Together and by Association,
Reaching Out - Touching Hearts

First Class of English, January 6, 2006

Mừng Xuân Bính Tuất
ĐÓN XUÂN TRÊN ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP


Có lẽ tôi sẽ đi mục vụ tại Campuchia và về đến nhà khoảng 28, 29 tết ǵ đó, nhưng tất cả đă thay đổi và nằm ngoài dự đoán của tôi, khi Bề trên thông báo là chúng tôi sẽ đón Tết cùng với đồng bào người Việt tại Campuchia, xém chút nữa là tôi bật khóc, nhưng tôi đă kềm chế được v́ "Nam tử Hán đại trượng phu đổ máu chứ không rơi lệ". Đây là lần đầu tiên trong đời tôi ăn tết xa nhà, mà lại là đất khách quê người, một cảm giác buồn rười rượi xâm chiếm tâm hồn, bao nhiều điều khiến tôi phải suy nghĩ, tôi sẽ phải làm ǵ ở một nơi xa lạ, mà nửa chữ của họ tôi cũng không biết, ḷng tôi giờ đây thật không thể diễn tả được bởi nó chứa đựng biết bao cảm giác : lo lắng, buồn bă…


Cộng đoàn chúng tôi đă lên chương tŕnh đi Campuchia, anh em chúng tôi sẽ chia làm hai nhóm, nhóm một đi tiền trạm và sẽ xuất phát ngày 24/01/2006 (tức ngày 23 Tết Âm lịch), nhóm hai sẽ xuất phát sau đó bốn ngày (tứ ngày 28/01/2006, nhằm ngày 27 Tết Âm lịch), không hiểu động lực nào đă khiến tôi giơ tay xung phong vào nhóm đi tiền trạm, gồm có : Frère Hiếu, F. Đa, Đoài, Ḥa, Minh (nhỏ) và tôi (thêm sự tăng cường của Frère Ba). Chúng tôi xuất phát lúc 9h00 tại Việt Nam và đến Phnom Penh lúc 16h00. Lúc này tôi mới cảm nhận được quan trọng của một người đồng hương (Việt Nam) là thế nào nơi một đất nước xa lạ, văn hóa, ngôn ngữ, con người,… tất cả hoàn toàn "không giống" người Việt chúng tôi. Xe vừa cập bến, chung quanh tôi người ta nói ǵ, tôi hoàn toàn "mù tịt", bởi một chữ bẻ đôi tôi cũng không biết. Chúng tôi đang đợi Frère Hiệp đến đón, nhưng v́ đói bụng quá nên tất cả quyết định vào một quánăn gần đó, để t́m chút ǵ "bỏ bụng", v́ từ sáng đến giờ chúng tôi đă bị cơn đói làm cho mệt lă. Kêu thứ ǵ ăn đi, Fr. Hiếu lên tiếng, nhưng mà ăn ǵ đây ? Một anh hỏi lại, trong thực đơn chỉ toàn là tiếng Campuchia và tiếng Anh, tiếng Campuchia th́ mù tịt, mà tiếng Anh cũng không phải là rành, nh́n vào thực đơn bên cột tiếng Anh, tôi thấy món "Beef soup…" ǵ đó, tôi nghĩ chắc là Phở Ḅ, nên mạnh dạn ra hiệu cho chủ quán làm một tô, nhưng đến khi người ta đem ra th́ hỡi ôi, một tô Canh chua thịt ḅ, hoàn toàn không dính dáng ǵ đến phở hết, cả nhóm chúng tôi phá lên cười, và có lẽ đây là một kỷ niệm vui trong chuyến đi mục vụ của tôi.


Một lúc sau Fr. Hiệp xuất hiện, Frère gọi xe Tuk Tuk đưa chúng tôi về cộng đoàn, đến nơi tôi gặp Frère Fortuna Phong ra đón với một khuôn mặt rất niềm nở, thân mật (chào anh em, quư hóa quá…). Dưới dự hướng dẫn của Frère Hiệp, tôi về pḥng tắm rửa chuẩn bị ăn cơm chiều. trong bữa cơm chúng tôi vừa ăn vừa bàn chuyện tiến hành việc lên chương tŕnh giúp đồng bào người Việt đón Tết. Tất cả phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lúc này, thay v́ phải đợi nhóm hai qua rồi mới tiến hành th́ chúng tôi phải bắt tay ngay vào công việc, v́ chương tŕnh của Bề Trên Giám Tỉnh đưa ra là có nấu Bánh Tét, mà nếu đợi nhóm hai qua th́ không kịp. Và một thay đổi nữa là thay v́ tổ chức chơi Hội chợ như đă dự định ở Việt Nam, th́ chương tŕnh giờ đây chỉ là tổ chức vui chơi, sinh hoạt với các em trong khi chờ bánh chín. Sở dĩ có sự thay đổi này, là do ư kiến đóng góp của các Frères tại địa phương, các Frères đưa ra một lư do hết sức tế nhị, là nếu không muốn gặp "rắc rối", và có thể trở lại vào những lần kế tiếp.


Ngày hôm sau, anh em chúng tôi tiến hành chương tŕnh như đă thống nhất tối hôm trước, chúng tôi chia ra làm hai nhóm đi chợ, một nhóm th́ mua những vật dụng (đồ chơi) chuẩn bị cho những tṛ vận động, nhóm c̣n lại mua bánh kẹo để làm quà phát cho các em. Ngay tối hôm đó anh em chúng tôi cùng nhau chia thành những phần quà để kịp ngày mai lên đường đi phát quà cho các em.


Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến giúp đó là B́nh Di, một họ đạo nằm cách cộng đoàn chúng tôi khoảng 70 cây số, dưới sự hướng dẫn của cô Vân. Có lẽ đây là nơi để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất trong chuyến đi này. Vừa đến nơi, tôi đă thấy các cô, các bác cùng với các em thiếu nhi đứng đợi chúng tôi. Cô Vân dẫn chúng tôi vào trong nhà xứ để cất đồ đạc và rửa mặt cho tỉnh táo, vừa bước vào tôi đă thấy các cô đang cặm cụi gói bánh, người th́ gói kẻ th́ cột với những thao tác thật nhuần nhuyễn. Cất đồ xong, anh em chúng tôi ra tiếp tay với các cô để phụ gói bánh cho kịp để chương tŕnh phát bánh ngày mai. Tôi chỉ biết giúp các cô bằng cách cột dây bánh, với những thao tác ban đầu thật vụng về (v́ từ trước đến giờ tôi chưa hề biết gói bánh là ǵ, chỉ biết ăn bánh mà thôi). Vừa gói bánh vừa hỏi thăm làm quen với những em bé ngồi gần đó, các em thật dễ thương, và rất quư chúng tôi, chỉ sau một vài tiếng làm quen chúng tôi đă trở nên thân thiện, đứa nắm tay, đứa bá cổ, trông chừng dường như đă quen từ lâu rồi, có tiếng c̣n lên tiếng giành với đứa khác : ông chầy (thầy) này của tao, tao xí trước rồi chứ bộ… Chúng tôi giúp gói bánh đến 14h00 th́ nghỉ tay để bắt đầu cuộc sinh hoạt với các em thiếu nhi B́nh Di. Chúng tôi cho các em thi đua với nhau nào là chuyền banh, đạp bong bóng, thổi bột…, các em chơi rất vui mặc dù có một vài em v́ háo thắng nên chưa trung thực, có lẽ tại các em chưa được giáo dục nhiều nên chúng có gian dối đó là điều không tránh khỏi. Sau buổi sinh hoạt với các em chúng tôi nghỉ ngơi chút ít, tắm rửa, và ăn chiều, rồi lại tiếo tục công việc gói bánh cho đến hơn 21h00. Và ngay khi nồi bánh đầu tiên được vớt ra, chúng tôi chia nhau đi phát cho những gia đ́nh gần đó v́ sợ để đến sáng mai sẽ không kịp. Do không phải là chuyên môn của ḿnh nên sau một ngày gói bánh chúng tôi ai nấy đều cảm thấy mệt mỏi, riêng tôi v́ sức có hạn nên không thể cầm cự đặt lưng xuống một cái là "lên tiên" luôn, không c̣n biết "trời trăng mây nước ǵ hết". Sáng sớm hôm sau khi chúng tôi đang dùng điểm tâm để chuẩn bị lên đường đi phát cho những gia đ́nh c̣n lại như đă định, th́ các em thiếu nhi đă xuất hiện, chúng đứng đầy trước cửa nhà xứ đợi, để chúng tôi nói kể chuyện và vui đùa với chúng. Chúng không dám đi đâu hết sợ không được chơi với chúng tôi, thậm chí có một em mẹ kêu về nhà bà ngoại cũng nhất định không đi, đ̣i ở lại và rơm rớm nước mắt cho đến khi yêu cầu của em được mẹ chấp thuận. Ăn sáng xong, trong khi chờ đợi nồi bánh c̣n lại hoàn tất, chúng tôi nói chuyện với các em, dăm ba em xúm lại từng người trong chúng tôi, được một lúc th́ nghe có tiếng một Frère nói với các em rằng : dzô ông thầy đó ổng kể chuyện cho nghe, ổng kể chuyện hay lắm (ổng "nhiều chuyện" lắm), thế là các em bé xúm lại quanh tôi và bắt tôi phải kể chuyện cho chúng nghe, hết chuyện này đến chuyện khác đến nỗi tôi hỏi các em, mệt chưa ? chúng bảo : chưa, và tôi lại tiếp tục cho đến lúc chất bánh lên hai chiếc xe kéo (mượn của các cô chú trong giáo xứ). Thấy chúng tôi đi phát bánh, các em cũng xin đi theo, và cũng nhờ các em dẫn đường và giúp đỡ chúng tôi đă hoàn tất sớm hơn dự định (khoảng 10h00). Đáng lẽ ra đến khoảng 14h00 chúng tôi mới rời khỏi B́nh Di, nhưng v́ c̣n hai họ đạo khác đang chờ nên chúng tôi phải lên đường ngay cho kịp. Dù chỉ mới quen nhau trong khoảng thời gian không lâu, nhưng khi chia tay, cả chúng tôi lẫn các em ai nấy đều không khỏi bịn rịn, các em đưa chúng tôi ra đến tận xe và đợi xe lăn bánh các em mới trở vô. Đây là những giây phút cảm động nhất trong thời gian đi mục vụ tại Campuchia, chính các em đă làm cho tôi vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà, nỗi buồn không được cùng ăn tết với gia đ́nh. Giờ đây tất cả h́nh ảnh ấy vẫn c̣n đọng lại trong tâm trí tôi , h́nh ảnh những em bé lấm lem nhưng thật dễ thương với những cái tên ngộ nghĩnh : Vẹn-Toàn (hai chị em), B́nh-Phong (hai anh em sinh đôi), Cọp, Giàu,…


Qua chuyến đi này, tôi cảm nghiệp được một điều, đó là càng tiếp xúc lâu với các em, th́ các em càng trở nên thân thiết với ḿnh, điều này tôi nhận thấy khi đi sinh hoạt ở ba nơi khác nhau : B́nh Di, Xa-an, Cham-pa. Muốn giúp đỡ người ta th́ phải biết họ cần ǵ, mà muốn biết họ cần ǵ, họ thao thức như thế nào th́ không c̣n cách nào khác hơn là sống với họ, sống cùng họ.


Js. Nguyễn Hồng Hưng


MÙA XUÂN GIỮA NHỮNG MÙA XUÂN


Cuộc đời một Sư huynh La San luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ và thách đố, nhưng không v́ thế mà thiếu đi nguồn hạnh phúc và niềm vui khi dấn thân phục vụ. V́ thế, khi được tin sẽ đi Cambodia trong dịp Tết Bính Tuất này để phục vụ đồng bào Việt kiều tại đó, tôi cảm thấy nôn nao với ít nhiều trăn trở, không biết ḿnh có thể làm được những ǵ phù hợp với Thánh Ư, và có một điều duy nhất cần phải chuẩn bị, đó là phó thác hoàn toàn trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa đồng thời tin tưởng vào sự cầu bầu dẫn dắt của Cha Thánh Gioan La San. Trong tâm trạng đó, tôi sẵn sàng lên đường.


Lần đi này, ngoài hai Frères ở nhà để lo dọn lễ và công tác phục vụ anh chị em di dân tại Giáo xứ Khiết Tâm, tất cả cộng đoàn Học viện đều tham dự nhưng chia làm hai toán : Toán một khởi hành ngày 25.01.2006 gồm sáu Frères, và toán hai khởi hành ngày 28.01.2006 gồm ba Frères cùng đi với Bề Trên, Thầy Phó và Diễm Châu, một học viên Thần học năm ba. Riêng tôi được hân hạnh tháp tùng trong toán một, và đây là lần thứ hai tôi đến xứ chùa tháp đầy huyền thoại này.


Buổi sáng hôm lên đường trời thật đẹp, đầy nắng ấm và gió mát. Sau khi phó thác chuyến đi trong sự quan pḥng của Thiên Chúa và dẫn dắt của Cha Thánh Gioan La San, chúng tôi cùng ra bến xe. Đây là hăng xe Capitol chạy suốt từ thành phố Hồ Chí Minh lên đến Phnom Penh. Điều khá bất ngờ và lư thú là chúng tôi lại được Frère Ba cùng đồng hành trong chuyến đi này. Xe bắt đầu lăn bánh lúc 8 giờ và đến cửa khẩu Mộc Bài lúc khoảng 11 giờ. Sau khi làm thủ tục hải quan xuất cảnh tại cửa khẩu Việt Nam, chúng tôi lại phải chờ để làm thủ tục nhập bên phía cửa khẩu Cambodia. V́ thế, chúng tôi đến thủ đô Phnom Penh lúc 4 giờ chiều. Tất cả đều cảm thấy hồ hởi v́ chuyến đi thật b́nh yên, dù rằng khá đói bụng. Thế là anh em nhào vào quán để kiếm chút ǵ đó để bỏ bụng. Không hiểu v́ đói nên mắt mờ hay v́ vẫn c̣n nhớ quê hương mà Frère Hưng lại gọi món soup thịt ḅ nấu theo kiểu Việt Nam, và anh em lại được một trận cười vui vẻ v́ hóa ra đó chỉ là canh chua nấu với thịt ḅ mà thôi ! Anh em c̣n đang húp x́ xụp th́ Frère Hiệp đến đón về. Đây là căn nhà vừa mới được xây dựng xong c̣n thơm mùi sơn, và hiện chỉ có Frère Hiệp và Frère Fortuna Phong vừa từ Mỹ sang trụ tŕ. Gặp lại nhau thật mừng và ấm ḷng.


Trong bữa cơm chiều khá thịnh soạn, anh em chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch ngay. Nếu như trong dự tính, chúng tôi chỉ đảm trách tổ chức tṛ chơi cho các em nhỏ, nhưng đến đây, chúng tôi mới biết là có chương tŕnh nấu bánh tét với đồng bào tại ba địa điểm ; mà nấu bánh th́ không thể trễ hơn ngày 29 Tết, v́ thế không thể đợi toán hai được. Thế là chúng tôi quyết định sẽ mua quà cho trẻ, tổ chức sinh hoạt với các em và kết hợp nấu bánh.
Sáng ngày 27.01.2006, chúng tôi cùng với Frère Hiệp và sự hướng dẫn của Cô Vân, cùng đi đến họ đạo B́nh Di, một họ đạo người Việt sát biên giới. Vừa đến nơi anh em nhào vô phụ gói bánh và làm quen với các thín, các bác qua các câu chuyện làm quen và thăm hỏi nhau. Nhưng chẳng mấy chốc, trẻ em lũ lượt kéo nhau đến đứng đầy sân. Chúng tôi vội vă đến với các em để làm quen và cũng để tạo t́nh thân ái với các em, đồng thời mời các em rủ nhau trở lại lúc 2 giờ cho đông đủ. Tuy vậy, hầu như các em đều đến thật sớm. Tất cả chúng tôi đều "được" các em đeo cứng. Thật dễ thương những gương mặt hồn nhiên, những lời nói ngây thơ và những nụ cười khoe hàm răng sún… V́ thế, tất cả anh em đều hăng hái bắt tay vào việc. Người lo cho các em quá nhỏ, người tổ chức tṛ chơi cho các em lớn hơn, người chuẩn bị múa rối… bầu không khí như vỡ ra với tiếng cười, tiếng ḥ hét chen lẫn những tràng vỗ tay. Mặc dù ngoài trời nắng thật nóng, nhưng tâm hồn tôi như dịu mát khi ḥa vào niềm vui của các em. Cuộc vui kéo dài đến gần 5 giờ chiều mà các em vẫn c̣ hăng hái. Đă đến giờ phải tạm chia tay, chúng tôi phát cho các em mỗi em một phần quà tuy đơn sơ nhưng vẫn làm cho các em thích thú.


Sau đó, một số anh em tiếp tục gói bánh (đến 9 giờ tối mới xong), riêng tôi được các em dẫn đi vào xóm phía sau nhà thờ. Đây là xóm người Việt và khá nghèo, hầu hết đều dựa vào buôn lậu xăng dầu từ Việt Nam sang, nhưng lúc này bị lực lượng tuần tra bắt rất gắt nên không thể tiếp tục được. Trong đó, có một gia đ́nh nghèo đến mức muốn bán con v́ không biết phải xoay trở ra sao trong những ngày sắp tới. Tuy tôi vừa đi, vừa đùa với các em nhỏ, nhưng tôi như thấy nhói trong tim v́ không biết rồi ra tương tương lai của những người đồng bào này sẽ ra sao ? Thôi, xin phó thác vào bàn tay nhân từ yêu thương của Thiên Chúa. Ngài sẽ đoái đến những con người đau khổ này, và sẽ ra tay cứu giúp bằng cách nào đó. Đến gần 10 giờ tối mà các em vẫn bu quanh chúng tôi đến mức các bác phải giải tán các em để anh em chúng tôi có thời giờ nghỉ ngơi. Thật ra, chúng tôi mời các bác, những người nhiệt t́nh gói bánh từ sáng đến giờ, về ngủ nhường lại phần canh nấu bánh cho chúng tôi, và măi đến hơn 3 giờ sáng mới xong xuôi tất cả.


Bưởi sáng ngày 28.01.2006, anh em chúng tôi chia nhau đi đến từng gia đ́nh để chúc tết với cặp bánh tét. Dù bánh gói không đẹp lắm, nhưng tất cả các gia đ́nh đều vui vẻ, v́ như lời họ nói, đó là "lộc hên của quư thầy". Dĩ nhiên là không thể không có các em cùng đi. Thật hạnh phúc và phấn khởi v́ sự hiện diện của các em. Sau đó, chúng tôi chia tay với các em trong lưu luyến. Các em cứ nằng nặc đ̣i tôi phải hứa là tết năm sau sẽ lại dến vui chơi với các em. Ḷng tôi thật xốn xang, nhưng các em ơi, tôi không dám hứa chắc, chỉ có thể nói thật ḷng ḿnh là tôi sẽ luôn nhớ đến các em, nhớ đến những mùa xuân làm nên mùa xuân trong tôi. Tạm biệt các em, những thiên thần nhỏ hồn nhiên của tôi.


Chúng tôi lại lên đường đến Xă An, một họ đạo nằm cách B́nh Di khoảng 40km, trên đường về Phnom Penh. Đến Xă An, chúng tôi phải tách làm hai nhóm : một nhóm gồm 4 Frères ở lại sinh hoạt và phát quà ncho các em, riêng tôi và Frère Ḥa lại tiếp tục quay về đến Hố Trư để kịp cùng gói bánh với đồng bào tại đó. Hố Trư là một họ đạo nằm ven sông Cửu Long. Muốn đến đây, phải qua một con đ̣ ngang, v́ hai bờ cách nhau khá xa. Theo chương tŕnh, chúng tôi chỉ lo phần gói và nấu bánh mà thôi, c̣n phần sinh hoạt với các em sẽ đợi đến sáng mai với sự hỗ trợ của toán hai sẽ đến Cambodia vào chiều nay. Do đó, tôi đi loanh quanh trong xóm, thăm các gia đ́nh và tṛ chuyện với các bác đang gói bánh. Thế nhưng, lại một lần nữa, như có sức hút, các em kéo nhau đến với chúng tôi, càng lúc càng đông dần. Làm sao tôi có thể bỏ qua những mùa xuân bé nhỏ của tôi được. Thế là chúng tôi vội vă tập họp để vui chơi với các em. Trước khi Frère Ḥa lo phần các em c̣n bé, tôi lao vào cùng ḅ, cùng nhảy, cùng lê lết cưới lăn với các em. Những mệt nhọc lẫn đói bụng như biến mất (v́ thật ra từ sáng đến lúc đó, khoảng 2 giờ trưa, anh em chúng tôi chưa có chút ǵ bỏ bụng). Mặc dù chỉ là những tṛ chơi đơn giản, với vài trái banh nhựa, một ít bong bóng hay vài đôi dép… nhưng các em chơi hết ḿnh nên bầu không khí thật sôi động. Măi đến 5 giờ chiều, tôi tạm thời giải tán các em để các em về tắm rửa và ăn cơm, đồng thời hẹn các em sáng mai. Lúc này, hai anh em chúng tôi cũng lo tắm sơ để sau đó tranh thủ dùng cơm chiều với các bác trong ban hành giáo.


Nhưng ḱa, tôi chưa dùng xong bát cơm thứ hai th́ các em lại kéo nhau đến đứng đầy trước cửa. Những mùa xuân bé nhỏ đang háo hức đợi chúng tôi. Thế là tôi chợt thấy ấm ḷng và no bụng, vội buông bát cơm xuống và đến với các em. Lúc này trời bắt đầu tối nên tôi không thể tổ chức các tṛ chơi mang tính hoạt động được (sợ có ǵ nguy hiểm cho các em), mà tôi tụ họp các em lại để thi múa hát hoặc kể chuyện, đặt câu đố vui… Các em thi nhau múa hát thật xôm tṛ, hát cả tiếng Việt lẫn tiếng Miên ; nhất là các em gái múa nhiều vũ điệu tuy đơn sơ nhưng khá nhịp nhàng. Tôi cũng tham gia vào các bài múa, nhưng v́ múa hay quá nên các em được trận cười ḅ. Đang vui chơi th́ toán hai đến tăng cường, nên mặc dù trời đă tối, nhưng các em lại được tham dự nhiều h́nh thức vui chơi do các Frères vừa đến tổ chức. Măi đến hơn 9 giờ tối mới tạm giải tán các em. Phần tôi, trong lúc các Frères đang chơi với các em, tôi t́m một nơi ngồi nh́n toàn cảnh mà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho tất cả các em thay cho lời kinh tối.


Sáng ngày 29.01.2006, theo như dự tính, tất cả các Frères chia nhau đi đến từng gia đ́nh để chúc tết và trao bánh. Sau đó về lại và thưởng thức tô cháo ḷng bốc khói, vừa ngồi, vừa thổi, vừa húp ngay tại sạp bán cháo khiến nhiều bà con cũng đến tham gia cho vui. Hàng cháo ḷng hôm đó đắc khách nên hết sớm ! Đúng 8 giờ, chúng tôi tập hợp các em lại và tổ chức vai tṛ chơi thi đua khá hấp dẫn. Để đáp lại, các em cũng tŕnh diễn góp vui bằng các tiết mục múa của các em bé gái. Thời gian vô t́nh trôi đi thật nhanh, đă đến lúc phát quà và nói lời tạm biệt. Nhiều em bám lấy chúng tôi như không muốn rời xa. Đă có những trận "mưa Xuân" làm ước mắt các em. Tôi lúng túng không biết phải nói ǵ với những mùa xuân nhỏ thân thương này, ḷng cũng bồi hồi cảm động nhưng ngoài mặt vẫn cố gắng pha tṛ chọc cười các em. Thôi các em ở lại b́nh an, chúc các em măi măi là những mùa xuân tươi trẻ. Đ̣ đă ra xa bờ mà h́nh bóng các em vẫn c̣n đứng bất động trên bờ sông xa. Tôi ngoảnh mặt đi v́ h́nh như có hạt bụi nào vừa rơi vào mắt.


Nic. H


XUÂN VỀ TRÊN QUÊ HƯƠNG KHÔNG MAI NỞ


"Hoa mai chưa nở, không biết xuân về hay chưa ?"


Xuân năm nay, cũng như bao xuân khác, nó vẫn đến trong không – thời gian theo quy luật vận hành của trời đất : hết hạ, thu, đông rồi xuân lại đến. Nhưng nó lại là một mùa xuân đặc biệt. Đặc biệt v́ chúng tôi đón xuân trên đất nước mà nơi ấy xuân chưa đến. Thêm vào đó, đây là lần đầu tiên mà riêng cá nhân tôi đón xuân trên một đất nước bạn – đất nước Campuchia thân mến ! Nơi đất bạn thân thương, tuy chỉ trong một không – thời gian giới hạn nhưng cũng đă để lại trong tôi những ưu tư, ấn tượng và cảm nghiệm khôn tả.


Ấn tượng đầu tiên là cuộc hành tŕnh dài từ cộng đoàn Mai Thôn đến cộng đoàn mới trên đất khách. Cuộc hành tŕnh kéo dài gần tám giờ đồng hồ nhưng suốt cả chặng đượng ai nấy đều đói lả v́ không có ǵ để cho vào bụng. Khi xe đă đến nơi, mọi người nô nức phấn khởi v́ biết ḿnh sắp được một bữa ăn ngon. Tuy thế, trong nhóm có một anh thân người tuy bé nhất nhưng lợi khẩu vô cùng. Anh đă nhanh nhẩu gọi ngay một món ǵ đó mà trong thực đơn đă ghi sẵn bằng tiếng Anh. Sau những giây phút chờ đợi, người ta mang ra cho mỗi anh em một tô canh chua to đùng. Thế là mọi người vui vẻ "húp" hết tô canh chua và ra xe về cộng đoàn theo sự hướng dận của Frère Hiệp.


Ấn tượng và cảm nghiệm thứ hai của tôi là tại nơi cộng đoàn mới. Tại đây anh em đă được hai Frères chủ nhà chuẩn bị và tiếp đón thật nồng nhiệt, vui tươi và chu đáo. Khi chúng tôi đến, một sự cần thiết để chúng tôi có thể sinh hoạt trong thời gian lưu lại tại đây đều được chuẩn bị kỹ lưỡng làm cho chúng tôi mới đến nhưng cảm giác ḿnh đang ở trong chính cộng đoàn ḿnh vậy, và cũng nhờ thế, mà mọi vất vả sau cuộc hành tŕnh dài tan biến theo tiếng cười nói của cả nhà. Một ấn tượng khác mà tôi không thể quên đó là nơi đây muỗi đông vô kể xiết, cứ mỗi sáng ngủ dậy là nó chết gần như đen cả nền nhà, bởi thế, chúng tôi đă trở thành những "dũng sĩ" diệt muỗi với những cây lưới điện, nhan, và thuốc xịt.


Mọi việc đă ổn định, giờ đây chúng tôi bắt đầu lên chương tŕnh cụ thể để tiến hành công việc. Những ǵ chúng tôi dự tính từ nơi quê nhà giờ đây phải thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi phải lên một chương tŕnh mới cho phù hợp với thực tế theo sự hướng dẫn của hai Frères chủ nhà. Cuối cùng một sự chuẩn bị cũng đă hoàn tất cách chu đáo và kỹ lưỡng.


Trong thời gian lưu lại tại đất bạn, chúng tôi đến viếng thăm và làm việc tại bốn cộng đồng người Việt : B́nh Di, Chùm Ba, Xă An và Hố Trư. Trong chuyến viếng thăm nầy tuy có nhiều điều để nói nhưng chung quy th́ có bốn điểm mà theo tôi là trọng yếu :


Trước hết về mặt kinh tế. Theo tôi th́ họ không có khó khăn mấy về lănh vực nầy – trừ một thiểu số. Vấn đề tôi nhận thấy là họ không có khả năng sáng tạo và tự tạo ra công việc mới cho ḿnh nhưng chỉ bám víu vào những ǵ có sẵn, đến khi công việc ấy c̣n thuận tiện th́ họ chỉ biết ngồi chờ thời cơ nên cuộc sống của họ khá bấp bênh.

Thứ đến về mặt nhân bản. Đây là một vấn đề theo tôi là cấp thiết và chúng ta có thể dấn thân phục vụ trong lĩnh vực nầy. Trẻ em ở đây thiếu hẳn một nền giáo dục để các em có thể có được một kiến thức và một nền đạo đức nhân bản tối thiểu. Tại các nơi anh em chúng tôi đến, số các em được đến trường không nhiều nếu có chăng th́ cũng chỉ dừng lại ở bậc tiểu học. Mặt khác, cha mẹ chúng chỉ quan ttâm đến nhu cầu kinh tế nên thường thả chúng sống buông tuồng, tự do theo bản năng. Đây là nỗi khát vọng, băn khoăn của một số phụ huynh mà tôi có dịp tiếp xúc. Họ cho rằng : con em họ sau nầy sẽ mất gốc v́ không có người dạy tiếng Việt cho chúng. Một thực tế mà tôi nhận thấy là có một số con em người Việt mà không biết viết, biết nói tiếng Việt. Thêm vào đó, họ cho rằng con em họ đến trường của người bản xứ để học nên các em hấp thụ toàn bộ nền văn hóa bản xứ mà chẳng biết tí ǵ về văn hóa Việt Nam.

Sau lại, là vấn đề khó khăn trong sự chung sống giữa người bản xứ và người Việt Nam. Theo một số người lớn kể lại : họ thường xuyên bị những thanh niên bản xứ đánh đập, đập phá nhà cửa… cũng theo họ nhận định đó một phần là do cộng đồng người Việt thiếu vắng sự đoàn kết. Trong một cộng đồng người Việt, tuy không đông lắm nhưng đă chia ra hai bè nên sức mạnh tập thể không có tạo điều kiện cho người bản xứ dễ dàng áp bức. Ngoài ra, c̣n có những lư do khách quan tế nhị khác.

Cuối cùng về mặt tâm linh. Ở đây thiếu vắng những hạt nhân chủ lựa để giúp họ về lĩnh vựcc đời sống tâm linh. Chẳng hạn như : linh mục, tu sĩ… Trong thời gian chúng tôi ngồi gói và nấu bánh tét với họ, th́ có một số người lớn tâm sự : "ước ǵ ở đây có được một vài người như các thầy để giúp chúng tôi về đời sống tâm linh. Ở đây, lâu lâu chúng tôi mới có được một thánh lễ ngoài ra mọi hoạt động đều do ban mục vụ giáo xứ đảm trách. Tuy thế, họ c̣n phải lo làm ăn, họ cũng đâu biết ǵ để lo cho việc chung, họ chỉ có được một chút ḷng nhiệt thành và quảng đại, thậm chí họ chỉ làm v́ lợi ích của cá nhân. Chẳng hạn như họ làm là để hưởng được hoa lợi từ đất của giáo họ mà thôi". Họ nói tiếp, "và như thế con em họ chẳng biết tí ǵ về Giáo lư, về Đạo và về Chúa cả. Mỗi khi có linh mục đến làm lễ th́ đi lễ vậy thôi chứ có biết ǵ về Chúa về Mẹ đâu". Họ đặt ra vấn đề : "vậy th́ tương lai con em họ sống đạo như thế nào trên một đất nước có thể nói là Phật giáo trở thành quốc giáo ?".


Trên đây mới chỉ là những điều mà tôi lắng nghe, thấy và cảm nghiệm được. Tuy nó có phần giới hạn và chủ quan v́ thời gian chúng tôi lưu lại, tiếp xúc quá ngắn ngủi nhưng nó cũng làm tôi suy nghĩ nhiều. Số phận của những người lớn có thể qua đi, nhưng c̣n các trẻ em th́ tương lai của chúng thế nào khi phải sống trong một bối cảnh bấp bênh và thiếu thốn về mọi mặt ? Tỉnh Ḍng của chúng ta có thể giúp được ǵ cách thực tiễn để góp phần cải thiện, nâng cao đời sống : kinh tế, văn hóa và tâm linh của những người Việt ở đây ? Nếu có thể giúp được th́ chúng ta bắt đầu từ đâu ? bắt đầu như thế nào". Và bằng phương thế nào ? Để hạt giống Lời Chúa gieo vào ḷng đất khỏi trở nên vô hiệu.


Sh. Giuse Lê Ngọc Ái Đa.


VÀI CẢM NHẬN SAU CHUYẾN CÔNG TÁC


Được tham gia công tác mục vụ cùng cộng đoàn Học viện trong thời gian 9 ngày c̣n đọng lại trong tôi nhiều suy nghĩ về "xứ truyền giáo này". Xin được lược sơ qua vài cảm nhận cũng như những công việc nhỏ bé mà chúng tôi vừa thực hiện từ khi bước vào ranh giới Campuchia cho tới khi bước trở lại đất Việt Nam.


9 giờ sáng ngày 24 tháng 1, 6 anh em chúng tôi lên xe tại Sàig̣n để hướng về Nam Vang, hơn 1 giờ đồng hồ xe đă đến cửa khẩu Mộc Bài, tốn hơi nhiều thời gian cho thủ tục nhập cảnh, nhưng chúng tôi đă đến Nam Vang khi trời chưa kịp tối. Được Frère Hiệp dẫn về cộng đoàn Nam Vang nghỉ ngơi và lên kế hoạch cho các công tác đă dự định. Sau khi ăn tối diễn ra một cuộc họp ngắn để phân chia cho anh em những việc sẽ làm vào ngày hôm sau. Tôi, Frère Hưng, Frère Minh Dominique lănh toàn bộ việc mua sắm dụng cụ chuẩn bị cho tṛ chơi, sinh hoạt. Frère Hiệp, Fr. Hiếu, Fr. Đoài lo phần quà (đây chỉ mới dự trù cho họ đạo B́nh Di). Sáng 26/1 chúng tôi được cô giáo Vân từ B́nh Di lên đón về họ đạo, một họ đạo gần ngay biên giới Việt Nam. Khoảng 9g30 xe chúng tôi đă tới. Bà con trong họ đạo cùng nhau gói bánh, nhưng số gạo quá nhiều nên công việc chẳng đơn giản. V́ không ai là chuyên gia nên tiến hành rất chậm. Anh Em Học viện cũng cùng bà con người buộc giây, người xé lá đến quên cả giờ cơm trưa. 14g00 th́ anh em tạm ngưng gói bánh để lo sinh hoạt vui chơi cho khoảng 150 em Thiếu nhi. Thật vui nhưng cũng rất mệt v́ các em hầu như chưa có kỷ luật cũng như chưa biết chơi các tṛ chơi mà chúng tôi tổ chức. Sau gần 2 tiếng sinh hoạt, hát ḥ th́ mỗi em nhận được phần quà của ḿnh và tạm thời giải tán. Chúng tôi lại tiếp tục cùng bà con gói bánh đến gần 22g00 mới xong. Tranh thủ những nồi bánh chín trước, anh em phân ra làm 2 nhóm để đến thăm khoảng 50 gia đ́nh sống len lỏi trong khu nghĩa trang (v́ sợ hôm sau không kịp giờ). Đă gần 11h00 khuya, anh em ai cũng mệt, một vài anh em tranh thủ nằm nghỉ, tuy nhiên một hai anh đă t́nh nguyện hy sinh canh bánh v́ bà con chẳng c̣n ai ở lại.


Sáng hôm sau 27/1 dù rất mệt mỏi v́ mọi sinh hoạt b́nh thường bị xáo trộn, anh em cũng mau mắn phân công để đi thăm gần 100 gia đ́nh c̣n lại. Công việc kết thúc lúc gần 9g00, chúng tôi tranh thủ về ngay họ đạo "Xă An". Sự việc lại ngoài dự định v́ bà con sợ gói không kịp nên đă hoàn toàn mua bánh chợ, công việc của anh em chỉ c̣n lại là sinh hoạt với các em nhỏ và đi thăm hỏi bà con. Xét thấy không cần ở lại hết, nên Frère Hiệp đă đề nghị chia bớt số anh em về họ đạo "Hố Trư". Tôi và Frère Hiếu thuộc số 2 anh em được cử đi. Đến Hố Trư đă 14g00. Ban hành giáo vui vẻ đón tiếp và chỉ chỗ cho tạm nghỉ ngơi. Hai anh em chưa kịp rửa mặt th́ các em nhỏ nghe tin có "ông Thầy" đến thế là chúng rơ nhau tới nên chúng tôi phải nhập cuộc luôn. Cùng chơi với các em đến khoảng 16g30 th́ đề nghị các em tạm ngưng khi trên tay mỗi em là một bong bóng và một chiếc kèn, trước khi chúng chịu ra về chúng đă cho 2 chúng tôi một bản nhạc đinh tai nhức óc v́ gần 70 chiếc kèn nhựa thi nhau phát ra âm thanh.


Về phần người người lớn, nhờ sự khéo léo của ban hành giáo, việc tổ chức gói bánh đă chia làm 3 nhóm : bà con làm rất nhanh, anh em không phải phụ vào nên dành toàn thời gian cho các em nhỏ. Tranh thủ lúc các em đang có đồ chơi, anh em chúng tôi vội vàng tắm rửa và dùng cơm tối, cơm chưa xong th́ ngoài sân các em đă lại đến dù chúng tôi đă dặn 8g00 sáng hôm sau mới đến. Không bỏ lỡ cơ hội, Fr. Hiếu tổ chức luôn một buổi văn nghệ do các em tự diễn, điều ngạc nhiên là các em rất hăng say tŕnh diễn, nhóm này hát chưa xong th́ nhóm khác đă lên dành chỗ, cứ thế liên tục hơn 1 tiếng khiến Fr. Hiếu mệt lữ trong vai tṛ làm "ông Bầu". Tới phiên tôi tạm thế để Fr. Hiếu có thời gian để thở, tôi cũng chỉ giữ vai tṛ điều khiển cho nhóm nào lên trước cộng thêm vài bài hát sinh hoạt ngắn tôi tranh thủ tập cho các em. Cả 2 anh em đều mệt nhưng các em nhỏ th́ hầu như không biết mệt là ǵ, t́nh h́nh căng thẳng th́ đột nhiên ông Trùm Trưởng báo tin có thêm các Thầy xuống giúp, như người đuối gặp phao, 2 anh em chúng tôi tạm an tâm v́ từ dưới bờ sông xuất hiện bóng Bề Trên Tùng, F. Minh, F. Tú, F. Lực. F. Cường, F. Minh Dominique, F. Thái, F. Đa, các Frères nhập cuộc luôn giúp các em vui chơi đến 21 giờ th́ giải tán và nghỉ đêm.


8 giờ sáng 29/1 chúng tôi chia làm 2 nhóm, một nhóm tổ chức sinh hoạt, phát quà cho các em, một nhóm chia nhau đi thăm hỏi bà con xóm đạo đến 10 giờ th́ kết thúc, chúng tôi xuống ghe trở về Nam Vang. tại cộng đoàn nam Vang, sau bữa cơm tối thân mật, chúng tôi cùng nhau canh thức đón giao thừa. 11g30 (23 giờ đêm) cả thảy anh em cùng quây quần cầu nguyện để chuẩn bị đón năm mới, thời khắc đă đến chúng tôi cùng dâng lời tạ ơn và cùng chia sẻ với nhau bữa ăn thân mật không thiếu rượu mừng và lời chúc đầu xuân của BT. Phó Giám Tỉnh cũng như Frère đại diện cộng đoàn Nam Vang. Chúng tôi nghỉ đêm khi bước qua năm mới đă hơn 1 giờ.


Mọi việc trong năm cũ đều tốt đẹp, ngày đầu năm mới, sau Thánh lễ Tân Niên do cha sở người Ư làm bằng tiếng Miên, chúng tôi chẳng hiểu ǵ ngoài các công thức quen thuộc. Chiều mồng một, anh em được tự do đi xem phố đồng thời chuẩn bị quà cho buổi sinh hoạt sáng mồng 2 Tết tại họ đạo "Chùm Pa". Tranh thủ buổi chiều rănh rỗi một số anh em xin phép đi tham quan cánh đồng xương khô, một biến cố lịch sử của Campuchia khi nghe kể lại, ai ai cũng rùng ḿnh. Hết ngày mồng một tốt đẹp, tối đến anh em cùng nhau chia quà thành từng phần để 7g45 sáng mồng 2 sẽ đến vui chơi với các em tại họ đạo "Chùm Pa". Tại họ đạo này, chúng tôi không tổ chức gói bánh, nhưng chỉ dành ưu tiên cho việc sinh hoạt thiếu nhi, thế nên công việc tiến hành khá gọn gàng trật tự bởi được chia thành 3 lứa tuổi khác nhau. Từ 0 -> 6 tuổi chơi riêng, c̣n lại từ 7 -> 15 tuổi chia làm 2 nhóm, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi lộn xộn v́ các em rất hăng hái nên luôn muốn dành phần chơi trước. 9g45 th́ cả 3 nhóm tập trung tại hội trường để xem phần biểu diễn văn nghệ của các em ca đoàn và tiết mục mùa "đầu gối" đặc sắc của các Frères. Công việc xong lúc 10g30, chúng tôi lên xe quay về cộng đoàn để dùng cơm trưa và sau dó dọn dẹp hành lư v́ sẽ có xe về Việt Nam vào sáng mồng 3 Tết.


Chuyến đi công tác tại Nam Vang khép lại khi chúng tôi lên xe rồi Phnom Penh lúc 9g15 để hướng về Sàig̣n. Xe chạy liên tục hơn 4 tiếng th́ đă tới biên giới. Mọi thủ tục xong xuôi đă gần 14g00, do vậy dự tính về đến nhà lúc 15g00 th́ đă phải lui lại tới 16g15. Một chuyến đi 9 ngày của 6 anh em và 7 ngày của 6 anh em c̣n lại đă kết thúc tốt đẹp dù cho công việc không hoàn toàn thuận lợi như đă dự định.


Sau chuyến đi này, nơi bản thân tôi có một vài nhận xét như sau : Phần lớn những gia đ́nh tôi gặp nơi 4 họ đạo tôivừa tiếp xúc đều nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần, tuy nhiên họ chưa phải là những người nghèo nhất so với các họ đạo ở Việt Nam mà tôi cũng đă từng được tiếp xúc. Điều bi đát đối với họ chưa hẳn là công ăn việc làm cho bằng tương lai phía trước, v́ chính sách nhà nước đặt họ trong t́nh trạng bấp bênh, hầu như không có quyền đ̣i hỏi mỗi khi bị ức hiếp (nhất là họ đạo Hố Trư), do đó các trẻ em khi đến trường đôi khi phải dấu không dám tiết lộ ḿnh là người Việt Nam v́ sợ bị kỳ thị, các thanh niên Việt Nam nếu có lỡ bị thanh niên Miên ức hiếp th́ một là im lặng hoặc phản kháng rồi bỏ trốn luôn khỏi xứ. Về phần thiêng liêng, hầu như các em chưa được học giáo lư cách quy cũ, nhưng chỉ được hướng dẫn trong một thời gian ngắn hạn trước khi nhận lănh bí tích, nên khi được hỏi, một số em chẳng hiểu ǵ về đạo ngoài một vài thói quen được cha mẹ thúc dục đi nhà thờ mỗi khi có Thánh lễ. Trước các nhu cầu mênh mông như thế, tôi vẫn thầm nguyện ước được góp một phần bé nhỏ nào đó và cầu mong cho chương tŕnh của Ḍng mau bén rễ và phát triển trên mảnh đất này.


Vincent Vũ Thái Ḥa


CẢM NGHIỆM VỀ CHUYẾN ĐI CAMBODIA


Đến với đất nước Cambodia, điều mà làm tôi suy nghĩ nhiều nhất đó là tương lai của các em người Việt Nam sinh sống tại đó. Không đâu xa, chỉ ngay họ đạo Hố Trư, một người trong số họ bộc lộ: " Trong cả họ đạo này, người có trí thức cao nhất cũng chỉ tới lớp 10 là cùng". Không riêng ǵ Hố Trư, mà t́nh h́nh ở các nơi khác cũng chẳng mấy ǵ tốt đẹp hơn như B́nh Di, Chùm Ba, Xă An, Cù Lao Kết ... nh́n chung lại, vấn đề giáo dục dành cho thế hệ trẻ c̣n mù tịt lắm.


Trong thực tế, đa số các cộng đồng người Việt sống tại đây cố gắng giữ lấy cái mốc của ḿnh, họ không chịu bung ra, ḥa nhập với xă hội nước bạn. V́ thế họ sống co cụm lạ với nhau, làm các nghề truyền thống như đánh cá, nuôi cá, thợ may, thợ hồ, mua ve chai, chạy xe ôm, buôn gánh bán bưng... những công việc mà không cần có tŕnh độ học vấn cao. Cho nên vấn đề học hành của trẻ em cũng bị ảnh hưởng rất lớn, họ chỉ cần cho con cái biết đọc, biết viết là được. Họ tổ chức những lớp b́nh dân học vụ, có nghĩa là quy tụ các em nhỏ lại tại nhà cô giáo (có vài cái bàn, một cái bảng và vài cái ghế là trở thành lớp học), cứ mỗi buổi đi học, các em đóng góp cho cô giáo 100 tiền ria. Có nơi th́ tổ chức quy cũ hơn một chút, các em ở đây cũng được học tiếng Cambodia, học phí do Đức Giám Mục đài thọ, có thầy giáo bản xứ đến dạy, để hy vọng rằng các em sẽ ḥa nhập dược đất nước bạn. Nhưng con số ḥa nhập được rất ít và đa phần rơi vào gia đ́nh khá giả. Tóm lại, vấn đề học vấn ở đây là một điểm nóng, v́ nh́n chung các em chỉ học cho đến khi biết đọc, biết viết, khá hơn một chút là hết cấp một, sau đó các em phải ăn xă vào xă hội để kiếm tiền phụ giúp gia đ́nh... con số các em được vào học trường Cambodia rất ít. Rồi đây tương lai của các em sẽ như thế nào? Đất chật người đông, cá mắm đang cạn dần, không lẽ các em cứ đứng ngoài lề xă hội măi, người Việt cũng chẳng ra Việt, mà người Cambodia cũng chẳng ra Cambodia, không lẽ cứ nửa nạc nửa mỡ hoài vậy sao?


Đó chỉ là một vài điều tôi nhận thấy, nghe được và biết được, c̣n những điều bí ẩn bên trong nữa mà tôi chưa được rơ, v́ thời gian của tôi sống ở đây không được nhiều lắm. Xuân năm nay, anh em học viện chúng tôi được cơ hội đi ăn tết với đồng bào người Việt tại Cambodia. Nh́n chung công việc cũng diễn ra tốt đẹp, đối tượng chính của chúng tôi vẫn là các em nhỏ. Chúng tôi tập hợp các em lại, cùng chơi với các em, và điều tôi nhận thấy rơ nhất là có thật nhiều nụ cười được nở ra, có những em cười thật nhiều, thật vui, "cười như chưa bao giờ được cười". Nhưng những nụ cười đó cũng tan biến rất nhanh, cụ thể là lúc chúng tôi rời các em, tôi nhận thấy rơ c̣n những nỗi niềm, một chút biểu hiện của sự buồn tiếc, chắc hẳn rằng các em cũng ước mong chúng tôi ở lại với các em lâu hơn nữa. Một vài em nhỏ cất lên những lời thật đơn sơ: "Ông chầy (thầy) ơi! Ông chầy lại nhà con ngủ nha". Nhưng sự thực vẫn là sự thực, chúng tôi cũng tạm biệt các em, bước lên xe, lên đ̣.


Rời xa các em, tôi cảm thấy trong ḿnh có một điều ǵ đó trào dâng, tôi nghĩ đến tương lai của các em. Tôi nhớ lại, nghe lại những nụ cười gịn giă mà trong ḷng những xôn xao. Là một sư huynh trường kitô, tôi muốn cống hiến một chút ǵ đó, muốn làm một điều đó, một cái ǵ đó, cho dù là thật nhỏ nhen, có thể được để hy vọng rằng có thể kéo dài những nụ cười trên khuôn mặt của các emđược lâu hơn và được trọn vẹn hơn.


Sh. Đaminh Phùng Thế Minh