I. Những năm tháng đầu tiên (1866-1882)

A. Hồ sơ 17450 - D8 f2 : "Theo lời yêu cầu của đô đốc De la Grandière, sáu (6) Sư Huynh đă được Tôn Huynh Philippe, Tổng Quyền Ḍng Anh Em Trường Kitô, gởi đi Saigon vào năm 1866. Vài ngày sau khi được Hội Thừa Sai chuyển nhượng trường Adran - do linh mục Puginier thành lập hai năm trước đó, các Sư Huynh bắt tay ngay vào công việc..."

Để có ngày 6-1-1866, dự án gởi các Sư Huynh đến Việt Nam đă khởi sự tiến hành từ năm 1863 do quyết định chấp thuận của Hội Đồng Cố Vấn Trung Ương và Sư Huynh Tổng Quyền Philippe.

Sau đây là thư trả lời "Đồng Ư" gởi đô đốc De la Grandière:
Paris, ngày 28 tháng 6 năm 1863

Gởi Ông đô đốc De la Grandière
Toàn Quyền & Tổng Tư Lệnh tại Đông Dương.

Thưa ông đô đốc,

Tôi rất vinh hạnh thông báo với ông rằng lời yêu cầu của ông gởi cho tôi, hôm qua, về việc xin gởi sáu Sư Huynh đến Saigon tại Đông Dương, tôi đă đệ tŕnh Ban Cố Vấn của tôi, đă được đồng thuận chấp nhận, và hôm nay chúng tôi khởi công t́m kiếm nhân sự cho dự án này.
...
Về những điều kiện thành lập và bảo toàn, chúng ta có thể coi như tương tự như những điều kiện đă được giải quyết cho L'Ile de la Réunion.
...
Sư Huynh Tổng Quyền
(kư tên)

Mọi sự tiến triển khả quan.
Ngày 16 tháng 10 năm 1865, đô đốc báo cho văn pḥng "L'Aide de Camp du Ministre" đặc trách "P.J. de la 1ère Direction", và hôm sau, ngày 17 tháng 10, văn pḥng ghi nhận như sau:
"... Để trả lời ghi chú ngày 16 tháng này, tôi hân hạnh thông báo cùng ông Giám Đốc Thuộc Địa rằng lệnh đă được ban hành qua việc thảo luận hôm nay, để hải cảng Toulon cho 8 Sư Huynh Đạo Giáo Kitô lên tàu đi Đông Dương và Singapour..."

Có hai chi tiết chúng ta ghi nhận:
1. tài liệu D8f2 ghi "có sáu (6) Sư Huynh lên đường đi Saigon", trong khi ghi nhận trên th́ định rơ "có tám (8) Sư Huynh khởi hành từ Toulouse đi 'Cochine và Singapour'".
Như vậy có thể chỉ có 6 Sư Huynh đến Saigon và 2 Sư Huynh đến Singapour (?)
2. Danh xưng chính thức Ḍng La San là "Anh Em Trường Kitô" (Frères des Écoles Chrétiennes), trong khi đó, chính quyền Pháp th́ lại cho là "Frères de la doctrine Chrétienne".


Các Sư Huynh đầu tiên đến Á Châu (Việt Nam và Singapour)
Jaime, giám tỉnh - Adelphinien - Adrien Victor - Néopole de Jésus - Alpin de Jésus - Adilbert Jean - Paulinien - Basileo di Gesù

***

B. Một trong những vấn đề quan trọng mà bất kỳ một cơ quan xí nghiệp hay tổ chức tôn giáo "nước ngoài" muốn làm việc và phát triển tại một quốc gia khác phải lưu tâm, đó là qui chế pháp lư. Trong khuôn khổ đó, sự hiện diện và sứ mạng giáo dục của các Sư Huynh tại Việt Nam và Đông Dương nói chung, và tại Saigon nói riêng đều được minh bạch theo pháp lư.

Trong bản báo cáo của "chính quyền đô hộ" gởi về "mẫu quốc" có đoạn ghi như sau:
"... phải giải tán hoặc khuyến dụ bắt buộc những ḍng tu hay hội đoàn tôn giáo không được phép (non-autorisées) làm những thủ tục cần thiết để được chấp thuận về t́nh trạng (statuts) và thừa nhận tính cách pháp lư cho những cơ sở hoạt động của ḿnh..."
Tuy nhiên, cùng với các tu hội hoặc ḍng tu được thiết lập tại Đông Dương, như
Hội Thừa Sai hải ngoại, ḍng Saint-Paul de Chartres và Ḍng Carmélites, ḍng Anh Em Trường Ki-tô đă được công nhận và hưởng qui chế hợp pháp từ "mẫu quốc", v́ sự thành lập những hội/ḍng tu này đă được
thừa nhận hoặc dưới chế độ quân chủ hoặc kể từ sau cuộc Cách Mạng..."

Một cách rơ ràng hơn, điều 3 của bản báo cáo xác định qui chế pháp định của các hội/ḍng tu và những cơ sở giáo dục đă được thành lập và hoạt động tại địa phương.
"Điều 3. - Sẽ được miễn giấy phép bắt buộc trong điều 2 tất cả những cơ sở giảng dạy trường công, đă được thành lập hợp pháp và đă hoạt động trong "Colonie", như:
"...
"Trường Taberd, thành lập tại Saigon do Hội Thừa Sai;
"Trường Adran và những cơ sở khác do các Sư Huynh Đạo Giáo Kitô điều hành;
...
"


----------------------------------------------------

***

C. Về mặt hành chánh tổ chức nội bộ của ḍng La San, tất cả mọi sự được tiến hành theo cơ cấu tổ chức - về nhân sự cũng như cơ sở sinh hoạt - được định sẵn, nghĩa là:

Hồ sơ NJ 451 - D1f1
"Kể từ năm 1866 đến cuối thế kỷ 19, những cơ sở giáo dục tại Vietnam trực thuộc "Tỉnh Ḍng Ấn Độ", và kết thành "Khối Đông Dương" sau trở thành "Nhóm Saigon".
Năm 1875, Tôn Huynh tổng quyền Irlide bổ nhiệm Huynh Phụ Quyền Agapet liên lạc với các cơ sở Ấn Độ (thuộc địa Anh), Ceylan, Đông Dương (thuộc địa Pháp), Mă Lai và Hong-Kong. Huynh Phụ quyền Agapet đảm nhận công việc này đến lúc qua đời năm 1880.
Sau cuộc đầu phiếu của "Conseil Colonial" tháng 12 năm 1882 về việc đóng cửa các trường sở tại Saigon và "cắt toàn bộ chi phí trợ cấp", các Sư Huynh phải rời khỏi Việt Nam và Đông Dương, v́ thế vào năm 1882, tiếp theo một sự thay đổi về chủ quyền lănh thổ, Huynh Phụ Quyền Aimarus được bổ nhiệm chăm lo "tỉnh ḍng Ấn Độ
".

Kể từ ngày "các Sư Huynh bắt tay ngay vào công việc..." (9-1-1866) các Sư Huynh đă nhanh chóng phát triển việc giáo dục tại địa phương, và dần dần lan rộng môi trường hoạt động đến nhiều địa phương khác.

Hồ Sơ 17450 D8f2 #2
"... Các Sư Huynh, khắp nơi, dấn thân phục vụ với ḷng nhiệt thành tận tâm thật đáng ca ngợi. Nhiều Sư Huynh người Pháp đă qua đời ngay trên miền đất xa lạ mà họ coi như quê hương thứ hai của ḿnh. Một số khác v́ nhu cầu sức khỏe quá cấp thiết nên phải được cho hồi hương, nhưng cũng qua đời trên đương về mẫu quốc."
"... Sĩ số học sinh tuôn đến trường của các Sư Huynh tăng vọt. Điều này chứng tỏ các Sư Huynh được học sinh và gia đ́nh hâm mộ thế nào. Các Sư Huynh quả đă được bậc phụ huynh và mọi người tín cẩn..."

Công việc giáo dục của 6 Sư Huynh tiên khởi quá thành công, và để đáp ứng nhu cầu giáo dục tại Saigon quá "cấp thiết", nên M. le Gouverneur de la Cochinchine - "rất hài ḷng về những thành quả mà các 'frères de la doctrine chrétienne' đă mang đến trong việc điều khiển các trường địa phương" - xin gởi thêm "năm Sư Huynh mới" đến tiếp tay.

 

Để đáp ứng nhu cầu nhân sự, các Sư Huynh tiên khởi lưu tâm để ư ngay đến việc "tuyển mộ ơn gọi La San từ người bản xứ tại địa phương". Ngày 8 tháng 4 năm 1868, có hai thanh niên được chiêu mộ và tuyển lựa, và được gởi sang Pháp để "được huấn luyện theo tinh thần ơn gọi" La San:
1. Nguyễn Văn Trọng Marc, sinh tại Ba-trà Biên Hoà;
2. Huỳnh Ngọc Chiêu Joseph, sinh tại Lái Thiêu.

***

D. Các 6 Sư Huynh tiên khởi đến Saigon ngày 6-1-1866 và các Sư Huynh "được bổ xung" sau đó, và với sự hợp tác hăng say tích cực của các Sư Huynh "nội địa" nối gót cha thánh lập ḍng La San cùng các vị Đàn Anh, sứ mạng giáo dục La San phát triển mạnh và lan rộng khắp vùng Saigon và vùng lân cận.

Hồ sơ NJ 451 - D1f2

Tên trường Địa phương Ngày thành lập Năm đóng cửa Huynh trưởng tiên khởi
Trường Adran (*)

Trường Chợ Lớn

Trường Mỹ Tho

Trường Bắc Trăng

Trường Vĩnh Long

Saigon

Saigon

Mỹ Tho

Ranh giới Cambodia

Vĩnh Long

09-01-1866

01-04-1866

01-03-1867

05-03-1868

01-07-1869

1883

1871

1881

1871

1881

Frère Jaime

Frère Adelphinien

Frère Adelphinien

Frère Agder

Frère Blandinien

(*) Năm 1879, chính phủ Pháp thay đổi chính sách giáo dục. Các trường Ḍng bị giới hạn trong việc dạy học, rồi bị đóng cửa ngay tại "mẫu quốc". Tuy ở Đông dương và các nước thuộc địa, chính quyền không áp dụng những luật mới này, nhưng cúp học bổng cho học sinh các trường Ḍng. V́ thế, Trường Adran đóng cửa. Các Sư Huynh được giao trách nhiệm điều hành trường Taberd do linh mục Kerlin khai mở năm 1873 cho những trẻ em bị bỏ rơi, trong số đó có những con lai. Ngôi trường nầy được các linh mục điều khiển mang tên là Taberd, để tưởng nhớ giám mục Taberd, đă từng là giám mục của xứ Nam kỳ (1830 - 1840). Khi trường Adran bị đóng cửa, các Phụ huynh gửi con họ đến trường Taberd.
Ngày 1 tháng 3 năm 1889 giám mục Colombert chính thức giao toàn bộ cơ sở Taberd cho các Sư Huynh điều hành - nghĩa là ngay sau khi các Sư Huynh trở lại Việt Nam và Đông Dương.

Hai chi tiết về giám mục Taberd và linh mục Kerlin được ghi lại và lưu giữ trong ngân khố ḍng La San tại Rôma (Hồ sơ D8f6)
1. Giám mục Taberd, tên thật là Jean Louis.
... Vua Minh Mạng, v́ muốn ngăn cản giám mục Taberd đi truyền đạo nên đă giữ ngài làm thông dịch viên trong Nội Điện. Ngài có bản viết tay cuốn tự điển An Nam - La tinh - Trung hoa, do giám mục Pigneau de Béhaine soạn thảo. Ngài c̣n soạn riêng cuốn tự điển An Nam - La tinh.
... Vua Prasat Thong cầu xin ngài đi theo quân đội  đánh chiếm Đông Dương nhưng ngài từ chối. Việc từ chối này đă gây khó khăn rất nhiều cho ḥan cảnh của ngài lúc bấy giờ.
... Ngài t́m cách và thành công trốn sang Singapour.
2. Linh mục De Kerlin, tên thật là Juhel des Isles.
... Với nguồn tài trợ riêng, ngày đă thành lập trường Taberd, nhằm nuôi dưỡng và giáo huần trẻ em nghèo bị bỏ rơi, và đặc biệt cho con em Tây lai.
... Ngài qua đời năm 1877 v́ bệnh sởi ngài bị lây phải khi đón nhận và chăm sóc cho một người bệnh đă đến thời khó trị.

***

Trong mọi sinh hoạt xă hội, từ chính quyền cấp cao nhất đến tầng lớp đơn giản nhất là gia đ́nh và cá nhân mỗi người, điều kiện "đầu tiên" không thể thiếu được: ngân khoản tài chánh. Mặc dù trong "lời yêu cầu của đô đốc De la Grandière 'xin' ḍng La San gởi các Sư Huynh đến Saigon..." hay trong bản văn "phê chuẩn chấp nhận của Hội Đồng Cố Vấn Trung Ương của Ḍng La San..." không có câu nào hay một chữ nào đề cập đến điều khoảng "đầu tiên" ấy, nhưng ai ai cũng biết rơ - rất rơ - tài khoản ngân sách tuy ẩn tàn nhưng minh bạch đính kèm trong mọi văn bản "hợp đồng".
C̣n ngân khoản th́ c̣n sinh hoạt - Cắt giảm hay cắt bỏ hoàn toàn ngân khoản th́ đành "tưng bừng khai trương - âm thầm đóng cửa".

Hồ sơ 17450 - D8 f2
"... Vào tháng 12 năm 1882, Hội Đồng Thuộc Địa (Conseil Colonial) đă bỏ phiếu đóng cửa trường tại Saigon v́ cắt tài trợ học bổng, các Sư Huynh rút lui..."

Các Sư Huynh rút ra khỏi Đông Dương và Saigon đầu năm 1883.

Đó là khởi điểm của tỉnh ḍng Đông Dương với 162 Sư Huynh - trong đó 50 Sư Huynh từ Âu Châu đến, và phần c̣n lại là các Sư Huynh 'An Nam' - dạy dỗ cho 4407 học sinh - trong đó có 2140 học sinh công giáo".