Phần 1: Những Anh Chị Em "xuất ngoại"

Bản tin từ Trung Ương Roma, ngày 4 tháng 5 năm 1975:
"... Kể từ khi Bản Tin số 2 được phát hành, toàn bộ miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay cộng sản.
...
Cho đến lúc viết bản tin này, chúng tôi được biết chắc chắn - từ những lá thư nhận từ Saigon trước khi đầu hàng, rằng một Sư Huynh đă an toàn trốn thoát. Chúng tôi cũng được biết rằng đă có một nhóm Sư Huynh tụ tập tại Vũng Tàu ngay cửa sông Saigon, và một nhóm khác tại đảo Phú Quốc gần vùng duyên hải Cambodia. Rất có thể là các Sư Huynh thuộc cà hai nhóm đă t́m cách an toàn ḥa nhập chung với đoàn di tản của những người tị nạn trong những ngày đầu tiên tiếp theo sự đầu hàng của chính phủ miền Nam Việt Nam...
..."


 

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi nghe bài "đầu hàng vô điều kiện" của Dương Văn Minh - tổng thống chưa được 3 ngày của Miền Nam Việt Nam, hẩu hết mọi người hoặc đang ở trên ghe/thuyền hoặc đứng chờ chực tại các hải cảng... mau mắn "nổ máy! - dzọot!" hoặc hấp tấp xô đạp nhau, tranh nhau xuống ghe/thuyền bất chấp là ghe/thuyền của ai?
Các Huynh Đệ và Chị Em Lasan có mặt tại Vũng Tàu hoặc đảo Phú Quốc... cũng không ngoại lệ.

Huynh Đệ và Chị Em La San ở Vũng Tàu may mắn hơn: sau những khó khăn bất trắc ban đầu, mọi người được tàu Mỹ cứu vớt và đợi ngày lành đặt chân lên miền đất hằng "mộng mơ". Trong khi Anh Em từng phục vụ giúp đồng bào chạy giặc tại Phú Quốc th́ bị đưa trở về đất liền và đành "xin nhận nơi này làm quê hương, dẫu cho khó thương".

Chiều 30 tháng 4 năm 1975, hàng ngàn người và hầu hết các Huynh Đệ đă “nhổ neo” từ tối hôm trước hoặc sáng sớm này, được tàu Mỹ đă và đang sẵn sàng tiếp đón đoàn người “chạy giặc”. Các Sư Tỉ Sư Muội và một số Huynh Đệ khác có lẽ may mắn hơn, đă được hàng không mẫu hạm Mỹ nồng nhiệt tiếp đón trước tiên. Nhưng tựu trung, gần một tuần sau, tất cả được đưa về đảo Guam, tạm trú trong những căn lều to lớn được nhân dân Mỹ xây dựng cấp tốc trong chương tŕnh nhân đạo tiếp cư.

Sau hơn hai tuần tạm trú tại Guam để tiến hành hồ sơ tị nạn, nhóm Huynh Đệ dần dần xác định được hai lựa chọn và phân biệt khá rơ ràng thành hai nhóm:
1. nhóm đi Pháp, do Huynh trưởng Mutien Ngọc đề xướng và hướng dẫn gom tụ được vài Huynh Đệ Kinh Sinh và một Sư Muội;
2. phần đông các Huynh Đệ và Sư Tỉ Sư Muội chọn đi Mỹ.

Một cuộc "đổi đời" bắt đầu trên đất khách quê người.

***

Phụ-Tỉnh Saigon tại Paris

Nhóm đi Pháp được “bốc” đi sớm hơn. Các Huynh Đệ La-Việt đă có mặt tại Pháp (du học) trước biến cố 75 vui mừng đón tiếp; các Huynh Đệ La-Pháp cũng như các Huynh Đệ thuộc nhiều quốc gia khác nhau, giang rộng đôi tay tiếp đón những người “ANH CHỊ EM LA-VIỆT” vừa thoát cơn hiểm nguy và những xáo trộn chính trị xă hội trong hơn 2 tháng qua.

Các Huynh Đệ La-Việt được đưa về Angers, vừa để từ từ ổn định tâm lư và thích nghi hội nhập với văn hóa và nếp sống mới, vừa để tranh thủ tiếp nhận bằng cấp ứng hợp cho việc tông đồ trong môi trường hoàn toàn mới.

Một căn nhà tại Drancy được mua để thành lập một cộng đoàn cho những Anh Em La-Việt từng đi du học trước 1975.

Sau một thời gian nổ lực "thích nghi" với nếp sống mới, hầu hết các Huynh Đệ đă từng ăn học tại đất khách quê người trong vài năm trước, cũng như các Huynh Đệ và Sư Tỉ chân ước chân ráo mới đến Paris, đành bỏ cuộc và xin hồi tục.

Cuối năm 1976, Huynh Tổng quyền Pablo - được Tổng Công Hội bầu làm tổng quyền trong tháng 5 vừa qua, cho thành lập "Phụ Tỉnh Saigon tại Paris" và phê thuận Huynh Paul Lê Cừ làm Phụ-tá giám tỉnh, theo sự đồng tâm đề cử của tầt cả Anh Em La-Việt tại Paris.


Huynh Phụ tỉnh Paul Lê Cừ
Phụ tỉnh Saigon tại Paris
1976 - 1982


Huynh Phụ tỉnh Alexandre Lê Văn Ánh
Phụ tỉnh Saigon tại Paris
1982-1986


Huynh Phụ tỉnh Désiré Lê Văn Nghiêm
Phụ tỉnh Saigon tại Paris
1986 - 1992

Huynh tổng quyền khuyến dụ Huynh Paul Lê Cừ t́m một nơi thích hợp để các Anh Em La-Việt ở hải ngoại, đặc biệt là ở Pháp và vùng Âu Châu, gom tụ lại "cùng chung và liên kết" làm việc tông đồ. Huynh Paul Lê Cừ đă đi các vùng Đông Nam Á như Singapore, Ấn Độ... và cuối cùng t́m được "đất dụng vơ" tại Tân Đảo (Nouvelle Calédonie). Huynh Phụ-tá giám tỉnh "chiêu mộ" được 2 Huynh Dominique Đinh B́nh An và Antoine Long cùng linh mục Đương đang học và nghiên cứu thêm về ngôn ngữ Kanak. Tất cả 4 Huynh Đệ và linh mục thành lập cộng đoàn La San đầu tiên tại Nouméa, sau đó mở trường Collège Francis Rougé tại Thio. Huynh Paul Lê Cừ không quên kêu mời "chiêu hồi" tất cả Anh Em hiện đang định cư tại Mỹ, Canada, Úc, v.v... tiếp tay với Phụ-tỉnh trong việc tông đồ tại Tân Đảo. Nhưng... không thấy đáp ứng tích cực nào...

Huynh Tổng quyền Pablo ra chỉ thị: "... tất cả các Sư Huynh Việt Nam vượt biển thành công hoặc bất kỳ bằng phương tiện ǵ (sau năm 1975) sẽ trực thuộc Phụ-tỉnh Saigon tại Paris, phải xin định cư tại Tân Đảo để cùng với Anh Em tiếp tục sứ mạng tông đồ giáo dục tại đây..."

Tuy nhiên "lệnh vua thua lệ làng" - nhất là trong hoàn cảnh tâm lư xă hội chính trị của những ngày tháng trước cũng như sau biến cố 1975 đă gây quá nhiều ấn tượng bất an cho từng cá nhân chỉ mong tự tạo và t́m nơi an toàn cho bản thân ḿnh, v́ "đoạn trường ai có qua cầu mới hay" - nên "trí th́ muốn vâng theo lệnh" nhưng "ḷng th́ muốn nghe theo lệ".

V́ thế, tuy "dân số" Phụ-tỉnh Saigon tại Paris càng ngày càng tăng dần, nhờ những chuyến vượt biển sau này, hoặc được đi định cư tại Pháp nhờ "bảo lănh gia đ́nh", hoặc nhờ một phương thức nào đó mà được hưởng qui chế... "hồi hương" nhưng số thành viên tham dự "cùng chung và liên kết" tại Tân Đảo không là bao.

***

Sau chuyến “t́m đường cứu nước” thất bại tại Nhatrang và bị ở tù hơn 1 năm, Huynh cựu giám tỉnh Cyprien Gẫm được một số cựu học sinh và thân hữu người Pháp cũng như Việt tại Paris vận động chính phủ Pháp cấp giấy bảo lănh tị nạn chính trị, và đến định cư tại Paris vào giữa năm 1976. Các Huynh kỳ cựu nói và viết tiếng Pháp “rành hơn” tiếng Việt, như Huynh Pierre Nghiêm, Adrien Hóa “ông chủ”, không phải lao đao vất vả ngồi trên ghe bập bềnh, mà cũng được cựu học sinh và thân hữu bảo lănh cho “tị nạn chính trị” tại Paris vào khoảng đầu năm 1977.

Huynh cựu phụ tá giám tỉnh Félicien Lương - và gia đ́nh Huynh Bellarmin cùng hai người em đang là Thỉnh Sinh và Chuẩn Sinh, Raymond và Antoine Ngàn, là trường hợp ngoại hạng. Huynh Félicien và gia đ́nh Huynh Bellarmin mang quốc tịch Pháp nên được “hồi hương” về “mẫu quốc”, hưởng trọn vẹn những quyền lợi của một “công dân Pháp hồi hương”.

Vài tháng hoặc vài năm sau 1975, một số Huynh Đệ đă nhờ ơn bác và đảng giáo dục cải tạo nên được “sáng mắt sáng ḷng”, bằng mọi giá phải “noi gương bác t́m đường cứu nước”. Tuy phần đông vượt biển thất bại, đành phải “xin chọn nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương”, một số ít khác may mắn đă thành công, như:
- Huynh cựu giám tỉnh Bernard Tâm, được định cư ở Mỹ;
- Huynh Alexandre Ánh, được định cư ở Pháp và sinh sống tại Paris;
- Huynh Désiré Nghiêm, tuy được định cư ở Pháp tại Paris nhưng "vui mừng hứng khởi" qua Tân Đảo với Anh Em;
- Huynh Anicet Tân, được định cư ở Mỹ;
- Huynh Bertrand Đức, được định cư ở Canada, sau được chuyển về Mỹ;
- Huynh Anthony Thành, được định cư ở Mỹ;
- Huynh Valéry An, được chỉ định sang Tân Đảo, nhưng 2 tháng sau được về Paris học.
- v,v...

Khoảng năm 1980, phong trào “bảo lănh người thân nhất trong gia đ́nh” được phát động. Một số Huynh Đệ nhờ chương tŕnh này mà được “đoàn tụ gia đ́nh”, như:
- Huynh Roger Vĩnh, được đoàn tụ gia đ́nh ở Pháp và sinh sống tại Paris;
- Huynh Bosco Bắc, được đoàn tụ gia đ́nh ở Đức;
- v,v...

Việc tông đồ giáo dục tại Tân Đảo được tăng cường thêm hai Sư Huynh Yacinthe và Christophe Hạnh từ Paris qua; sau đó Huynh Gérard Nhơn vượt biển thành công được định cư ở Úc nhưng cũng muốn qua Tân Đảo tiếp tay với Anh Em; và Huynh Désiré Nghiêm "vui mừng hứng khởi" qua Tân Đảo, kéo theo gia đ́nh người cháu tên Sơn (một cựu Sư Huynh) tăng cường. Nhớ thế, Huynh Phụ-tỉnh Paul Lê Cừ nghĩ ngay đến việc "t́m ơn gọi bản xứ". Huynh Gérard Nhơn hăng hái nhận lănh làm Huynh trưởng Nhà Huấn Luyện được xây dựng tại Nouméa.

Nhóm La-Việt tại Paris được Tỉnh Ḍng Paris khuyến khích và yểm trợ tậu thêm một cơ sở mới tại Ivry để làm nơi sinh hoạt cộng đồng cho người Việt tị nạn trong vùng. Trung tâm ALDER được hoàn thành.

Như vậy, Phụ-tỉnh Saigon tại Paris có 4 cơ sở:
- 2 cơ sở tại Tân Đảo: Nhà Huấn Luyện tại Nouméa và trường Collège Francis Rougé tại Thio;
- 2 cơ sở tại Paris: Cộng đoàn tại Drancy và ALDER tại Ivry.

Trong thập niên 80, một số Sư Huynh đến định cư tại Pháp (hoặc vượt biển, hoặc được bảo lănh). Tính đến năm 1987, số thành viên thuộc Phụ-tỉnh Saigon lên đến 19 Sư Huynh, được phân phối như sau:
- Cộng đoàn Thio:          2 Sư Huynh (Paul Lê Cừ và Dominique Đinh B́nh An)
- Cộng đoàn Nouméa:     3 Sư Huynh (Désiré Nghiêm, Christophe Hạnh, Yacinthe) + 1 Sư Huynh thuộc Tỉnh Ḍng Úc (Gérard Nhơn)
- Cộng đoàn Drancy:      4 Sư Huynh (Alexandre Ánh, Roger Vĩnh, Valéry An và Bosco Bắc)
- Cộng đoàn Ivry:           5 Sư Huynh (Pierre Nghiêm, Adrien Minh, Herman Lăng, Victor Bửu, và Noel Pinot)
- Cộng đoàn "Diaspora": 5 Sư Huynh (Cyprien Gẫm, Félicien Nghi, Humbert, Édouard Hoàn và Dorothée Dinh)      
[gọi là "diaspora" v́ những Sư Huynh này, mỗi người sống trong mỗi cộng đoàn khác nhau với các Sư Huynh người Pháp]

Ngày Tết Nguyên Đán năm 1986, Huynh tồng quyền Pablo có nhă ư đến "ăn Tết Việt Nam" với Anh Em La-Việt tại Drancy, Pháp.

Anh Em La-Việt bàn tán "xôn xao" vế việc sự sống c̣n của Phụ Tỉnh Việt Nam tại Paris, nghĩ rằng Huynh tổng quyền sẽ giải tán Phụ tỉnh v́ các vị Đàn Anh La-Việt tại Paris cho rằng "Chương tŕnh tồng đồ của Anh Em La-Việt tại Thio, Tân Đảo có thể thất bại v́ không bao nhiêu người, hoặc không có ai hăng say tiếp tay ủng hộ, nhưng sự tồn tại của Phụ tỉnh vẫn rất cần thiết, v́ đó là mối dây liên lạc và chia sẻ tâm t́nh với Anh Em bên quê nhà - có thể nói là duy nhất và hữu hiệu nhất".

Nhưng, sau khi Huynh tổng quyền trực tiếp nói chuyện riêng với từng Anh Em La-Việt, Huynh tổng quyền không hề đá động đến chương tŕnh tại Thio, mà chỉ chia sẻ tâm t́nh "kiếp tị nạn của Anh Em, phải sống xa quê hương" và "khuyến khích, ủng hộ chương tŕnh của ALDER: người Việt giúp đỡ lo cho người đồng hương cùng cảnh ngộ tị nạn..."

Tuy nhiên, Huynh tổng quyền không quên nhắc nhở Anh Em rằng "dù trong hoàn cảnh nào, Anh Em chúng ta, nhất là người đồng hương cùng một ngôn ngữ, truyền thống và văn hóa dân tộc, cần liên kết với nhau để cùng chung một sứ mạng tông đồ giáo dục, vốn là lẽ sống của lư tưởng và ơn gọi La San."

***

Các Tỉnh Ḍng tại Mỹ

Nhóm chọn lựa đi Mỹ, có thể v́ phần đông là Huynh Đệ trẻ đă từng ước mơ có ngày đặt chân lên đất Mỹ, mà cũng có thể v́ chỉ có một thiểu số Huynh Đệ đàn anh biết “nghe và nói” tiếng Mỹ (như hai anh em ruột Huynh Francis Trí và Huynh Thierry Tín), thêm vào đó không một Huynh nào được chỉ định hoặc ít ra t́nh nguyện đứng ra làm lănh đạo chỉ dẫn, nên sự lựa chọn đi Mỹ có phần lúng túng. Một Huynh người Mỹ thuộc Tỉnh Ḍng San Francisco, từng là bạn học của Huynh Théophane Kế tại Rôma trong thập niên 60, vận động trường Saint Mary’s College of California bảo lănh và mời Huynh Kế dạy tiếng La-tinh. Thế là Huynh Théophane “bay” thẳng về định cư tại San Francisco trước mọi Huynh Đệ khác.

Ngày 16 tháng 5, 1975, tất cả các Huynh Đệ và 21 Sư Tỉ Sư Muội được đưa đến lănh thổ xứ Cờ Hoa; tuy nhiên vẫn c̣n phải ở trong trại tạm cư tại Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas. Huynh giám tỉnh tại Illinois, John Johnston, và một số Huynh Đệ từ New York, Pensylvania, San Francisco, v.v... đến chào mừng thăm viếng. Huynh Phụ Quyền đặc trách vùng Đông Nam Á, Michael Jacques, cũng hấp tấp bay qua chào đón Huynh Đệ và Sư Tỉ Sư Muội.


từ trái sang phải
hàng sau (đứng): Michael Jacques - Gonzague Bí - John Johnston - Raphael Đỉnh - Francis Trí - Jean Lộ - Pascal Triều - Théophane Kế
Giám tỉnh tỉnh ḍng Mỹ (?) - Leo Kirby - Bonnard Bá - Fortunat Phong - Colman Coogan - Ignace Châu - Jean Ngoạn
hàng giữa: Martin Phước - Cyrille Hiến - Tiên - Antoine Lộc - Trung Sơn - Thiện - Thierry Tín - J.B. Thư - Thomas Mỹ - Michael Quang
hàng trước: Joseph Ninh - Thomas Hiến - Trung - Antoine Trụ - Joseph Hiệp - Raphael Đông - F.X. Ban - Hùng - Francis Nhàn - Antoine Long - Minh

Các Huynh Đệ La-Mỹ cho rằng “không nên gom tụ các Huynh Đệ ‘tị nạn’ lại một nơi, v́ như thế chẳng khác nào gom họ vào ghetto”. Huynh phụ quyền Michael Jacques th́, trái lại, chủ trương nên gom tụ Huynh Đệ “cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa và truyền thống” vào một chỗ, rồi từ từ phát triển sinh hoạt tông đồ như tại quốc gia của họ trước biến cố 1975. Tuy nhiên, kết quả của cuộc bàn thảo, trao đổi, hay đối thoại thương lượng, v.v... cho biết: tỉnh ḍng nào tại nước Mỹ cũng mong muốn “chiêu dụ” một số Huynh Đệ tị nạn hội nhập vào tỉnh ḍng ḿnh. Chắc hẳn các Huynh Đệ tị nạn ngạc nhiên không ít khi thấy vị giám tỉnh này đến vị giám tỉnh khác thay phiên “quảng cáo” và vận động “chiêu dụ” Huynh Đệ về tỉnh ḍng của ḿnh. Thiết tưởng sự thành công “quảng cáo và vận động” không tùy thuộc vào tài ăn nói - hầu hết các Huynh Đệ chỉ biết bặp bẹ YES (dạ!)! YES(dạ)! chứ có hiểu mô tê ǵ đâu! Sự thành công của mỗi vị giám tỉnh tùy thuộc vào tên các thành phố hoặc tiểu bang mà các Huynh Đệ La-Việt thường nghe nói đến tại quê nhà trước biến cố 1975. Đại khái các tiểu bang hoặc thành phố New York, San Francisco, Chicago, Philadelphia. Lẽ tất nhiên, kết quả của buổi họp không đem lại niềm vui mừng cho những Huynh Đệ tự nhận ḿnh tạm thời “câm và điếc”. Nhưng biết làm sao hơn? Có lẽ người bị tổn thương và đau khổ nhiều nhất là Huynh phụ quyền Michael Jacques, một người gốc Á Đông, nguyên là giám tỉnh của tỉnh ḍng Mă Lai, v́ Huynh “thấy trước” những nguy hại có thể xảy ra nếu phân tán các Huynh Đệ La-Việt.

* Tỉnh Ḍng New York đón tiếp nhiều Huynh La-Việt nhất.
* Tỉnh Ḍng Baltimore
* Tỉnh Ḍng Illinois
* Tỉnh Ḍng San Francisco
* Tỉnh Ḍng New-Orleans Santa-Fe


vượt biển từ Vũng Tàu và đă thành công
(một nhóm Anh Em trẻ được định cư tại Mỹ, tỉnh ḍng New York)

sau khi được định cư tại Mỹ, việc đầu tiên là... học tiếng Mỹ
(Sư Huynh Thierry Tín)

Cùng một tâm trạng như những Anh Em định cư tại Pháp, hơn phân nữa Anh Em được định cư tại các Tỉnh Ḍng Mỹ cũng đă nổ lực "thích nghi" với lối sống mới, nhưng cuối cùng đành rút lui và hồi tục.

Ḍng Nữ La San tại Mỹ

Về phần các Sư Tỉ Sư Muội, tất cả là 21 người gồm 3,4 Sư Tỉ gạo cội nghĩa là đă khấn trọn, vài Sư Tỉ mới khấn tạm, c̣n số đông đang là thỉnh sinh hoặc đệ tử. Dù trong hoàn cảnh và trạng huống nào, nhất là trong hoàn cảnh phức tạp này, bản năng tự nhiên trời phú là đoàn kết với nhau: “Chị đi đâu, Em theo đó!” Tâm t́nh “cùng chung và liên kết” xem ra thích hợp cho hoàn cảnh này, nhất là trong giờ phút quan trọng, Huynh Bernard Tâm, nguyên giám tỉnh tỉnh ḍng Saigon trong thập niên 60, và cũng là người đă tận t́nh chăm lo thật chu đáo cho các Sư Tỉ Sư Muội ngay từ ngày đầu tiên thành lập Ḍng Nữ La San, lại không có mặt tại hiện trường. Ngày 19 tháng 6, 1975, các Sư Tỉ Sư Muội được giám mục địa phận Fresno, qua sự giới thiệu của các Huynh Đệ La-Mỹ thuộc tỉnh ḍng San Francisco, bảo lănh về địa phận và giao toàn bộ khu vực Đại Chủng Viện, Byan Seminary, cho các Sư Tỉ Sư Muội xử dụng.


Một số Nữ Tu và Thỉnh Sinh La San
được giám mục địa phận Fresno và các Sư Huynh Tỉnh ḍng San Francisco tiếp đón

Biến cố "vượt biển di cư" xảy ra quá đột ngột, khó tránh sự bất an về mọi mặt, nhất là t́nh cảm gia đ́nh. Và các Chị - cũng như các Anh, cùng mang một tâm trạng như nhau: sống trên xứ lạ quê người, không tin tức ǵ về cha mẹ và anh chị em và bà con thân thuộc trong gia đ́nh, v.v... th́ cũng khó mà tránh những ưu tư lo lắng cho gia đ́nh và cho tương lai đời ḿnh. Đến cuối năm 1979, chỉ c̣n lại 4 Chị Em.

Bốn Chị Em dời về San Jose, có lẽ v́ tại đây, "đồng bào người Việt" tụ tập nhau đông đúc hơn bất kỳ thành phố nào trong nước Mỹ. Và cũng tại San Jose, 4 Chị Em có nhiều cơ hội "làm việc tông đồ giữa người Việt" hơn là tại Fresno.

***

Tỉnh Ḍng Úc Đại Lợi

Mặc dầu các Anh Em có ư định "xuất ngoại" đă lên ghe/thuyền gần như cùng ngày, nhưng trong cơn hỗn loạn của ngày 30 tháng 4, thuyền ai nấy chạy ghe ai nấy vượt sóng. Phân tán nhiều nhóm khác nhau: người th́ được tàu Mỹ vớt, kẻ th́ cứ mặc cho cơn gió và luồng nước đưa đi đâu th́ cứ việc đi. Thậm chí có một nhóm cùng đi 4 Sư Huynh, nhưng khi ghe/thuyền dạt bến th́ chỉ c̣n 3. Đó là trường hợp 4 Anh Em Eugène Lư, Marcel Phước và Bénilde Tín - c̣n Sư Huynh Constance "biến" đâu mất, và "mất tích" cho đến nay.

Nhóm này trôi dạt vào Vịnh Thái Lan, và được dân Thái tiếp đón nồng hậu. Các Huynh Đệ đi "thừa sai" tại Thái trong nhiều năm trước 1975 vui mừng chào đón và giúp đỡ thật tận t́nh. Điều vui mừng hơn nữa là 3 Anh Em không hẹn mà ḥ gặp lại Huynh Herman cũng vừa "cập bến" Thái Lan. Sau khi làm thủ tục "tị nạn" cả 4 Anh Em đồng t́nh xin định cư tại Úc, và được chính phủ Úc chấp nhận ngay. Tỉnh Ḍng Úc vui mừng tiếp nhận 4 Anh Em đồng môn "tị nạn".

Trong ṿng một vài tuần sau ngày miền Nam Việt bị cộng sản miền Bắc Việt cưỡng chiếm, chính phủ Thái tỏ ra e ngại và nghi ngờ tất cả mọi người Việt dù đă sinh sống làm việc trên đất Thái nhiều năm trước 1975. Những Sư Huynh Việt Nam làm thừa sai trên đất Thái đă trên 7 năm nay cũng bị kiểm soát giấy tờ tùy thân, vào tận pḥng riêng mỗi người lục soát thật kỹ lưỡng. Không t́m thấy điều ǵ khả nghi hoặc liên quan đến cộng sản, cảnh sát và binh lính Thái mới để yên. Bầu khí xem ra "kỳ thị, nghi ngờ" khiến các Sư Huynh Vial Huề, Cosmes Tuân, Victor Bửu, và Nicet Liêm "t́m đường" trước cho chắc ăn. May mắn làm sao mà 2 Sư Huynh Vial và Nicet được Úc chấp nhận, Sư Huynh Victor được Pháp chấp nhận, và Sư Huynh Cosmes được Mỹ chấp nhận. Yên tâm.

m 1977, nghĩa là 2 năm sau bức màn sắt, 2 Sư Huynh Girard Nhơn và Prosper Bá chọc thủng được bức màn sắt đến tận Úc và xin tị nạn tại đó.

Như vậy, tỉnh ḍng Úc đă đón nhận 8 Anh Em La-Việt.  

Phụ lục: Bản Tin từ Trung Ương Roma về Tỉnh Ḍng Saigon (trong & ngoài nước Việt Nam) sau biến cố 30-4-1975 các số 4-10 tường thuật khá nhiều chi tiết về con số những Huynh Đệ và Chị Em đă may mắn đạt đến miền "Đất Hứa" trong nhiều trại tiếp cư khác nhau và định cư tại nhiều tiểu bang khác nhau.

Để biết thêm nhiều chi tiết về các sinh hoạt của Anh Chị Em La San Hải Ngoại (sau biến cố 1975), xin đọc : www.lasan.org/hoiky-journal/hoiky2/hoiky2-menu.htm

***