nghiên cứu việc phong chức linh mục cho các tu sĩ thành viên của các ḍng nam này - tổng công hội của ḍng La San năm 1966 đă cho học hỏi, nghiên cứu, bàn luận và tham khảo ư kiến của tất cả các thành viên trong hội ḍng về vấn đề này. Luận án tiến sĩ thần học dày cộm cả ngàn trang của Huynh Michel Sauvage "La Catéchèse et le Laicat" là một tham khảo chính xác và giúp ích thật nhiều cho quyết định của tổng công hội 10 năm sau, năm 1976: "Dứt khoát duy tŕ tính 'giáo dân' của tất cả các tu sĩ thành viên trong ḍng. Tuy nhiên Anh Em nào muốn, cũng có thể xin chuyển làm linh mục nhưng không c̣n mang chân tính La San như các thành viên khác."

e. Đa số Anh Em Trường Ki-tô c̣n ở lại Việt Nam vẫn kiên tŕ với Ơn Gọi La San.

f. Với cặp mắt trần thế phàm phu tục tử th́ cho rằng "luật pháp nào cũng có kẻ hở" dù cho với chính sách "hộ khẩu" kiểm tra và kiểm soát chi li từng đường đi nước bước của người dân; với đôi mắt đức tin th́ "Lạy Chúa, đó là công việc của Chúa - Opus Tuum, Domine" (thánh tổ phụ sáng lập ḍng La San). Quả thật, chỉ vài tháng sau ngày lao đao kinh động, một số em Đệ Tử - trên dưới 20 em - được mời gọi "nhập viện" tại ngôi nhà cũ, Đệ Tử Viện La San Thủ Đức.
Sau "vụ án liên quan đến cơ sở La San Mossard, Thủ Đức ngày 3 tháng 1 năm 1978", toàn bộ cơ sở bị tịch thu, Đệ Tử Viện không c̣n nữa. Vài em đệ tử bị đưa đi "tù cải tạo" cùng với 8 Sư Huynh (xin xem Hồi Kư tập 1 để biết thêm chi tiết). Sau khi được trả tự do, các em vẫn kiên tŕ tiếp tục theo đuổi lư tưởng La San tại Nha Trang và Tân Cang.

g. Một số các em Thỉnh Sinh (nếu không có biến cố 75, th́ các em này có thể sẽ là những Sư Huynh Đoàn 100) cũng xin "nhập viện" tại cộng đoàn Taberd, tiếp tục theo đuổi lư tưởng La San mà các em đă hăng say nuôi dưỡng hơn 3,4 năm qua.

Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh lần thứ nhất trong hoàn cảnh "tôn giáo là liều thuốc phiện ru ngủ dân đen..."

Trích trong Hồi kư 1: Lễ Giáng Sinh 1975

Những mùa Giáng Sinh trước, khoảng đầu tháng 12 mỗi năm, những câu chuyện đầu môi chóp lưỡi của các em bé thơ ngây, cũng như những lăng xăng design máng cỏ của các trưởng lớp, đội trưởng, v.v... tạo một bầu khí vui nhộn, hớn hở, an vui hạnh phúc trong khuôn viên nhỏ bé và ấm cúng của trường LaSan Mossard.
Nhưng kể từ “ngày ấy”, tiếng vui cười nô đùa của đám trẻ bỗng tiêu tán đâu mất... Thế là “đổi đời” đă được 8 tháng. Mùa Giáng Sinh lại đến.
-”Năm nay, ḿnh có lễ No-en không Frère?”, câu hỏi của một em bé làm tôi giựt ḿnh.
- mmmm... th́ năm nào mà không có No-en?!

Tôi đem câu hỏi của em bé ra cộng đoàn.
+ Nhưng tổ chức lễ ở đâu?
- hội trường th́ “3 Tấn” ǵ ǵ đó... đă yêu cầu dành riêng cho “Đoàn (?)” trưng dụng từ ngay sau biến cố 75;
- nhà nguyện Đệ Tử Viện th́... mmm ... có nguy hiểm không?
+ Tụ họp Anh Chị Em như vậy có... bất hợp pháp không?
+ Mừng No-en dưới dạng thức nào? = chỉ có Thánh Lễ ? - Nếu vậy th́ các bài hát có phải... tŕnh nộp cho chính quyền kiểm duyệt không? - Nếu không th́ có bị cho là... “truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan, hát nhạc... vàng” không ? = thiệt là hậu quả khôn lường - nên cẩn thận!!!
+ Có linh mục nào “dám” đến làm lễ không?
+ vân vân và vân vân...
Cuối cùng, Huynh Đệ đồng ư sẽ mời Anh Chị Em và Thân Hữu LaSan vùng Thủ Đức và lân cận đến mừng lễ No-en “đầu tiên” = tới đâu th́ tới! “B́nh An dưới thế cho người Chúa thương” mà sợ ǵ?!

Ngót 300 Anh Chị Em và Thân Hữu LaSan đến dâng lễ mừng Chúa Giáng Sinh đêm 24-12-75, tại nhà ngủ tiểu học - ngay trên hội trường.
Tuy bầu khí không được như những năm trước, nhưng thấy số đông Anh Chị Em bất chấp mọi sự trói buộc... trần thế, đến cùng nhau v́ những thực tại cao đẹp và thiêng liêng hơn để “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời”, và để cùng nhau tận hưởng “B́nh An dưới thế cho người Chúa thương”, nên buổi lễ hôm đó ấm cúng làm sao, chan chứa t́nh anh chị em, t́nh đồng bào, t́nh đồng loại.

"Năm nào mà không có No-en?" - Phải, năm nào cũng có ngày 25 tháng 12, vui mừng kỷ niệm ghi nhớ ngày "B́nh An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương", Ngày Vui Mừng Cho Toàn Thể Nhân Loại. Nhưng dưới chế độ cộng sản, trong lịch tuy có ghi rơ ràng ngày 25 tháng 12, nhưng lại là một ngày chẳng những như mọi ngày mà là ngày tăng gia sản xuất, việc đi làm, việc đi học, v.v... bị kiểm tra kỹ càng hơn. Đối với học sinh các cấp, thường là ngày thi cử.

Tại các giáo xứ, ngay trong lúc cử hành thánh lễ trọng đại mà c̣n bị cúp điện th́ nói chi việc trang hoàng nhà thờ với đèn muôn màu chớp chớp vui mắt gợi lên trong ḷng người của bất kỳ tôn giáo nào ngày vui mừng&hy vọng cho toàn thể nhân loại? Cũng v́ lư do đó mà Ngày Giáng Sinh 25-12-76, không một cộng đoàn của Anh Em Trường Ki-tô "dám" tổ chức ngày vui trong khuôn viên cộng đoàn ḿnh, mà quy tụ cùng với giáo dân trong họ đạo liên hệ để cùng nhau vang vang bài ca Mừng Chúa Giáng Sinh, như "Đêm Đông...", "Đêm Nay Trần Gian...", Glo-ri-a... in excelsis Deo..."

Sau khi bị mang hỗn danh "mất dạy và vô lương", Anh Em cộng đoàn Mossard "chơi bạo" tổ chức Ngày Vui Mừng (có thể và thật sự là như vậy lần cuối cùng) tại khuôn viên Tu Viện. Trích trong Hồi Kư 1:

Giáng Sinh 1976
Lại một No-en nữa! Mấy mùa Giáng Sinh rồi?...”

Dư âm của bầu khí vui nhộn, thanh b́nh và ấm cúng của những mùa Giáng Sinh trước, ít ra của mùa Giáng Sinh năm ngoái, không c̣n sức quyến rũ mời mọc nữa. Thêm vào đó sự khủng hoảng tinh thần “bàn giao” trường dồn dập thêm vụ “mất dạy - vô lương” làm Huynh Đệ chán ngán. Ngay cả các em đệ tử không ai nhắc xa nhắc gần về ngày “B́nh An Dưới Thế Cho Người Chúa Thương”. Tuy nhiên, chiều 22/12/76, Sơ Nữ Tử Bác Ái bên cộng đoàn Trung Tâm Cô Nhi G̣ Vấp - đối diện với trường Mossard - vào gặp huynh trưởng Ánh tâm sự: “Chúng ta có làm ǵ để đánh dấu ngày lịch sử trọng đại của nhân loại không?” Thế là Huynh Đệ Lasan “cùng chung” với các Sơ Nữ Tử Bác Ái đem hết tâm t́nh qua giọng hát dù không điêu luyện, nhưng cũng đủ để khích lệ niềm tin yêu và vui sướng đón rước Con Thiên Chúa Giáng Sinh, qua những bài ca thân thuộc như “Đêm Đông”, “Cao Cung Lên”, v.v... trong thánh lễ chiều tối 24/12 tại nhà thờ họ đạo Thủ Đức. Bài “Đêm Nay Trần Gian...” đă để lại một dư âm tuyệt vời, lâu dài trong ḷng các tín hữu nói chung, trong tâm hồn mỗi Anh Em chúng tôi riêng.

Giáng Sinh 1977

Mặc dù biến cố em Tiến bị bắt giam và coi như biệt tích đă 2 tuần qua, cộng thêm vài biến cố có vẻ như để “cảnh cáo” đă xảy ra trước ngày vui mừng trọng đại, nhưng Anh Chị Em và Thân Hữu LaSan quyết tâm tụ họp để, một lần nữa, “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời”, và nhờ đó mà chia sẻ hân hoan đón nhận “B́nh An dưới thế cho người Chúa thương” tại nhà nguyện Đệ Tử Viện.
Ngót 200 người đă vang vang ca hát Đêm Đông... lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Đêm Thánh vô cùng, Trời hân hoan, đất tưng bừng vui ca, Cao Cung lên, v.v. Tôi vẫn c̣n nhớ măi hai (2) điều xảy ra trong Thánh Lễ hôm đó:
1. Lúc chúc B́nh An cho nhau, trong khi ban nhạc chơi bài Jingle Bells... tươi vui ngót 5 phút, anh chị em tay bắt mặt mừng, đôi mắt rạng rỡ cười tươi, miệng mĩm cười êm ái th́ thào : “chúc anh/chị/em B́nh An của Chúa Giáng Trần”, và ai ai cũng đi đi lại lại gặp nhau, bất kể già trẻ, trai gái, quen biết hay không quen biết = ôi! cảm động làm sao!
2. Sau Thánh Lễ, hai em nữ sinh người Tàu đến chúc mừng No-en cho tôi, và với giọng tuy xúc động nhưng rạng rỡ vinh hạnh nói với tôi: “Em xúc động và sung sướng quá Frère à! Frère biết không? Em thấy nhiều người vui tươi sung sướng tiến đến gần linh mục, rồi nhận miếng bánh ǵ nho nhỏ, rồi hân hoan nuốt lấy có vẽ rất hạnh phúc và hănh diện. Em không có đạo nên không biết là ǵ. Bỗng dưng, hết người đến nhận bánh rồi, vị linh mục nh́n qua nh́n lại, xong tiến đến hàng ghế đầu, và tuần tự phát cho người này đến người kia chiếc bánh đó. Ai cũng đứng dậy giơ hai tay trịnh trọng đón nhận. Đến trước mặt em, em vẫn ngồi, v́ không biết làm sao? Vị linh mục đưa cho em một chiếc bánh trắng, em lúng túng, nhưng trong phút chốc, tự nhiên em đứng bật dậy và giơ hai tay đón nhận chiếc bánh. Em run run, bỏ vào miệng, nuốt... Em cảm thấy hết run, nhưng vui thỏa thế nào đó... Bây giờ em c̣n cảm thấy niềm vui kỳ lạ = em không c̣n sợ, trái lại rất an tâm, sung sướng...” Tôi nắm lấy tay hai em, miệng lắp bắp : “B́nh An cho hai em. Chúa thương hai em nhiều...”
Sau Thánh Lễ, trên dưới 10 em học sinh vui sướng cùng bàn với cộng đoàn Huynh Đệ Lasan, thưởng thức món cháo gà... đại dương và vài miếng bánh nhỏ, để gọi là “ăn réveillon” chúc mừng Sinh Nhật thứ 1977 của Hài Nhi Giêsu.

***

2. Sống Cộng Đoàn

a. Ba (3) tháng đầu tiên, tháng 5 đến cuối tháng 8, 1975.

Trong buổi họp đầu tiên lúc 1giờ trưa ngày 30-4-1975 tại trường La San Đức Minh, Huynh giám tỉnh Hoàng Gia Quảng đă nêu lên nhiều vấn đề có thể xảy ra cho hội ḍng dưới chế độ cộng sản, trong đó "chế độ cộng sản không biết “tu sĩ” là ai? Họ chỉ biết “giáo sĩ” (linh mục) và “giáo dân” (tín hữu)... Đời sống cộng đoàn tu sĩ sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách và việc thuyên chuyển từ cộng đoàn này đến cộng đoàn khác sẽ có thể bị cấm đoán" và đă đề ra những phương cách ứng hợp nhu cầu tâm lư cho trường hợp cá nhân của mỗi Anh Em. Tuy "Tương Lai vẫn c̣n là một bí nhiệm" nhưng Anh Em ai nấy đều tỏ ra vui mừng và hy vọng khi nh́n quanh trong pḥng họp những gương mặt (trên dưới 50 Anh Em) Anh này Em nọ vẫn lộ ra sự chân t́nh và triều mến đượm t́nh nghĩa Anh Em La San.

Có thể v́ chiến tranh xâm chiếm toàn lănh thổ miền Nam Việt Nam "như thế chẻ tre", nghĩa là "bên thắng cuộc" cũng không thể ngờ rằng "quá nhanh chóng như vậy" nên không có sự chuẩn bị vừa tâm lư vừa nhân sự cán bộ cho việc điều khiển một phần lănh thổ của đất nước miền Nam bị cưỡng chiếm "vốn hùng mạnh và tự do dân chủ gấp ngàn lần" chế độ của miền Bắc cộng sản. Những "bài học tập cải tạo tư tưởng dân miền Nam" chỉ vài ngày sau khi "thắng cuộc" cho thấy sự vá víu thấp kém đó.

Đối với Anh Em La San, đời sống cộng đoàn gắn liền với sinh hoạt tông đồ giáo dục. Có thể cho rằng "c̣n hoạt động tông đồ giáo dục th́ c̣n đời sống cộng đoàn". V́ thế, trong lănh vực "giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên", khi chính quyền mới "đành" kêu gọi những cơ sở giáo dục và trường học công cũng như tư (thuộc các hội đoàn/tôn giáo cũng như không liên quan ǵ đến tôn giáo) và tất cả các thầy cô/tu sĩ nam nữ chuyên lo việc giáo dục phải mở trường học cho "Khóa Hè bổ túc", th́ nhờ đó mà các Anh Em Trường Ki-tô được "cùng chung và liên kết" trở về với ngôi nhà cộng đoàn trước 30-4-75 của ḿnh. Việc "sống với, sống cho và sống v́ học sinh" là "nghề của chàng" nên ai ai cũng vui mừng được trở lại với nếp sống hy vọng b́nh thường. Nếu "cuộc đổi đời" chỉ đơn giản như vậy th́ c̣n ǵ mà phải lưu tâm lo sợ?!

Một số cộng đoàn tuy đă sinh hoạt rất thành công những năm trước 30-4-75 nhưng v́ biến cố quá bất ngờ và kinh hoàng đă xảy ra, kéo theo điều không ai muốn là những thành viên đă phải "di tản chiến thuật" nên hoặc bị tịch thu hoặc phải đóng cửa để "tái phối trí bổ sung" những cộng đoàn c̣n lại. Những cộng đoàn "c̣n sinh khí hoạt động" hăm hở trở lại với nếp sống cũ với một tâm trạng "đổi mới". Thành viên trong các cộng đoàn hoạt động cho "Khóa Hè bổ túc" thay đổi khá nhiều. Nhưng điều đó không là vấn đề quan trọng.

Khóa hè bổ túc bắt đầu từ ngày 15/5 và kéo dài đến cuối tháng 8/75. Trong suốt khóa hè này, chưa có ǵ thay đổi lớn lao về đời sống tinh thần cộng đoàn của Anh Em trường Ki-tô, tuy đời sống vật chất th́ lẽ tất nhiên không thể như trước 75 được.

b. Từng bước ghép vào khuôn khổ "xă hội xă-hội-chủ-nghĩa".

Thật khó mà biện phân "điều tốt - điều xấu" cũng như những thay đổi xă hội trong "cuộc sống mới" đă ảnh hưởng như thế nào đến tâm linh t́nh cảm của mỗi cá thể để rồi lan rộng đến đời sống cộng đoàn. Phải chăng ba (3) tháng khóa hè bổ túc quá đủ để ai nấy cảm thấy Đảng cho ta sáng mắt sáng ḷng, hoặc đă được "giác ngộ" theo ngôn ngữ và ư nghĩa của những bài học tập chính trị?

Bước đầu tiên quan trọng và quyết định mọi sinh hoạt của mỗi người trong gia đ́nh/cộng đoàn cũng như trong xă hội đánh dấu rơ nét nhất việc "đổi đời" là chế độ hộ khẩu. Chính sách hộ khẩu giải thích tại sao "Đời sống cộng đoàn tu sĩ sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách và việc thuyên chuyển từ cộng đoàn này đến cộng đoàn khác sẽ có thể bị cấm đoán". V́ thế, sau Khóa Hè Bổ Túc, các thành viên trong Tỉnh Ḍng nói chung và trong mỗi cộng đoàn nói riêng suy giảm rơ rệt. Lư do: hoặc một số đă "cao bay xa chạy" bị lôi cuốn bởi phong trào "vượt biển", hoặc xin hồi tục; thêm vào đó, các Vị Đàn Anh ở Nhà Hưu Dưỡng Mai Thôn "rủ nhau" về Nhà Cha. Số c̣n lại không tránh khỏi những ưu tư lo lắng cho tương lai đời ḿnh, mặc dù rất muốn bám chặt với lư tưởng La San mà mỗi người đă từng ôm ấp nuôi dưỡng trong 10, 20, 30, 40... năm qua.

Bước thứ hai là huyết mạch kinh tế của mọi gia đ́nh và xă hội: vấn đề đổi tiền ngày 22 tháng 9, 1975. Theo quy định, mỗi hộ khẩu (gia đ́nh) được đổi tiền "cũ" (tiền VNCH) thành tiền "mới" theo tỉ lệ 500 đồng VNCH bằng 1 đồng tiền mới, và tối đa được đổi 100,000 đồng VNCH - phần thặng dư sẽ gởi tại Ngân Hàng Nhà Nước. Nếu mỗi cộng đoàn được xem như là một hộ khẩu (bất kể con số thành viên trong cộng đoàn là bao nhiêu người...) th́ sau vụ đổi tiền, trên nguyên tắc, mỗi cộng đoàn chỉ c̣n nắm trong tay 200 đồng tiền mới để chi dùng cho mọi mặt của đời sống: cơm nước, lửa củi, điện nước, v.v... Sự việc này ảnh hưởng không ít đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của mỗi cộng đoàn nói chung, và của mỗi thành viên trong cộng đoàn nói riêng.

V́ thế, sau Khóa Hè Bổ Túc, đă xảy ra nhiều thay đổi:
* Vài cộng đoàn không c̣n "cùng chung và liên kết" trong việc dạy học nữa:
- có cộng đoàn bao gồm những Anh Em vẫn tiếp tục sứ mạng giáo dục cho niên học 1975-1976 và những Anh Em không thể hoặc không thích hợp hoặc không muốn tiếp tục dạy học mà cố t́m một việc làm khả dĩ "Anh Em giúp nhau và nâng đỡ nhau để sống c̣n trong cộng đoàn."
- có cộng đoàn hoàn toàn "giả từ bút mực và phấn trắng bảng đen", và mỗi thành viên t́m một công việc thích hợp hay không với khả năng để kiếm sống.
* Tuy nhiên phần đông các cộng đoàn đă hoàn tất Khoá Hè Bổ Túc tại các trường "cũ" vẫn hăng hái tiếp tục sứ mạng giáo dục trong niên khóa 1975-1976 và ai nấy nổ lực "b́nh thường hóa" đời sống cộng đoàn thích ứng với hoàn cảnh chính trị xă hội đương thời.

Bước thứ ba, thách thức lớn cho các hội/ḍng tu chỉ chuyên lo việc giáo dục tuổi trẻ: xă-hội-hóa các trường học và cơ sở giáo dục vốn thuộc quyền sở hữu của các hội/ḍng tu trong nhiều thập niên qua. Việc xă-hội-hóa các cơ sở giáo dục của các hội/ḍng tu liên quan đến cơ cấu và đời sống của các cộng đoàn liên hệ. Nhà ở dành cho các tu sĩ bị gom lại trong một khu nhỏ của cơ sở gọi là "khu vực tu viện".

V́ bất kỳ lư do nào (ví dụ: không c̣n Anh Em La San hiện diện nữa v́ việc thuyên chuyển tu sĩ từ địa phương này địa phương khác vốn bị ngăn cấm theo chế độ hộ khẩu, v.v...), vài cộng đoàn dần dần biến mất. Đó là trường hợp các cộng đoàn
- Miền Tây: Sóc Trăng, Mỹ Tho và Cần Thơ.
- Miền Đông: Cộng đoàn Vũng Tàu
- Miền Trung: Cộng đoàn La Farrault (Nhatrang)

Những cộng đoàn thu gọn chỉ có một thành viên, bị dồn vào một pḥng hoặc một "cḥi" như trường hợp
- cộng đoàn Adran. Huynh Michel Hải "tử thủ" ngôi trường Adran tại pḥng của linh mục tuyên uư
- cộng đoàn B́nh Linh. Huynh Rodriguez Đào "tử thủ" ngôi trường B́nh Linh Huế tại "nhà cḥi chứa dụng cụ làm vườn"

Bước thứ tư: "Linh mục hăy về giáo xứ, tu sĩ hăy về tu viện; giao trả trường học cho xă hội xă-hội-chủ-nghĩa"

Những cộng đoàn từng hăng say "sống với, sống cho, sống v́ tuổi trẻ" ngay từ lúc khởi đầu cuộc đổi đời những tưởng và hằng mong ước rằng cuộc sống cộng đoàn cứ "b́nh b́nh" như lúc khởi đầu th́ đâu có ǵ phải ưu tư lo lắng cho lư tưởng phục vụ giáo dục giới trẻ trong một cộng đoàn tu sĩ "b́nh thường"? Nhưng đến tháng 7 năm 1976, ban hiệu trưởng hé cho biết là sắc lệnh về thành phần ban giáo viên tại các trường học xă-hội-chủ-nghĩa có đoạn: "Linh mục hăy về giáo xứ, tu sĩ hăy về tu viện; giao trả trường học cho xă hội xă-hội-chủ-nghĩa". Tưởng không c̣n ǵ rơ nghĩa hơn!

***

3. Sứ Mạng Giáo Dục

A. Khóa Hè Bổ Túc

Giám Đốc Sở Giáo Dục thành phố HCM - Saigon, kết luận và chỉ thị cuối ngày học tập chính trị đầu tiên gom tụ các đại diện tất cả các trường học và cơ sở giáo dục - công cũng như tư, vùng Saigon-Gia Định ngày 7 tháng 5 năm 1975: "Các trường công [thuộc chính quyền Saigon trước ngày 30 tháng 4 năm 1975] cũng như tư [thuộc quyền của giáo hội công giáo, ḍng tu, tư nhân] được chính quyền lâm thời Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam yêu cầu mở trường/lớp học cho các cháu hoàn tất khóa học 1974-1975 bị ngăn đoạn v́ cuộc chiến giải phóng miền Nam... Tất cả mọi sự: trường sở, ban điều hành, giáo viên và ban văn pḥng... đều phải sinh hoạt b́nh thường cho đến khi có lệnh mới do Sở Giáo Dục và Pḥng Giáo Dục chỉ đạo."

Không nghe đề cập đến vấn đề lương bổng cho giáo viên và nhân viên văn pḥng, cũng như bảo tŕ vệ sinh trường học. Lẽ tất nhiên "các cháu" cắp sách tập đến trường đều là "hoàn toàn miễn phí". Trong thực tế, thật là "ăn cơm nhà đi vác ngà voi..."

Khóa Hè Bổ Túc bắt đầu ngày 15 tháng 5...

"Lệnh mới" không phải chờ đợi lâu: "Ban Giám Đốc/Hiệu Trưởng tạm thời gọi là Ban Điều Hành do nhân viên của Pḥng Giáo Dục gởi đến làm trưởng Ban Điều Hành." Các Anh Em, nguyên là Huynh trưởng cộng đoàn kiêm nhiệm hiệu trưởng các trường liên hệ, bàn giao nhiệm vụ điều hành trường sở cho các nhân viên mới "có chức" do Sở/Pḥng giáo dục gởi đến, và tập tểnh cùng với Anh Em đồng môn và thân hữu "tiến nhanh tiến mạnh lên xă hội xă-hội-chủ-nghĩa trong ngành giáo dục và đào tạo tuổi trẻ xứng hợp với thời đại mới, thời đại văn minh xă-hội-chủ-nghĩa"...

Vốn không lưu tâm đến việc "có chức" hay không "có chức" mà hoàn toàn để hết tâm trí vào việc giáo dục tuổi trẻ, Anh Em Trường Ki-tô vui sướng ngày ngày ở với học sinh, giảng dạy trong các lớp, sinh hoạt với các em học sinh ngoài giờ học như thể thao, giải trí... tại các ngôi trường "của ḿnh" quá quen thuộc ṛng ră trong nhiều thập niên qua.

Những Anh Em khác, dù không trực tiếp với học đường v́ nhiều lư do riêng tư th́ cũng không quên lư tưởng La San là "sống với, sống cho, sống v́ tuổi trẻ", nên có Anh th́ tham gia sinh hoạt giảng dạy các lớp giáo lư trong họ đạo, hoặc sinh hoạt tuổi trẻ trong khuôn viên giáo xứ; có Anh th́ dạy kèm toán lư hóa, hoặc Anh ngữ Pháp ngữ tại tư gia, v.v...

... và kết thúc vào ngày 21 tháng 8.

B. Năm Học 1975-1976.

Năm học mới, năm học đầu tiên theo lề lối giáo dục trên đà tiến nhanh tiến mạnh lên xă hội xă-hội-chủ-nghĩa. Toàn bộ sách giáo khoa các cấp đều đổi mới. Chương tŕnh học tập mới. "Tư duy lô-gích" mới. Khá nhiều "từ ngữ" mới, mới nghe qua thật chướng tai... nhưng dần dần cũng đành phải làm quen theo đà tiến đến "nền văn minh của Đỉnh Cao Trí Tuệ của loài người." Các cán bộ miền Bắc đă chẳng đắc thắng rêu rao "Hà Nội là cái nôi của loài người" đó sao?

Thật vậy, theo lệnh của Sở giáo dục, tiêu chuẩn xếp lớp cho các cháu từ miền Bắc vào học tại miền Nam "vừa được giải phóng" là (n+2) - nghĩa là một cháu miền Bắc khi vào Nam phải được cho lên hai (2) lớp. Ví dụ cháu đang học lớp 6 tại miền Bắc th́ khi vào Nam, cháu phải được xếp học lớp 8 (*). Tiêu chuẩn này cũng dễ hiểu v́ một chính ủy đại đội đă từng khoe rằng: "Muốn được đi bộ đội, anh bộ đội phải có bằng... tú tài", và  - vẫn theo lời anh ta rêu rao - chính bản thân anh chính ủy phải có tŕnh độ học vấn tương đương với bằng cấp "phó tiến sĩ (?) (**)"

Chính v́ thế, tất cả các giáo viên miền Nam, các cấp, bị buộc phải học tập đúng một tuần lễ, học tập cải tạo tư tưởng được các đồng chí chính ủy giảng dạy để thấm nhuần tư tưởng cách mạng, tẩy nảo đầu óc mỹ-ngụy ngu muội và chậm tiến "thiếu văn hóa", học hỏi và trang bị một lối tư duy mới trên căn bản Mát-xít Lê-ni-nít, phù hợp với lập trường chính sách của Bác và Đảng trong lănh vực giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên, hầu đả thông tư tưởng để bước vào nếp sống "văn hóa mới".

Anh Em Trường Ki-tô vận dụng hết tâm trí và khả năng chuyên nghiệp vào sứ mạng tông đồ giáo dục. Lẽ tất nhiên không được bắt đầu giờ học bằng "dấu thành giá", hoặc một phút thinh lặng "Chúng ta cùng nhau nhớ đến Chúa..."

(*) Trích dẫn Hồi Kư tập 1 trang 125:

Một cán bộ công nhân xưởng sắt dẫn hai anh em trai đến và khai báo rằng cháu lớn đang học lớp 7, và cháu nhỏ đang học lớp 6 tại miền Bắc. Tôi hỏi:
- Hai em có giấy chứng nhận, hoặc học bạ ǵ không?
- Không có ǵ cả!
- Vậy th́ làm sao biết các em có đi học hay không? Học lớp nào? Học lực như thế nào?
Anh cán bộ thành khẩn khai báo:
- Xin nói thật với thầy, trong suốt mấy năm nay, tôi đi làm công tác cả ngày, đâu có biết ǵ về việc học của hai cháu đâu! Sau khi giải phóng miền Nam thành công, tôi được thuyên chuyển vào Nam làm cho công ty luyện sắt ở Thủ Đức. Tôi mới vào Nam được hơn tuần nay, đem theo cả gia đ́nh. Nghe đâu các trường sắp mở lại, nên tôi đem hai cháu đến xin ghi danh học cho xong năm 74-75.
Tôi nh́n thấy anh cán bộ này ăn mặc kiểu nhân công chất phát, hơi... ngô ngố, và tôi có cảm tưởng anh công nhân này thành thật, khác hẳn với phong cách của ông chính ủy đại đội tôi gặp lần đầu tiên tại La San Đức Minh sáng ngày 1 tháng 5, trước khi ông ta được “sáng mắt sáng ḷng”. Tôi nói:
- Sau biến cố 75, trường học nào cũng như trường học nào. Vậy anh đến trường nào gần nhà nhất ghi tên cho hai cháu là tốt nhất, vừa tiện lợi cho việc đưa đón, vừa...
- Nhưng, anh công nhân cắt ngang, tôi nghe bà con lối xóm khuyên và thúc đẩy tôi đến t́m trường “Mốt...ǵ ǵ đó”, v́ ở trường này, học sinh được giáo dục và dạy dỗ rất tốt, trường này danh tiếng từ lâu đời rồi, do các thầy ḍng La... ǵ ǵ San điều khiển.

Thiệt là “rượu ngon không cần quảng cáo!” Nhưng những biến cố dồn dập với những h́nh ảnh đau thương và không lạc quan chút nào trong hơn hai tháng qua làm tôi chạnh ḷng, đăm chiêu. “Hết rồi!” tôi th́ thầm trong ḷng. Anh công nhân ngạc nhiên thấy tôi như đực người ra, không nói tiếng nào.
- Tôi có nói điều ǵ sai không, thầy?
- À, không, không! Tôi chỉ nghĩ không ra làm sao tôi có thể nhận hai em vào học, theo tiêu chuẩn n+2 được?
Đến phiên anh nhân công đực người ra. Tôi nghe anh ta lẩm bẩm “n+2... n+2 là ǵ?”
- Thôi được, tôi nói tiếp. Để tôi thử nghiệm hai em xem tŕnh độ học vấn đến đâu, rồi xếp lớp cho hai em.
- Thầy cho hai cháu học lớp nào cũng được. Tôi hoàn toàn tin tưởng trường của các thầy La... San mà! Xin phép thầy nhận cho hai cháu học là tôi măn nguyện rồi! Tôi xin phép đi làm việc, nếu có ǵ xin thầy bảo hai cháu kêu tôi đến xin gặp thầy lại.
- Vậy th́ sáng mai, hai em đến đây gặp tôi, làm bài trắc nghiệm: viết văn và toán.

Sáng hôm sau, hai em đem theo cặp giấy bút đến để tôi trắc nghiệm.
* Việt văn:
- điều ǵ em thích nhất, vui sướng nhất, khi c̣n sống ở miền Bắc?
- kể lại chuyến đi vào Nam; viết ra điều ǵ em thích nhất, vui sướng nhất, khi ở miền Nam?
- sau hơn 10 ngày sống ở miền Nam, em có muốn trở về miền Bắc không? Tại sao?
* Toán: giải vài bài toán lớp 6/7 thích hợp cho mỗi em.

Chưa được 15 phút, cả hai em đem bài đến nộp, miệng toe toét cười thích thú. Tôi liếc nh́n hai bài văn: hầu như sao y bản chính.
a. bác Hồ cho mỗi nhà một bóng đèn điện tṛn;
b. trên đường vào Nam, có “bác cùng chúng cháu hành quân”; vào Nam thấy nhà nào cũng có nhiều bóng điện dài, trắng, sáng lắm!
c. cháu không muốn về lại miền Bắc, v́ ở miền Nam được ăn 2,3 bát cơm trắng, có đèn điện sáng, có truyền h́nh.
Về môn toán, mỗi em làm đúng hơn 2/3 bài trắc nghiệm. Như vậy quyết định của tôi không nhận n+2 là hợp lư.

Đứng nói chuyện với nhau một lúc, tôi đùa: “ở miền Bắc sướng vậy, tại sao hai em không chịu hồi hương?” Cả hai tranh nhau đáp: “ở đây sướng hơn, nhà cửa rộng hơn, chạy chơi vui hơn. C̣n được ăn cơm trắng nhiều hơn nữa!”

Tôi báo cho văn pḥng biết cứ nhận hồ sơ các em từ miền Bắc vào, nhưng không theo tiêu chuẩn (n+2), mà chỉ nhận học tiếp lớp đang học; không chịu th́... thôi, mời đi trường khác!

(**) Trích dẫn Hồi kư tập 1 trang 84:

Một ông bộ đội nón cối đi ngang, tay mang một băng đỏ-vàng, mà tôi nhận thấy các bộ đội nón cối khác không có. Ông “tự nhiên” bước vào pḥng và cũng “rất tự nhiên” ngồi xuống bên chúng tôi.
- đây là trường học phải không?
- phải, tôi trả lời
- trường học ǵ mà lớn quá vậy? đại học à?
- không, chỉ là trường trung học. Trường nhỏ lắm so với rất nhiều trường khác.

Anh ta trố mắt nh́n soi mói hai Anh Em chúng tôi, nói: “Ồ! ở ngoài không có trường trung học lớn như...” H́nh như anh ta biết ḿnh hố lỡ lời, nên im bặt. Tôi hỏi:
- Xin lỗi, anh là ǵ của các “chú bộ đội” đang tập ắc ê dưới kia?
- À, để tôi tự giới thiệu. Tôi là chính ủy đại đội...

Mặc dù chẳng biết “chính ủy đại đội” là ǵ, nhưng nghe nói đến “đại đội” là hiểu ... đánh giặc rồi. Hơi gờm! Tôi nghĩ đến việc “tấn công” ông bộ đội này về vấn đề giáo dục, về học đường ở miền Bắc th́... chắc ăn hơn: “Vậy chứ hệ thống giáo dục, học đường ở ngoài ra sao?” Như được dịp che lấp sự hớ của ḿnh, anh ta nói liên hồi: “Bác và đảng rất chăm lo việc giáo dục cho các cháu và người lớn. Bác dạy : ‘các cháu phải học, học nữa, học măi’. Bác mở trường học cùng khắp từ tỉnh thành đến thôn ấp, đâu đâu cũng có trường học...”

Huynh Hồng nh́n tôi mỉm cười ư nhị. Tôi cắt lời anh ta:
-Như vậy th́ toàn dân biết đọc biết viết hết à? Đâu c̣n nạn mù chữ nữa phải không?
- Chứ sao! Tất cả mọi người phải biết đọc biết viết. Bác dạy “mọi người và mỗi người PHẢI đi học”
- Chà, như vậy th́ dân trí của “nhân dân ta” cao lắm há!
- Chứ sao! Muốn đi bộ đội phải có tú tài đôi trở lên!
- Bộ đội mà phải có tú tài đôi trở lên, th́ chắc anh cũng phải là...
- Phó tiến sĩ!

Lần đầu tiên tôi nghe 3 chữ “Phó tiến sĩ” - Bằng cấp ǵ mà lạ vậy? Huynh Hồng muốn cười mà không dám, chỉ chớp chớp đôi mắt rồi chu chu cái miệng. Tôi th́ làm bộ tỉnh bơ nhưng thật ra trong ḷng đă nổi lên một trận cười ha há hô hố, pha lẫn ít nhiều hương vị chua cay buồn tủi cho quê hương. Tôi nhớ lại câu chuyện “...U... Ét” tại Đà Nẵng mà Huynh Phong đă kể. Ḷng càng thêm đau.

Đôi bên “đối thoại” giữ im lặng. Một sự im lặng ngột ngạt. Mỗi bên theo đuổi tâm tư suy nghĩ của ḿnh - nếu bên kia biết suy nghĩ! Tôi thở ra một hơi dài, thuận tay lấy hộp chocolate tôi mua chiều qua tại chợ Bến Thành. Đưa cho Huynh Hồng một miếng. Mời anh ta một miếng, nhưng anh ta không lấy. Tôi buột miệng nói: “Xúc-cô-la của Mỹ đó, ngon ngọt lắm!” Nhưng anh ta vẫn lắc đầu. “Chắc sợ bị Mỹ-Ngụy đầu độc!” tôi nghĩ vậy. Tôi bốc một miếng bỏ vào miệng ngậm cho bớt mùi vị đắng cay trong trí. Em Dương Hoàng đi ngang qua, tôi gọi lại: “Hoàng! Em đem hộp chocolate này chia cho các em!” Hoàng vào lấy hộp chocolate, miệng mỉm cười nói : “Cám ơn Frère!” Em Hoàng vừa dớm chân bước ra th́ "tên... phó tiến sĩ" lên tiếng : “Đưa cho tôi một ít!”. Tôi trố mắt nh́n anh ta, cười nói: “Của Mỹ-Ngụy đó!” Anh ta đáp ngay: “Nhưng ngon!” Cả đám phá lên cười vui vẻ. Anh ta quơ tay bốc một nắm đầy chocolate.

Tôi cảm nhận được mùi vị ngọt ngào “nhưng ngon” của miếng chocolate đang tan dần trong miệng.

***

Năm học mới bắt đầu chưa được một tháng th́ Anh Em Trường Ki-tô rỉ tai cho nhau: "tiến nhanh tiến mạnh lên xă hội xă-hội-chủ-nghĩa... tiến quá nhanh tiến quá mạnh: các trường và cơ sở của chúng ta sắp sẽ phải tiến theo!"

Quả thật, mỗi cộng đoàn tại trường sở "của La San" đă được Huynh giám tỉnh thông báo khẩn: "Làm ngay bản vẽ chia khu cơ sở của chúng ta thành hai khu rơ rệt:
1. Khu thuộc về trường học,
2. Khu thuộc về tu viện.
"

Đầu tháng 11, 1975, tất cả các khuôn viên trường học của hệ thống giáo dục La San - cũng như của các hội/ḍng tu, tại Việt Nam, đều được phân ranh - mặc dù lằn ranh c̣n mù mờ vô h́nh, chia thành hai phần:
- phần thuộc về nhà trường: các lớp học, pḥng ốc dùng cho sinh hoạt học đường, sân chơi, v.v... đều thuộc về xă hội xă-hội-chủ-nghĩa, nghĩa là của nhân dân;
- phần thuộc về tu viện: pḥng ngủ của các thành viên tu sĩ, pḥng ốc dùng cho sinh hoạt tu tŕ, v.v... th́ thuộc quyền sở hữu của tu viện.

Tất cả học sinh hiện đang theo học tại các trường La San từ B́nh Linh Huế vào tận Sóc Trăng - ngoại trừ Taberd Saigon và Mossard Thủ Đức, đều  tiếp tuc học tại ngôi trường cũ vừa "sang tên đổi chủ".

- Học sinh trường Taberd th́ "chia năm sẻ bảy" về các trường lân cận. Toàn bộ ngôi trường Taberd được trưng dụng làm "Trường Sư Phạm cấp 1&2" đào tạo giáo chức và giáo viên cho thế hệ tương lai, đúng hơn - phù hợp hơn - cho đường lối triết lư Mát-xít Lê-nin-nít.
- Học sinh trường Mossard th́ "chia hai": các em học sinh cấp 1 về trường Á Thánh Gẩm trong khuôn viên nhà thờ Thủ Đức, nay đổi tên thành "Trường Phổ Thông cấp 1 Thủ Đức"; các em học sinh cấp 2&3 th́ về trường Đức Minh trên đường Nguyễn Du, nguyên thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Từ Đức, nay đổi tên thành "Trường Phổ Thông cấp 2&3 Thủ Đức" (*). Toàn bộ ngôi trường Mossard, kể cả tất cả các pḥng ngủ dành cho học sinh nội trú thời "Mỹ-Ngụy", được trưng dụng làm "Trường Bổ Túc Văn Hóa Công Nông" dành cho các đảng viên bộ đội "v́ đă hy sinh dấn thân phục vụ chiến dịch đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào nên không/chưa được dịp học dù cho đánh vần ABC..."(**) Trường Bổ Túc Văn Hóa này hoàn toàn nội trú - theo như khuôn mẫu của trường La San Mossard "thời trước".

(*) Một chi tiết vui vui: học sinh phải mang trên ngực áo huy hiệu bảng tên trường ḿnh đang theo học. Ví dụ "Trường Phổ Thông Cấp 2&3 Thủ Đức".
Trích trong Hồi Kư 1:  
"Tuy Sở Giáo Dục không buộc học sinh phải mang đồng phục khi đi học, nhưng học sinh nam nữ phải mang bảng tên trường trên túi áo. Hiệu trưởng La Thế Dũng nhận thấy học sinh không có bảng tên “Trường Phổ Thông Cấp 2&3 Thủ Đức” trên túi áo, thay vào đó đa số học sinh mang huy hiệu LASAN. Trong buổi họp ban giáo viên toàn trường, hiệu trưởng yêu cầu “tất cả các thầy cô, cách riêng thầy cô chủ nhiệm lớp và thầy giáo vụ mỗi cấpï, có trách nhiệm làm thế nào để học sinh yêu mến trường xă hội chủ nghĩa HƠN hoặc ít nhất NHƯ yêu mến trường LASAN”.Trước 75, mỗi trường Lasan đều có huy hiệu LASAN với tên trường đặt làm từ Rôma, rất đẹp. Riêng cho tỉnh ḍng th́ chỉ có chữ LASAN. [Trước khi bàn giao trường Lasan Mossard, tôi đề nghị Huynh Đệ phân phát cho mỗi em học sinh huy hiệu LASAN để làm kỷ niệm.]"
(**) Lời rêu rao đắc thắng của anh chính ủy bộ đội "phó tiến sĩ" ngày 1 tháng 5 năm 1975 tại trường La San Đức Minh : "muốn đi bộ đội phải có bằng tú tài..." giải thích rơ nghĩa câu nói của tổng thống "Ngụy": "Đừng Nghe Những Ǵ Cộng Sản Nói..."

***

Anh Em Trường Ki-tô tại các cộng đoàn liên hệ vẫn ngày ngày tiếp tục đến trường cũ "của ḿnh" hoặc đến trường mới "của người ta" để dạy học, nhưng tan giờ học th́ rút về khu vực thu hẹp gọi là khu vực tu viện để tiếp tục "tu". Xem ra việc tông đồ giáo dục theo lư tưởng La San vẫn c̣n tồn tại, mặc dù, kể từ ngày đó, Anh Em Trường Ki-tô không được mang áo ḍng nói lên chân tính La San của ḿnh. Thôi th́ "áo cà sa không làm nên thầy chùa"! Nếu chỉ b́nh b́nh "sáng xách ô đi chiều xách ô về" th́ ... cũng tốt lắm rồi! Thế nhưng, "cây muốn yên mà gió chẳng lặng" đă xảy ra cho các cộng đoàn Vùng Nha Trang và Miền Tây.

[Trích trong Hồi Kư 1]

Các Trường La San tại Miền Tây

1. Trường La San Khánh Hưng (Sóc Trăng).
Các Huynh Đệ cộng đoàn La San Sóc Trăng không ai “di tản” mặc dù học sinh và phụ huynh khuyến dụ. Huynh trưởng Quang, các Huynh Béranger Tám, Regilnald Tú và Joseph Hùng "hồ hởi phấn khởi” tiếp tục phục vụ giáo dục giới trẻ hết khoá hè bổ túc đến niên khoá 75-76. Trong mùa hè 1976, Huynh trưởng Quang và các Huynh Đệ tổ chức sinh hoạt hè và thu hút rất nhiều học sinh tham dự. Cuối tuần, có chương tŕnh chiếu phim - phần nhiều là một đoạn phim hoạt hoạ của Walt Disney, một đoạn phim câm của Charlot và một phim tài liệu của “Nhà Văn Hoá”. Thông thường, Huynh trưởng đăng kư các đoạn phim sẽ chiếu và được nhà văn hoá phê duyệt. Giữa các “cán bộ giáo dục của nhà nước” đă có tiếng x́ xầm rằng th́ là các Huynh Đệ La San “ảnh hưởng quá mạnh” trên giới thanh thiếu niên; giữa một số giáo viên với “đồng lương... chết đói” th́ rỉ tai nhau rằng th́ là Huynh Đệ La San “cướp cơm chim” của họ, v́ học sinh nằng nặc đ̣i ghi tên tham dự lớp hè hơn là ghi tên học “bổ túc” với họ... Các Huynh Đệ La San biết rơ điều đó, nên rất cẩn thận giao tế “đúng thủ tục... đầu tiên” với các cấp. Năm học 75-76 và lớp hè 76 trôi qua, thành công mỹ măn. Mọi người đều vui thích và mong ước năm 76-77 “sẽ tốt đẹp hơn”.
Nhân kỷ niệm ngày trường La San Sóc Trăng được chính thức thành lập, 25/2/1913, cũng là ngày đặc biệt cầu nguyện cho ơn gọi trong giáo hội, cách riêng cho ḍng, các Huynh Đệ La San chỉ muốn âm thầm tổ chức “nội bộ” bằng cách mời một số thanh thiếu nên công giáo có chiều hướng “t́m hiểu đời tu” đến hiệp ư dâng thánh lễ, dùng cơm tối, và kết thúc bằng chiếu phim hoạt hoạ vui cười thoải mái. Không biết v́ vô t́nh hay cố ư - hoặc nghĩ rằng đây chỉ là một tổ chức “nội bộ”, thuần túy tôn giáo đúng hợp với “tự do tín ngưỡng” - mà Huynh trưởng không đăng kư theo "thủ tục đầu tiên". Sáng sớm hôm sau, một tốp công an trang bị đầy đủ súng ống đến “thăm”, tách riêng mỗi Huynh Đệ một nơi và tiến hành thẩm tra theo luật định “tự do tín ngưỡng VÀ tự do không tín ngưỡng”.

Chuyện ǵ phải đến, đă đến. Các Huynh Đệ bị đuổi ra khỏi trường, cơ sở bị tịch thu.

“Tội ác” chưa đủ nặng để bắt giữ trong tù? Nhưng đuổi ra khỏi trường th́ Huynh Đệ ở đâu? Duy chỉ một ḿnh Huynh Joseph Hùng là không bị tài chế, và được tiếp tục ở trong căn pḥng cũ. Tại sao? [Năm 1986, tôi đến thăm anh Joseph Hùng đang điều trị ung thư bao tử tại bệnh viện Philadelphia. Anh Hùng kể lại sự việc, rồi thêm :”... đó là chuyện đau khổ nhất của đời em. Người ta cho em là antenne, chỉ điểm, v.v... Tại sao? Tại sao tụi nó lại để em ở lại trong trường, và chỉ một ḿnh em? Tụi nó độc hại thiệt!...”.]
Có 3 gia đ́nh học sinh gồng ḿnh, bất chấp nguy hiểm, đón mời Huynh trưởng Quang, Huynh Béranger Tám và Huynh Réginald Tú về tạm trú trong nhà ḿnh. Sau một thời gian, Huynh Joseph Hùng trốn thoát được ra nước ngoài; Huynh trưởng Quang trốn về lại Saigon; các em học sinh lớp 12 môn triết đến “mật báo” cho Huynh Béranger biết là sẽ bị bắt vào tù [Huynh Béranger là giáo sư triết cấp III và lưu trữ nhiều sách “văn hoá đồi trụy” về triết trong pḥng, nên công an cho rằng Huynh Béranger là người “đầu độc tư tưởng phản cách mạng”.], nên vội vàng thu xếp t́m cách ra đi, và được học sinh âm thầm đưa đi trốn về Kontum; Huynh Réginald Tú [Huynh Tú không muốn là gánh nặng cho gia đ́nh cho anh tạm trú, t́m kế sinh nhai bằng cách kiểu “buôn thúng bán bưng”: khi th́ bán vài bó rau muống, khi th́ dăm ba kí khoai lang. Lắm lúc anh Tú bỏ chạy khi gặp các em cựu học sinh đến xin mua hàng ủng hộ...!] là người cuối cùng trốn về lại với gia đ́nh ở Nha Trang.

Thế là cộng đoàn và trường La San Sóc Trăng tan ră, đúng vào ngày mừng kỷ niệm thành lập trường!

2. Trường La San Cần Thơ.
Hai Huynh Alexandre Ánh, trưởng cộng đoàn kiêm hiệu trưởng trường Kỹ Thuật và Huynh Maxime Trân quyết tâm cùng với thầy cô sở tại tiếp tục lư tưởng giáo dục La San. Trời xế chiều, Huynh Alexandre Ánh rảo quanh ngôi trường dạo mát, đăm chiêu nh́n từng pḥng ốc lớp học, từng xưởng mộc xưởng máy điện, ḷng cảm thấy bồn chồn lo âu... “Bề trên!” Huynh Ánh giật nẩy người nh́n quanh, hướng về phía phát ra tiếng nói th́ thào. Sát hàng rào, có tiếng động đậy, một bóng người giơ tay vẫy. Huynh tiến đến gần. Một em học sinh lớp 10 gương mặt hốc hác, lắp bắp nói: “Bề trên!... gấp lắm!... Tối nay... công an... đến bắt bề trên đó... bề trên chạy theo con ngay...” Không một chút do dự, Huynh Ánh theo em học sinh chui ra hàng rào, có chiếc Honda đón sẵn. Em học sinh chở Huynh Ánh qua bên kia phà Cần Thơ rồi phóng đại về hướng Saigon.
Trời bắt đầu tối.
Ngồi sau xe Honda, Huynh Ánh tự hỏi: “Ai chỉ điểm cho công an biết ḿnh là giáo sư trường Vơ Bị Quốc Gia thời tổng thống Ngô Đ́nh Diệm?” Câu hỏi sẽ không bao giờ có được câu giải đáp. Vấn đề là cứu mạng ḿnh trước rồi hẳn tính! Huynh Ánh len lỏi, nhảy xe đ̣ này đến xe đ̣ khác, cuối cùng cũng trốn về được G̣ Dê, quê hương ḿnh [Sau vài tháng cầu may, Huynh Ánh vượt biển thành công đến Manilla, Phi Luật Tân, giúp đỡ người đồng hương cùng cảnh ngộ tại Jose Fabella Center, sau đó vài tháng th́ các Đồng Môn người Pháp bảo lănh đem về Paris.]
Huynh Maxime thật sự gặp rắc rối tối hôm đó: “Ông Ánh đi đâu rồi?” công an tra hỏi. Làm sao mà Huynh Maxime biết được? Huynh Maxime đă luống tuổi, gồng ḿnh thêm được vài tháng, rồi cuối cùng xin “trao đổi” về hoà nhập với cộng đoàn Hưu Dưỡng tại Mai Thôn.
Thế là cơ sở duy nhất c̣n lại của ḍng La San tại miền Tây Việt Nam tan ră...

3. Trường La San Mỹ Tho.
Tuần cuối tháng 4 năm 1975, các Huynh Đệ La San tản mác về Saigon hoặc theo gia đ́nh ra đi, chỉ c̣n một ḿnh Huynh Montfort Lê Đ́nh Miên quyết “sống-chết” với ngôi trường mà Huynh đă phục vụ trên 6 năm nay. Lẽ tất nhiên chính quyền trưng dụng ngay ngôi trường, không một biên bản bàn giao hay “dâng hiến”. Huynh Miên “cầm cự” chiếm cứ một pḥng thuộc khu vực tu viện cho hết khoá hè bổ túc rồi hồi tục, và được “trao đổi” một căn nhà tương đối rộng hơn pḥng cũ - một túp lều tranh vừa đủ cho 2 quả tim vàng là quí rồi!
Thế là bóng dáng áo đen cổ trắng biệt tăm giang hồ... Mỹ Tho.

Các cơ sở và trường La San vùng Nha Trang

V́ đường xá xa xôi và phương tiện đi lại không được dễ dàng để một Huynh giám tỉnh chu toàn nhiệm vụ của một “huynh giám tỉnh”, nên Huynh Lucien Quảng trao quyền cho huynh trưởng Gaston Tống Văn Thọ làm bề trên vùng Nha Trang, Khánh Hoà. Đầu tháng 4/1975, tất cả các Huynh Đệ cùng một số cộng sự viên đă t́m cách vào Vũng Tàu, Saigon, hoặc Phú Quốc để lánh nạn. Trong biến cố hỗn loạn của ngày 30/4, một số đă vượt biển, một số đă về với gia đ́nh và hồi tục, một số khác nhập vào các cộng đoàn vùng Saigon - Gia Định, chỉ c̣n một số rất ít trở về lại với cộng đoàn vùng Nha Trang - Khánh Hoà.

1. Đồi La San Nha Trang
Trên nguyên tắc, các cơ sở thuộc nhà huấn luyện tại Đồi La San (Chuẩn Viện, Tập Viện, Nhà Hưu Dưỡng) không thể coi là trường học, nên ty giáo dục cũng phải đợi “sự chỉ đạo mới từ trung ương”. Cả khuôn viên rộng lớn và như là “góc thiên đàng” của Đồi La San mà chỉ có 3 Huynh Đệ sinh sống và bảo quản, kể ra cũng... hoang phí, dù cho một trong 3 Huynh Đệ “thuộc gia đ́nh tử sĩ đáng được hưởng tất cả những quyền lợi cách mạng đă ban bố”. Có hưởng quyền lợi, th́ cũng có bổn phận đóng góp cho cách mạng, huynh trưởng suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, Đồi Lasan là sở hữu của nhà ḍng, biết làm sao đây? “Sự chỉ đạo mới từ trung ương” là giải đáp mối suy tư và lo âu của huynh trưởng: “đề nghị” 3 huynh đệ giữ dăy nhà Tập Viện để làm khu vực tu viện, phần c̣n lại “bàn giao” cho Ty giáo dục sử dụng vào chương tŕnh giáo dục của nhà nước. Huynh trưởng “đề nghị” chỉ dùng nhà thờ làm thư viện, và giữ nguyên vẹn các bức tượng đă có sẵn trên Đồi La San. Hai bên vui vẻ thoả thuận, và “nhất trí” bắt đầu áp dụng “hợp đồng”.

Chưa đầy một tháng sau, nhà chơi rộng lớn và thoáng gió [nối liền nhà cơm với các lớp học ở tầng lầu một và pḥng ngủ ở tầng lầu hai của Chuẩn Viện] biến thành một toà nhà kín mít. Những căn nhà mọc lên như nấm xung quanh triền đồi. Thật là theo đúng châm ngôn “an cư lạc nghiệp” = ban giám đốc, ban văn pḥng, giáo viên/giáo sư và gia đ́nh phải có nơi ăn chốn ở đàng hoàng th́ công tác giáo dục mới hoàn chỉnh! “Một góc thiên đàng” từ từ biến dạng...

Song song với đà “tiến nhanh tiến mạnh lên xă-hội-chủ-nghĩa”, Đồi La San phải được tận dụng toàn bộ khu vực quá đẹp này: phải biến thành làng đại học “Hải Học Viện” cấp trung ương. Tiến hành việc thương lượng trao đổi để dời chuyển “khu vực tu viện” đến một cơ sở khác, và trao quyền xử dụng toàn bộ Đồi La San cho chương tŕnh này. Nhà nước xây một ngôi nhà mới dưới chân đồi sát bên chuồng heo, trong khu đất của nhà ḍng trước kia là khu vực máy xay lúa và căn nhà nhỏ Huynh Norbert thường dùng làm “xưởng” may vá áo quần và sửa chữa giày dép cho Huynh Đệ, phía Cù Lao. Cộng đoàn tu viện trên Đồi Lasan dời xuống nhà mới này và đổi thành cộng đoàn Vĩnh Thọ.

Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang muốn tận dụng các cảnh đẹp thiên nhiên để biến Nha Trang thành trung tâm du lịch quốc tế. Quy hoạch được định rơ là sẽ xây dựng một con đường dọc theo bờ biển, và một cầu “cao cấp” từ băi biển Nha Trang đến Cù Lao. Chân cầu rơi ngay vào ngôi nhà Vĩnh Thọ. Qua sự thương lượng, nhà nước sẽ đền bù một ngân khoản thích hợp và một khu đất tương đối phải chăng tại Núi Sạn, gần đèo Rù Ŕ.

Thế là “một góc thiên đàng” đă biến thái và hai chữ LASAN khuất dạng

2. Trường Bá Ninh

Không biết Huynh Désiré Nghiêm đi dạo trên bờ biển vào một đêm không trăng sao thế nào mà “bị bắt cóc” và khoảng hơn hai tháng sau lại được tin Huynh đang vui sống với các Huynh Đệ Lasan Paul Lê Cừ, Dominique Đinh B́nh An, Yacinthe, Christophe Hạnh và Girard Nhơn tận miền Tân Đảo, thuộc địa của Pháp ở nam bán cầu. Các Huynh Đệ c̣n lại thuộc cộng đoàn Bá Ninh Sablon vẫn kiên tŕ phục vụ giáo dục giới trẻ như những giáo viên gương mẫu trong năm học 75-76 và vài năm kế tiếp.
Một sáng sớm tốt trời trong ngày cuối tuần, Huynh Thiện Hưởng cùng các cháu từ miền Bắc vào đă hơn 5 tháng nay, đi tắm biển. Thông thường, sáng sớm những ngày trong tuần, rất nhiều người tắm biển, hoặc rảo bộ trên bờ, hoặc tập thể dục, tài chi; nhưng sáng hôm nay, v́ là ngày cuối tuần, nên thưa thớt vài người đó đây hoặc tắm biển, hoặc hóng gió biển ban sáng, v́ thế Huynh Thiện Hưởng càng lưu tâm để ư canh chừng các cháu nhiều hơn. Các cháu vui thích nhảy sóng, đưa ḿnh theo con sóng, lặng hụp... Bỗng cơn gió thổi mạnh hơn, sóng lớn và cao hơn. Huynh Thiện Hưởng định kêu các cháu lên, th́ thấy hai tay với với; Huynh vội rẽ sóng “chạy” nhanh đến. Cơn sóng luồn đẩy xa ra khỏi bờ cả Huynh lẫn đứa cháu gái đang với tay như kêu cứu. Huynh nắm được đôi tay cháu, ôm xếch, gồng hết sức lội ngược sức lôi cuốn của sóng ngầm...
Vài người tản bộ trên bờ trông thấy hai cậu cháu ngụp lặn trước con sóng ngày càng lớn, chạy ra níu kéo giúp đỡ và cuối cùng lôi cả hai lên bờ. Huynh Thiện Hưởng nằm ngă trên băi cát dưỡng thần, trong khi tất cả mọi người xúm xít quanh đứa cháu gái t́m cách hồi sinh. Vài phút sau, đứa cháu gái thở hắt một tiếng, nước tung toé từ miệng trào ra: cháu mở mắt và bắt đầu thở. Một người thấy Huynh Thiện Hưởng nằm im trên băi cát, tiến đến nh́n, bỗng kêu lên thất thanh:
- Lại đây mau! Ông này ... tắt hơi rồi!

Sau vài ngày “ra đi” của Huynh Thiện Hưởng, căn nhà Sablon trong khu vực trường Bá Ninh, mảnh đất duy nhất nhỏ bé c̣n lại của ḍng La San trong khuôn viên trường Lasan Bá Ninh - một trường trung tiểu học đă đem lại cho giới trẻ nói riêng, cho dân chúng Nha-thành nói chung, gần 30 năm qua (1954 - 1983) - nay lại bị đem ra “trao đổi”, một sự trao đổi hầu như không c̣n quyền lựa chọn. Một gia đ́nh Hoa-kiều đă lên ghe trong đợt “vượt biển bán chính thức” - nghĩa là nhà nước bảo đảm an ninh c̣n khách hàng bảo đảm tiền... vàng - đă để lại một căn nhà tại đường Lê Lợi, gần bưu điện Nha Trang, và gần Chợ Đầm.

Thế là cộng đoàn Sablon và trường Lasan Bá Ninh tan ră...

***

C. "Linh mục hăy về giáo xứ, tu sĩ hăy về tu viện; giao trả trường học cho xă hội xă-hội-chủ-nghĩa"

Trải qua nhiều - rất nhiều, sự thăng trầm của hai mặt tâm linh và thể chất, Anh Em Trường Ki-tô cuối cùng cũng đă vượt qua bao nhiêu trở ngại và thách thức để quyết tâm hoàn thành năm học 1975-1976 với nhiều phương cách: điều ǵ là căn bản của đạo đức làm người th́ quyết giữ chặt không buông, điều ǵ đi ngược lại luân thường đạo lư th́ quyết 'không thấy, không nghe, không biết'. Tạ Ơn Chúa! Một năm học trôi qua không có chuyện ǵ... quá đáng.

Tất cả các giáo viên phải đi học tập chính trị một tháng để, thêm một lần nữa khai thông và thấm nhuần tư tưởng Mác-xít Lê-nin-nít trước khi được Sở/Pḥng giáo dục chấp nhận được phép đứng trên bục gỗ trước bảng đen phấn trắng. Anh Em Trường Ki-tô nào chưa hoàn toàn mất ḷng tin cậy vào "Lạy Chúa, đó là việc của Chúa - Opus Tuum Domine!" hăng say ngày ngày đi học tập cải tạo chỉ v́ một ư tưởng "học sinh có thể chối bỏ ḿnh chứ ḿnh không thể - không bao giờ - chối bỏ học sinh". Với niềm tin-cậy và xác tín rằng vẫn c̣n có thể thực hiện lư tưởng tông đồ giáo dục tuổi trẻ trong hoàn cảnh không mấy sáng sủa đó, Anh Em ráo riết chuẩn bị tâm linh, tâm lư, và cả thể chất cho năm học 1976-1977.

Trích Hồi Kư 1:

Đầu tháng 12/76, hiệu trưởng La Thế Dũng triệu tập buổi họp toàn ban giáo viên các cấp và nhân viên hành chánh, công khai phổ biến thông tư của chính phủ kư vào giữa tháng 7/76 về việc “linh mục hăy về nhà thờ, tu sĩ nam nữ hăy trở về tu viện, trả lại tất cả trường sở cho xă hội xă-hội-chủ-nghĩa”. Một tuần sau, ông hiệu trưởng kêu tôi lên văn pḥng làm việc. Theo cũng một bài bản khuôn khổ coi như đă nhập tâm chung cho mọi đảng viên cán bộ, ông thao thao bất tuyệt nói về đỉnh cao trí tuệ, về những bước tiến mạnh vững chắc lên xă hội xă-hội-chủ-nghĩa do Đảng và Nhà Nước chỉ đạo và quản lư... Tôi cũng thao thao bất tuyệt ngồi nghe nhai đi nhai lại không biết bao nhiêu lần; lúc th́ làm bộ gật gù, khi th́ làm bộ đăm chiêu suy nghĩ; nhưng thật ra trong tâm trí tôi đă mường tượng được mục đích của buổi làm việc hôm nay. Sau chừng 10 phút trao đổi quan niệm về xă hội, nhân văn, khoa học kỹ thuật siêu việt của nhân dân ta, ông đi thẳng vào vấn đề: tôn giáo.
- Các anh theo đuổi một lư tưởng đâu đâu, mờ ảo, không tưởng! Ông nói. Các anh cứ ngày này tuần kia, năm này đến năm khác, giảng, giảng rồi lại giảng trong nhà thờ; nói, nói rồi lại nói những chuyện đâu đâu, không biến đổi cũng chẳng làm được tích sự ǵ cho xă hội, cho người nghèo, cho kẻ bị áp bức bóc lột...

Ông lại thao thao bất tuyệt lên lớp, tôi cũng lại phải thao thao bất tuyệt... nghe nhai đi nhai lại sự lên án tôn giáo và xă hội bị coi là tư bản không biết bao nhiêu lần trong các buổi học tập chính trị kể từ sau 75.
- Bây giờ tôi hỏi anh, ông bỗng lên tiếng gắt gỏng hỏi. Đứng trước một tên tư sản, một ông chủ giàu có chuyên bóc lột mồ hôi nước mắt và xương máu của giới thợ thuyền lao động nghèo khổ, các anh, giới tự cho là lănh đạo tôn giáo, là người chăm sóc đàn chiên... các anh làm ǵ để tên tư sản độc ác đó ngưng bóc lột dân nghèo?

Tôi b́nh tĩnh trả lời:
- Nếu quả thật tên chủ nhân tư bản đó bóc lột giới thợ thuyền tận xương tủy như ông vừa nói, th́ trên mặt tổ chức xă hội trần thế đă có luật pháp bảo vệ giới thợ thuyền. Nhà cầm quyền xă hội trần thế cứ việc lấy luật pháp mà trừng trị tên tư bản độc ác kia. Phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tuyên xưng xă hội trần thế chỉ là tạm bợ, mà xă hội Nước Trời - sau cuộc đời vắn vỏi ở trần thế này, mới thật là vĩnh cửu. V́ thế, chúng tôi cứ giảng, giảng và lại giảng để nhắc nhở cho mọi người - và cho chính chúng tôi, biết và nhớ đâu mới thực sự là vĩnh cửu. Riêng đối với tên tư bản độc ác kia, ngoài luật pháp của xă hội trần thế trừng trị thích đáng, chúng tôi c̣n nhắc nhở hắn biết nhận và nghe tiếng nói của lương tâm...
- Utopique! ông hiệu trưởng ngắt lời. Lương tâm! Lương tâm! Lương tâm của tên tư bản độc ác đó chẳng khác ǵ cái gọi là lương tâm của các anh... Cũng nhà lầu xe hơi, cũng tiền hô hậu ủng, cũng lên voi xuống ngựa, cũng hoan hô vạn tuế... Hừm! giọng ông ta bỗng trở nên lạnh lùng đến khiếp sợ. Chúng tôi chẳng cần ǵ phải giảng, giảng rồi lại giảng... chúng tôi chỉ cần lụi con dao vào ngực nó, là nó phải tuân theo ngay.

Rồi ông nh́n tôi, hất hàm nói :
- Anh kư giấy bàn giao công việc làm “giáo vụ” [trước 75 gọi là giám học] cho thầy Cân...

Chiều tối hôm đó, tôi đem sự việc tŕnh bày cho Huynh Đệ trong cộng đoàn, Huynh Hà cười nói: “’Moi’ cũng vậy! sáng nay ông hiệu trưởng làm việc và bảo tôi bàn giao giáo vụ cấp 3 cho thầy Khẩn”. Tất cả Huynh Đệ nh́n nhau cười và hầu như cùng một lúc thốt lên: “Giờ đă điểm!”, rồi đồng loạt nghĩ đến việc xin được mang hỗn danh “mất dạy - vô lương”! “Đồng loạt”? - Không! Ngoại trừ Huynh Barthélémy Hân muốn tiếp tục dạy học, đă và đang lập thành tích tốt để được vào biên chế trở thành công nhân/giáo viên đích thực của xă hội xă-hội-chủ-nghĩa. Huynh Hân xin hồi tục, đă thương lượng trước với hiệu trưởng La Thế Dũng và được cấp một pḥng tương đối đầy đủ tiện nghi ngay trong khuôn viên nhà trường.

Hôm sau, kèm với giấy bàn giao giáo vụ cho thầy Cân, tôi nộp đơn xin nghỉ việc v́ “lư do sức khoẻ”. Gặp ông hiệu trưởng, tôi vào đề ngay:
- Tôi đă bàn giao giáo vụ với thầy Cân. Đây là đơn xin nghỉ việc. Ngày mai tôi sẽ không đến trường nữa.
- Không được! Ông hiệu trưởng nói như hét vào mặt. Ngày mai nếu anh không tiếp tục dạy, tôi kêu công an đến bắt...

Tôi b́nh đáp:
- Chứ không phải tuần trước chính ông hiệu trưởng công khai tuyên bố “linh mục về nhà thờ, tu sĩ nam nữ về tu viện; trả lại trường sở giáo dục cho xă hội xă-hội-chủ-nghĩa đó sao?

Ông hiệu trưởng thoáng ngạc nhiên, rồi dịu giọng hơn trả lời:
- Đúng! Đó là theo thông tư chỉ thị của chính phủ từ tháng 7 năm 76. Riêng việc xin nghỉ dạy của anh, nhất là trong thời điểm này, anh phải tiếp tục dạy và hoàn tất kỳ thi học kỳ I xong mới được nghỉ việc.

Thế là ngay sau khi học kỳ I kết thúc - nghĩa là đầu năm 1977, Anh Em Trường Ki-tô phải ngưng việc tông đồ giáo dục tuổi trẻ...

Hầu hết tất cả Anh Em Trường Ki-tô từng tâm nguyện dấn thân trọn đời cho việc dạy dỗ & giáo dục tuổi trẻ trên quê hương - một nền giáo dục hơn 300 năm nay trên thế giới nói chung và hơn 100 năm nay tại Việt Nam nói riêng, đă đem lại cho quê hương dân tộc và giới trẻ bao nhiêu điều tốt lành - nay phải rút về trong khuôn viên tu viện và cố gắng t́m kế sinh nhai cho bản thân và cộng đoàn, và đành mang tiếng... "mất dạy vô lương!"

Chỉ có vài Anh Em, v́ một lư do hoặc một đặc ân riêng tư nào đó, c̣n tiếp tục được dạy học trong trường xă-hội-chủ-nghĩa.

***

III.  Vụ Án trường La San Mossard Thử Đức và Việc "Dâng Hiến" các cơ sở giáo dục

Trích Hồi Kư tập 1:

Sau lần thẩm cung cuối cùng tại Thủ Đức vào cuối tháng 3 năm 1978,Sư Huynh giám tỉnh Lucien Hoàng Gia Quảng biết chắc chắn rằng sớm muộn ǵ cơ sở trường và khu vực tu viện Lasan Mossard sẽ bị tịch thu toàn bộ. Vấn đề đáng lưu tâm nhất là phải suy tính về số phận của các cộng đoàn Lasan khác, đặc biệt trong vùng Saigon - Gia Định.

Biên bản thẩm cung và điều tra vụ án Lasan Mossard chưa kết thúc mà một phần đất khá lớn của Mai Thôn đă phải “nhượng bộ” cho chính quyền làm vật trao đổi cho cơ sở An Phong Học Viện thuộc ḍng Chúa Cứu Thế tại Thủ Đức. Cộng đoàn An Phong Học Viện cũng bị bắt như cộng đoàn Lasan Mossard - chỉ sau một tuần. Đáng lư cơ sở An Phong Học Viện bị tịch thu nhưng lại được trao đổi - mà phần đất được dùng vào việc trao đổi lại thuộc quyền sở hữu của Lasan! Tại sao có sự khác biệt và mỉa mai như vậy?

Phải chăng đây là bong bóng thăm ḍ và thách thức?
- Đồng ư trước 75, ḍng Chúa Cứu Thế có vài phần tử tham gia cách mạng vô sản và có ít nhiều công trạng trong việc góp phần thành công cho cách mạng, nhưng đó là việc làm của một vài cá nhân chứ đâu phải chủ trương của nhà ḍng?
- Chắc hẳn vụ lên đường xuống đường của linh mục Trần Hữu Thanh, với những cáo trạng này nọ... không được ban lănh đạo của nhà ḍng phê chuẩn hoặc khuyến khích.
- Chắc hẳn việc dùng ṭa giảng trong thánh đường của linh mục Vàng để phê b́nh chỉ trích, hay bôi nhọ chính phủ Việt Nam Cộng Hoà - và sau 75 thành lập tổ chức này nọ chống chính phủ đương thời - đă gây ấn tượng đau xót lo âu cho các linh mục đồng môn trong ḍng.
- Nhất là việc “đuổi” Khâm Sứ Toà Thánh Henri Le Maitre do chủ trương và xách động của linh mục Nguyễn Ngọc Lan và nhóm sinh viên theo ông ta chắc chắn không phải là điểm son của nhà ḍng Chúa Cứu Thế.

Ḍng Lasan tuyệt đối không làm mà cũng không tham gia vào chính trị. Nếu cho rằng việc ḍng Lasan
- đă có công đào tạo hai vị tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, và rất nhiều tướng lănh trong quân đội, và nhiều thân hào nhân sĩ khác,
- đă góp phần dạy dỗ, giáo dục mọi thành phần xă hội không phân biệt tôn giáo, địa vị xă hội, trong suốt hơn 100 năm nay cho dân tộc Việt Nam,
là một tội phạm đối với dân tộc, th́ không c̣n ǵ để nói!

Việc làm âm thầm kín đáo của vài phần tử trong cộng đoàn Mossard cũng chỉ là việc làm cá nhân riêng rẽ. Tại sao cả cộng đoàn già trẻ đều bị giam giữ, tra tấn? Tại sao ḿnh lại bị đối xử như vậy? Ḿnh đă bàn giao tất cả các cơ sở liên quan trực tiếp đến trường học và việc giáo dục rồi mà! Hay là v́ ḿnh đă bỏ miền Bắc di tản vào miền Nam năm 1954? Hay đó là tiếng chuông báo động cho các cộng đoàn khác - dù đă phải chịu ép thu gọn trong khuôn viên tu viện?

Huynh giám tỉnh cân nhắc nhiều vấn đề hơn thiệt, cuối cùng nhận định rằng “bỏ của cứu người” là thượng sách. “C̣n rừng xanh lo ǵ thiếu cũi đốt!”

Biên bản "giao hiến" các cở sở giáo dục của Tỉnh Ḍng Saigon cho chính quyền đương thời:

Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ḍng La San Việt Nam
53B. Nguyễn Du, Q. I
TP. Hồ Chí Minh
Số 85/78/97

Kính gởi : Ủy Ban Nhân Dân
Thành Phố Hồ Chí Minh

Trích yếu: v/v giao hiến các trường Lasan
tại thành phố Hồ Chí Minh

Kính thưa Ủy Ban,

Tôi là Sư Huynh HOÀNG GIA QUẢNG, Giám tỉnh Ḍng Lasan Việt Nam, chủ quyền các trường Lasan tại Việt Nam, cư ngụ tại số 53B, Nguyễn Du Quận I, TP Hồ Chí Minh,

căn cứ vào Văn thư số 576, ngày 10.10.1975 của toà Tổng Giám Mục và Thông Cáo chung của Sở Giáo Dục và Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo ngày 15.10.1975,

Ḍng Lasan chúng tôi đă trao cho Nhà Nước quản lư tất cả các cơ sở giáo dục Lasan trong thành phố, gồm có:
1. Trường Lasan Taberd, 53 Nguyễn Du Q.I, biên bản bàn giao ngày 12.12.1975
2. Trường Lasan Đức Minh, 146 Vơ Thị Sáu Q.3, biên bản bàn giao ngày 09.12.1975

3. Trường Lasan Hiền Vương, 262 Vơ Thị Sáu Q.3, biên bản bàn giao ngày 09.12.1975
4. Trường Lasan Chánh Hưng, 79 Âu Dương Lân Q.6, thư hoan nghênh của UBND Q.6, ngày 31.10.1975
5. Trường Lasan Thủ Đức, 43 Hoàng Diệu, Huyện Thủ Đức, biên bản bàn giao 27.11.1975

Trước đó, chúng tôi cũng đă hiến cho UBND Quận Thạnh Mỹ (hiện nay là B́nh Thạnh)
1. Trường Lasan Mai Thôn, giấy hiến ngày 07.9.1975
2. Trường Lasan Thạnh Mỹ, giấy hiến ngày 16.10.1975

Chúng tôi đă được giải thích thêm về chính sách cải tạo XHCN của Nhà Nước, đặc biệt qua buổi họp ngày 20.3.1978 do Mặt Trận Tổ Quốc Q. I tổ chức, với sự hiện diện của phái đoàn Sở Giáo Dục thành phố, do đó, tất cả những ǵ trước đây chúng tôi đă trao cho nhà nước quản lư, th́ nay chúng tôi xin giao hiến cho nhà nước.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giao hiến thêm:
1. một số pḥng ốc tại cơ sở Lasan Taberd, theo đề nghị của ban giám hiệu trường trung học sư phạm (xem sơ đồ đính kèm)
2. phần tu viện tại cơ sở Lasan đường Âu Dương Lân Q 8. Hiện nay chỉ có gia đ́nh ông quản lư cũ ở đó.
3. nhà ở của các nữ tu Lasan kế cận với trường Lasan Mai Thôn, Phường 28, Quận B́nh Thạnh, hiện không dùng, gồm 05 pḥng 3mx6m, theo đề nghị của Pḥng Giáo Dục Quận, và Mặt Trận Tổ Quốc Phường.

Trong phần mới giao hiến thêm, có một số gia đ́nh đă được Ḍng cho ở từ trước, xin Nhà Nước cho họ tiếp tục ở. Trong trường hợp Nhà Nước phải lấy lại pḥng để dùng, th́ xin giải quyết hợp t́nh hợp lư chỗ ở cho họ.

C̣n phần tu viện tại một vài cơ sở nói trên (xem sơ đồ), hiện chúng tôi xin giữ lại. Sau này, khi vấn đề sắp xếp lại chỗ ăn ở cho các Sư Huynh được đặt ra, chúng tôi sẽ có những đề nghị cụ thể để tŕnh bày với chính quyền.

Chúng tôi không có nguyện vọng nào khác là có thể tiếp tục có điều kiện để sống và phục vụ như những công dân tốt và những tu sĩ tốt:
- những Sư Huynh nào c̣n đang tuổi lao động xin tiếp tục phục vụ theo sở trường sở năng của ḿnh;
- những Sư Huynh nào già yếu được Nhà Nước giúp đỡ bằng cách:
a/ bảo đảm cho họ được giữ Lasan Mai Thôn làm nơi hưu dưỡng,
b/ cho phép các Sư Huynh, ít nhất các Sư Huynh thường trú trong thành phố, được dễ dàng chuyển hộ khẩu về Nhà Hưu Dưỡng Lasan Mai Thôn, hoặc v́ già yếu cần được chăm nom, hoặc v́ nhu cầu phục dịch, sản xuất, như trường hợp các Sư Huynh trẻ.
c/ chiếu cố tới cố gắng tự túc của Nhà Hưu Dưỡng Lasan Mai Thôn (chăn nuôi, trồng trọt...) bằng cách giảm, miễn thuế, hay bằng một sự nâng đỡ nào khác.

Là thành phần của một Ḍng chuyên về giáo dục, là những người đă sống trong giáo dục và cho giáo dục, chúng tôi rất ư thức được tầm quan trọng cũng như những nhu cầu của công cuộc giáo dục, nhất là trong giai đoạn tái thiết đất nước hiện nay, chúng tôi muốn được Ủy Ban Nhân Dân coi sự giao hiến trên đây như một sự góp phần của chúngtôi vào việc tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho việc xây dựng một hệ thống giáo dục xă hội chủ nghĩa tốt đẹp trong thành phố của chúng ta.

Xin kính chào Ủy Ban.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 3 năm 1978

Giám Tỉnh Ḍng Lasan,
(đóng dấu và kư tên)
Sư Huynh Hoàng Gia Quảng

Đồng kính gởi:

- Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc TP. Hồ Chí Minh
- Sở Giáo Dục TP. Hồ Chí Minh
- Toà Tổng Giám Mục
“để kính tường”

***

Anh Em Trường Ki-tô rút lui về khu vực tu viện của ḿnh, không có nghĩa là bị bao bọc trong một bức màn sắt nho nhỏ bao quanh bởi một bức màn sắt... vĩ đại. Thật thế, họcsinh, cựu học sinh và phụ huynh học sinh vẫn thường xuyên gặp gỡ, tṛ chuyện để giúp nhau sống đúng với bổn phận của người công dân một quốc gia trần thế - và nhất là của một công dân Nước Trời. Tuy không c̣n được công khai giảng dạy và "đứng lớp", Anh Em Trường Ki-tô vẫn tiếp tục làm  việc tông đồ bằng nhiều phương cách khác nhau - thật sinh động, cởi mở, và sáng tạo.

Ngày Kỷ Niệm 300 Năm Thành Lập Ḍng La San (24/6/1860 - 24/6/1980) được Anh Chị Em trong Gia Đ́nh La San Việt Nam ghi nhớ - tuy âm thầm nhưng tràn đầy niềm tin, tuy c̣n phản phất bầu khí ảm đạm lo âu của Anh Em Mossard đang bị tù tội nhưng vẫn hào hùng phó thác. Đặc điểm của Ngày Ghi Nhớ này là bài hát "Lời Gọi 300 Năm" thật xúc tích, khích lệ và... hy vọng.

Trích Hồi Kư 1

Để chuẩn bị lễ tôn vinh Cha Thánh Lasan, Quan Thầy các nhà giáo, ngày 15 tháng 5 năm 1981, Huynh giám tỉnh giao trách nhiệm cho tôi làm MC (huy động tổ chức và điều khiển ngày lễ). Tôi đề nghị Huynh giám tỉnh phát động phong trào “sáng tác bài hát về Cha Thánh La San” - có giải thưởng. Huynh giám tỉnh đồng ư. Thế là “rỉ tai” cho nhau biết tin ... “có phần thưởng của Huynh giám tỉnh”. Huynh Đệ thi nhau sáng tác nhạc và lời để trong bữa ăn trưa tại Mai Thôn, mỗi tác giả lên ca tŕnh diễn bài của ḿnh.

Bắt đầu thánh lễ, tôi tŕnh bày ngắn gọn ư nghĩa của ngày 15 tháng 5 “Cha thánh La San = Quan Thầy các nhà giáo”, và cuối lễ, trước khi đồng ca “Honneur à Toi, Glorieux De La Salle”, tôi nêu câu hỏi - mà tôi cho là một câu có tác dụng thách đố mỗi Anh Em trực diện với bối cảnh văn hoá, chính trị, xă hội lúc bấy giờ - “Liệu Đặc Sủng của Cha Thánh La San đă triển nở và đem lại thành quả tốt đẹp cho quê hương Việt Nam trên 100 năm nay, có mai một và tàn lụi bởi thế hệ chúng ta hôm nay không?” Sau thánh lễ nhiều Huynh Đệ bắt tay vui vẻ, gật đầu tỏ sự đồng t́nh và khích lệ nhau trực diện với thách đố đó.

Tổng cộng trên 40 bài hát ca tụng và nguyện cầu Cha Thánh lập ḍng cùng các Frère Thánh và Chân Phước Đàn Anh ǵn giữ và củng cố “Lạy Chúa! Đó Là Công Việc Của Chúa!” cho Huynh Đệ đàn em cũng như giới trẻ Việt Nam trong thời buổi gian truân khó khăn của đất nước. Ai nấy kinh ngạc, hứng khởi và vỗ tay liên hồi khi vài vị Đàn Anh như Huynh Aloysius Minh, Huynh Médard Thiện, Chị Nữ La San Hoài Châu... đă sáng tác và tŕnh diễn với giọng ca thật hùng hồn và tin tưởng. Thật khích lệ và như Huynh Désiré Nghiêm nói với tôi sau thánh lễ: “NGỌN LỬA LA SAN VẪN CHIẾU SÁNG...”

Vài ngày sau, Huynh Nguyễn Hoàng Phúc (được trả tự do trước tôi vài tiếng đồng hồ) bị sở công an kêu lên làm việc. Ngoài những câu hỏi “thông thường”, tên công an nghiêm sắc mặt hỏi: “Có phải ḍng La San đă phát động phong trào sáng tác bài hát, đă in thành tập ‘La San Ca’ không?” Huynh Phúc trả lời: “Phải!” Tên công an hỏi tiếp: “Có đăng kư xin phép in không?” Huynh Phúc ngẩng người trố mắt nh́n. Tên công an hỏi tiếp: “Anh cũng có sáng tác vài bài nữa phải không?” Huynh Phúc điềm tĩnh trả lời: “Phải!”...

***

Phong trào "vượt biển" có thể cho là cao điểm trong xă hội, nhất là sau vụ "thiếu thốn trầm trọng thực phẩm và nhu yếu phẩm" năm 1978 - 1979. Hai năm này cũng đánh dấu sự "ra đi bán chính thức" [do nhà nước chủ trương để người Hoa được vượt biển 'an toàn' - lẽ tất nhiên phải 'mua 10 cây vàng/một vé', và không thiếu những lường gạt tệ hại từ người trung gian, và tệ hơn nữa từ những cán bộ 'có chức' trong chính phủ thời bấy giờ]. Một số Anh Em Trường Ki-tô, trong cơn nóng bỏng của phong trào, cũng nhảy vào cuộc. Có vài Anh Em kiên tŕ "thử vận mạng" và đă thành công; một số khá đông đă "thử thời vận" trên 3, 4 lần, người th́ bị bắt và chịu cải tạo vài tháng đến vài năm, người th́ may mắn hơn "không gặp trở ngại pháp lư" nhưng vẫn thất bại việc "ra đi".

Một trong nhiều sự việc có thể xảy ra khi "mưu đồ vượt biển" bị bại lộ. Trích trong Hồi Kư 1:

Gia đ́nh một cựu Nữ tu sinh La San tổ chức vượt biển từ Cát Lái. Huynh Ánh được “tha thiết” mời đi... free v́ gia đ́nh này biết rất rơ hoàn cảnh khó xử và bất ổn của các Huynh Đệ La San. Chuyến đi trong ṿng hai gia đ́nh, tổng cộng khoảng 15 người kể cả thợ máy và tài công. Huynh Ánh nhập nhóm I gồm 8 người “làm như vô t́nh đi dạo ban chiều” gặp nhau trên đường đến bờ sông và sẽ ẩn núp trong bụi, đợi chờ xuống thẳng “cá lớn”.
Không biết v́ vô t́nh hay được người chỉ điểm báo trước mà một tốp công an đi ngược đường bắt gặp.
Ai ai cũng khai là “đi dạo chiều”, hoặc “trên đường thăm bà con”, v.v...
Đến phiên Huynh Ánh, Huynh thẳng thắng trả lời:”Đi... vượt biển!”
Tốp công an ngạc nhiên, nh́n nhau cười. Một tên, có lẽ là trưởng tốp, lên tiếng: “Lần đầu tiên tôi nghe một người nói sự thật!”
Tốp công an lại nh́n nhau, gật gật đầu như “nhất trí” chuyện ǵ. Tên công an trưởng tốp lại nói: “Có ǵ không?” Huynh Ánh hiểu ngay, xoè hai tay ra nói: “Tôi không có ǵ hết! À, chỉ có đồng hồ đeo tay này mà thôi, các anh muốn lấy th́ lấy,” vừa nói Huynh Ánh vừa tháo cởi đồng hồ đưa ra, tên công an cầm lấy rồi nói: “Đi đi! Đi về nhà nhanh lên!”
Về đến Tân Cang, Huynh Ánh tự hứa với ḷng “không bao giờ... vượt biển nữa! Ở K3 [trại giam tu cải tạo tại Xuân Lộc] c̣n khắc khe gấp bội mà sống được, th́ ở đây nhằm nḥ ǵ!...”

***

Với tâm tư bất ổn của xă hội nói chung, tâm t́nh lo âu nghi ngại cho tương lai đời ḿnh và tương lai cho lư tưởng La San của từng Anh Em Trường Ki-tô nói riêng, cuộc sống của mỗi người cũng như của mỗi cộng đoàn ngày càng trở nên "mất hướng". Điều không thể tránh được là mỗi người tự t́m cho ḿnh một "vỏ ṣ" thích hợp với sự an toàn cá nhân. Và điều nguy hại hơn nữa là "sự ít nhiều nghi ngại nhau" mặc dầu trong thâm tâm vẫn chiếu ngời niềm tin tưởng tuyệt đối, một niềm tin vào t́nh Huynh Đệ đă là mối liên kết "cùng chung" trong nhiều, thật nhiều năm qua.

Trên b́nh diện Tỉnh Ḍng, mặc dù theo quy luật, mỗi 3 năm bầu lại giám tỉnh, phụ tỉnh và ban cố vấn, nhưng trong hoàn cảnh chính trị xă hội rất phức tạp và "tế nhị" [nhạy cảm], và được sự đồng t́nh chấp thuận của Trung Ương "toàn quyền quyết định trong hoàn cảnh hiện nay", Huynh giám tỉnh Hoàng Gia Quảng đành phải tŕ hoản Tỉnh Công Hội và bầu Giám Tỉnh, Phụ Tỉnh và Ban Cố Vấn đến hai (2) lần, nghĩa là theo thông lệ, phải có Tỉnh Công Hội năm 1978 và năm 1981.

Sau 3 nhiệm kỳ, và với t́nh thế "coi như" có phần được hé mở, tháng 2 năm 1984, Huynh giám tỉnh triệu tập Tỉnh Công Hội, lần đầu tiên sau 75. Trên nguyên tắc, Huynh giám tỉnh Hoàng Gia Quảng không thể tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa, v́ đă quá hạn định ba (3) nhiệm kỳ 1975 - 1984. Tuy nhiên, có vài "sự cố" không kém phần quan trọng liên quan đến "tính chất cộng đoàn truyền thống" gây nên nhiều phản ứng xung kích giữa Anh Em tỉnh công hội viên năm 1984:
a. Mọi cuộc đầu phiếu ṿng cuối cùng gồm 3 tên được đề cử (sau khi đă thăm ḍ 1, 2, hay có thể 3 lần) đều giữ kín nguyên vẹn và niêm phong trong bao thư thích hợp, rồi gởi về Trung Ương tại Roma và Trung Ương toàn quyền quyết định chọn một trong 3 Huynh được Anh Em địa phương đề cử làm giám tỉnh.
b. Nếu một Huynh thuộc cộng đoàn diaspora được đề cử làm giám tỉnh và, v́ lư do "hộ khẩu", không thể di chuyển về "Nhà Giám Tỉnh" để hoàn thành nhiệm vụ của một giám tỉnh. Liệu tính chất hợp pháp (trong nội bộ Nhà Ḍng) của sự đề cử có được hợp pháp hóa và chấp thuận bởi Trung Ương Roma?
c. Tùy theo hoàn cảnh thực tế của t́nh h́nh chính trị xă hội địa phương, Huynh giám tỉnh đương nhiệm có thể báo cáo tŕnh bày chi tiết những lợi điểm cũng như những khó khăn phức tạp có thể ảnh hưởng đến sự quản lư Tỉnh Ḍng địa phương lúc bấy giờ.

Không ai biết kết quả cuối cùng được niêm ấn và gởi về Roma bao gồm tên của 3 Huynh nào được đề cử làm giám tỉnh cho nhiệm kỳ 1984-1987. Chỉ chắc chắn một điều là Huynh tổng quyền và Ban cố vấn Trung ương đă yêu cầu và chỉ định Huynh Hoàng Gia Quảng kiêm nhiệm công việc giám tỉnh thêm một nhiệm kỳ nữa.

Đă có ít nhất một lá thư gởi Nhà Mẹ tại Roma và Bộ Thánh Vụ Tu Sĩ tại Vatican nêu lên tính cách vi hiến của việc đề cử và chỉ định Huynh Hoàng Gia Quảng kiêm nhiệm chức vụ giám tỉnh thêm một nhiệm kỳ 3 năm nữa, v́ tính từ năm 1975 - nhiệm kư 1, đến 1987 là 4 nhiệm kỳ, thay v́ theo hiến pháp chỉ có thể kiêm nhiên chức vụ giám tỉnh 3 nhiệm kỳ tối đa. Lẽ tất nhiên câu trả lời từ Nhà Mẹ và Tổng Bộ Tu Sĩ giống nhau: "Hăy vâng lời tuân phục như lời khấn vâng lời mà quí Huynh đă tuyên khấn..."

***

Chúng ta có thể tóm lượt giai đoạn 1975-1987 với 4 nhiệm kỳ của Huynh giám tỉnh Lucien Hoàng Gia Quảng như là một giai đoạn mà Anh Em Trường Ki-tô nổ lực bảo tồn Ơn Gọi La San, một nổ lực để sống c̣n trong một t́nh huống chính trị xă hội thật sự "bất b́nh thường".

Tạ Ơn Chúa! Nổ lực của Anh Em Trường Ki-tô đă mang lại kết quả mong ước: La San vẫn c̣n đây, trên quê hương Việt Nam!