ĐAU KHỔ VÀ NGHIỆP BÁO
TRONG PHẬT GIÁO VÀ KITÔ GIÁO

Thérèse Hồng Yến, LSS


 
DẪN NHẬP


Mỗi Tôn giáo đều có những cái hay, các Vị sáng lập nào cũng cao cả, giáo thuyết nào cũng dạy những điều tốt. V́ thế chúng ta thường có khuynh hướng độc tôn “đạo của ḿnh”. V́ tin đạo của ḿnh là chính thống, duy nhất và tốt đẹp, muốn quy tụ tất cả trong điều tốt đẹp ấy.
Mỗi người có quyền nhân sinh quan khác ta, không thể bắt người khác phải cùng tư tưởng với ta. Quan niệm nơi mỗi người và mỗi dân tộc lại khác. Hơn nữa mỗi người đều có nhu cầu yêu và được yêu, sống và cần sự cảm thông chia sẻ của người khác. Nhưng muốn được người khác hiểu ta, cũng như ta hiểu người, th́ mỗi người phải tự bộc lộ chính ḿnh.
Sắc lệnh Nostra aetatre của Công Đồng Vatican II. Giáo hội mời gọi con cái ḿnh không những phải thay đổi cung cách đối xử với các anh em thuộc các Tôn giáo khác, nghĩa là gặp gỡ đối thoại với họ không những như là những con người mà c̣n phải tôn trọng Tôn giáo của họ, nh́n nhận rằng đạo của họ tuy khác với đạo của ḿnh, nhưng cũng là Đạo. Hơn thế nữa đây cũng là điều hết sức mới mẻ và có ư nghĩa, đó là Hội Thánh Công Giáo không loại bỏ những ǵ chân chính và thánh thiện trong các Tôn giáo đó (Aán độ giáo, Phật giáo …). Hội Thánh tôn trọng và chân thành nghĩ rằng những cách thế hành động và sinh hoạt, những luật lệ và những học thuyết ấy thường khi đem lại một tia sáng chân lư chiếu soi mọi người …” (N.A.2)
Đức Gioan Phaolô II, trích dẫn trong Instrumentum labories, đă phát biểu trước các đại diện Tôn giáo ngoài Kitô giáo, tại Aán độ, ngày 5 tháng 2 năm 1986 rằng : “Giáo hội t́m đến với các Tôn giáo khác với một niềm tôn trọng thực sự. Giáo hội t́m kiếm một sự hợp tác hỗ tương với các Tôn giáo khác. Sự tôn trọng này có hai mặt: tôn trọng đối với con người đang đi t́m kiếm những câu trả lời cho những vấn nạn sâu xa nhất của cuộc đời, và sự tôn trọng đối với tác động Thần khí trong con người” (2:AAS 78 (1986) 693. Instr. Lab. 31).
Hiện nay, do chủ trương cởi mở của Giáo hội qua Công Đồng Vatican II, nhu cầu hiểu biết về Phật giáo của người Kitô hữu ngày càng tăng. Rất nhiều người Kitô hữu muốn hiểu biết về Phật giáo để cảm thông sâu xa hơn với đa số đồng bào ruột thịt chung quanh ḿnh, hầu có thể chia sẻ, trao đổi và thắt chặt t́nh đoàn kết yêu thương với họ. V́ thế, tôi được Giáo sư cho t́m hiểu về Đối Thoại với Anh em Phật giáo chung quanh vấn đề đau khổ và nghiệp báo, hai linh hạnh của hai Tôn giáo có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên sự hiểu biết c̣n hạn chế, nhưng với ước muốn được hiểu về Phật giáo để sự cảm thông và sự đoàn kết giữa hai Tôn giáo trở nên tốt đẹp hơn, nên tôi mạo muội tŕnh bày những t́m hiểu thô thiển của ḿnh, mong được sự hướng dần của Giáo sư nhiều hơn.


I. NỘI DUNG “ĐAU KHỔ VÀ NGHIỆP BÁO TRONG PHẬT GIÁO”


A. CỘI NGUỒN CỦA ĐAU KHỔ THEO PHẬT GIÁO


Kiếp sống con người luôn diễn tiến theo một quá tŕnh không thể đổi thay, không thể đảo ngược: Sinh-Lăo-Bệnh-Tử. V́ thế mọi tôn giáo đều phải đối diện với vấn đề đau khổ, vấn đề sự dữ, và mỗi Tôn giáo đều cố t́m ra giải đáp cho những câu hỏi: Tạisao có đau khổ, tại sao có sự dữ, đau khổ, sự dữ có ư nghĩa ǵ đối với cuộc sống con người, và đâu là con đường giải thoát?


1. Khổ đế
Ở vườn Linh Dương tại Bénarès, Đức Phật sau khi đă giác ngộ nguyên nhân của đau khổ có nói lần đầu tiên với năm người bạn c̣n đương đi t́m đường giải thoát :
“Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái ǵ ưa mà phải rời là khổ, cái ǵ không ưa mà phải hợp là khổ, cái ǵ muốn mà không được là khổ, nói tóm lại triền miên trong ngũ trọc giả hợp là khổ”.
Ngũ trọc giả hợp hay năm tập hợp của các quyến luyến (les 5 agrégats d’attachement) là:
Sắc uẩn hay là h́nh thể (Rupaskandha)
Thụ uẩn hay là cảm giác (Vedaskandha)
Tưởng uẩn hay là tư tưởng (Sanjnaskandha)
Hành uẩn hay là hành vi tác động (Sanskaraskandha)
Thức uẩn hay là ư thức (Vijjnanaskandha)
Tất cả năm yếu tố hợp lại thành ra tấm thân con người.
Như vậy theo Đức Phật vấn đề đau khổ chính là vấn đề sống chết. Sống chết là đổi thay, là không tồn tại trường cửu. Vấn đề sống chết xưa nay vẫn là vấn đề làm cho nhân loại thắc mắc nhất.
Chân lư 1 của tứ diệu đế có thể chia làm hai phần.
- Đức Phật nêu ra bảy kinh nghiệm đau khổ: sinh, già, bệnh, chết, phải rời cái ǵ ưa, không ưa mà phải hợp, cái ǵ muốn mà không được. Không ai phủ nhận những nhận định trên.
- Ngài cho rằng trong đời sống, tất cả là khổ, sống là khổ (ngũ trọc giả hợp là khổ). Ở đây bản năng cũng như lư trí chúng ta khó công nhận quan niệm này. Có đau khổ, đồng ư. Có nhiều lúc trong đời sống, đau khổ chiếm ưu thế (bệnh tật, chết) : đồng ư. Cho rằng đau khổ thấm nhuần cả cuộc đời, quan niệm này khó chấp nhận v́ chúng ta ai cũng kinh nghiệm có những giờ phút tươi đẹp hạnh phúc trong cuộc đời. Đức Phật phủ nhận quan niệm có những đoạn đời trong đó hạnh phúc đến với con người. Ngài xem quan niệm đó như một sự sai lầm, v́ theo Ngài, hạnh phúc chỉ là một ảo tưởng giam kín con người hơn trong ṿng luân hồi đau khổ.


2. Ư nghĩa của danh từ đau khổ (duhkha)
Người ta thường dịch danh từ duhkha (sanscrit) bằng “khổ” (souffrance), “đau” (douleur), “cùng khốn” hay “buồn phiền”. Khi Đức Bouddha dùng danh từ duhkha, nó có thể mang ư nghĩa “không hoàn hảo”, “không vĩnh cửu” (impermanent). Nói tất cả là đau khổ có nghĩa muốn nói tất cả có thể thay đổi không ngừng. Khi con người càng t́m một cái ǵ vĩnh cửu có thể gắn bó trên trần gian phù du này th́ nó càng đau khổ. Đó là một thái độ hữu lư v́ trong sự phân tích phật giáo, một việc cho dù đem lại hạnh phúc thích thú, không bao giờ không mang vị cay chua v́ luôn luôn người ta biết có thể đánh mất nó. Nếu người ta không có cảm giác sợ sệt này đó là người ta đă có biệt tài tự giấu với ḿnh chân lư không ai chối căi là hạnh phúc chỉ nhất thời. Sớm muộn ǵ những lạc thú trọng đại nhất của con người cũng sẽ biến thành kinh nghiệm đau thương v́ người ta nhận thấy: hoặc nó không vĩnh viễn hoặc nó không thỏa măn hoàn toàn. Vậy thật sự tất cả là đau khổ (duhkha).
Không lạ ǵ khi Đức Bouddha phát biểu giáo thuyết trên. Trước khi giả biệt vợ con gia đ́nh và khước từ kế hoạch của Vua cha muốn Ngài nối nghiệp, Ngài đă xin vua cha cho Ngài được:
1. Luôn luôn vẫn trẻ trung
2. Không bao giờ đau yếu bệnh hoạn
3. Đời sống củaNgài sẽ không bao giờ chấm dứt
4. Thân thể Ngài sẽ không bị phân hủy
5. Không tái sinh sau cuộc đời hiện tại
Siddhartha biết rơ rằng không thần thánh nào, không vị hiền triết nào, không quốc vương giàu có quyền năng nào có thể ban cho Ngài năm đặc ân trên. Như vậy trong thực tế ư nghĩa của đau khổ duhkha là tính cánh không hoàn hảo, không vĩnh cửu bao trùm tất cả khía cạnh của đời sống.
Đức Phật khước từ mọi cố gắng của con người để có được hạnh phúc lâu dài trong cuộc đời như một ảo tưởng. Khi liên kết đau khổ với sự không hoàn hảo, sự không vĩnh cửu, Ngài đă bao trùm cả kinh nghiệm con người trong lănh vực của đau khổ duhkha. Những lúc hạnh phúc nhất của cuộc đời giống như ngụm nước suối mà ta cố múc lên với hai bàn tay, nó sẽ thoát giữa những ngón tay, rơi xuống đất và biến thành bùn lầy trước mắt ta.


3.Ngũ trọc giả hợp hay năm tập hợp
Tư tưởng Phật giáo quả quyết rằng trong con người không có thực thể tưởng trực hay tiểu mă aman nào. Cái mà ta gọi là Ngă (lesoi) chỉ là một tổ hợp các sức mạnh, các năng lực thể chất trộn lẫn với nhau trong trạng thái biến động liên tục. Sự trộn lẫn các năng lực ví dụ lúc 9 giờ sáng sẽ không c̣n như thế nữa sau một giây đồng hồ! Những năng lực trên được chia thành năm nhóm gọi là skandha hay tập hợp (aregat). Ta t́m thấy danh từ kỹ thuật này ở phần hai của “diệu đế thứ nhất” của Đức Phật dùng để giải thích tại sao và như thế nào sống là đau khổ là một chân lư phổ biến: tại sao người ta có thể nói và phải nói: sống là khổ. Đức Phật nói “ngũ trọc giả hợp” hay “5 tập hợp quyến luyến” là khổ. Những tập hợp này là cái ǵ? Người ta có thể tóm tắt sơ lược như sau. Nó gồm có:
a) Sắc uẩn (corporeite) hay tập hợp h́nh thể (Rupaskandha) là tập hợp của thể chất gồm bốn nguyên tố chính: đất , nước, lửa và gió và thể chất dẫn xuất (matiiere derivee) là các bộ phận của giác quan và những vật của giác quan này.
b) Thụ uẩn hay là tập hợp các cảm giác (agregat des sensation) gọi là Vedaskanha. Mỗi cảm giác thích thú, khó chịu hay phím định là hậu quả của tiếp xúc của các cơ quan thể chất (organes physiques) và cơ quan tinh thần (organe mental) với đối tượng của chúng.
c) Tưởng uẩn hay tập hợp các tri giác (Sanjnaskandha): những quan niệm về màu sắc, âm thanh, mùi vị vv… và những h́nh ảnh tinh thần (images mentales).
d) Hành uẩn hay tập hợp các hành vi tác động (Sanskaraskandha): các hành vi tự nguyện, các thôi thúc (implsion), các xu hướng, các cảm xúc có ư thức hay bị dồn nén.
e) Thức uẩn hay tập hợp của ư thức, sự hiểu biết (Vijnanaskandha) : năm ư thức tương ứng với năm giác quan và ư thức tinh thần.
Năm tập hợp này cấu tạo một h́nh thái đặc biệt mà ta gọi là cá nhân. Chúng tác động lẫn nhau và biến đổi liên tục như bất cứ một sinh vật nào. Theo Đức Phật, gán thêm vào tập hợp trên, ư tưởng một bản ngă thường trực (soi permanent) là một sai lầm cơ bản. Và đó là ảo tưởng khủng khiếp, nguyên nhân của mọi tai họa và đau khổ, v́ từ đó sinh ra những phản ứng tai hại như “cái này là của tôi”, và muôn vàn cách thức để người ta khẳng định cái “tôi” của họ, thường tổn thương đến quyền lợi kẻ khác. Aûo tưởng hiện hữu của cái “tôi”, cái tiểu ngă atman, sinh ra ḷng tham muốn, gắn bó quyến luyến với tư tưởng và với sự vật. Giáo thuyết Phật giáo, với ngôn ngữ siêu phàm hay b́nh dân, đều nhắm mục đích phá tan ảo tưởng sự hiện hữu của bản ngă thường trực atman.
Lan, Hùng, Vân… chỉ là những tên, theo một quy ước chung, để biểu thị những tập hợp nhất định và luôn luôn biến đổi nhưng không tương ứng với một thực thể, chỉ ch́m sâu con người vào đau khổ : “gắn bó với năm tập hợp quyến luyến là khổ”.
Ba đặc tính
Để truyền đạt cho phật tử phần cơ bản của “diệu đế thứ nhất”, các sư phụ trong phật giáo đề xướng quan niệm “ba đặc tính” của đời sống hay của h́nh thái cấu tạo bởi năm tập hợp trên. Những đặc tính ấy là:
Tính tạm thời (anitya)
Sự đau khổ (duhkha)
Bản tính không thực thể của vạn vật (anatman)


4. Tập Đế
Phật tiếp tục thuyết pháp cho năm người bạn:
“Đây là phép mầu về nguyên nhân sự khổ: nguyên nhân sự khổ là ḷng tham sống, v́ tham sống mà luân hồi sinh tử, càng tham càng muốn, càng được càng tham, tham sống, tham sướng, tham mạnh”.
Như vậy phật đổ hết nguyên lai của đau khổ cho sự tham sống!
Diệu đế 1 chỉ là công nhận của một bác sĩ tốt. Trong diệu đế 2 Đức Phật công bố nguyên do của căn bệnh: dục vọng, ḷng ham muốn. Khi phân tích diệu đế hai, chúng ta cố gắng nắm lấy cơ chế phức tạp liên kết ḷng ham muốn với hành vi và hành vi với sự tái sinh đau đớn của con người trong một kiếp sống khác v́ chính sự liên kết này làm cho chu kỳ sinh tư tưởng tồn tại măi trong thế giới luân hồi samsara.
5.Nguyên nhân của đau khổ
Sự khao khát hay ham muốn, nguyên nhân của đau khổ
Với diệu đế hai đức phật nói đến ba loại ham muốn:
a) Loại ham muốn thứ nhất mà con người ai cũng kinh nghiệm được là ḷng ham muốn các khoái lạc của giác quan. Khi các giác quan tiếp xúc với những đối tượng thích thú th́ trong con người nảy sinh ra sự ham muốn này.
b) Loại thứ hai ở mức độ thâm sâu hơn: Đó là sự ham sống. Đó là ḷng ham muốn có một đời sống vô tận.
c) Loại thứ ba là ḷng ham muốn được hủy diệt. Danh từ này không chỉ nói đến ḷng ước ao thoát khỏi chu kỳ sinh tử vô tận của luân hồi mà c̣n nói đến sự khước từ sâu đậm của định luật “nghiệp báo”: Đó là một mong muốn trầm trọng và tối nguy trong quan niệm phật giáo, v́ khi con người chọn giải pháp không công nhận định luật nghiệp báo, họ có thể dấn thân vào một chuỗi hành vi, đem lại cho họ những tái sinh hết sức đau buồn, dù họ không ư thức rơ ràng.
           
Tất cả những ham muốn này có mục tiêu làm nảy nở cái bản ngă, cái tôi:
a) Bằng cánh tích lũy các khoái lạc giác quan.
b) Hay bằng cách khước từ các cảm bức của luân hồi và nghiệp báo trong cuộc sống. Vô phúc cho con người v́ ham muốn vô độ của cái tôi này là một ảo ảnh (bản ngă, tiểu ngă, cái tôi… không có). Khi ảo ảnh c̣n tiếp tục, ḷng ham muốn sẽ thống trị đời người, nó sẽ c̣n tiếp tục đau khổ v́ kinh nghiệm phù du và phi thực thể (nonsubstantialité) mà nó triệt để khước từ, v́ cho rằng đó là trung tâm cuộc sống của nó. Sự khao khát này thúc đẩy con người hành động ích kỷ và, theo luật nghiệp báo, sẽ đẩy nó sau khi chết, vào trong một chu kỳ sinh tử vô biên.
§ Đau khổ là vô hằng. Tất cả là không vĩnh cửu, là biến dịch, là phù du. V́ thế khổ.
§ Đau khổ là vô toàn. Tất cả không viên măn, không tuyệt đối, cho nên khổ. Sống là khổ.
Cội nguồn của mọi đau khổ theo Phật giáo là do con người cố bám lấy, cố chiếm hữu những thứ như của cải, sức khỏe, sự sống và chính Cái Ngă, mà tất cả những cái đó chỉ là “không”, v́ thế đối với một người đă giác ngộ, đă hoàn toàn siêu thoát khỏi chúng th́ không c̣n đau khổ nữa, cuộc đời người Phật Tử chỉ c̣n là một nỗ lực liên tục, một cố gắng không ngừng để được giác ngộ, siêu thoát, để hết đau khổ. Tuy nhiên, trong nỗ lực tiến đến t́nh trạng giác ngộ siêu thoát, không thấy đề cập đến sự trợ lực của thế giới linh thiêng, của Thượng Đế, mà chỉ hoàn toàn là nỗ lực tự bản thân con người, có lẽ đây cũng là một yếu tố hỗ trợ thêm cho luận cứ coi Phật giáo là “Vô thần.”


B. NGHIỆP BÁO


Nghiệp Báo là nhân quả trong đường luân hồi. Nghiệp là những hoạt động về thân thể, về lời nói hay ư nghĩ, và cái kết quả đền đáp lại những hoạt động ấy, th́ gọi là nghiệp báo.
Không phải hoạt động nào cũng có báo, những việc vô kư như đi, đứng, nằm, ngồi, vv… không làm hại và cũng không làm lợi cho ai, th́ không có nghiệp báo, hoặc nói một cách khác, chỉ có nghiệp báo vô kư, không có ảnh hưởng ǵ, trong đường luân hồi.
Những hoạt động có quả báo rơ ràng, chia làm ba thứ.


1. Thiện nghiệp: Là những việc lành, có lợi cho người và đem lại quả báo tốt cho ḿnh.

 
2. Ác nghiệp: Là việc dữ, có hại cho người và đem lại quả báo xấu cho ḿnh.


3. Bất động nghiệp: Tức là những hành động tu luyện tự tâm, làm cho không lay động trước cảnh ngũ dục, những cảnh khổ vui và những cảnh có h́nh tướng. Tu luyện cái tâm như thế, gọi là tu thiền định.
Những người tu thiền định, quan sát tác hại của ngũ dục (muốn của, muốn sắc, muốn danh, muốn ăn ngon, muốn ngủ nghỉ) đi đến thoát ly được các sự ưa muốn ấy, th́ thân tâm khoan khoái, vui mừng vô hạn và lên được Ly sinh hỷ lạc địa của Sơ thiền.
Từ sơ thiền, những người tu tập, làm cho tâm thường định tĩnh, không c̣n dính dáng ǵ với ngũ dục nữa, làm cho tâm luôn luôn vui mừng trong định, th́ lên Định sinh hỷ lạc địa của Nhị thiền.
Những người ở Nhị thiền, thấy cái vui mừng trước kia c̣n quá thô động, gạt bỏ cái vui mừng ấy và chỉ hưởng sự khoan khoái, yên vui, êm dịu, th́ lên Ly hỷ diệu lạc địa của tam thiền.
Những người ở tam thiền, xét thấy cái vui chỉ đối với cái khổ mà có, gạt bỏ cái vui nhẹ nhàng, êm dịu, giữ một tâm thanh tịnh, ra ngoài vui khổ, th́ lên Xả niệm thanh tịnh địa của Tứ thiền.
Ở Tứ thiền, những người thấy cái hư không làm chướng ngại tiêu diệt tướng hư không, chỉ c̣n cái hay biết cùng khắp vũ trụ, th́ được định thức vô xứ. Tiêu diệt cả cái hay biết đó, vào chỗ không c̣n thấy ǵ nữa, th́ được Vô sở hữu xứ.
Khi tiêu diệt cả cái tướng không có ǵ, h́nh như không c̣n tưởng niệm nữa, nhưng sự thật th́ vẫn c̣n tưởng niệm, th́ gọi là Định phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Những người được các thiền định như trên, hiện tiền đă hưởng thụ một cảnh giới đặc biệt và khi xả thân, th́ tự động lên các cơi trời Tứ Thiền và Tứ không. Do tác dụng của các hành động tu tập thiền định như thế rất là mạnh, không thể bị chuyển biến, v́ những nghiệp thiện và ác đă làm từ trước, nên gọi những hành động tu tập ấy, là bất động nghiệp.
Bất động nghiệp, khi đă đi đến những định Tứ thiền, Tứ không, có tác dụng to lớn đă đành, mà dầu cho chưa đắc định, cũng có những quả báo rất tốt.
Chính những thiện nghiệp, ác nghiệp, bất động nghiệp tổng hợp lại, tạo thành cái quả dị thục của một đời, tức là cái nghiệp báo dắt dẫn thụ sinh trong đường luân hồi.
Song trong một đời, chúng sinh khi làm điều lành, khi làm điều dữ, th́ sẽ do những điều ǵ mà chịu quả báo và quả báo ấy sẽ như thế nào? Chúng ta đều biết, mọi sự vật thay đổi măi măi, nhưng chỉ chuyển từ trạng thái này trạng thái khác, chứ không hề mất hẳn. Ví dụ như nước nấu sôi, chuyển thành hơi nước, hơi nước gặp lạnh th́ đọng lại thành nước, tuy có những biến chuyển, nhưng chất nước không hề mất hẳn. Dù cho phân tích nước ra thành dưỡng khí và sinh khí, th́ tuy không c̣n nước, nhưng các chất dưỡng khí, khinh khí vẫn c̣n tồn tại và kết hợp với những chất khác, thành những vật khác, có khi lại kết hợp trở thành nước, chứ không hề mất hẳn. Dầu cho phân tích các thứ dưỡng khí, khinh khí thành ra những trung ḥa tử, dương điện tử, âm điện tử, th́ bản chất vẫn c̣n, chứ không hề mất hẳn.
Chẳng những các vật hữu t́nh như thế, mà các năng lượng vô h́nh như luồng điện, như từ trường … có tác dụng rơ rệt, cũng không hề mất hẳn, nó chuyển từ trạng thái này đến trạng thái khác mà thôi.
Cái tâm của chúng ta là một năng lượng vô h́nh, làm cho thân ta sống và có hay biết, năng lượng ấy có thể chuyển biến nhiều cách, nhưng không hề mất hẳn, th́ khi hết làm cho cái thân này sống, nó sẽ làm cho cái thân khác sống, đó là luân hồi.
Các vị tu thiền định được túc mạng thông, nhớ lại các đời trước, kiếp trước, th́ không c̣n nghi ngờ ǵ về luân hồi. Các Đức Như lai được túc mạng minh, thấu rơ sự chuyển biến của vô lượng chúng sinh trong vô lượng kiếp, càng nhận rơ hơn nguyên do phức tạp của sự chuyển biến ấy. Trong những trường hợp nhất định, cũng có những chúng sinh nhớ được đời trước, do được trở lại làm người ở trên thế giới, hoặc hơn nữa ở trên đất nước của ḿnh đă sống. Nhưng trường hợp đó rất hiếm, v́ nghiệp báo rất phức tạp, sinh động và v́ trong vũ trụ này, có vô lượng vô biên Phật sát, mỗi Phật sát có hàng ngàn triệu thế giới.
Hiện nay chúng ta không nhớ được đời trước, song chúng ta cũng có nhận biết thân ngườicó cái tính không thay đổi. Khi chúng ta c̣n bé, nhắm mắt lại th́ thấy tối, đến khi đă trưởng thành, đă lớn tuổi, nhắm mắt lại, chúng ta vẫn thấy tối như thế. Cái thấy tối ấy, từ bé đến lớn, không hề thay đổi, mặc dù thân thể có thay đổi. Cái thân thể có thay đổi, tất nhiên sẽ bị diệt vong, ngược lại, cái tính không thay đổi kia, trước cũng thế, sau cũng thế, th́ không thể bị tiêu diệt, mà đă không bị tiêu diệt, th́ hết đời này, tất nhiên nó phải sống đời khác, đó là luân hồi.
Huống nữa, trong thế gian, mỗi người sinh ra đều có năng khiếu khác nhau, người có khiếu học văn, người có khiếu học toán, người có khiếu âm nhạc, người có khiếu hội họa, dù là những anh em một cha, một mẹ, hoặc những chị em sinh đôi, cũng vẫn mỗi người mỗi khác, không ai giống như ai. Lư Thái Bạch, lê bốn tuổi đă làm được thơ hay, Pascal, lên tám tuổi, đă giải toán, ở nước ta, Nguyễn Trực, mười lăm tuổi đă đỗ trạng nguyên, hiện tiền cũng không thiếu ǵ, những người có năng khiếu đặc biệt, những điều đó không thể là ngẫu nhiên, nó phải do những tập quán hiểu biết từ đời trước truyền qua đời này. Do chúng ta có cái thức tâm tiếp tục tồn tại măi măi, hết làm cho thân này sống, th́ làm cho thân khác sống, nên mới có luân hồi.
Trong một đời, tất cả những hoạt động về thân thể, về lời nói và nhất là về ư nghĩ, đều có ảnh hưởng ít nhiều đến tâm thức ấy, nói một cách khác, là đều huân tập cái thức tâm ấy, như người ở trong xưởng làm nước mắm th́ tất nhiên có mùi nước mắm.
Khi thức tâm chịu sự huân tập của các điều thiện nhiều hơn, th́ kết quả chung là sẽ thụ sinh lên các cơi trên, đó là v́, việc thiện là việc lợi tha, do nghĩ đến lợi ích người khác mà làm, mà đă nghĩ đến người khác, th́ thức tâm hoạt động rộng răi hơn, hóa ra nhẹ nhàng và được đi lên. Ngược lại, nếu huân tập thức tâm bằng việc ác nhiều hơn, th́ phải đi xuống, v́ việc ác gốc nơi ḷng ích kỷ, chỉ biết có ḿnh, không nghĩ đến người khác, do đó thức tâm hoạt động trong phạm vi hẹp ḥi, hóa ra nặng nề và phải đi xuống. Trong một đời, ít ai chỉ làm điều thiện hay chỉ làm điều ác, nên nghiệp báo cũng tùy theo sự tổng hợp ảnh hưởng của các điều thiện, ác đă làm. Aûnh hưởng điều thiện nhiều chừng nào, th́ lên cao chừng ấy, ảnh hưởng điều ác nhiều chừng nào, th́ xuống thấp chừng ấy, nếu thiện ác xấp xỉ ngang nhau th́ quả báo không thay đổi.
Những hành động tu tập thiền định, tức là bất động nghiệp có tác dụng rất lớn. Người tu hành được định nào, th́ thụ sinh theo định ấy, các nghiệp khác không thể lay chuyển được.
Ngoài bất động nghiệp ra, c̣n có những nghiệp đặc biệt có thể lấn át phần nào ảnh hưởng của các nghiệp khác, đó là:


4. Cực trọng nghiệp: Là những nghiệp lành, nghiệp dữ rất to lớn, ảnh hưởng nghiệp báo chung, như cứu mạng nhiều người hoặc tàn sát nhiều người, vv… nó quyết định phần lớn sự lên, xuống trong đường luân hồi.


5. Tích tập nghiệp: Là những việc lành, việc dữ làm thường xuyên và thành thói quen. Do sự huân tập hàng ngày, nên nó ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp báo chung.


6. Cận tử nghiệp: Là những việc làm khi gần chết, do những việc làm này, nên cũng ảnh hưởng mạnh hơn những việc đă làm từ lâu.
Tổng hợp những ảnh hưởng của tất cả các việc làm lành, dữ, sau khi kể đến ảnh hưởng lớn lao của các bất động nghiệp, cực trọng nghiệp, tích tập nghiệp, và cận tử nghiệp, th́ có thể h́nh dung được nghiệp báo chung của một đời.Lại, trong khi gây ra nghiệp lành, nghiệp dữ, nhất định có tác động đến người khác, nên ngoài quả báo nơi thức tâm, lại c̣n có quả báo đối đăi, nghĩa là khi làm lợi cho người khác, th́ người khác gặp dịp sẽ làm lợi cho ḿnh. Quả báo đối đăi này rất phức tạp, nó kéo từ đời này sang đời khác, khi có dịp gặp nhau, th́ có sự vay trả, trả vay, khó mà lường hết được.
Nghiệp báo của một đời, do sự tổng hợp ảnh hưởng của các nghiệp đă làm trong đời ấy, cộng với các ảnh hưởng của các nghiệp đă làm trong đời quá khứ. Ví dụ: sự huân nghiệp của các nghiệp trong quá khứ đă dẫn dắt tâm thức của một chúng sinh vào loài người. Trong suốt một đời làm người, nếu chúng sinh ấy tạo một số nghiệp thiện và nghiệp ác, ảnh hưởng xấp xỉ ngang nhau, th́ nghiệp báo chung của chúng sinh ấy, sau khi chết, vẫn cứ dẫn dắt vào loài người.
Cái sức dẫn dắt của nghiệp báo, vào loài người hay vào loài khác, th́ gọi là nghiệp lực và nghiệp báo dẫn dắt như thế gọi là dẫn nghiệp. Dẫn nghiệp dắt vào trong một loài, trong một thế giới, trong một cơi nước nhất định, c̣n việc thụ sinh vào gia đ́nh nào, trong hoàn cảnh nào, với thân thể và trí thông minh như thế nào, gặp những thiện duyên, ác duyên như thế nào, th́ thuộc về măn nghiệp, tức là cái nghiệp báo đầy đủ, có kể đến phẩm chất của các nghiệp, thiện, ác và quả báo đối đăi của các nghiệp thiện, ác. Măn nghiệp này, chỉ có tác dụng lớn trong các cơi dưới, v́ từ sơ thiền trở lên, mọi người đều ở trong thiền định và mọi người đều hóa sinh, nên không có duyên nợ và những vay trả.
Muốn biết rơ dẫn nghiệp thúc đẩy thức tâm thụ sinh trong các loài như thế nào, th́ cần rơ thức tâm là ǵ? Nói một cách ước lược, th́ thực chất của thức tâm là cái năng lượng làm cho có sống, có hay biết. Bản tính của năng lượng ấy cùng khắp vũ trụ, không riêng cho một thân nào, cho một chúng sinh nào, nhưng hoạt động của năng lượng ấy, th́ lại chia ra từng luồng tâm niệm, h́nh như khác nhau, thành ra cá thể của mỗi chúng sinh. Khi chưa giác ngộ được tính cùng khắp, th́ các luồng tâm niệm tiếp tục hoạt động riêng biệt theo sự huân tập của các nghiệp, hết làm sống thân này, th́ làm sống thân khác, gắn bó với thân của mỗi đời và theo nghiệp báo đi từ loài này, sang loài khác.
Ở đây, cần phải tránh hai kiến chấp sai lầm là chấp thường và chấp đoạn. Chấp thường là là chấp có cái ư thức biết người, biết ḿnh tồn tại măi măi. Người đời thường gọi ư thức ấy là linh hồn. Quan niệm về linh hồn, theo các ngoại đạo có những chỗ không giống nhau. Có những ngoại đạo quan niệm linh hồn là cái ư thức cộng với một thân thể nhẹ nhàng, như cái thân trong chiêm bao. Có những ngoại đạo quan niệm linh hồn là cái ư thức có phân biệt, có biết ḿnh, biết người, nhưng không có thân thể. Có những ngoại đạo quan niệm linh hồn có nhiều thân thể, hoặc có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng đều có phân biệt, biết ḿnh biết người. Nói tóm lại, những quan niệm của các ngoại đạo về linh hồn tuy có khác nhau nhưng căn bản th́ giống nhau ở chỗ là cái ư thức biết người, biết ḿnh... nghĩa là cái ư thức gắn bó với một thân thể nhất định, như cái ư thức của chúng ta, trong lúc đang thức hay trong lúc chiêm bao. Sự thật th́ ư thức ấy, dựa vào thân thể mà có, dựa vào các giác quan của thân thể mà có, chứ không thể riêng có một ḿnh được. Ư thức đó thường gián đoạn, lúc ngủ mê, khi chết giấc, ư thức không c̣n hoạt động, huống nữa là chết. V́ thế, nên chấp có cái linh hồn ư thức tồn tại măi măi, sau khi chết là sai lầm, không hợp với chính lư.
Chấp đoạn: Là chấp rằng, chết rồi th́ mất hẳn, như Thuận thế ngoại đạo, vv... Chấp như thế cũng không đúng lư, v́ tất cả mọi sự vật chỉ có chuyển biến chứ không hề mất hẳn.
Song cái luồng tâm niệm hết làm sống thân này, lại làm sống thân khác, có phải là thường không? Nó không phải là thường, v́ nó sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, chuyển biến măi măi. Nhưng nó có phải là đoạn không? Cũng không phải, v́ nó tiếp tục không gián đoạn.
Nhận biết luồng tâm niệm không phải thường, không phải đoạn, th́ mới rơ được đạo lư luân hồi, tuy không có gián đoạn, nhưng thức tâm lại chuyển biến măi măi theo sự huân tập của các nghiệp.
Sự huân tập ấy, tạo thành cái dẫn nghiệp, dắt thức tâm vào các loài trong lục đạo. Nếu trong một đời người, 90 phần trăm hoặc 100 phần trăm ư niệm là những ư niệm xấu, làm tổn hại cho người hay đa số người, hoặc có tạo ra những cực trọng nghiệp, tích tập nghiệp và cận tử nghiệp rất xấu, th́ phải đọa vào địa ngục. Không nên quan niệm địa ngục là một nơi ngục tù, có những người chuyên môn hành phạt. Dịch theo đúng tiếng Phạn (Naraka)th́ địa ngục chỉ là nơi chịu khổ, loài chịu khổ, nói một cách khác, địa ngục chỉ là một loài chúng sinh, do thân thể nhỏ yếu, nên phải chịu rất nhiều đau khổ. Nếu trong một số kinh Phật mô tả những sự đau khổ trong các địa ngục, như chính thân người bị h́nh phạt, đó là v́, Phật nói về địa ngục cốt cảnh cáo những chúng sinh ngoan cố, làm cho họ biết sợ để hối cải mà thôi. Song, tuy không có ai hành phạt, tuy không phải lấy thân người mà chịu, nhưng những đau khổ ở địa ngục vẫn có và có nhiều. Những vi sinh vật đă chết khi nhiệt độ lên xuống một ít, những con giun đất gặp ánh sáng mặt trời, đă không sống được, có thể h́nh dung được cái Đau khổ của Địa ngục hỏa diệm, v́ đối với các vật như thế, th́ ở đâu cũng là lửa cả. Con kiến, con sâu bị dẫm phải, th́ thân thể dập nát, tất nhiên cũng chịu đau khổ như ở các Địa ngục hợp sơn hợp thạch. Đó là chưa kể trong lúc gần chết, khi nhiều căn không hoạt động nữa, chỉ c̣n cái ư thức hỗn loạn, với những cảm giác đau đớn khắp thân thể, th́ cũng có thể có những chiêm bao rất dữ dội, kéo dài trong một thời gian tương đối rất lâu, cho đến khichết hẳn. Nói tóm lại dầu ở loài địa ngục hay ở các loài khác, th́ cũng tự ḿnh gây nghiệp, rồi tự ḿnh chịu báo, chứ không có người trung gian nào thưởng phạt cả. Nếu quan niệm một cách khác, th́ sẽ lạc vào ngoại đạo, chấp có ông Trời tự ư thưởng phạt, mà chính ḿnh lại không chịu nghiệp báo; không thể có ông Trời như thế, v́ không vật nào có thể tự sinh, v́ một nhân th́ không thể sinh ra quả, v́ mọi sự vật đều diễn biến theo nhân quả. Ngoại đạo thường chấp có ông Trời, hoặc ông Thần thưởng phạt các linh hồn, sự thưởng phạt đó nếu có, nhất định sẽ không công bằng, v́ những người thưởng phạt đó nhất định sẽ không hiểu được hết tâm niệm sâu kín của mọi người và không thể không bị t́nh cảm chi phối. Ngược lại, nghiệp báo là kết quả ảnh hưởng của các ư niệm về việc làm do ư niệm điều khiển, nên không lúc nào sai chạy được.
Nếu các ư niệm ác nhiều đến 70 phần trăm, th́ nghiệp báo dẫn vào các loài quỉ, suốt đời phải chịu đói khát.
Nếu ảnh hưởng nghiệp thiện chỉ có 40 phần trăm và nghiệp ác đến 60 phần trăm, th́ nghiệp báo dắt vào các loài súc vật. Nghiệp ác tương đối nặng th́ làm giống có lông, tương đối nhẹ th́ làm giống có cánh.
Nếu những ư niệm thiện ác xấp xỉ ngang nhau, th́ trở lại làm người, thiện nhiều hơn một ít th́ thông minh, ác nhiều hơn một ít th́ ngu ngốc. Đạo Phật quan niệm có vô lượng, vô biên thế giới, trong đó có vô lượng, vô biên cảnh giới loài người, thiện nhiều hơn th́ sinh vào những cảnh giới tốt, ác nhiều hơn th́ sinh vào những cảnh giới xấu.


Phân tích những cảnh giới loài người khác nhau, trong các kinh thường chia ra làm bốn châu là:
a) Đông thắng thần châu: trong đó, loài người chú trọng rất nhiều về triết học, đạo đức.
b) Tây ngưu hóa châu: trong đó, loài người chú trọng rất nhiều về của cải, hàng hóa.
c) Nam thiệm bộ châu: là cảnh giới chiết trung giữa Đông thắng thần châu và TÂu ngưu hóa châu. Trong ba châu trên, con người đều có tư hữu và hưởng thụ giữa người này và người khác rất chênh lệch.
² Bắc câu lô châu: cũng có tên là Uất đơn việt châu, trong đó, con người không có tư hữu, các thức ăn mặc, ai cần ǵ th́ có nấy, con cái đều nuôi dưỡng chung, nên con người không tham của cải và không phạm tội trộm cắp. Do ở Bắc câu lô châu, vật chất dồi dào, đời sống sung túc nên con người không nghĩ đến riêng tư, tinh thần thoải mái, thanh khiết, sống lâu đến hàng ngàn tuổi và về sau lại được sinh lên các cơi trời. Nếu ư niệm thiện rơ ràng nhiều hơn ư niệm ác, th́ được sinh lên các cơi trời. Đạo Phật quan niệm các cơi trời là những cơi trong đó, chúng sinh hưởng phúc nhiều hơn cơi người, chứ không phải như các thiên đường của ngoại đạo.
Những người có nhiều thiện niệm, nhưng chưa thoát ly ngũ dục, th́ sinh lên các cơi trời của Dục giới, c̣n có đàn ông, đàn bà và có ngũ dục. Những cơi trời thấp như Tứ thiên vương thiên, Đao lợi thiên, Đâu xuất đà tiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên, th́ tự ḿnh có ánh sáng mặt trời và sự dâm dục cũng tế nhị hơn, như ôm nhau mà nhẩy, bắt tay nhau, cười duyên với nhau hoặc liếc mắt đưa t́nh với nhau.
Khi thoát ly được ngũ dục, th́ lên Sơ thiền, có cái thân thể hóa sinh bằng vi tế tứ đại và không có sự phân biệt đàn ông, đàn bà. Trên sơ thiền là Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Các cơi này đều có sắc thân, nên thuộc về Sắc giới.
Trên các cơi Sắc giới, th́ có Tứ thiền không là Không vô biên xứ thiên, Thức vô biên xứ thiên, Vô sở hữu xứ thiên và Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên, thuộc về Vô sắc giới, chỉ có tâm thức, chứ không có thân thể. Trên các cơi trời này, người ta hưởng phúc rất nhiều, có cơi sống đến hàng vạn kiếp, nhưng cuối cùng vẫn phải chết và luân hồi sang cơi khác.
Ngoài ra c̣n có các loài A tu la, là các loài quỷ thần, tuy có thần thông nhưng hay nóng giận, nên không được sinh vào các cơi trời. Loài A tu la rất phức tạp, có giống ngang với loài xúc và giống ngang với loài quỷ.
Nói tóm lại, dẫn nghiệp dắt chúng sinh vào nhiều loài khác nhau, ước lượng có thể chia làm sáu loài là: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, loài người, loài trời, và loài A tu la, gọi là lục đạo.
Những chúng sinh có nghiệp báo như nhau, th́ có một thân thể và một hoàn cảnh giống nhau, thành những bạn đồng nghiệp, tức là đồng loại. Nghiệp báo về thân thể th́ gọi là chính báo, nghiệp báo về hoàn cảnh th́ gọi là y báo. Những chúng sinh đồng nghiệp có chính báo và y báo na ná giống nhau, nên hiểu biết nhau hơn, v́ thế, những việc thiện, việc ác đối với đồng nghiệp có một tầm quan trọng đặc biệt.
Nhất là giữa các chúng sinh đồng nghiệp, thường có những quả báo đối đăi, một bộ phận của măn nghiệp. Quả báo đối đăi cắt nghĩa tại sao có những sự ưa ghét, làm lợi, làm hại lẫn nhau mà không thấy nguyên do rơ rệt. Quả báo đối đăi lắm khi trái ngược với quả báo nơi thức tâm, như trong trường hợp làm những việc thiện có lợi cho người với ư niệm xấu, th́ quả báo nơi thức tâm là xấu, nhưng quả báo đối đăi có thể là quả báo tốt.
Do ngoài quả báo nơi thức tâm, c̣n có quả báo đối đăi, nên nghiệp báo rất là phức tạp, không thể lường hết được.
Cần phân biệt nghiệp báo của đạo Phật với số mạng của ngoại đạo. Theo ngoại đạo, những người sinh ra đều có số mạng nhất định, không thể thay đổi. Nghiệp báo th́ khác hẳn, nghiệp báo không phải bất di bất dịch và thường chuyển biến theo nhân quả. Nhân quả th́chẳng những có nhân quá khứ sinh ra quả hiện tại và tương lai, mà cũng có nhân hiện tại sinh ra quả hiện tại và tương lai. Do những nhân hiện tại, có thể đem lại những quả hiện tại, nên con người có thể làm chủ phần nào vận mệnh của ḿnh, có thể chuyển được những nghiệp báo xấu thành những nghiệp báo tốt, những quả báo đối đăi xấu thành quả báo tốt và cũng có thể luyện tập thay đổi tư tưởng, tu hành được các thiền định hoặc được chứng những quả xuất thế gian của tam thừa. Ví dụ nhưtheo số mạng th́ người nào có số mạng đỗ trạng nguyên, nhất định sẽ đỗ trạng nguyên. Nghiệp báo th́ khác hẳn, người đó có thể có nghiệp báo tốt, làm cho có thân thể khỏe mạnh, trí tuệ thông minh, hoàn cảnh thuận lợi, để học giỏi biết nhiều, nhưng nếu người ấy không tạo ra những nhân hiện tại chăm lo học hỏi mà chỉ chơi bời lêu lổng, th́ chẳng những không đỗ được trạng nguyên mà c̣n có thể mù chữ, chẳng những không dùng được cái thông minh để học tập, mà c̣n có thể dùng cái thông minh để làm những điều ác, gây ra những quả báo xấu hiện tại và tương lai.
Nói tóm lại, nghiệp báo chủ yếu là cái quả báo của những thiện nghiệp và bất động nghiệp đă huân tập nơithức tâm, tổng hợp thành cái nghiệp lực dẫn dắt vào loài này, loài khác để hưởng hạnh phúc hay chịu đau khổ. Như thế nghiệp nhân do tự ḿnh gây nên, nghiệp báo do tự ḿnh chuốc lấy, chứ không ai thưởng phạt cả.
Nghiệp báo karma
Quan niệm căn bản thứ hai là Nghiệp báo karma. Danh từ karma có nguồn gốc Phạn (sanscrit). Karma là hành động với tất cả hậu quả của nó: nghĩa là một hành động tốt đem lại hậu quả tốt nay ở đời sống này hay ở kiếp sau, một hành vi xấu sẽ đem lại hậu quả xấu. Hành động và hậu quả liên hệ mật thiết với nhau, đó là “quy luật nghiệp báo” (loi karmique). Quy luật này không liên quan ǵ với sự phán xét của một vị thần nào đó có nhiệm vụ kiểm soát đời sống luân lư con người. Không có phán xét hay tha thứ, chỉ có quy luật nghiệp báo karma và không ai thoát khỏi quy luật nghiêm khắc này. Nếu có người đau khổ hôm nay, đó là những hậu quả của những hành vi không tốt của kiếp trước của người đó. Ngược lại nếu có người tiếp xúc với một sư phụ là bậc thánh hiền có thể giúp người đó tiến triển trong đời sống nội tâm, đó là hậu quả của những hành vi tốt. Nên nói thêm rằng con người trong đời sống hiện tại, có quyền tự do quyết định những hành động có thể thay đổi hẳn định mệnh của ḿnh.


II. ĐAU KHỔ VÀ THƯỞNG PHẠT TRONG KITÔ GIÁO.


A. ĐAU KHỔ TRONG KITÔ GIÁO


Suy tư về tội đă cần đến vài thế kỷ để trở nên chín mùi nơi Kitô giáo sơ khai. Thực ra những suy tư và những ư niệm về tội lỗi, sự dữ, và về ơn Cứu độ trong Kitô giáo cũng không phải là hoàn toàn mới mẻ, nó đă có nhiều điểm tương đồng với Phật giáo, Do Thái giáo… Nhưng với thời gian các tư tưởng gia Kitô giáo lần lượt xuất hiện, và trong chiều hướng bổ khuyết những ǵ mà họ cho là c̣n thiếu sót và sửa chữa những ǵ mà họ cho là sai lầm, để cốt đưa giáo thuyết của Kitô giáo về vấn đề quan trọng này đến chỗ hoàn hảo. Kinh Thánh cho ta biết rằng tội chính là sự bất tuân của con người đối với Thiên Chúa. (Cf. Rm 5,19 và Tl 28,15-68) và v́ tội, nên mới có sự chết nhập vào thế gian (Cf. ICr 15). Trong viễn tượng đó, chỉ có Đức Kitô mới có thể giải thóat được con người bằng cách ban ơn tha thứ của Thiên Chúa và biến họ thành con cái Nước Trời. Ngài chính là Đấng cứu thoát các tội nhân (Cf. Gal 1,29). Cuộc chiến thắng của Ngài trên tội lỗi được đồng hóa với sự toàn thắng cái chết qua sự kiện Phục Sinh (Cf. Ga 20).


1. Khi đối diện với sự dữ, Augustinô đă khẳng định:
Sự dữ không phải là một lực đồng đẳng với sự thiện (như phái Manichaeans chủ trương) nhưng đó là t́nh trạng vắng mặt của sự thiện, sự vắng mặt này không hề do Thiên Chúa gây ra, v́ Thiên Chúa là Đấng chỉ làm ra những điều thiện hảo. Sự dữ do con người gây ra, nhất là bởi sự tự do của con người vận hành một cách lệch lạc qua việc lựa chọn sự dữ thay v́ sự thiện (Cf. MM. Garascia, 2002, tr. 16). V́ thế, Paul Tillich nói: làm người phải luôn luôn đấu tranh giải phóng gánh nặng đó là tội (Cf. GTTHCN, ch. II)
Sự tự do của con người đi trệch đường như thế có thể v́ hai lư do:
V́ trí khôn phạm sai lầm trong việc phân định giữa tốt và xấu hoặc giữa tốt nhiều và tốt ít hơn.
Sự tự do của con người bị cản trở do các dục vọng đă chặn đứng không cho ư chí lựa chọn điều tốt mà trí khôn đă nhận biết. Như vậy là trong con người có sự xung đột giữa lư trí, ư chí và dục vọng, mà kết quả là con người đă không chọn điều tốt. Đó chắc chắn không phải là t́nh trạng Chúa muốn. (Cf. GLCG, số 385-385).
Và Augustinô đi đến kết luận thần học của Ngài:
Một tai họa thiêng liêng đă xảy ra, và phá hỏng cái Imago Dei (h́nh ảnh Thiên Chúa) tận gốc rễ. Augustinô gọi cái tai họa ấy là “Tội Nguyên Tổ”, tội Adam. (GLCG, số 387).
Và như vậy một bản tính hư hỏng của con người được truyền lại cho tất cả con cháu Adam. Điều đó đă giải thích tại sao mọi người đều phạm tội, tại sao lư trí trở nên mờ tối và ư chí trở nên yếu nhược, tại sao dục vọng lung lạc cả lư trí lẫn ư chí con người, và tại sao thế giới này ở trong một t́nh trạng thảm thương như vậy.


2. Về ơn Cứu độ
Trong bối cảnh ấy, ơn Cứu độ Đức Kitô thực hiện, chính là Ngài đến để chữa trị bản tính đầy thương tích của con người. Đối với Augustinô h́nh ảnh chủ yếu của Đức Kitô là h́nh ảnh một thầy thuốc, và Ân sủng chính là phương thuốc Ngài dùng để cứu chữa linh hồn con người, chính Ân sủng đầy năng lực của Đức Kitô là tác nhân làm đảo ngược sự tàn phá của tội nguyên tổ.
Như vậy giáo thuyết về tội nguyên tổ giúp chúng ta ư thức rằng bối cảnh lịch sử mà trong đó mọi người được sinh ra vốn đă bị tàn phá do tội lỗi và cái thế giới mà chúng ta đi vào lúc chào đời đă không c̣n vẻ đẹp và sự ḥa điệu mà Thiên Chúa nhắm đến khi Ngài sáng tạo ra nó. Và do đó, thực sự chúng ta phải cảm nhận rằng chúng ta cần Thiên Chúa không chỉ như một Đấng Tạo Hoá để nâng đỡ chăm sóc chúng ta nhưng c̣n như một Vị Cứu Tinh để cứu chúng ta khỏi bị hủy diệt bởi tội lỗi là những sự ở bên ngoài cũng như bên trong chính chúng ta nữa. Nên trong một cái nh́n nào đó theo Teilhard “tội như là hồng phúc”, (Lễ Đêm Phục Sinh) v́ nhờ đó chúng ta được Ngôi Lời Nhập Thể là chính Đức Kitô, nguyên mẫu của chúng ta. Sự Nhập Thể của Ngài đă biến đổi từ tận bên trong quy tŕnh tiến hóa đưa con người trở thành “người” hơn (Cf. GTTHCN, ch.II).


3. Đối Diện Với Đau Khổ Và Sự Ác.
Đau khổ, sự ác luôn gắn liền với kiếp sống con người. Và trước các thực tại nghiệt ngă đó, con người không chỉ rên xiết than van nhưng c̣n luôn t́m cách lư giải cũng như cố gắng t́m đường giải thoát.
Khi c̣n lưu đày ở Babylon sầu muộn v́ đầy dẫy thiên tai, nhiều người Do Thái bị cám dỗ tin rằng Giavê đă thua một vị thần khác mạnh mẽ hơn (Cf. Xh 2,13). Số người khác để bênh vực Thiên Chúa như các Ngôn Sứ lại khẳng định sự đau khổ không tránh khỏi tay Thiên Chúa (Cf. Is 45,7; 63,3-6). Và Amos c̣n mạnh mẽ hơn: “Có tai hoạ nào… mà Giavê không phải là tác giả” (Cf. Am 3,6; Xh 8, 12-18; Is 7,18). Tất nhiên, người ta cũng kể đến những nguyên nhân khác ngoài sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa, như thiên nhiên (Cf. Kn 34,25; Yb 5,8; 2Sm 4,4). Và dần dần người ta có khuynh hướng khẳng định rằng chính tội là căn nguyên của mọi tai họa. (Cf. Cn 13,8; Is 3,11; Kn12,17; 42,21; Yb 7, 6-15). Chính các bạn của Yob cũng tin như thế; và nguồn gốc của mọi tai họa đè nặng trên thế gian là tội nguyên tổ. (Cf. Kn 3, 14-19). Nhưng cứ như thế th́ các Ngôn sứ cũng không thể hiểu được hạnh phúc của kẻ vô đạo, và sự khốn khổ của người công chính (Cf. Yr 12, 1-6; Hab 1,13). Và tất nhiên lúc đó người công chính cho rằng ḿnh bị Thiên Chúa lăng quên (Cf. Tv 44, 10-27), c̣n Giob đă dám kiện Thiên Chúa, và đ̣i Thiên Chúa phải đối chất (Cf. Gb 13, 22-23). Và một tác giả của Thánh vịnh cũng có vụ kiện tương tự (Cf. Tv 44, 10-27). Tất nhiên đây không phải là những thái độ được trông chờ! Tuy nhiên dầu trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước mọi đau khổ, những cảm nghiệm hy vọng và lạc quan vẫn luôn thắng thế trong suốt chiều dài của lịch sử trong Thánh Kinh (Cf. Yr 9, 16-23; Kn 22; Tv 22; 49; 73; Rm 4, 18-21).
Đối diện với đau khổ, tốt hơn là cùng với các vị Ngôn sứ và những bậc hiền triết đi sâu vào chính mầu nhiệm đau khổ, để khám phá những giá trị vô song của đau khổ: Đau khổ có giá trị tinh luyện như lửa luyện kim khí (Cf. Yr 9,6; Tv. 65, 10). Đau khổ có giá trị giáo dục sửa dạy (Cf. Tl 8, 5; Cn 3,11). Đau khổ có giá trị minh chứng ḷng nhân lành của Thiên Chúa (Cf. Mc 6, 12-17). Đau khổ có giá trị cầu bầu và cứu chuộc v́ nó hoà giải con người với Thiên Chúa và chữa lành tội lỗi trong tâm hồn (Cf. Xh 17,11; Ds 11,1); và đó là h́nh ảnh của người tôi tớ Đức Giave là Đấng Cứu thế dùng đau khổ cứu chuộc cả nhân loại (Cf. Yr 8, 18-21). Như vậy, đau khổ đă cho ta thấy ư nghĩa tṛn đầy và giá trị vô song của nó qua mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô.
Đức Kitô qua cuộc tử nạn đă tới Phục sinh vinh quang, như vậy bản thân Ngài đă chiến thắng đau khổ và sự chết, đă biến đau khổ và sự chết thành con đường tới Phục Sinh Vinh Quang. Và từ mầu nhiệm Vượt Qua này, Đức Kitô đă công khai mở ra con đường hạnh phúc cho chúng ta; “Ai muốn theo Ta hăy từ bỏ ḿnh vác Thập giá mà theo Ta." (Lc 9, 23). Và Ngài c̣n cụ thể hóa linh đạo này cho người Kitô hữu bằng bản Hiến Chương Nước Trời: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó... Phúc cho những ai bị bách hại v́ lẽ công chính...” (Mt 5, 3-11). Dĩ nhiên Đức Kitô cũng đă hơn một lần khẳng định rằng: Đau khổ, Thập giá chỉ là bước đường đi qua, hạnh phúc vĩnh cửa mới là cùng đích đời ta: “Nếu ta cùng đau khổ với Người th́ cũng sẽ được vinh quang với Người.” (Rm 8, 17). “Nếu ta cùng chết với Người, ta cũng sẽ sống lại với Người.” (Ph 3, 10).
Từ những nhận thức trên, một đàng giúp ta tránh được ảo vọng mơ ước một cuộc hiện sinh vắng bóng mọi đau khổ thử thách và được hoàn toàn sung sướng hạnh phúc. Đàng khác giúp ta luôn kiên nhẫn trước mọi thử thách của cuộc đời, đồng thời luôn tín thác và hiệp thông với Đức Kitô chết và Phục sinh, (Ph 3, 10) nhờ đó mà đạt được những giá trị cao quí nhất của mọi đau khổ thử thách trong cuộc sống hôm nay.


B. NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA SỰ THƯỞNG PHẠT


Người ta quan niệm thưởng phạt là một vấn đề công bằng: mỗi công việc đều đáng được thưởng lương bổng. Nhưng trái lại trong lănh vực Tôn giáo th́ dường như sự vô vị lợi phải đi đến chỗ xa tránh mọi ư nghĩ về ân thưởng. Tuy Đức Kitô đă không đ̣i hỏi một lư tưởng hăo huyền như thế, nhưng cũng không v́ thế mà người không đ̣i hỏi môn đệ phải có một ư hướng hoàn toàn ngay thẳng.


1. Thưởng Phạt Và Lương Bổng.
Thưởng phạt là một dữ kiện căn bản của đời sống Tôn giáo, nhưng để thấu hiểu ư nghĩa chính xác, cần phải mô tả sự phát sinh của nó trong lương tâm. Như những ư niệm khác, ư niệm này bén rễ sâu trong kinh nghiệm của con người, ở đây là mối liên hệ giửa chủ tớ, nhưng nó lại vượt xa liên hệ đó v́ chính Thiên Chúa tạo lập nên nó. Dù được diễn tả bằng những từ ngữ chỉ “lương bổng”, nhưng nó không bị thu hẹp trongư nghĩa tiền công như chúng ta hiểu ngày nay : tiền công là kết quả của một giao kèo, c̣n thưởng phạt là kết quả của việc Chúa “thăm viếng để thẩm định” công tŕnh của tôi tớ Ngài bằng một cuộc phán xét.
Từ nguyên thủy con người sống trên mặt đất để làm việc cho Thiên Chúa (St 2,15; Mt 20,15) và công việc này đem lại lương bổng (Gb 7,1t). Thực vậy Thiên Chúa là một ông chủ công minh : Ngài không thể thiếu xót trong việc ban cho mỗi người điều họ đáng nhận lănh một khi họ đă hoàn thành công tác được trao phó. Mặt khác con người không phải là một nhân vật có quyền thế có đủ phương tiện cá nhân để sinh sống và có thể phục vụ cho Thiên Chúa một cách vô vị lợi. Trước mặt Thiên Chúa con người là một kẻ nghèo, người ăn xin, người tôi tớ, nếu không là kẻ nô lệ, không có cái ǵ khác ngoài cái Chúa ban cho từng ngày. Vậy việc thưởng phạt không được xem như là mục đích của đời sống Tôn giáo nhưng là kết quả đương nhiên của việc phục vụ Thiên Chúa.
Chính v́ vậy, ngay lúc khởi đầu lịch sử cứu rỗi, Thiên Chúa hứa phần thưởng cho Abraham (St 15,1) và phần thưởng tương xứng với công việc này lại được nhắc đến nơi những gịng cuối của Thánh kinh (kh 22,12). Giữa hai quăng đó Thánh kinh không ngừng lặp đi lặp lại rằng Thiên Chúa trả công mỗi người tùy theo công tŕnh của ḿnh (Cn 12, 14; Tv 28,4; St 15,7; Gb 34,11; Is 59,18; Lc 10,7). Hơn nữa sự trả công đó chỉ thuộc về một ḿnh Thiên Chúa thôi (Đnl 32, 35; Rm 12, 17-20).
Nếu ai chu toàn công việc của ḿnh đềucó thể chắc chắn được lănh tiền công, kẻ từ chối bổn phận được giao phó sẽ thấy ḿnh mất phần công và sau cùng bị tước quyền hiện hữu trước mặt Thiên Chúa. Cũng vậy được trả công theo công việc của ḿnh có nghĩa là trước ṭa phán xét của Thiên Chúa, là lănh phần thưởng hay chịu h́nh phạt tùy theo việc đă làm : đối với con người, thưởng hay phạt có nghĩa là chọn lựa giữa sự sống và sự chết. Cũng cần phải thêm là sự phán xét này của Thiên Chúa vượt mọi phán xét của con người v́ chỉ một ḿnh Thiên Chúa ḍ thấu tâm can, v́ con người không thể hiểu thấu mầu nhiệm của Thiên Chúa, ḷng nhân từ và cơn giận dữ, đức trung thành, công chính và t́nh yêu của Ngài.


2. Đức Kitô Và Việc Thưởng Phạt
Khi Đức Kitô đến, việc thưởng phạt mặc lấy một ư nghĩa trọn vẹn và t́m được cứu cánh của nó.
Duy tŕ việc thưởng phạt cá nhân. Có những người Israel (Mt 22,24), ngay cả trong hàng ngũ các môn đệ của Đức Kitô (ICr 15,12) vẫn c̣n nghi ngờ về về sự sống lại, về đời sống vĩnh cửu, về vương quốc bất tận ân thưởng cho người công chính; nhưng Đức Kitô và các sứ đồ giữ vững truyền thống trung thực của Israel (Mt22, 31t; 25,31-46). Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, qua việc Phục sinh con Ngài, chứng tỏ ḿnh là Đấng công b́nh (Col 2, 12t). Như vậy người tín hữu biết rằng ḿnh sẽ nhận được phần lương bổng cho công tŕnh của ḿnh (Mt 16,27; Mc 9, 41) và vào ngày phán xét “Đức Vua” sẽ ban sự sống cho mỗi người hoặc trừng phạt họ (h́nh phạt) (Mt 25,26), cho họ lên trời hay xuống hỏa ngục tùy theo việc họ đă làm. Chính v́ vậy phải hăng say chiến đấu để đạt được phần thưởng (ICr 9, 24-27; Gal 5,7).
Trước tiên con người không nên t́m kiếm những lợi lộc trần thế nữa : vinh quang, danh tiếng, ơn nghĩa hay lợi lộc. Ai làm điều thiện v́ những lư do đó th́ “đă lănh phần thưởng rồi” (Mt 6, 1-18; Lc 14,12). Nhưng nhất là v́ đặt Đức Kitô làm trung tâm mọi sự, nên điều mà người Kitô hữu theo đuổi không phải là hạnh phúc của ḿnh dù là hạnh phúc thiêng liêng, kể cả hạnh phúc có được nhờ việc từ bỏ và hiến dâng chính ḿnh, mục đích của người Kitô hữu chính là Đức Kitô (Ph I, 21-26). Lương bổng của họ chính là gia nghiệp do Thiên Chúa ban (Col 3,24) và sự thừa hưởng này trước tiên biến họ thành người đồng thừa kế, thành anh em của Đức Kitô (Rm 8,17). Triều thiên mà vị sứ đồ mong đợi, Ngài sẽ nhận lăønh do chính sự kiện Đức Kitô đến, Đức Kitô mà Ngài mong đợi trong t́nh yêu (2Tm 4,8). Tắt một lời, điều Ngài muốn là ở “với Đức Yêsu măi măi (Lc 23,43; Kh 21, 3t). Nỗ lực của Ngài là trung thành với phép rửa tội của ḿnh: đồng hóa với cái chết của Đức Kitô, Ngài chuẩn bị phục sinh với Đức Kitô (Rm 6, 5-8). Ơn cứu rỗi mà mà người được công chính hóa mong chờ (Rm 5,9) không ǵ khác hơn là t́nh yêu của Thiên Chúa được thể hiện nơi con người Đức Kitô (Rm 8,38). Đó cũng là điều mà Gioan diễn tả bằng những từ ngữ khác: đứng trước sự đói khát của con người, đứng trước ước muốn tha thiết chiến thắng sự chết của họ, Đức Kitô đáp lại bằng chính con người của Người : Người là nguồn nước hằng sống, là bánh, là ánh sáng, là sự sống (Gio 7,37t; 6,26-35). Nhờ cuộc sống trong Đức Kitô mà mọi mâu thuẫn liên quan đến giáo thuyết thưởng phạt đều được giải quyết. Dù được trao ban cho con người vào lúc những nỗ lực của cuộc t́m kiếm chấm dứt, phần thưởng vẫn là ơn nhưng không tuyệt đối, hoàn toàn vượt lên trên mọi niềm mong đợi và mọi công trạng. Phần thưởng đó, tuy là điều c̣n phải tha thiết trông đợi trong hy vọng, nhưng đă được chiếm hữu ngay từ khi được công chính hóa. Việc thưởng phạt là một điều chắc chắn dù chỉ dựa trên lời chứng của một ḿnh Thiên Chúa được đón nhận trong bóng tối và trong thử thách đức tin. Nếu việc thưởng phạt liên can đến từng Người nơi thẳm sâu nhất của nhân vị họ, th́ nó cũng đụng đến họ ngay giữa ḷng Thân Thể Đức Kitô. Không hề có mâu thuẫn giữa “luân lư thưởng phạt” và “luân lư t́nh yêu” v́ chính t́nh yêu đ̣i có thưởng phạt.


III.  SO SÁNH NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA PHẬT GIÁO VÀ KITÔ GIÁO


Hai linh hạnh của hai tôn giáo có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm dị biệt. Sau đây xin nêu lên một số những đồng dị ấy để đào sâu sự hiểu biết về linh hạnh của hai tôn giáo.


1. Thoát khổ Và Con Đường Thoát Khổ.
Mục đích các Pháp môn tu tập của Phật giáo là giải thoát, nói nôm na là thoát khổ, là được hạnh phúc. Muốn được giải thoát, con người phải diệt trừ những nguyên nhân gây ra đau khổ, tức những lối sống xấu xa độc ác, nhất là sự dốt nát, vô minh, và tích cực hơn nữa là làm những điều tốt, ích lợi cho ḿnh và tha nhân, trở nên người tốt, hoàn hảo, nhưng nhất là phải có trí huệ sáng suốt.
Trí huệ sáng suốt là yếu tố chính yếu giúp con người giải thoát. Khi có trí huệ sáng suốt, người ta sẽ nhận racon đường nào dẫn tới hạnh phúc, giải thoát và đường nào dẫn tới đau khổ, trói buộc. Trong Phật giáo, thứ trí tuệ mà người tu hành phải nhắm tới là trí huệ rốt ráo hay trí huệ cứu cánh, là trí huệ giúp người ta t́m ra giải pháp tốt nhất có thể để vừa lợi ḿnh, vừa lợi người, vừa lợi trước mắt, vừa lợi lâu dài. Để t́m ra được giải pháp ấy, trí huệ sẽ giúp người ta phân biệt được đúng đắn cái nào chân, cái nào giả. Trong Phật giáo, nguồn gốc cuối cùng của đau khổ là “vô minh”, là “tà kiến”, là tưởng giả là chân, và không nhận ra cái chân đích thực. Do đó chỉ cần thay đổi cách nh́n cho sáng suốt, nghĩa là đạt được trí huệ rốt ráo, tự khắc người ta sẽ được giải thoát ngay giữa cảnh khổ mà người ta đang sống. Có thể nói, linh hạnh Phật giáo nhắm đạt đến trí huệ ấy.
Tu tập theo Kitô giáo đồng nghĩa với nỗ lực trở nên hoàn hảo, trọn lành, trở nên Chân, Thiện, Mỹ, hay nói theotừ chuyên môn của Kitô giáo là nên Thánh. Nên thánh là trở nên trọn lành hoàn hảo, nhưng không phải thứ trọn lành hoàn hảo theo nghĩa không có khuyết điểm, làm được nhiều việc thiện, cho bằng nên giống Thiên Chúa, hay cụ thểhơn là nên giống Chúa Yêsu. Và để nên giống Ngài, người Kitô hữu chỉ cần nhận ra được t́nh yêu bao la của Ngài đối với ḿnh, đáp lại t́nh yêu ấy bằng cách chân thành yêu mến Ngài, đồng thời tạo nên một tương quan sống động, thân mật và cá nhân với Ngài. Nhờ t́nh yêu ấy thúc đẩy và nhờ sức mạnh hay ân sủng phát sinh từ tương quan mật thiết ấy, người Kitô hữu dễ dàng bắt chước Ngài, làm những ǵ Ngài muốn ḿnh làm, và dần dần trở nên giống Ngài. Trong khi yêu mến và nỗ lực nên giống Ngài, th́ hạnh phúc sẽ đến như một hậu quả tất yếu: một thứ hạnh phúc siêu nhiên, bất chấp nghịch cảnh, đau khổ. Hạnh phúc ấy là tiền nhân cho thứ hạnh phúc tràn đầy và bất diệt sau cái chết. Như vậy, có thể nói linh hạnh Kitô giáo nhắm phát triển t́nh yêu đối với Thiên Chúa và tương quan thân mật với Ngài.
Kitô giáo không nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh đau khổ, cho dù đó là một thực tế phũ phàng không ai phủ nhận được, và tự nhiên theo bản năng th́ ai cũng muốn thoát khổ. Mục đích của việc tu tập Kitô giáo là nhắm thực hiện chân, thiện, mỹ. Cái gương mẫu chân thiện mỹ mà người Kitô hữu lấy làm lư tưởng là chính Thiên Chúa, như Đức Kitô đă nói: “Các con hăy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”. Người Kitô hữu trở nên toàn thiện nhờ t́nh yêu của họ đối với Thiên Chúa. Giống như một đức con, v́ yêu cha mẹ, nên làm tất cả những ǵ cha mẹ mong muốn, nhờ đó trở thành đứa con ngoan, hoàn hảo.


2. Thoát Khổ Bằng Cách Chấp Nhận Đau Khổ
Qua một số lời Phật nói cho những người sơ cơ, thuộc loại “ăn sữa”, nhiều người Kitô hữu – thậm chí cao cấp -cũng như một số Phật tử, thường hiểu mục đích quan trọng nhất của đạo Phật là giải thoát con người khỏi đau khổ, chứ không thấy được mục đích thứ hai quan trọng hơn, chính yếu hơn là điều kiện phải có để đạt được sự giải thoát. Và phải hiểu được cách đạo Phật thực hiện mục đích thứ hai này như thế nào mới nắm được cốt tủy của đạo Phật. Đối với mục đích thứ nhất người ta càng coi trọng việc giải thoát và hạnh phúc của bản thân th́ càng bị ràng buộc vào đau khổ. Phải coi nhẹ những mục đích vị kỷ ấy, con người mới có thể giải thoát và hạnh phúc. Điều đó được diễn tả qua câu chuyện của Triệu Châu và bà lăo:
Một bà lăo hỏi Triệu Châu:
- Tôi mang cái thân nữ này bị năm giây ràng buộc, gây chướng ngại cho Phật tánh, làm sao thoát ly được những phiền trược ấy?
- Xin nguyện cho mọi người sanh lên cơi trời, c̣n thân tỳ tiện này nguyện tiếp tục chịu trầm luân một ḿnh trong biển khổ.
Sẵn sàng “chịu trầm luân một ḿnh trong biển khổ”, coi nhẹ giải thoát và hạnh phúc của ḿnh, không sợ đau khổ, đồng thời vẫn sẵn sàng hy sinh bản thân cho hạnh phúc của người khác, th́ mới được giải thoát và hạnh phúc.
Cũng vậy, nhiều Phật tử-cũng như nhiều người Kitô hữu chưa thông đạt được giáo lư Kitô giáo-hiểu mục đích cuối cùng của Kitô giáo là “lên thiên đàng”, một mục đích rất vị kỷ, với những phương tiện rất ư là buồn cười của giới Kitô hữu b́nh dân, mà không thấy được phần cốt tủy của Kitô giáo là tương quan thân mật đầy yêu thương với Thiên Chúa. Quả thật, trong giới Kitô hữu b́nh dân, nhiều người coi mục đích cuối cùng của việc giữ đạo là được lên Thiên Đàng, được hạnh phúc vĩnh cửu, và để đạt mục đích ấy, người ta phải giữ đạo, phải phụng thờ Thiên Chúa, phải tuân theo ư Ngài. Như thế, rơ ràng là người ta lấy ḿnh làm mục đích, c̣n Thiên Chúa chỉ là phương tiện.
Nhưng thực ra, chỉ có Thiên Chúa mới xứng đáng làm mục đích tối hậu cho con người, chứ con người không thể lấy ḿnh làm mục đích cho ḿnh được. Lấy ḿnh làm mục đích coi Thiên Chúa và tha nhân chỉ là phương tiện, đó cũng chính là bản chất của tội lỗi, từ tội nguyên tội đến các thứ tội khác. Đó là muốn đảo lộn trật tự vốn có ở trong vũ trụ, muốn “đảo chính”, phản nghịch, nổi loạn. Với mục đích vị kỷ như thế, th́ việc tuân hành những luật lệ tôn giáo, việc tuân phục thánh ư Thiên Chúa – để được hạnh phúc – đều mang tính cách g̣ ép, bó buộc, và Tôn giáo trở thành một cái ǵ g̣ bó, phản tự do. Thực ra tôn giáo vốn làm cho con người tự do hơn.
Kitô giáo là đạo t́nh yêu chứ không phải là đạo vị kỷ. Mà t́nh yêu th́ có chiều hướng ngược hẳn với vị kỷ. Lấy hạnh phúc của ḿnh làm mục đích, coi Thiên Chúa và tha nhân chỉ là phương tiện để thực hiện mục đích ấy th́ không phải là tinh thần của Kitô giáo. Chính Chúa Kitô đă nói lên sự bất hợp pháp của tinh thần vị kỷ ấy: “Ai muốn cứu mạng sống ḿnh th́ sẽ mất, c̣n ai liều mất mạng sống ḿnh v́ Thầy th́ sẽ t́m được mạng sống ấy”, hay “Ai yêu quí mạng sống ḿnh th́ sẽ mất, c̣n ai coi thường mạng sống ḿnh ở đời này th́ sẽ giữ được cho sự sống đời đời”. Như thế càng coi trọng hạnh phúc hay sự giải thoát của ḿnh, th́ nó càng dễ vuột ra khỏi tay ḿnh, và càng coi nhẹ hạnh phúc hay sự giải thoát ấy để gắn bó với Thiên Chúa, th́ càng dễ đạt được nó.
Như vậy, hạnh phúc vĩnh cửu hay Thiên đàng chỉ có thể là hậu quả hay phần thưởng tất yếu của tương quan thânmật và tốt đẹp với Thiên Chúa, chứ không thể là mục đích của tương quan ấy. Khi coi Thiên Chúa và tha nhânchỉ là phương tiện để đạt được hạnh phúc của ḿnh, dù đời sống của ḿnhcó vẻ tốt đẹp đến đâu, th́ cũng chẳng có giá trị bao nhiêu trước mặt Thiên Chúa v́ nó không phát xuất từ t́nh yêu đích thực: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt mà không só t́nh yêu thương, th́ cũng chẳng ích ǵ cho tôi”. Chỉ có t́nh yêu đích thực mới làm đẹp ḷng Thiên Chúa: “Ta muốn t́nh yêu chứ không muốn lễ vật”.


3. Khía Cạnh Tích Cực Của Đau Khổ
Tuy nhiên, cả Phật giáo và Kitô giáo nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực của đau khổ. Đau khổ không phải là một cực h́nh vô ích, mà nó mang lại nhiều lợi ích. Phật nói: “Phiền năo tức Bồ Đề (…) Tất cả các phiền năo đều là hạt giống Phật. Tỷ như nếu chẳng lặn xuống biển sâu, th́ không thể được châu báu vô giá. Cũng vậy, nếu ḿnh chẳng vào trong biển phiền năo, ắt ḿnh không thể được quả báu là cái trí huệ biết hết tất cả”. Như vậy, giải thoát của Phật giáo vẫn là chấp nhận đau khổ cuộc đời này một cách anh dũng: giải thoát mà không ĺa đau khổ, đó mới là giải thoát đích thực. Muốn “khỏi mặc áo ăn cơm” th́ cách tốt nhất vẫn là “cứ mặc áo ăn cơm” với tâm hồn thanh thản, vui tươi chấp nhận. “Tự do chính là ung dung trong mọi ràng buộc, và hạnh phúc chính là tự tại giữa bao khổ đau”. Như vậy, theo Phật giáo, giải thoát hay hạnh phúc oái om thay lại nằm ngay trong đau khổ, ngay giữa khổ đau, đến nỗi có thể nói “phiền năo tức Bồ Đề”. Thiền sư Suzuki viết : “Dầu có tranh đấu mấy đi nữa, Niết Bàn vẫn phải t́m trong bánh xe sinh tử luân hồi. Dù là một thiền sư đă chứng đạo hay là một gă thất phu, không ai thoát được ngoài định luật thiên nhiên. Hễ bao tử lép th́ ai cũng đói như nhau, hễ trời rét th́ ai cũng phải mặc thêm áo ấm”. Ông cũng viết : “Phải nhờ những cơn đau khổ thắt ruột và những xáo trộn nội tâm, ta mới gột sạch tất cả những uế trệ của nội tâm, và con người mới hồi sinh lại với một nhăn quan hoàn toàn mới lạ phóng vào cuộc sống… Thiền sẽ trở nên sáng tỏ như ban ngày một khi tinh thần đă trải qua những cuộc chiến đấu ấy”. Không có giải thoát đích thực nào ngoài khổ đau. Thật là một thực tế bi hùng! Và giải thoát thực sự chính là sự thay đổi cái nh́n về những khổ đau đó.
Kitô giáo th́ nhận ra đau khổ có giá trị cứu chuộc, đền tội. Chính Đức Kitô đă dùng đau khổ để cứu chuộc nhân loại. Bài học của mầu nhiệm “Vượt Qua” nằm ở chỗ này: muốn hạnh phúc th́ phải vượt qua đau khổ, muốn sống lại th́ phải trải qua tử nạn, “không có đổ máu, không có ơn cứu chuộc”. Đó là định luật tất yếu nằm trong ư định của Thiên Chúa, đến nỗi chính Thiên Chúa cũng phải dùng con đường ấy. Thiên Chúa đă không dùng phương cách không đau khổ để cứu lấy hạnh phúc của con người. Nếu đó không phải là sự khôn ngoan, nếu đó không phải là định luật tất yếu của Ngài, th́ Ngài đă không làm như vậy. Sướng và khổ không thể tách rời nhau : muốn sướng th́ phải chấp nhận khổ, không chấp nhận khổ th́ không thể sướng được.


4. Sự Hoán Chuyển Giữa Hạnh Phúc Và Đau Khổ


Nơi cá nhân
Hạnh phúc chỉ có thể đổi được bằng đau khổ, và không có hạnh phúc nào mà không được đánh đổi bằng đau khổ. Một thành công rực rỡ, một tương lai sáng lạn chỉ dành cho những người biết chịu khó, biết chăm chỉ làm việc, biết chấp nhận đau khổ. Khổ trước th́ sướng sau, c̣n nếu muốn sướng trước th́ tất cái khổ sẽ đến sau. Sự song đối và gắn liền nhau giữa hai nguyên lư mâu thuẫn nhau ấy đă được Đức Kitô nói đến nhiều lần, chẳng hạn qua những câu như : “Hăy qua cửa hẹp mà vào, v́ cửa rộng và đường thênh thang đưa đến diệt vong… C̣n cửa hẹp và đường chật th́ đưa đến sự sống…”, hay “Ai đưa ḿnh lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ ḿnh xuống sẽ được nâng lên”, hay “Đức Kitô lại c̣n hạ ḿnh, vâng lời cho đến nỗi chết và chết trên Thập tự. Chính v́ thế Thiên Chúa đă siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”.


Giữa người với người
Hạnh phúc và đau khổ có thể hoán chuyển lẫn nhau giữa người này và người kia. Hạnh phúc của người này có thể là kết quả do đau khổ của người kia, và ngược lại. Do đó, rất nhiều người chấp nhận ḿnh đau khổ để người ḿnh yêu thương được hạnh phúc. Chẳng hạn, cha mẹ hy sinh (tức chịu khó, chịu nhục, chịu khổ) để con cái được ấm no, đầy đủ. Chấp nhận đau khổ để người ḿnh yêu được hạnh phúc, đó là một cách tuyệt vời nhất để tỏ lộ t́nh thương. Thực tế này giải thích sự cứu chuộc của Thiên Chúa qua sự đau khổ và cái chết của Đức Giêsu Kitô: “Không t́nh yêu nào cao cả hơn t́nh yêu của người đă hy sinh tính mạng cho người ḿnh yêu”.


Hai thứ công bằng
Trong Phật giáo, theo luật tuyệt đối công bằng của nghiệp báo người khác không thể gánh chịu đau khổ do tội lỗi ta gây ra, cũng không thể hưởng những hạnh phúc do việc thiện ta làm. Ai làm người ấy chịu (hay hưởng) những hậu quả (hay kết quả) việc ḿnh làm, không ai chịu (hay hưởng) thay thế ai được. Luật nhân quả, nghiệp báo tác động một cách hết sức máy móc, vô ngă trên tất cả mọi người, không trừ ai. Điều này thật hết sức hợp lư.
Nhưng trong Kitô giáo, vừa có luật công bằng vừa có t́nh yêu : do t́nh yêu, người này có thể gánh dùm hậu quả do tội lỗi của người kia, và đương nhiên một người cao thượng như vậy sẽ không mất phần thưởng của ḿnh cho dù không có ư nhắm tới phần thưởng ấy. Và phần thưởng của người ấy sẽ vô cùng lớn lao khi người ấy làm điều đó chỉ v́ t́nh yêu cứ không phải v́ phần thưởng. Một sự công bằng tương đối và thấm nhuần t́nh yêu tuy không hợp lư bằng một sự công bằng tuyệt đối và máy móc, nhưng nó dung ḥa được lư và t́nh. Công bằng có t́nh yêu là thứ công bằng của cha mẹ đối với con cái, là thứ công bằng kiểu “làm theo khả năng và hưởng dụng theo nhu cầu” mà rất nhiều nhà xă hội học muốn thực hiện cho xă hội.
Trong hai thứ công bằng trên, mỗi thứ đều có cái hay cái dở của nó, đó là lẽ thường, ta không nên phê b́nh chỉ trích cái nào. Thực ra, hai thứ công bằng trên chỉ là những cách giải thích của con người để thỏa măn sự đ̣i hỏi của lư trí con người (vốn có nhiều hướng khác nhau). Nói theo Phật giáo, đó là pháp “giả lập”, là kiến giải, cần phải biết “rời mắt khỏi ngón tay để thấy mặt trăng”. Sự công bằng tối hậu trong vũ trụ sẽ tốt hơn, tuyệt vời hơn, và không thể diễn tả phù hợp được với những ư niệm thiên lệch và nghèo nàn của con người.


1. Về Nguồn Gốc Năng Lực Để Thoát Khổ


Con đường tự lực
Nhiều người cho rằng có một điểm khác biệt căn bản giữa Phật giáo và Kitô giáo về nguồn gốc năng lực để giải quyết vấn đề đau khổ. Để giải quyết vấn đề đau khổ, để đi đến giải thoát, người Phật tử phải hoàn toàn tin tưởng vào chính ḿnh, quy trách nhiệm cho ḿnh : ḿnh khổ là do ḿnh gây ra, và ḿnh có hết khổ hay không là do ḿnh. Nguyên nhân của cái khổ hiện tại (hay kiếp này) có thể do ḿnh gây ra trong quá khứ (hay kiếp trước), và hậu quả của một việc thiện ḿnh làm trong hiện tại (hay kiếp này) có thể là quả “hết khổ” cho ḿnh mà trong tương lai (thậm chí qua kiếp sau) mới hưởng được. Đó là chủ trương tự lực của Phật giáo. V́ thế, cần phải có đại hùng, đại lực, nghĩa là ư chí sắt đá để quyết tâm tự ḿnh thoát khổ, không trông chờ sự giúp đỡ của ai cả.


Con đường phối hợp tự lực và tha lực
Đang khi đó, Kitô giáo cho rằng mọi sự không chỉ tùy thuộc vào ḿnh mà c̣n tùy thuộc vào ơn Chúa nữa : “Không có Ta, các con không làm được việc ǵ cả”. Nhưng nhiều người quên điều này: Kitô giáo cũng cho rằng mọi sự không chỉ tùy thuộc vào Thiên Chúa, mà c̣n tuỳ thuộc vào chúng ta nữa. Thánh Aâu-Tinh nói: “Để dựng nên ta, Thiên Chúa không cần tới ta. Nhưng Thiên Chúa không thể cứu chuộc được ta nếu không có ta cộng tác”. Lập trường của Kitô giáo về vấn đề này có thể được diễn tả bằng câu thơ của Nguyễn Du trong truyện Kiều:
“Có Trời mà cũng có ta!”

Không phải chỉ có Trời, mà c̣n có ta. Cũng không chỉ có ta, mà c̣n có Trời nữa. Do đó, con người vừa phải nỗ lực thực hiện tất cả những ǵ ḿnh phải làm, vừa phải cậy trông vào Thiên Chúa trong mọi chuyện, phải cầu nguyện xin Chúa giúp sức, ban ơn, ban sức mạnh, thúc đẩy. Không chỉ nỗ lực mà không cậy trông, cũng không chỉ cậy trông mà không nỗ lực, nhưng vừa phải nỗ lực vừa phải cậy trông. Chính khi tin tưởng và phó thác mọi sự cho Chúa, chính khi xác tín rằng ḿnh được Thiên Chúa giúp sức ban ơn để đi đến thành công, người Kitô hữu sẽ nhận được sức mạnh tật sự để hoàn thành việc của ḿnh. Nghĩa là với sự trợ giúp của Chúa do niềm tin vững chắc và sự quyết tâm thực hiện của ta, ta có thể làm bất cứ việc ǵ, dẫu là chuyện chuyển núi dời non. Tóm lại, vừa phải nỗ lực vừa phải cậy trông.


Hai con đường một mục đích
Xét trên b́nh diện nhân loại – theo tâm lư học – th́ cả hai phương thức trên đều tạo nên sức mạnh tinh thần để đi đến thành công. Khi qui hết trách nhiệm cho ḿnh, qui hết khả năng thành công vào ḿnh, con người mới dễ tập trung hết mọi năng lực của ḿnh vào công việc, nhờ vậy mà thành công. Đó là một cách hữu hiệu để có năng lực. Nhưng cũng có cách khác có vẻ như ngược lại. Khi có một niềm tin chắc chắn ḿnh được ơn trên ban sức, phù trợ, niềm tin này sẽ tác động vào tâm lư con người, khiến con người vững tâm tin tưởng, nhờ đó sức mạnh tinh thần tự động tăng lên và tập trung lại dễ dàng.
Mỗi phương thức trên đều tạo ra được những bậc thánh nhân có sức mạnh tâm linh phi thường. Những người chưa chứng ngộ được sức mạnh phi thường như thế bằng một trong hai con đường trên, thiết tưởng chưa có đủ thẩm quyền để phê b́nh, khen chê về bất kỳ con đường nào. Thực ra con đường nào cũng đều có những sở trường sở đoản riêng của ḿnh, và mỗi con đường thích hợp với khuynh hướng tâm linh của từng người. Vấn đề không phải là chọn con đường nào tốt cho bằng chọn con đường thích hợp. Tuy nhiên, một người hiểu ư Phật th́ sẽ không chấp vào từ ngữ Phật dùng. Để phá chấp cho những người quá tin tưởng vào tha lực – đây là thái độ chung của những người tin vào tôn giáo – Phật nhấn mạnh đến thái độ tự lực. Nhưng con đường Trung Đạo mà Phật chủ trương không cho phép ta hiểu Phật một chiều như thế. Con đường của Kitô giáo không duy tự lực, cũng không duy tha lực, chắc chắn không đi ngược lại chủ trương của Phật.


IV.  NHỮNG HỆ LUẬN TRONG GIAO TIẾP VÀ HỘI NHẬP VĂN HOÁ.


1. Đối Thoại Và Hội Nhập Văn Hóa
Tài liệu “Làmviệc” (Instrumentum Laboris) tiền Đại hội đă có cái nh́n cởi mở và tích cực hơn đối với các tôn giáo và văn hóa Á châu. Tài liệu công nhận rằng “tất cả những ǵ đă tŕnh bày về sự hiện diện cứu độ của Thánh Linh nơi các dân tộc cần được áp dụng một cách đặc biệt cho lục địa Á châu, vùng đất được coi là chiếc nôi của các Tôn giáo lớn trên thế giới. Bằng cách cụ thể, các tôn giáo này đă là con đường dẫn đưa đa số dân tộc Á Châu đến với Thiên Chúa, đồng thời cũng là cách thế Ngài dùng để đến với họ. Thần Linh của Thiên Chúa tác động trên tinh thần và tâm hồn các hiền triết Á Châu ngày xưa. Chính các vị đă để lại cho dân tộc ḿnh chứng từ về giác ngộ tâm linh trong các kinh sách. Giáo huấn của các Vị vẫn hướng dẫn cuộc sống Tôn Giáo, luân lư và xă hội của đại đa số ngừơi Á châu” (số 32)
Một số bản kết thúc của Thượng Hội Đồng đă biểu lộ sự tiếp nhận tích cực đối với bản góp ư của các Hội Đồng Giám Mục và ư kiến của nhiều Giám Mục trong các phiên họp Khoáng đại. Chính Sứ điệp của Thượng Hội Đồng cũng long trọng tuyên bố: “Chúng tôi kính cẩn gởi lời chào tới tất cả anh chị em Á châu của chúng tôi, những người đặt trọn niềm tin nơi các Tôn giáo khác. Chúng tôi hân hoan công nhận giá trị tinh thần của các tôn giáo lớn tại Á châu như Aán giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo… Chúng tôi đánh giá cao giá trị đạo đức của các phong tục và thực hành , kếtquả của giáo huấn của các hiền triết Á châu, những vị đă cổ vơ các đức tính tự nhiên và ḷng tôn kính các tiền nhân (…) Chúng tôi ước mong được trao đổi nhiều hơn gia sản của chúng tôi với các dân tộc Á châu, với thái độ tôn trọng hỗ tương những khác biệt giữa chúng ta” (Sứ điệp, số 3).
Một giai đoạn mới trên con đường đối thoại tôn giáo tại Á châu đă bắt đầu với nhiều hứng khởi và thách đố. Vẫơn cần nhiều cố gắng để làm sáng tỏ tương quan giữa nhu cầu đối thoại với sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Việc đề cao giá trị cứu độ của các Tôn giáo khác và nhu cầu đối thoại liên tôn không có nghĩa là đă chấm dứt sứ vụ rao truyền Tin Mừng cho những người ngoài Kitô giáo. Xưa cũng như nay, rao giảng Tin Mừng luôn vẫn là một sứ vụ ưu tiên của Giáo hội. Đối với lục địa Á châu, sứ vụ rao giảng Tin Mừng ngày càng khẩn thiết và cần đặc biệt đề cao. Tuy nhiên trong bối cảnh đa nguyên văn hóa và Tôn giáo,việc rao giảng Tin Mừng hôm nay tại Á châu đ̣i hỏi phải hội nhập văn hóa, đối thoại liên tôn và tôn trọng giá trị cứu độ tiềm ẩn nơi các Tôn giáo khác.
Mới đây, Thượng Hội Đồng Giám Mục về Á châu c̣n đi xa thêm một bước nữa, khi nói về các Tôn giáo Á châu rằng: “Các Tôn giáo đó, một cách cụ thể đă là con đường dẫn đưa phần đông các dân tộc Á châu đến với Thiên Chúa, và là cách thế để Thiên Chúa đến với họ. Thần khí Thiên Chúa hoạt động trong tinh thần và trong tâm của các nhà hiền triết xưa kia của các lục địa Châu Á. Các Ngài đă để lại cho các dân tộc ḿnh chứng tá về sự thiên khải tâm linh ghi lại trong các sách thánh. Những lời giảng dạy vẫn c̣n hướng dẫn đời sống Tôn giáo, đạo đức và xă hội của rất nhiều người tại Á châu” (Instrumentum laboris, 32).
Như vậy, các Tôn giáo Á châu, được nh́n nhận như là những con đường, là đạo dẫn con người đến với Thiên Chúa, và cũng là đường, là phương tiện Thiên Chúa dùng để đến với con người, và các kinh điển của các tôn giáo này giờ đây cũng được gọi là “sách thánh”, livres sacrés.
Đó chính là lư do tại sao Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu nhấn mạnh rất nhiều đến cuộc đối thoại, được gọi là “ba chiều”: đối thoại giữa Giáo hội với các nền văn hóa, với các tôn giáo và người nghèo tại Á châu (LL. 37.51), một cuộc đối thoại mà F.A.B.C (Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu) ,được Instrument laboris trích dẫn, gọi là dialogue de vie nghĩa là không chỉ trên phương diện lư thuyết, bằng những cuộc trao đổi về mặt tư tưởng, nhưng c̣n bằng cả cuộc sống, chẳng hạn như là gặp gỡ, trao đổi và cộng tác với nhau trong những lănh vực khác, thí dụ như xă hội, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, y tế, từ thiện…


2. Đối Thoại Về Mặt Tư Tưởng
Về mặt tư tưởng , Instrumentum laboris gợi lên vài ư tưởng sau đây: Hồøi giáo có thể giúp người Kitô hữu đào sâu niềm tin tưởng vào Thánh ư của Thiên Chúa. Aán độ giáo có thể chia sẻ cho ta kinh nghiệm về sự chiêm niệm, sự từ bỏ ư muốn của ḿnh, tinh thần bất bạo động, Phật giáo chia sẻ cho ta sự thực hiện vô ngă (từ bỏ chính ḿnh), ḷng từ bi. Khổng giáo chia sẻ với ta ḷng hiếu thảo và tinh thần nhân bản, Lăo giáo chia sẻ sự đơn sơ khiêm tốn, và đạo truyền thống chia sẻ mối quan tâm và niềm kính trọng đối với thiên nhiên. (LL. 33).
Trên đây mới chỉ là một vài gợi ư không sâu vào chi tiết. Thực ra sắc lệnh Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II cũng đă đề cập tới vấn đề này và đưa ra một vài nhận định, đối chiếu Kitô giáo với một vài tôn giáo lớn, như Aán độ giáo , Phật giáo,Hồi giáo và Do thái giáo (N.S 2-4). Trước Vatican II những người đi tiên phong như Pierre Charles, Abd ll-Jalil. Cuttat, Monchanin, Le Saux… đă khai phá và mở ra cho chúng ta những hướng đi rất có triển vọng. Gần đây một người Choan Seng Song bên Đài Loan, cũng giới thiệu với chúng ta một đường lối và cung cách làm thần học, dựa theo tinh thần hội nhập văn hóa và tư tưởng tôn giáo Á châu, rất có giá trị. Trong bản góp ư cho THĐGMAC, HĐGMVN, đă hai lần nhắc đến chuyện Đức Giêsu xin người thiếu phụ Samari cho ḿnh được uống, trước khi nói với Chị về nước hằng sống. Đó là một ư tưởng do Choan Seng Song khám phá.


3. Đối Thoại Bằng Chính Cuộc Sống
Tài liệu Thượng Hội Đồng Giám Mục Aù Châu nói đến một cuộc đối thoại trên b́nh diện cuộc sống, un dialogue de vie (số 37), th́ phải hiểu đó là một sự chia sẻ toàn diện. Instrumentum laboris viết: “Với các tôn giáo khác, chúng ta vừa cho vừa đón nhận, vừa lắng nghe vừa chia sẻ. Về mặt kinh nghiệm của con người và trên b́nh diện đức tin, có rất nhiều điều phải học hỏi về t́nh cảm tôn giáo sâu sắc của họ cũng như về tôn giáo của họ” (L.L. số 32).
Muốn được như vậy, trước hết chúng ta phải đến với các tôn giáo khác với tâm t́nh kính trọng thực sự. Cần phải loại bỏ tiên thiên những ư định là đối chất, bắt bẻ với ư đồ khuất phục hay chinh phục. Không thể tiếp tục những phương pháp hộ giáo, trái lại chỉ t́m kiếm một sự gặp gỡ, trong phạm vi khả năng của cả đôi bên. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có đoạn: “Các tín hữu tôn giáo sẽ đến với anh em đồng bào của ḿnh không phải như những kẻ xa lạ đến để thuyết phục hay chinh phục, hay ban phát, mà trước hết là để gặp gỡ chia sẻ. Chia sẻ là vừa cho vừa nhận. Chính Đức Kitô cũng đă làm như vậy khi Người nhận từ nhân loại máu mủ thịt xương, cơm ăn áo mặc, lời nói và văn hóa vv; để rồi có thể chia sẻ cho nhân loại t́nh thương của Chúa nhờ tất cả những ǵ mà chính Người đă nhận được từ nhân loại.
(…) V́ thế loan báo Tin Mừng, theo quan niệm của Hội Thánh Việt Nam chúng tôi, trước hết là chia sẻ cuộc sống, thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,1), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người ḿnh yêu (x. Ga 15,13).
Nói cách khác, loan báo Tin Mừng đồng nghĩa với làm chứng cho Chúa Kitô, bằng cách sống xứng danh là môn đệ Người, mà dấu chỉ của người môn đệ, đó là t́nh thương huynh đệ (x. Ga 13, 35), t́nh thương ưu tiên người nghèo hèn đau khổ, là những người chiếm đa số trên lục địa Á châu (Sđd.Trang 29-30).
Nói tóm lại, đối thoại, hội nhập và đồng hành được coi là phong cách thích hợp nhất để rao giảng Tin Mừng trong thực tại Á châu hôm nay. Theo Sứ điệp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu, Hội Thánh tại Á châu phải đảm nhận đồng thời ba cuộc đối thoại: “đối thoại với các văn hóa Á châu, đối thoại với các tôn giáo Á châu và đối thoại với các dân tộc Á châu, đặc biệt với người nghèo” (số 5).


KẾT


Hai tôn giáo, hai linh hạnh, Phật giáo và Kitô giáo, xem ra rất khác biệt, nhưng nếu ta có một cái nh́n vượt lên trên những khác biệt, hay biết nh́n bằng tinh thần “vô trước”, hay “không chấp”, nghĩa là không chấp vào từ ngữ, quan niệm hay cách diễn tả, ta sẽ thấy chúng cùng nói về một thực tại duy nhất, cùng nhắm tới một mục đích, và có thể cùng đi đến những kết quả nhưnhau. Nếu c̣n chấp vào từ ngữ, tiểu tiết… ta không thể thấy được sự trùng hợp đó, hai linh hạnh, hai cách nh́n, tuy có vẻ mâu thuẫn, nhưng có thể bổ túc cho nhau, Phật giáo cho ta thấy mặt này của Thực Tại Tối Hậu (vô ngă, là một với vũ trụ vạn vật…), c̣n Kitô giáo cho ta thấy mặt kia (hữu ngă, là hai với vũ trụ vạn vật…)
Trong thực tế, cả hai đều đă tạo nên những động lực hết sức cao thượng để con người hành thiện tránh ác, sống cuộc đời hết sức cao đẹp. Trong thực tế, cả hai đều đă xoa dịu biết bao nhiêu đau khổ cho nhân loại. Sự giáo hóa của hai tôn giáo này đối với nhân loại thật to tát: Phật giáotại Á Châu, và Kitô giáo tại Aâu và Mỹ Châu. Nếu không có những tôn giáo ấy, thế giới này đă mất đi những cái hết sức quư báu. Trong thực tế, cả hai đều đă sản sinh ra những mẫu người hết sức tốt đẹp: biết bao hạnh phúc ngay ở trần gian này bất chấp bao khổ đau xảy đến cho ḿnh, từ bi bác ái cao độ, biết xả thân cho những lư tưởng cao đẹp, hy sinh cho tha nhân đến quên ḿnh, luôn nỗ lực làm cho thế giới này bớt đau khổ và thêm hạnh phúc. Đối với những người gương mẫu ấy, th́ tôn giáo họ theo – dù là Kitô giáo hay Phật giáo – là một tôn giáo tuyệt vời. Họ đă thành công về tâm linh nhờ chính tôn giáo của họ.
Nếu chúng ta chưa thành công được như họ, chúng ta không đủ thẩm quyền để chê bai tôn giáo của họ. Vả lại, khi chúng ta sinh ra, th́ các tôn giáo ấy đă có sẵn, và do một nhân duyên nào đó mà ta thuộc về tôn giáo này chứ không phải là tôn giáo kia, khiến cho ta thấy tôn giáo này hay hơn, hợp với ta hơn tôn giáo kia. Nhưng nếu nhân duyên đó thay đổi, biết đâu ta lại thuộc về tôn giáo kia mà không phải là tôn giáo này. Lúc đó cái nh́n ta lại thay đổi ngược lại. V́ thế, thiết tưởng chúng ta nên luôn luôn tỏ ḷng kính cẩn và biết ơn đối với các tôn giáo, và những người đang đại diện cho các tôn giáo ấy, đồng thời đón nhận những tín đồ các tôn giáo khác như những người đồng hành với ḿnh trên con đường tiến tới Chân, Thiện,Mỹ, là nguồn giải thoát hay hạnh phúc vĩnh cửu.

SÁCH THAM KHẢO


Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách. (1999). Từ Điển Phật Học. Huế. NXB Thuận Hoá.
Phân Khoa Thần Học. Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X. (1974). Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh. Đà Lạt – Việt Nam.
Hồng Phúc (1996). Điển Ngữ Đức Tin Công Giáo. TP. HCM: Nhà Sách ĐMHCG.
Gioan Phaolô II. (2000). Ecclesia in Asia. (Bản Dịnh do Nguyễn Ngọc Sơn – Đặng Xuân Thành. (2000). Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu. TP.HCM. NXB TPCM.
Nguyễn Duy Cần, Phật Học Tinh Hoa, NXB TP. HCM, 1992, trang 94-95).
LM. JMT. Nguyễn Thế Thoại. Tôn Giáo Học Và Các Tôn Giáo Lớn Ở Việt Nam.
Nguyễn Thái Hợp. Đường Vào Thần Học Về Tôn Giáo. (2000). NXB. P.O Box 52759. Houston, TX.77502.
Nguyễn Chính Kết. Linh Hạnh Phật Giáo. (1997). NXB TPHCM.
Nội San Liên Tu Sĩ TPHCM. (15-8-1998). Chia Sẻ Số 19
Nguyễn Thế Thuấn. 1967). Kinh Thánh, TP. HCM: ĐMHCG
Vatican II. (1965). Gaudium et Spes. Trong Phân Khoa Thần Học (Eds). Thánh Công Đồng Chung Vatican II. Đà Lạt: GHHV Thánh Piô X.
Gioan Phaolô II. 1998). Tông Thư Mulieris Dignitatem. (Bản Dịch do Anon).
Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, 3 quyển, NXB TP.HCM 1992.
Daisetz Teitaro SUZUKI, Thiền Luận, 3 quyển , NXB TP.HCM 1992.
Hoàng Bá Truyền Tâm Pháp Yếu, Trần Tuấn Mẫn dịch, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam NXB TP.HCM 1992.
Bồ Đề Đạt Ma, Quán Tâm Pháp, Minh Thiền dịch và b́nh chú, Khai TRí NXB Sàig̣n 1972.