Trường La San Sóc Trăng

Saint François Xavier

 

Năm 1913

 

Bản Khế ước về ngôi trường các sư huynh tại Sóc Trăng.

 

Giữa linh mục Philibert Brun, nhà tông đồ truyền giáo đang cư ngụ tại Sóc Trăng (Nam Kỳ thuộc Pháp) và sh Louis, giám tỉnh ḍng các sh trường Ki-tô, có những quyết định thỏa thuận như sau :

Ông Brun nhường lại cho sh Louis quyền sử dụng tạm thời một sở đất rộng 1 mẫu 20 sào để các sh thiết lập một trường học tại Sóc Trăng.

Sở đất này toạ lạc tại Sóc Trăng (thành phố) . Phần chánh của nó bị giới hạn theo chiều rộng dài 100m bởi đường lớn đi Đại Ngăi. Trên mảnh đất này, ông Brun đă tự lo lấy bằng công sức của ḿnh xây dựng xong ba khu nhà chính với các gian phụ. Những khu nhà chính có nên xây bàng gạch, sườn, cột kèo, bằng gỗ, vách bằng váng, mái lá. Chúng thuộc quyền sở hữu riêng (và tiếp tục như thế) của ông Brun nên ông sẽ bảo đảm lo sửa chữa tu bổ nó từ nay trở đi.

Nếu bất ngờ sau này v́ một lư do nào đó mà không rơ căn nguyên, sh Louis muốn rút các sh điều hành trường đi khỏi nơi đây, sh buộc phải bồi thường phân nữa giá trị của những khu nhà được xây dựng trên mảnh đất xác định trên ; nhưng nếu v́ một lư do quan trọng ngoài ư muốn của sư huynh, mà sh muốn rút các sh của ḿnh đi khỏi đây, ông sẽ không phải chi trả ǵ cả.

Các sh chăm lo việc giáo dục tôn giáo cho các trẻ công giáo trong giáo xứ  Sóc Trăng. Các trẻ này chỉ được  nhận khi có giấy giới thiệu của cha sở và cha sẽ nói rơ cho sh hiệu trưởng trẻ nào được vào học miễn phí và trẻ nào có thể trả học phí mỗi tháng được.

Mỗi năm cha sở sẽ cung cấp cho trường một số tiền là 300 $ thay cho những trẻ sẽ được nhận vào học cách miễn phí.

   Làm tại Sóc Trăng, ngày 25 tháng hai năm 1913.

  Kư tên : sh Louis

 

 

 

  

Có con dấu ghi hàng chữ :

  (Ṿng tṛn ngoài) :“Tỉnh ḍng Đông Dương”
(Ở giữa) : “Giám tỉnh”

 

 

 

Năm 1917

Sang năm 1917, một bản khế ước mới được kư kết.

 

Bản khế ước liên quan đến sở đất

Nơi tọa lạc trường Saint François Xavier (La San Sóc Trăng)

      Khế ước liên quan đến sở đất mà trường các sư huynh tại Sóc Trăng chiếm hữu

     Giữa những người kư tên sau đây :

Đức cha Bouchut, Đại diện tông ṭa của Cam-pu-chia và sư huynh Albin Camille, giám tỉnh ḍng các sư huynh trường Ki-tô tại Đông Dương. Khế ước này ấn định như sau :

Điều 1 : Đức cha đại diện tông ṭa của Cam-pu-chia, nhằm thành lập một ngôi trường tại Sóc Trăng trao toàn quyền cho các sư huynh sử dụng một sở đất của họ đạo có dáng một h́nh chữ nhật rộng 110 m quay ra đường đi Đại Ngăi và sâu vào trong là 130 m, bao gồm các lô 35-36-37-38 trên địa bạcủa thành phố.

Điều 2 : Nếu v́ một lư do hệ trọng, các sư huynh bị buộc phải rời đi và bán bất động sản, họ phải đền bù lại cho họ đạo Sóc Trăng một số tiền là bốn ngàn đồng (4 000 $), ước tính theo thời giá hiện nay của sở đất. Họ đạo vẫn có quyền ưu tiên sở đắc.

Điều 3 : Họ đạo tiếp tục đóng thuế cho sở đất này nhưng các sư huynh mỗi năm sẽ hoàn đủ tiền thuế lại cho họ đạo.

Điều 4 : Trường giáo xứ. Trường giáo xứ đă được xây dựng trên khu đất này và được trao cho các sư huynh sử dụng sẽ được giữ nguyên trạng như trước đây.

1-  Những chi phí xây dựng, tu bổ và bảo quản ngôi trường này cũng như về bàn ghế dành cho học sinh sẽ do họ đạo đảm trách lo liệu.

2-  Phải có một sư huynh luôn luôn đứng ra điều hành ngôi trường này. Sh sẽ được hưởng mức bồi dưỡng là 150,00 $/năm và sẽ do họ đạo chi trả.

3- Tại trường này, các trẻ em sẽ nhận được sự dạy dỗ về lẽ đạo và một nền giáo dục tiểu học, giống như người ta đă thực hiện trong các trường họ của Nhà Chung, hợp theo chương tŕnh của vị đại diện tông ṭa.

4-  Việc hát xướng trong các nghi thức phụng vụ ngày Chủ nhật sẽ do ca đoàn của các sư huynh đảm trách và các sư huynh này cũng phụ trách cả những lễ sinh.

Để làm tin, chúng tôi kư nhận khế ước này được thể hiện qua 3 bản chính.

Pnompenh[1], ngày 20 tháng ba năm 1917

 

Sư huynh giám tỉnh                                           Đại diện tông ṭa

Kư tên :  Sh Albin Camille                                     Kư tên : J.C. Bouchut

 

(Bản sao y) Sóc Trăng, ngày 5 tháng bảy năm 1917

Sư huynh bề trên : sh Constance Marie

Bản đồ trường La San Sóc Trăng (Saint François Xavier) theo bản khế ước 1917.
(rộng 1 mẫu 4 sào 322 m2, quay mặt ra đường đi Đại Ngăi)

 

Dự thảo khế ước mới năm 1946.

Gần 30 năm sau, (1917-1946), một khế ước mới lại được thành h́nh. Thời gian, xă hội và con người có nhiều thay đổi, không ngưng động, nên mọi sự cần được xem xét lại. Chúng ta c̣n giữ lại được bản dự tính khế ước năm 1946 với nội dung như sau :

 

Bản khế ước dự thảo giữa các sư huynh trường Ki-tô và địa phận truyền giáo Cam-pu-chia.

*  Xét rằng những khó khăn mà các sh tại Sóc Trăng gặp phải phát xuất từ  những hiểu lầm giữa linh mục Keller, cha sở họ đạo Sóc Trăng và các sh này, về vấn đề trường họ (của xứ đạo) và về thật nhiều dịch vụ mà các sh buộc phải thực hiện cho giáo xứ ;

*  Xét rằng các sh không c̣n được các cấp trên của họ cho phép xây cất trên những thửa đất không là tài sản của ḍng La San.

*  Xét rằng sh Tổng phụ quyền Zacharias, đại diện của sh Tổng quyền ḍng La San đă mạnh dạn đặt vấn đề về bản khế ước được kư kết ngày 30/11/1917, giữa đức cha Bouchut, giám mục tông ṭa Nam Vang, và sh giám tỉnh Albin Camille ;

Linh mục Keller, cha sở họ đạo Sóc Trăng, nhân danh cả giáo xứ của thành phố này và sh Domicé-Rogatien, giám tỉnh vùng Đông Dương, nhân danh ḍng các sh trường Ki-tô, quyết định cách đồng thuận rằng khế ước kư kết năm 1917 không c̣n hiệu lực kể từ ngày 01/12/1946 vả sẽ được thay thế bằng khế ước sau đây :

 

1°/  Để các sh có thể dự tính lên chương tŕnh xây dựng ngôi trường mới tại Sóc Trăng, xứ đạo đồng ư bán đứt cho họ khu đất mà họ đă sử dụng từ xưa đến nay.

2°/  Ngôi trường giáo xứ đă được xây dựng trước đây trên khu đất này nay được biếu tặng hoàn toàn cho các sh và đổi lại, các sh sẽ chịu trách nhiệm dạy dỗ miễn phí các trẻ nghèo trong họ đạo đến “cùng độ” là 1/10 sĩ số học sinh của trường.

3°/  Các sh được toàn quyền tuân thủ luật ḍng của họ và họ không phải bị buộc tham dự các nghi lễ được cử hành tại xứ đạo khi các nghi lễ này ngăn cản họ không cho phép họ chuyên tâm vào các công việc riêng theo đấng bậc họ.

      Cha sở sẽ tạo thuận lợi giúp họ tuân thủ tốt giáo luật số 595, liên quan đến việc xưng tội hàng tuần của các tu sĩ.

4°/  Trong các lớp học của họ, chương tŕnh giảng dạy về tôn giáo và kiến thức đời cũng như phương pháp sư phạm được áp dụng sẽ dựa theochương tŕnh và phương pháp của nhà ḍng họ.

       Để giúp họ thực hiện hoàn hảo công tác tôn giáo của họ cạnh giới trẻ Ki-tô giáo đă được trao phó cho họ, cha sở hoặc các cha phó mà ngài gởi đến sẽ đảm trách việc giải tội 2 tháng một lần cho các học sinh của họ.

5°/  Các sh được miễn trừ  mọi công tác trong giáo xứ, trong mọi trường hợp, trừ ra ngày chủ nhật và duy chỉ trong thời gian mà niên học đang được tiến hành, các sh cùng các học sinh của họ sẽ đảm trách việc hát xướng trong các nghi lễ diễn ra tại nhà thờ của giáo xứ.

       Để làm tin, chúng tôi cùng kư tên dưới đây :

        Lm. Keller,

        cha sở giáo xứ Sóc Trăng.                             Sh Domicé-Rogatien,

                                                          giám tỉnh ḍng tại Đông Dương

Làm tại Sài G̣n, ngày   tháng   năm 1946

 

 

Năm 1950

 

Vào ngày nhập học tháng ba, có sự sụt giảm số nội trú 5/12 . Lư do của việc này là thành phố Sóc Trăng bị đe dọa nghiêm trọng. Thật vậy, trong đêm thứ sáu tuần thánh, vào khoảng 20g00, các đồn bót đều bị tấn công dữ dội. Ngay sát quanh trường cũng có những cuộc đọ súng trong cả tiếng đồng hồ. Sáng hôm sau, quân đội đă đến lục soát nhà trường và trưng dụng để đóng quân. Khỏi cần kể ra những thiệt hại do những người lính đến trấn đóng này : các cửa nhà vệ sinh của trường được họ sử dụng làm củi đốt … Mặc dù gặp phải những khó khăn, nhà trường vẫn long trọng mừng lễ cha thánh lập ḍng Gio-an La San và sư huynh chân phước Salomon như những năm qua. Một thánh lễ được cử hành trước buổi lễ với bài giảng của linh mục Phán, cha sở của họ đạo Sóc Trăng.

Ngày 17 tháng năm, đức giám mục Chaballier đă đến thăm viếng cộng đoàn các sư huynh.

Kết quả các kỳ thi chính thức cuối năm không kém phần an ủi :

-  Đối với bằng sơ cấp (certificat élémentaire) : 29/34 đậu

-  Đối với bằng Tiểu học (C.E.P.C.) : 12/19 đậu

Sau kỳ thi, các sh chuẩn bị cho cuộc tĩnh tâm năm được ấn định vào ngày 19 tháng 7. Các chỗ đă được đăng kư trước. Chiều ngày 17, ông chủ xe đến báo cho các sh là ngày mai 18/07, xe ông không thể nào đưa các sh lên Sài G̣n được v́ có tin các xe sẽ bị phục kích và tấn công. Ngày 19, sh Damien lấy máy bay đi Sài G̣n. Ngày 24, Sh bề trên Ildefonse được gởi ra Nha Trang để điều hành cuộc tĩnh tâm của các sh ngoài ấy.

Ngày 31, sh Félix đáp máy bay xuống Sóc Trăng để giữ chức huynh trưởng cộng đoàn và trả lại sự yên b́nh cho nhà trường.

Ngày 23 tháng 10, vào khoảng 19g30, sân lớn của trường bị xe quân đội tràn vào. Và kể từ thời điểm ấy, các sh và học sinh đều ít nhiều bị quấy rối không yên. Tuy nhiên, nhờ ơn Chúa thương, trường thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê vẫn tiếp tục hoạt động b́nh thường.

Năm 1950 kết thúc tốt đạp với “số dân” đáng khích lệ :

Cours Supérieur (lớp nhất) :    40 hs

Cours Moyen (lớp nh́) :       38 hs

Cours Élémentaire (lớp ba) :   70 hs

Cours Préparatoire  (lớp tư) :   67 hs

Cours Enfantin (lớp năm) :    135 hs

Trường họ :                 65 hs

     Tổng cộng :                415 hs

 

Năm 1952

Sau các ngày nghỉ Tết, ngày tựu trường diễn ra tốt đẹp và số học sinh nội trú gia tăng thêm khoảng 20 em và đưa con số nội trú lên thành 50. Số học sinh ngoại trú tại các lớp nhỏ (lớp năm) cũng gia tăng nhiều[2]. Điều này cho thấy trước là ngày tựu trường vào tháng bảy tới, số học sinh nhập học sẽ đông hẳn lên. Và trước viễn cảnh này, sh hiệu trưởng liền nghĩ tới việc phải tiến hành đ̣i lại các khu nhà pḥng ốc bị quân đội trưng dụng. H́nh như Chúa Quan Pḥng cũng tiếp tay giúp đỡ san bằng các trở ngại,

Thật vậy, trước sự ngoan cường từ chối không đồng ư của sh hiệu trưởng về số tiền mướn và cách chi trả mà quân đội địa phương phải thanh toán cho trường về sự chiếm đóng, nhà binh Pháp ở Sài G̣n – mà quân đội địa phương Sóc Trăng phụ thuộc – đành phải chấp nhận giải pháp thân thiện và biết điều hơn. Sự tŕnh bày tha thiết của sh hiệu trưởng về những bất công do cuộc trưng dụng ngang nhiên của địa phương Sóc Trăng này cuối cùng đă mang lại kết quả : Tiền  mướn chỗ do việc trưng dụng lúc đầu là 20$,00 được thay thế bằng tiền đền bù thiệt hại hằng tháng là 205$,00.

Cũng nhân dịp này, sh hiệu trưởng đă yêu cầu nhà cầm quyền quân sự phải dứt khoát trả lại những khu vực trường bị trưng dụng để trường dễ dàng sửa sang pḥng ốc cho các học sinh có chỗ thuận tiện học hành trong niên khóa tới. Những lư lẽ rất hợp t́nh hợp lư mà sh hiệu trưởng đưa ra, nhà cầm quyền quân đội địa phương bắt đầu suy nghĩ và viên quan năm (colonel) chỉ huy quân đội tại Sóc Trăng hứa sẽ trả lời sau khi tham vấn ban chỉ huy quân sự của ông ta.

Đang lúc công chuyện chưa ngă ngũ ra sao th́ ngày 19 tháng ba lại đến. Thừa dịp một linh mục từ vùng “giải phóng” đi qua, một thánh lễ được tổ chức long trọng tại giữa sân trường, trước một đám đông dự lễ gồm các sư huynh, các học sinh và bạn bè thân hữu của các sh, nhằm cầu nguyện cùng thánh Giu-se cho trường được tự do hoạt động giáo dục. Đây là lần đầu tiên kể từ khi các biến cố trọng đại xảy ra trên đất nước Việt Nam, một thánh lễ ngoài trời được tổ chức như vậy giữa sân trường thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê. Chiều trước ngày hôm ấy (18/03), một học sinh nội trú của các sư huynh đă nhận bí tích thanh tẩy tại trường.

Trời đă thương nhà trường.Viên quan năm hứa danh dự là sẽ trao trả lại sân trường và khu nhà bị chiếm đóng (bị nhiều hư hao) từ ngày 1 tháng sáu tới. Tuy nhiên, xét v́ vị trí chiến lược quan trọng của nơi trường tọa lạc, khu vườn và khu nhà chơi có mái che sẽ được sử dụng làm trung tâm đóng quân của đại đội chỉ huy tiểu đoàn đệ ngũ Việt Nam.

Như thế, giai đoạn đầu của cuộc tranh đấu đă được thắng lợi. Và chiến thắng này khích lệ sh hiệu trưởng tiến hành thêm những bước khác hầu giải phóng nhà trường hoàn toàn thoát khỏi mọi “chiếm đóng quân sự”

Đầu tháng tư, sh hiệu trưởng thực hiện một chuyến đi lên Sài G̣n để yêu cầu cơ quan lo về bồi thường chiến tranh chấp thuận những khoảng tiền vay mượn để sửa chữa các khu nhà và pḥng ốc của trường bị hư hại do cuộc chiến gây ra. Vị đại diện cơ quan bồi thường chiến tranh của Nam Kỳ tỏ vẻ rất niềm nở và hứa sẽ dùng ảnh hưởng của ḿnh để trường các sư huynh được ưu tiên vay mượn trong tài khoánăm 1952 nhằm tu bổ hoặc xây dựng lại những đổ nát của trường.

Nhân dịp lễ 15 tháng 5, nhằm lôi kéo cha thánh lập ḍng quan tâm thương đến con cái La San ở Sóc Trăng, trường cho mở tuần cữu nhật để gia tăng cầu nguyện và hy sinh hăm ḿnh. Năm nay nhà trường cũng quyết định mừng trọng thể lễ của cha thánh dù có sự hiện diện “bất đắc dĩ” của các quân nhân không mời. Rủi thay, tối ngày áp lễ thánh, lệnh báo động đặc biệt đỏ đă suưt làm đổ vỡ những chuẩn bị trước lễ và gây nguy hiểm cực kỳ cho khu nhà chánh. Việt Minh xâm nhập vào thành phố khoảng 22g00, đă tấn công cùng lúc các đồn bót. V́ trường là nơi trú đóng của đại đội chỉ huy nên đặc biệt bị bắn phá. Họ tiến đến cách trường khoảng 300m và chỉa đủ loại súng tự động rất chính xác vào nơi cố thủ của binh lính Quốc Gia. Một số đạn bắn khá trúng các mục tiêu và sau hơn 20 phút giao tranh, súng nổ đ́ đùng, tất cả rồi trở lại yên tĩnh. May phúc thay, không ai bị hề hấn ǵ bên phía quân đội. C̣n về phần các sư huynh và học sinh nội trú, “cả bọn” bị một phen hú vía, sợ xanh mặt nhưng không bị thương tích ǵ cả! Sáng hôm sau, ngay khi thức giấc, mọi người ra xem xét các vết đạn rơi và tất cả nghĩ ngay tới là ḿnh chắc chắn được “Ơn Trên” phù trợ. Lúc 8g00, thánh lễ được cử hành long trọng tại nhà thờ họ. Và khi trở về trường, các tṛ chơi dân gian cùng rất nhiều phần thưởng đáng giá đă tạo hứng thú cao độ cho cuộc tranh tài giữa các lớp với nhau.

Cuối tháng năm, diễn ra chuyến viếng thăm theo luật của sh giám tỉnh. Sư huynh Cyprien được sh huynh quản lư trường Taberd tháp tùng đă đến Sóc Trăng trong xe hơi riêng. Trong dịp này, sh giám tỉnh gợi ư là nên mở các lớp đầu cấp của ban trung học vào ngày khai giảng tháng bảy của niên khóa sắp tới. Gợi ư này được sh hiệu trưởng nghiêm túc đem ra thực hiện và chỉ sau vài tuần, ngoài phố có tiếng đồn là trường các sư huynh sắp mở lớp đệ thất (sixième moderne). Nhiều phụ huynh đă đổ xô đến ghi danh cho con cái ḿnh.

Cuộc thăm viếng của sh giám tỉnh trùng hợp với lễ đoàn kết quốc gia. Để chuẩn bị cho cuộc lễ này, người ta yêu cầu nhà trường tích cực tham gia để nâng cao uy tín của các cuộc diễu hành của các trường trong tỉnh. Chiếc xe hoa của chúng ta được trang trí bằng một bức họa sống động tŕnh bày thánh lập ḍng và các môn đệ của ngài hiện diện tại khắp năm châu, trên quả địa cầu này. Dân chúng đánh giá cao chiếc xe hoa này và nó đă mang về cho nhà trường một phần thưởng trị giá 400$,00.

Cũng trong tháng năm, đức cha Chaballier, giám mục tông ṭa của Phnompenh đă chủ tŕ lễ ban bí tích Thêm sức cho 71 học sinh của trường.

Dù có trễ hạn mấy tuần lễ, cuối cùng rồi các doanh trại của lính dựng lên trên sân trường được  được tháo gỡ và đem ra chất đống trong khu vườn rau cải của trường. Cuối tháng tám – thay v́ đầu tháng sáu như lời đoan hứa danh dự - khu nhà bị hư hại được dùng làm nơi ăn ở cho lính tráng mới được giải phóng và trao trả lại cho nhà trường. Trong việc di dời doanh trại này, khá nhiều hành động nhỏ nhen hoặc không quang minh  chính đại được dịp bộc lộ và gây thiệt hại cho trường. Thế nên sh hiệu trưởng phải dùng hết tài tháo vát cũng như sự kiên nhẫn của ḿnh  mà cố đẩy các vị khách không mời này mau rời khỏi khuôn viên của nhà trường.

 

Vào thượng tuần tháng sáu, diễn ra cuộc thi lấy bằng tiểu học Đông Dương (certificat d’études primaires complémentaires indochinoises). Sh Hiệu trưởng được mời vào ban giám khảo cuộc thi. Trường Phan-xi-cô Xa-vi-ê gởi đi ứng thí 52 học sinh và 33 trong số này đă trúng tuyển. Đây là một tỉ lệ khá tốt và đây là lần đầu từ nhiều năm nay,  con số học sinh thi đậu bằng cấp này được cao như vậy.

 

Trong kỳ hè năm nay, nhiều đơn xin đăng kư ghi danh vào học các lớp, nhất là lớp đệ thất theo chương tŕnh mới (classe sixième moderne), cả nội trú lẫn ngoại trú. Để ngăn ngừa trước mọi bất ngờ do sự gia tăng đột ngột của nhóm nội trú, nhà ngủ được sửa sang lại để có thể chứa được 150 giường có đầy đủ “nệm ra[3]”. Các hố xí mà không ai đụng tới từ hơn hai mươi năm nay cũng được hút phân đi và tân trang. Một pḥng lớp rộng lớn được phân ra thành hai pḥng, vừa là pḥng hiệu trưởng và tiếp khách và pḥng kia là nơi sinh hoạt của giáo viên và pḥng thu học phí của thầy quản lư. Pḥng khách được trang bị với những bàn ghế tân thời, tuy đơn giản nhưng không kém thanh nhă. Khoảng 20 bộ bàn ghế học sinh được đặt mua để trang bị cho hai lớp mới sẽ mở ra vào niên khóa sắp tới.

 

Cộng đoàn các sư huynh cũng sắm được một máy T.S.F. và một tủ sách tuyệt đẹp.

 

Vào kỳ cấm pḥng năm, sh Fernand Nghi được điều về trường Miche trên Nam Vang và sh Richard de sainte Anne từ Mỹ Tho đến thế chỗ. Và để thực hiện lời hứa của sh giám tỉnh khi ngài đến viếng thăm cộng đoàn vừa qua, sh Léonard Lựu từ Sài G̣n được gởi đến Sóc Trăng để nâng sĩ số thành viên của cộng đoàn lên thành 7.

 

Ngày tựu trường được ấn định vào ngày 15 tháng chín. Mặc dù phải kinh qua một cuộc sàng lọc khắc khe, con số ghi danh vào lớp 6ème moderne vượt quá dự định. Sau khi buộc phải trải qua một kỳ thi tuyển của 140 học sinh, trường chỉ giữ lại 110 em v́ số lớp có hạn : 50 em khá nhất học 6ème A và 60 em c̣n lại tạo thành lớp 6ème B. Các lớp tiểu học cũng đầy trẻ.

 

Tổng số học sinh là 520 trong đó có tất cả 130 học sinh nội trú. Đây là một con số đặc biệt cao nhất đạt được từ những năm sau 1945.

Phong trào Hùng Tâm được phát động mạnh do sh Léonard chỉ đạo. Các thành viên thực hiện được nhiều thành tích và nhiều sáng kiến. Những thành viên ưu tú của Hùng Tâm cũng dấn thân vào phong trào Thánh Thể.

 

Trường hoạt động b́nh thường được hai tuần lễ với nhiều lúng túng và khó khăn v́ thiếu không gian khoáng đảng cho sinh hoạt học đường và v́ sự hỗn tạp lính tráng, th́ bổng vào đầu tháng mười, lệnh di tản khỏi trường được ban bố xuống cho quân đội đang đóng trại tại đây. Viên đại tá đích thân đến và tận tay trao trả pḥng ốc cho sh hiệu trưởng và tỏ vẻ vui mừng v́ đă thành công giải phóng trường. Thế là giai đoạn quân đội chiếm đóng đă cáo chung và đồng thời hai năm gian nan khổ ải của cộng đoàn cũng biến theo.

 

“Đâu đó vào ngày 10/10” thầy tṛ trường Thánh Phan-xi-cô Xa-viê hăng hái xắn tay áo lên và ra sức san bằng doanh trại của nhóm người ra đi mà không để lại được nhiều cảm t́nh. Một ngôi nhà lá dựng trên nền chuồng heo cũ được giữ lại và được họ sử sang thành nhà đa dụng, vừa là chuồng heo, chuồng thỏ và chuồng gà vịt !

 

Liền sau đó việc đại tu tức sửa chữa lớn bắt đầu. Xây dựng một cổng lớn với cửa bằng sắt đồ sộ được ráp vào. Pḥng dành cho bác gác cổng thành h́nh cùng lúc. Nhà vệ sinh với khoảng hai mươi pḥng cũng được xây mới. Các công việc xây dựng nầy khởi sự vào cuối tháng mười chỉ hoàn tất vào cuối tháng chạp mà thôi. Hiện tại cửa ra vào trường trông thật xinh và có phần nghiêm trang !

 

Lễ thánh quan thầy của trường vào ngày 03 tháng 12 được mừng kính thật sốt sắng và mang lại nhiều ơn thiêng cho các tâm hồn “dân Taberd Sóc Trăng”: tuần cửu nhật cầu ơn thánh, xưng tội và chịu lễ, thánh lễ với bài hát và những đối đáp[4] của cử tọa … Tiếp theo là những trận đấu bóng rỗ và bóng bàn diễn ra thật hấp dẫn giữa những tay chơi thể thao “nhà nghề”, những “tay vợt xuất chúng” của học sinh thày ḍng và học sinh trường người Hoa trong tỉnh. Học sinh trường thày ḍng mà ḷng say mê các môn thể thao mới vừa được khơi dậy từ sau ngày “giải phóng” khỏi sự chiếm đóng của quân quản, dù rất anh dũng lăn xả để bảo vệ màu cờ, tuy vậy, nhưng lực bất tùng tâm, vẫn bại trận ! và để kết thúc ngày lễ quan thầy, một buổi chiếu phim[5] được tổ chức để chiêu đăi con dân của thày ḍng và phụ huynh của chúng.

 

08/12 : Đoàn Hùng tâm dũng chí đă có một buổi lữa trại vui rất thành công.

 

Để giúp đỡ các học sinh của chúng ta, đặc biệt các em nội trú mà phần đông là lương dân, biết thêm về mầu nhiệm Giáng sinh, một vở kịch về ngày lễ được các đoàn viên Hùng tâm dày công chuẩn bị và hăng say tập luyện. Ngày 24 tháng chạp, vào lúc 21g00, sinh hoạt văn nghệ của đêm canh thức lễ Noel được tŕnh diễn tuyệt vời trước một cử tọa đông nghẹt chưa từng thấy tại địa phương này. Các nhân sĩ trong thành phố, trong đó có hai quan lớn, cũng đến tham dự  làm tăng thêm phần long trọng của buổi lễ. Rất tiếc là Thánh lễ đêm Giáng Sinh không được cử hành tại sân trường liền ngay sau cuộc tŕnh diễn. Buổi văn nghệ kết thúc vào lúc 22g30.

 

Sau cuộc “triệt thoái” của quân đội khỏi khuôn viên trường, mọi người đều cảm thấy thoải mái và một bầu khí yên tĩnh làm tinh thần thầy tṛ của trường Thánh Phan-xi-cô Xa-viê làm biến mất sự căn thẳng. Sau những ngày mệt nhọc “đứ đừ” v́ lễ lạc, sư huynh giám tỉnh Cyprien, sh phó hiệu trưởng Fernand Georges và cha Querry, tuyên úy của Taberd đă t́m xuống Sóc Trăng, đến với cộng đoàn để t́m chút thời gian thư giản. Để chứng tỏ niềm vui được tiếp đón những khách quí, cộng đoàn tổ chức những chuyến đi xa bằng xe hơi đến Bạc Liêu, Cà Mau, Lịch Hội Thượng (phía biển) và Bải Giá và cũng nhằm để tăng thêm kiến thức về những vùng xa xôi của miền Nam nước Việt và để chứng kiến được sự an b́nh của vùng quê hẻo lánh này sau những ngày loạn lạc. Khắp nơi, các khách quí của chúng ta được hàng giáo phẩm cũng như lănh đạo địa phương đón tiếp nồng hậu. Chuyến “viễn du” của họ cũng là một dịp để quảng cáo cho dân chúng biết thêm về các môn đệ của thánh Gio-an La San.

 

12/11/1953 : Cha sở già Keller tạ thế thọ 77 tuổi. Ông gốc Đức, có 2 anh em nữa cũng đều là linh mục truyền giáo tại Việt Nam, một là cha sở tại Cái Bè (Mỹ Tho), người kia là cha sở tại Búng (Thủ Dầu-Một).

 

Năm 1954

Tháng 09/54 : lớp đệ thất của chương tŕnh Việt Nam mới được khai giảng tại La San Sóc Trăng.

Cuộc thăm viếng trường của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm: ông vẫn chứng tỏ nhiều cảm t́nh dành cho tập thể các thầy cũ của ḿnh.

 

 

Năm 1966

La San Kánh Hưng. Trường La San nghĩa thục tại Bải Xàu.

17/04 : Mừng lễ đệ nhất bách chu niên ngày các sh La San đặt chân lên dất Việt. Lễ kỷ niệm này được khởi sự bằng một tuần tam nhật được tổ chức rất chu đáo. Tiếp theo là buổi lễ cùng những tṛ vui chơi nhộn nhịp đặt dưới sự chủ tọa của đức khâm sứ Ṭa thánh và đức giám mục địa phận Cần Thơ, đức cha Nguyễn Ngọc Quang. Cũng trong dịp này, các sư huynh tại trường La San Khánh Hưng (tên thường dùng hơn để chỉ trường Thánh Phan-xi-cô Xa-viê) khánh thành một trường tiểu học nhánh và miễn phí tại Bải Xàu (khoảng 3 km, năm phía bên kia, hướng đông nam của Sóc Trăng). Và để cho buổi lễ thêm trọn vẹn, người ta tổ chức nghi thức đặt viên đá đầu tiên cho câu lạc bộ cho giới trẻ La San. Và để kết thúc cách long trọng ngày kỷ niệm hiếm hoi này, một cuộc rước đuốc qua các đường chính làm thành phố nhỏ này tưng bừng hẳn lên và phần nào đó, nó nhận được sự khâm phục cùng sự kinh ngạc của người dân vốn an phận thủ thường này.

 

09/07 : Những thay đổi nhân sự.

Sau quá tŕnh sáu năm công tác được đánh giá cao tại La San Khánh Hưng, huynh trưởng Bertin Khôi nhận được lệnh thực hiện một chuyến đi ra nước ngoài nhằm bổ túc và kiện toàn kiến thức. Hy vọng là khi về lại quê hương Việt Nam, sh có thể tra tay một cách hiệu quả vào công tác tông đồ mới với ḷng phấn khởi và tự tin hơn. Sh Maxime, thầy quản lư rất công tâm của chúng ta, được chỉ định nắm giữ  quyền điều hành cộng đoàn và nhà trường.

 

Sh Gilles cảm thấy sức khoẻ kém dần nên xin lănh đạo tỉnh ḍng được về nghỉ ngơi tại nhà hưu dưỡng La San Mai Thôn.

 

01/08 : Các sh Gontran Thịnh và Honoré Dơng đến từ Huế (B́nh Linh) thay cho các sh rời đi. Sh Thịnh mang chức danh hiệu trưởng và sh Honoré, giám học tiểu học.

 

04/11 : Sau ba tháng cố gắng thích nghi với công tác, một sự vụ lệnh mới đă được trao cho sh Thịnh : sh phải gấp rút trở về Taberd. Một sự vụ lệnh khác gởi sh Honoré đi truyền giáo tại Cameroun bên Phi Châu. Thế chân cho họ là hai sh Clément Lợi và Antoine Lộc.

 

08/12 : Vào ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, giáo xứ Sóc Trăng tổ chức lễ kết thúc Năm Thánh : Kiệu đi xuyên qua con đường chính (Đường Hai Bà Trưng) của thành phố, thánh lễ đồng tế, đêm canh thức. Cả nhà trường đều sốt sắng tham gia mọi sinh hoạt , nhất là khi được giao đặc trách  về khâu an ninh trật tự. Sau buổi lễ, các học sinh thấy rất tự hào về việc chúng đă chu toàn tốt trách nhiệm lănh nhận.

 

12/12/66 : Lễ đặt viên đá đầu tiên cho trường La San Cần Thơ.

Các học sinh nội trú súng sính trong bộ đồng phục mới dành cho các ngày lễ long trọng đă kéo nhau lên Cần Thơ để tham dự buổi lễ. Trong dịp này người ta chú ư đến sự hiện diện của các bậc vị vọng trong đạo cũng như ngoài đời : đức giám mục Nguyễn Ngọc Quang của giáo phận Cần Thơ, ông chuẩn tướng Mạnh, chỉ huy trưởng vùng bốn chiến thuật … Các nghi thức diễn ra tốt đẹp và ai nấy đều hài ḷng.

 

Năm 1967

Khai giảng các lớp học chung cho hai giới.

Với sự ưng thuận và cho phép của cấp lănh đạo ḍng cũng như của hàng giáo phẩm, La San Khánh Hưng năm nay đă cho mở hai lớp học “liên giới” nam nữ  ở ban trung học đệ nhị cấp : đệ tam và đệ nhị.

 

Năm nay cũng được đánh dấu bởi một sáng kiến độc đáo nữa : nhà trường đi bước trước trong việc mời gọi sự cộng tác của các d́ Mến Thánh Giá trong các lớp ban tiểu học. Cũng trong dịp này, các d́ tự nguyện đứng ra đảm trách việc điều hành trường La San nghĩa thục tại Bải Xàu : dưới sự chỉ đạo của sh hiệu trưởng, 3 d́ sẽ lo dạy dỗ các em nghèo tại khu vực kém phát triển này.

 

[1] Sic

[2] Theo thói quen, cha mẹ thường cho con nhỏ vừa thêm tuổi đến lớp sau dịp tết.

[3] Matelas, drap

[4] Tham dự tích cực của giáo dân !

[5] Một biến cố vui vào những thập niên 30, 40, 50 …