NGHIỆP BÁO – ĐAU KHỔ
TRONG PHẬT GIÁO VÀ KITÔ GIÁO
VÀI NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT
Matta Đoàn thị Cẩm Tú, LSS


DẪN NHẬP

Qua ḍng lịch sử, thời gian xoay ṿng như: rước ta, sau ta, trong ta, quanh ta, kháp nơi… h́nh ảnh đau khổ luôn chờn vờn, dọa nạt và ẩn hiện qua lưỡi hái hăi hùng của tử thần. Con người từ muôn thưỏ đă chạm trán với nó. Với sức lực riêng của ḿnh để khám phá ra “mầu nhiệm” đau khổ, con người chỉ gặp thấy khi thất bại chán chường, càng ngày càng bi đát hơn. Chỉ ḿnh đức tin công giáo mới có thể giúp con người hiện hữu và tiến gần thế giơi bí mật của khổ đau và giải thoát họ khỏi mọi thất vọng. Nhưng b́nh an chỉ ở một đầu đoạn đường dài tăm tắp, kẻ chịu đau khổ sẽ không thấy bỡ ngỡ khi thấy ḿnh gần “phản động” hơn là ưng nhận, nhưng phải tin chắc rằng, Đức Giêsu Kitô sẽ giúp ḿnh, không những hiểu, mà con thưa “vâng” để biến đau khổ thành công trạng cứu chuộc riêng bản thân cũng như toàn thể nhân loại.
Một khi chúng ta đă đề cập đến vấn đề đau khổ chung quanh chúng ta. Trước tiên chúng ta cần phải thấy phàm tánh của ḿnh, vốn là nguyên nhân tạo nghiệp khiến chúng ta luôn bị dày ṿ bởi Nghiệp Báo, đau khổ… kế đó chúng ta hằng ngày để tạo cho ḿnh và gia đ́nh những niềm an lạc và hạnh phúc thật sự. Làm được như vậy chúng ta mới có thể chứng ngộ tính chất thực dụng của Phật trong tương quan giữa người với người và với môi trường sinh thái, bởi lẽ chúng ta không tách rời Đạo và Đời.
Do đó, chúng ta phải thấy cho được ánh sáng của đạo ngay trong đời sống, nghĩa là thấy được thực thể, thấy được Niết Bàn ngay trong thế gian cuồng loạn.
Chúng ta cần phải hiểu thêm đau khổ không ĺa xa chúng ta, nó vào trong cuôc sống thực tế, nói cách khác xa ĺa các pháp ở trần gian. V́ đạo vốn ở khắp nơi, ở khắp hang cùng ngỏ hẻm, ở ngay công việc làm hằng ngày, trong nếp sống quay cuồng, nời mà mọi người đang vật lộn với chính ḿnh với những người chung quanh ḿnh đó cũng chính là đau khổ.
Cuối thế kỷ XX, và chúng ta chập chửng bước vào thế kỷ XXI, với thế kỷ XXI tŕnh độ hiểu biết của con người đă đạt đến đỉnh cao, phát triển về mặt khoa học, nhân văn, xă hội làm cho mọi người gần nhau hơn.
Như vậy, Đạo Kitô hay Phật không cần phải ĺa hết mọi việc, mọi phương tiện sẵn có trong đời, không cần phải từ bỏ hết mọi kiến thức, khoa học, mọi tiến bộ khoa học ứng dụng vào đời sống, không cần ĺa xa tất cả vai tṛ, địa vị, nghề nghiệp trong trách nhiệm hiện nay mỗi người chúng ta đang nắm giữ trong guồng máy xă hội. Trái lại Đạo Kitô hay Đạo Phậtphải có cái nh́n tổng quát, chọn thật để thấy rằng con người có đau khổ.
“Gánh khổ mà đổ lên non
Cong lưng mà chạy, khổ c̣n chạy theo”
Phật dạy các Tỳ Kheo. “ Trời sinh con mắt là gương
Người ghét ít ngó, người thương ngó nhiều”
Trong tinh thần đó, người để ra kế hoạch chiến tranh cũng như để ra cái khổ(và gây ra chính cái khổ). Đó cũng là một điều làm cho chính tôi đáng suy nghĩvà băng cách này hay cách khác nghĩa là dứt bỏ được giải khổ cho nhân loại trong thế kỷ XXI này.


I. NGHIỆP BÁO – ĐAU KHỔ TRONG PHẬT GIÁO VÀ KITÔ GIÁO


A. THEO PHẬT GIÁO


1. NghiệpBáo (Kamma)
Tức tổng hợp sự hảnh động trong quá khứ và hiện tại, chính chúng ta phải lănh phần trách nhiệm về những hành động của chúng ta trong quá khứ và gặt hái an vui trong đau khổ trong hiện tại.
Chính ta tạo Thiên Đường cho ta, cũng chính ta tạo địa ngục cho ta. Ta là người xây dựng tương lai của ta. Chính ta tạo mà thế gian gọi là Định Mạng.
“Đă mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trởi gần trời xa.”(x. Nguyễn Du348)
Đức Phật trả lời. “Tấtcả chúng ta sinh ra đều mang cái Nghiệp (Kamma) của chính ḿnh như một di sản, như đ truyền, như người chí thân, như chỗ nương tượng. Chính v́ cái Nghiệp riêng của mỗi người khác nên mới có cảnh dị đồng của giữa chúng sinh”.
(Đức Phật và Phật Pháp. NARADA,tr. 305)


2. Đau Khổ
Đau khổ là một thuyết do đó có thể thấu rơ được đau khổ của kiếp người. Đau khổ là một thực trang, con người có cảm nhận ngay từ khi cất tiếng khóc chào đới cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. V́ thế trong sâu thẳm ḷng ḿnh, con người muôn có xu hướng muốn vượt thoát khởi đau khổ, t́m kiếm hạnh phúc nhưng v́ không hiểu rơ nguyên nhân và bản chất của đau khổ nên hạnh phúc không t́m được lối thoát thật sự cho ḿnh; đôi khi ngược lại, càng t́m kiếm hạnh phúc con người lại càng vướng vào đau khổ nhiều hơn; “Đời là bể khổ”. V́ thế không ai tránh được đau khổ. Nguyễn Gia Thiều đă xác nhậnđiều đó khi ông nhận xét về cuộc đời nhung lụa của cung nữ. Tưởng rằng chốn lầu vàng đài các không phải khổ nhưng đời người là ảo ảnh, là một giấc mơ: “bừng con mắt dậy thấy ḿnh tay không…”. Cung nữ đă bị đau xót vô biên đă chấp nhận; trong cuộc đới vừa sinh ra đă khóc rồi, trót đời sống đầy nước mắt, sau cùng lại khổ nhận lấy cái chết.(x. Triết Học Đông Phương tr. 52)
“Thảo nào khi mới chôn nhau
Đă mang tiếng khóc ban đầu mà ra
Khóc v́ nổi thiết tha sự thế
Ai bày tṛ băi bể nương dâu
Trắng răng tới thưở bạc đầu
Sinh tử, kinh cụ làm nau mấy lầ…” (x. Cung oán. Ngâm khúc )
Phật tổ tóm những cái khổ đều qui vềtám mối gọi là Bát Khổ; “Sinh là khổ, Bệnh là khổ, Già là khổ, Ưa thích mà rời bỏ là khổ,Không ưa mà phải kết hợp là khổ, Muốn mà không toại là khổ, Mất cái vinh lạc là khổ”. Támcái khổ làm cho kiếp người trở thành một biển lệ; “Nướ”Nhưng khổ đau ấy điều là nguyên nhân của đau khổ mà ta không tránh được.
“ Gánh khổ mà đổ trên non
Cong lưng mà chạy, khổ c̣n chạy theo”.
Bất cứ sự lệ thuộc nào cũng đều hủy hoại tự do của con người, khiến con người không thực sự là ḿnh. ( x. Triết Gia Đông Phương tr. 53 – 54 )
Trong Sadhana nơi Tagore Viết: Đau khổ vốn dĩ là cảm thức của giới hạn, nó không phải là cái bất biến của đới chúng ta, khác với niềm vui, đau khổ là nhận ra rằng: Đau khổ không dự phần vào thực hằng của tạo dựng, coi đau khổ như là bạn thi hào R. Tagore nói quyền lực được đau kho åcũng chính là cái quyền được làm người mà nếu bị đoạt mất hay từ chối đau khổ th́ ta chưa làm người trọn vẹn. V́ “không có ai trên đời lại muốn mất hẳn đi cái quyền được đau khổ, và quyền được đau khổ cũng chính là quyền ḿnh được làm người” (Ibid, tr. 64), Theo sadhana (tr. 48). Nhưng nếu “không nếm đau khổ th́ người chưa thật là người”
(x. Lê Quang Phúc, Trực Cảm Tâm Linh, Ottawa, 1997 ,tr. 10)
2.1 Khái Niệm Đau Khổ
Trước hết chúng ta thấy rằng, cả Phật Giáo và Kitô Giao đều đặt con người trước huyền nhiệm đau khổ. Đau khổ và sự dữ là thực trạng trong cuộc sống con người, ai cũng có thể đụng chạm và có thể đối đầu với nó, dù là người công chính hay tội nhân dầu là bậc vua chúa hay lê chân đều không thoát khỏi những đau khổ ray rứt khôn ngưôi của kiếp người, là người ai cũng có thể cảm nhận những nỗi thống khổ bi ai trong thân xác và tâm hồn, khiến họ phải cất tiếng than thân trách phận hay oán ông trời ngay từ mới lọt ḷng mẹ.
“Thảo nảo khi mới chôn nhau
Đămang tiếng khóc bưng đầu mà ra” (x. Nguyễn Gia Thiều)
2.2. Nguyên Nhân Đau Khổ
Phât dạy các Tỳ Kheo “Trời sinh con maắt là gương
Người ghét ngó ít, người thương ngó nhiều”
“Dưới bầu trời này, mọi sụ đều có lúc, mọi việc đều có thời”. Chính caiù “lúc”cái “thờ” đó là nguyên nhân gây đau khổ cho con người. Nào là hạn hán, mất mùa, thiên tai, lụt lội, núi lửa, động đất… và những điều xảy ra ngoài tầm dự kiến, ngoài khả năng chống đỡ của con người. Thiên nhiên vẫn biến chuyển từng ngày từng giờ, luôn có những bất trắc. Tuy nhiên, cũng phải nh́n nhận răng, con người đă có tác động một phần rất lớn lên môi trường thiên nhiên, nên nhiều lúc chính con người phải gánh chịu những hậu quả. Đúng “gậy ông đập xuống lại dần lưng ông”
Nhiều lúc đau khổ nằm ngay trong tiến tŕnh phát triển của con người; bóng tối nằm ngay dưới đế đèn đang chiếu sáng. Xét về đau khổ như một sự khiếm khuyết, sự bất toàn đều nằm sâu trong thân phận con người chúng ta. Và có lẽ, đỉnh cao của sự bất toàn của giới hạn, của đau khổ đó chính là cái chết, điều mà không ai có thể từ chối và tránh khỏi.
Như đă nói trên, cái khổ của con người ngoài nguyên nhân (ngoại tại) c̣n có nguyên nhân (nội tại), như Phật nói bên cạnh cái khổ sinh già chết, c̣n cái khổ gần ḿnh ghét, xa cái ḿnh yêu, mà mong không đạt. Như:
- Tính tham lam(Tham)
- Ḷng ghét(Sân)
- Sự ngu dốt(Si)
- Tính kiêu ngạo (Mọn)
- Tính nghi ngờ(Nghi)
Trong những nguyên nhân đó Phật cho thấy ba cái đầu Tham – Sân – Si là những cái xấu xa tệ hại nhất, làm cho con người mê muội, hư hỏng nên gọi chunglà ba cái độc.
Tất cả những nguyên nhân trên đă mang lại sự phiền nao đau khổ, nó suôi khiến điều khiển con người làm nhửngđiều sai lầm tội lỗi.
Nguyên nhân đau khổ được ví như ngọn lửa cháy lan từ ngọn đền này qua ngọn đèn khác (Đại Chủng Viện Giuse tr. 35)
Cuộc đời là đau khổ, sự thật là đau khổ ???: sinh là khổ, già là khổ, ốm là khổ, chết là khổ, gần cái ḿnh ghét là khổ, xa cái ḿnh yêu là khổ, không đạt điều mong muốn là khổ, những ràng buộc của năm yếu tố tạo nên con người là khổ.
V́ sao lại có cái khổ? Đó là do sự thèm muốn dục vọng. Dục vọng sinh ra lại ở nơi con ngươi để thỏa măn những ham muốn dục nhục.
Nguyên nhân sự đau khổ: Là do ḷng tham sống, v́ tham sống mà luân hồi sinh tử, càng tham, càng muốn, càng được càng tham, tham sống, tham sướng, tham mạnh. Nó đưa tới sự kéo lê thân phận con người. Con người khổ là do v́ cứ bám víu vào những tương đối của cuộc đời, kết hợp cái phù du mây nỗi này đến cái thay đổi cái chóng qua khác để vun đắp cho cái tôi của ḿnh, cho cái giả tạo là thật, lấy cái phù du tôn lên làm vĩnh cửu, từ đó mà sinh ra cái khổ.
Nguyên nhân đưa đến mọi đau khổ, bất hạnh của con người chính là vô minh. Vô minh mới chính tham Aùi, do ái dục mà chấp thủbám víu vào cái đối tượng cuả tham ái, càng khao khát dục lạc bao nhiêụ, con người càng khổ đau bấy nhiêu. Aùi dục là một năng lực tinh thần hết sức hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm trong tất cả mọi chúng sinh là do nguồn cọi của biết bao điều bất hạnh trong đời. Chính ái dục làm ta đeo níu sự sống dưới mọi h́nh thức. Kinh Chuyển Pháp Luân nói “Này hởi các Tỳ Kheo, đây là chân lư cao thượng về nguồn gốccủa sự đău khổ; chính nguyên nhân của mọi tái sinh. Aùi hợp tâm tha thiết, khao khát, bám víu vào cái này, cái kia,chính cái đeo níu lấy nhục dục ngũ trần, ái đeo níu theo sự sinh tồn và cái đeo níu theo lư tưởng không sinh tồn”
Tóm lại: Khổ là do ḷng khao khát dục vọng, khao khát tồn tại cả khao khát không tồn tại.
2.3. Ư Nghĩa Đau Khổ
Đức Phật nói  đến ba loại ham muốn
1. Loại thứ nhất mà con ngưới ai cũng kinh nghiệm được là ḷng ham muốn cái khoái lạc của giác quan, khi các giác quan tiếp xúc với những đối tượng thích thú th́ trong con người nảy sinh ra sự ham muốn này.
2. Loại thứ hai ở mức độ thâm sâu hơn: Đó là sự ham muốn sống, Đó là ḷng ham muốnmột đời sống vọ tận.
3. Loại thhứ ba là: Là sự mong muốn được hủy diệt.
Có biết khổ mới cần cứu khổ, có bệnh mới cần chữa trị. Thường đau khổ là quả ác, ác Nghiệp bởi tội lỗi gây ra cho nên, muốn đem lại an vui hạnh phúc th́ giải thoát con người khỏi nô lệ của sự ham muốn, cần biết ư thức về tội. (x .Tam giáo Thiên Chúa giáo,tr.136)
Đức Phậtdạy: “Tâm người là nguồn ác, Thân người là rừng tội lỗi, nghĩa là chống đối, tức giận mắn chửi hay đánh đập… Tất cả mọi mầm móng đấu tranh từ tâm mà ra, để thỏa măn ư muốn của ḿnh, nên không ngần ngại gây khổ cho nhau. Như vậy, tâm rơ là nguồøn của tội ác . C̣n thân khi muốn ăn một bữa ngon miêng th́ cần phải mua gà vịt… cắt cổ nhổ lông để lấy thịt mà ăn. Thân hoặc quá mê mà muốn có của để nuôi mạng sống, họ sẵn sàng cướp của giết người. (x. Kinh Bát Đại Nhân Giác,tr. 30)
Đau khổ là sự thật khách quan. Kinh nghiệm của đau khổ, nhất là đau khổ tinh thần, không làm ta bi quan thất vọng. Trái lại khiến ta nh́n nhận sự thật và phủ phàng sự bất toàn của thế giới này. Muốn bớt khổ, ta phải toàn thiện thân và thay đổi nếp sống.
(x. Tam Giáo Thiên Chúa Giáo, tr. 136)
Không làm điều xấu
Chăm làm điều lành
Giữ ḷng trong sạch. (Phật Giáo Đại Chủng Viện Giuse, tr. 35)


3. Hệ Luận
Cái nh́n có tầm quan trọng ảnh hưởng liên tục sâu đâm đêán phần nhận định, nghệ thuật “Quảng cáo” đă khai thác ra tận dụng các kỷ thuât để thay đổi, biến cái hóa “nh́” của người tiêu thụ hầu ảnh hưởng đến thái độ.
Cái “thấy biết” là cơ sở nề tảng của trách nhiệm, giá trị nhân bản và định quyết để hành động đúng và tốt.
Có rất nhiều cái BIẾT
Biết của mắt,Biết của tai, Biết của mũi, Biết của lưỡi do tiếp xúc với ngoại trần.
Biết vuông, Biết tṛn, biết dài vắn, biết tốt, biết xấu… Vật mất th́ Biết. Cái sắc tưởng của vật đó sẽ mất theo.
- Biết nặng, biết nhẹ. Biết tiếng lớn, tiếng nhỏû…
- Biết, thơm, hôi, mặn, lạt, chuạchác…
- Biết mềm, cứng, trờn, nhám.
Tất cả 5 thứ Biết trước mà sanh ḷng nhớ tưởûng, hammuốn, mong cầu, tiếc giữ, giận hờn.vv…
Đại sư nói: V́ danh tánh Biết duy tŕ nên thân mới c̣n sống. V́ có tánh Biết nên tưtưởng mới linh đông. V́ có tánh Biết nên mới có các cảơm giác.Vậy tánh Biết này có thể làm căn bản cho ông t́m Chơn – Tâm. (x. Quan Thế Aâm Tát, tr.52 – 53).


B. THEO KITÔ GIÁO


1. Nghiệp Báo
Nghiệp như là một nguyên nhân báo ứng được xem như là kết quả. Do đó con người phải chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh. Không phải thần linh nào khác đă qui định thưởng phạt cho kiếp sống của mỗi con người. Chính con người mới thực sự là Thượng Đế tối cao của họ. Con người muốn làm chủ hay nô lệ đời sống, muốn khổ hay vui hoàn toàn bởi quyết định của họ, không do aikhácnhư “ở hiền gặp lành hay gieo giống nào gặt giống đó”.
Về đức tin Giáo Hội Công Giáo: Thiên Chúa là Cha toàn năng Đấng sáng tạo nên con người tốt lành, chăm sóc họ ban cho họ quyền tự do lựa chonï; C̣n t́nh yêu kiên nhẫn của Thiên Chúa. Đấng đă đi bước trước đến với con người qua các giao ước, qua việc cứu chuộc Chúa Con. Qua việc ban Thánh Thần, qua việc qui tự Hội Thánh qua sức mạnh của Bí Tích, qua việc kêu gọi con ngườihướng tới một cuộc sớng diễm phúc mà ngay từ đầu các thụ tạo tự do.


2. Đau Khổ
Trong tranh đấu của đời sống, khi ta thất bại tiếng vọng vào chủ thể và cảm xúc là đau khổ.
- Con người phải đau khổ v́ mọi điều họ ư thức đều có tính lưỡng diện. Thánh Phaolô nói “Tôi làm điều tôi không muốn, và muốn điều tôi không làm”. Trong tôi, luôn có hai ư muốn xung đột với nhau, nó làm cho lương tri của tôi luôn bị day dứt, chia sẻ. Ông Lavelle, một triết gia lạc quan, cũng phải công nhận: “Đau khổ là thiết yếu của cuộc đới và các nỗi đau đớn khác nhau chỉ là những cách và những h́nh thức khác nhau của đau khổ mà thôi”
Đau khổ là phải chấp nhận điều mà ḿnh cảm nghiệm sâu sắc rằng phải từ chối.
Thân phận con người không tránh được đau khổ khi muốn sáng tạo, tiến triển và yêu thương.
Trước khi cho ra đời một con người th́ phải mang nặng, đẻ đau.
(x. LM. Giuse Thân Văn Tường. ĐỐI DIỆN VỚI THIÊN CHÚA. Tr. 158 – 159)
Đau khổ là một vấn đề nhân sinh, một vấn nạn, một thách đố của Triết học, của văn chương, của tâm lư học, của mọi suy tư trí khôn có thể nói là của mọi tôn giáo. (tôn giáo nào cũng đề cập đến cái khổ). Từ xưa đến nay con người đă tốn biết bao giấy mục để bàn về vấn đề nhức nhối của kiếp người. Mọi cố gắng t́m ṭi nghiên cứu về vấn đề đau khổ.
Dẫu sao đau khổ “vấn đề muôn thưở” vẫn c̣n thách đố kiếp ngưởi. Đôi khi thận phận con người được cảm nhận như một ngọn nến chơi vơi chao đảo giữa những cơn cuồng phong của cuộc đời, hy vọng sống c̣n dường như không c̣n chỗ đứng tất cả các nguy cơ hủy diệt luôn vây chặt con người. Thởi gian vẫn lặng lẽ trôi, những qui luật nghiệt ngă của thiên nhiên và của xă hội của loài ngưởi vẫn cứ vô t́nh trước những tiếng gáo thét, những cuộc nỗi loạn, nơi tuyệt vọng, cơn sợï hăi kinh hoàng đang không ngừng xâu xé những tâm hồn rướm máu, quặn quại trong thảm cảnh do thiên nhiên tản phá, do bệnh tất đói khổ, chiến tranh, giết chóc bất công liên tiếpgây nên. Con người như bất lực khi chứng kiến cuộc sống của ḿnh lùi dần vào bóng tối thê thảm của sự suy vong , giữa tâm trạng hoảng loạn v́ những nỗi bi thảm của cuộc sống, họ đă tỏ ra nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa phủ nhận sự quan pḥng yêu thương của Người; họ trách móc Thiên Chúa, nguyền rủa, phản kháng Người.
Vậy người Kitô hữu đối diện với đau khổ bằng một thái độ nào? Chấp nhận đau khổ như mộtán phạt của Thiên Chúa? Biến Kitô giáo thành liều thuốc an thần của trấn áp những nỗi đau nhân thế? Nhắm mắt suôi tay để phó mặc cho cảû sự quan pḥng của Thiên Chúa? Hay cuối đầu cam phận lập công để “mua” Nước Thiên Đàng?
Đôi khi thực tế cho thấy càng sống hiền lành, ngay thẳng, càng công chính lại găp tai họa đau khổ. Người Việt Nam thường nói “họa vô đơn chí” hoàn cảnh của ông Gióp là một bằng chứng. (x. G 31; 11, 5) “biến mất đi ngày phôi thai trong bụng mẹ, biến mấtđi ngày tôi cất tiếng khóc chào đời, biến mất đi đêm mà thiên hạ khảo răng “hài nhi là một đứa con trai” (x. G 3, 3) (x. Lê Quang Phúc. Trực Cảm Tâm Linh. Ottawa 1997 tr. 5).
Đứng trước sự đau khổ, Kinh Thánh không phủ nhận cũng không t́m cách diệt trừ hay chạy trốn, nhưng đón nhận nó như một huyền nhiệm, để rồi ḥa giải nó và thăng hoa nó, bằng cách biến đau khổ thành niền vui cứu độ. Đức Kitô dám nhận tất cả mọi cực h́nh tội lỗi của trần gian như một hiến tế dâng Thiên Chúa Cha để cứu độ toàn thể nhân loại.
a. Tâm Lư Học
- Đau khổ là một trạng thái t́nh cảm phát sinh từ một khuynh hướng không được thỏa măn nhu cầu cần thiết yếu của con người. Tuy nhiên, trong thực tế có mấy ai hoàn toàn măn nguyện với chính ḿnh đâu? Nỗi khát vọng sâu thẳm trong ḷng người ai ḍ cho được?
- Khát vọng, vừa lôi kéo con người lên cao. Con người đau khổ là do thiếu niềm tin nơi chính ḿnh và nơi cuộc sống trần tục này. Bởi thế, con người luôn bị dày ṿ với biết bao nhiêu điều gai chướng, luôn bị xâu xé bởi biết bao nỗi quay quắt khó chịu chỉ v́: “Ai không biết khoan hồng với kẻ khác luôn mang trong ḿnh cái khổ của ḷng kêu ngạo”
b. Hữu Thể Học
Đau khổ, hiểu như sự ác đối nghịch với sự thiện: Có thể hiểu hai cách:
- Sự ác nơi chủ thể của nó, sự ác theo nghĩa chất thể, thực tại tích cực. Sự ác được hiểu chính là sự chủ thể thiếu một sự thiện hay hoàn hảo của nó.
- Sự ác làm cho chủ thể của nó ra xấu đó là sự ác theo chủ thể; “vắng bóng sự thiện” hay “thiếu sự thiện hoặc sự hoàn hảo mô thể”. Sự ác này không phải là một thể suông, nhưng là “sự khuyết phạt một điều thiện riêng”. Thánh Tôma viết: “Sự ác theo đúng nghĩa chỉ là t́nh trang thiếu cái ǵ mà một vật tự nhiên có và phải có”. Như vậy, tuy sự ác không phải là một thực tại, nhưng nó cũng không phải là hư vô.
2.1 Khái Niệm Đau Khổ
Dù muốn hay không th́ đời sống luôn luôn bắt gặp cái khổ. Xét cho cùng đời sống con người nó luôn gắn liền với cái khổ. Ngay từ chào đời chúng ta đang nằm trong êm ấm trong ḷng mẹ, có ai hỏi ư kiến ta đâu mà cũng chẳng ai bắt ta phải từ bỏ cảnh êm ấm để đương đầu với một thế giơái, mà buộc ta phải phục tùng đau khổ hay từ bỏ đau khổ.
(x. Chấp Nhận Cuộc Đời, Nguyễn Hiến Lê,tr. 50)
Kinh Thánh coi trọng đau khổ, Thánh Kinh không giảm thiểu đau khổ, nhưng thông cảm sâu xa và nhận ra đó là một sự dữ đáng lẽ không thể có được.
(x. Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh A – Etrg 458, Giáo Hoàng Học Viện Piô X)
Thiên Chúa ban cho con người có khả năng tự do lựa chọn và tham dự vào sự quan pḥng của Người để trao cho họ trách nhiệm “làm chủ” bản thân. Con người thường “cộng tác” với Thiên Chúa mà không ư thức nhưng có thể hội nhập một cách ư thức vào chương tŕnh của Thiên Chúa bằng hành động, bằng lời cầu nguyện, bằng chính đau khổ của ḿnh. (x. Cl 1, 24) (x. GLHTCG Số307 , tr. 127)
2.2. Nguyên Nhân Đau Khổ
Ai cũng có lần đau khổ nhiều hay ít, cách này hay cách khác, nên đă biết đau khổ là ǵ.
Đau khổ thể chất, tinh thần. Có đau khổ thoảng qua, có đau khổ dằng dặc. Tùy trường hợp ta gọi là đau đớn, phiền muộn, thống khổ, cực h́nh, h́nh thức làm ta khó chịu đó là “đau khồ” phần lớn là do con người, con người làm cho con người đau khổ. Chính con người tạo ra khí giới, nhà giam, bom đạn, gây ra nhiều chiến tranh, sự nô lệ,tra tấn. Chính con người đă chia nhân loại thành kẻ giàu người nghèo, kẻ đàn áp, người bị đàn áp, kẻ tự do, người nô lệ….
“Đường đời gai gốc trăm chiều
Càng nhiều vất vả càng nhiều gian nan
Lắm người mở miệng than van
Nhưng đâu xa lạ những màng đắng cay.
Phaolô đă dạy ta hay.
Nhữngđiều tôi thấy tôi nay không làm
Nhân đức ta muốn chẳng làm
Khó ḷng luyện tập, để nhằm thực thi”
Dù chấp nhận rằng chính con người gây khổ cho con người, th́ vẫn chưa giảm được tại sao lại như vậy, và có nhất định lại như vậy không, có nhất định gây khổ cho nhau không.
(x. Nhân Đức Giáo Phận, Xuân Lộc, Tr. 5)
Thời cổ Triết học Hylạp Zénon lập ra thuyết khắc kỷ. Theo ông chỉ có cách diệt khổ là sống hoàn toàn hợp với lư trí và thiên nhiên, đừng ao ước cái ǵ trái với hai cái đó, trút bỏ hết mọi đam mê nó phá hoại sự điều ḥa của vũ trụ.
Tân ước thường nói đến cái khổ, mà không hứa cảnh thiên đường cho hạ giới cả”, tức cái tội nguyên thủy loài ngươi đă bất tuân. Thượng Đe ámà bị đày ra khỏi lạc viên.
(x. Chấp Nhận Cuộc Đời. Nguyễn Hiến Lê, tr. 121 – 122 )
“Dưới bầu trời này, mọi sự điều có lúc, mọi lúc điểu có thời” chính cái “lúc” cái “thời”, là nguyên nhân gây đau khổ, hạn hán thiên tai, lụt lội, núi lửa động đất…ngoài dự định của con người. Thiên nhiên vẫn biến chuyển từng ngày từng giờ. Tuy nhiên, cũng phải nh́n nhận rằng, con người có tác động lên môi trường thiên nhiên, nên chính con người phải gánh chịu hậu quả. Đúng “gậy ông đập xuống lưng ông” (x. Giảng viên 3 ,1 nốt y, tr. 467)
- Đau khổ do con người gây racho ḿnh hay cho người khác, bạo lực lạm dụng t́nh dục trể em, hiếp dâm, giết người, phá thai, diệt chủng bóc lột sức lao động… và c̣n chống lại phẩm giá, nhân phẩm, chống lại quyền căn bản nhất của con người.
Về luân lư: Đau khổ thể lư: ví dụ, biết rằng hút thuốc là không có lợi cho sức khỏe, nhưng con người vẫn vui vẻ đốt cuộc đời ḿnh trên điếu thuốc… hoặc chúng ta từng chứng kiến bao tai nạn khủng khiếp đau thương, nào tất cả là ngẩu nhiên đâu nhiều lúc con người bất cẩn, cẩu thả, thích làm anh hùng xa lộ… hậu quả không ai lường trước được.
Như vậy, nỗi đau khổ như một điều bất chợt luôn ŕnh rập chúng ta, dù là tự nhiên may rủi hay do chính con người chọn lựa.
Tuy nhiên không một nguyên nhân nào, dù là thiên nhiên t́nh cờ (Xac 21, 1). Định mệnh của con người (x Gb 4 , 1tt; x 4, 7)Tất nhiên, nguyên nhân đau khổ do tự nhiên gây ra ( St 34, 25; Giop 5,8 ; 2Sm 4, 4) bệânh tật của tuổi(x St 27, 1 ; 48, 10 )
- Đau khổ. Qua biến cố Shoah vấn nạn xảy ra. Tại sao Thiên Chúa lại để cho những sự dư ơxảy ra, vẫn là điều bí ẩn.
Gần chúng ta,biến cố 11 . 09 .2001 ở Mỹ Trung Tâm Thương Mại Thế Giới bị khủng bố, hàng ngàng người thiệt mạng; C̣n ở Việt Nam ngày 29 -10-2002 cuộc hỏa hoạn hàng trăm người thệt mạng. Đó sự giữ và đau khổ vẫn là nỗi ám ảnh con người (x. GLHTCG, Số, 598,tr.231) Thiên chúa của Kinh Thánh Thiên Chúa của Mạc Khải không hề muốn con người phải đau khổ.
Tóm lại: Kitô giáo tin rằng có tội đưa đến đau khổ sự dữ và cái chết. Nhưng Thiên Chúa hoàn toàn làm trong sạch.
2.3. Ư Nghĩa Đau Khổ
Đứng trước sự dữ và đau khổ người kitô giáo điều đặt con người trước huyền nhiệm đau khổ, đau khổ là một thực trang trong cuộc sống nhân loại phải chịu cái thân phận chung của nhau: Hết thảy đều đaukhổ cho hết thảy; mà trẻ em cũng ở trong cái tập thể nhân loại nên không thoát khỏi thân phận đó.
Với cái nh́n hiện sinh: Đau khổ đối với người công giáo hôm nay, đau khổ là cái ǵ? Nếu không phải ḥa ḿnh vào ḍng chảy của xă hội, ngụp lặn vào trong bể sầu nhân thế để cảm thông chia sẻ với con người, hầu thắp lên ánh sáng, như Mẹ TerexaCaleu Ha hay Thành Gandtin nói sống hết ḿnh v́ những con người bần cùng đau khổ. “Vui với người vui, khóc với người khóc” (PhanxicôAssisi ; x Rm 12, 15) hăy mở rộng nhăn giới mở rộng tâm hồn ra để ḥa nhịp đập thế giới; sống nỗi đau khổ con người hôm nay, có như vậy người kitô hữu mới thực hiện sự “hủy ḿnh – Kénosis” nhưng lại không và hủy diệt; trái lại, càng sống dồi dào và ch́m sâu vào huyền nhiệm hơn. Nghĩa là càng đi vào chiều sâu nội tâm, càng mở rộng ḷng, gắn bó với con người và xă hội bấy nhiêu.
 ( x.Thiện Cẩm, Kitô, Giáo Với Các Tôn Giáo Khác. ĐaminhThiện Bản, 1970, tr. 153)


3. Hệ Luận
Chúng ta trở về câu chuyện Thánh Kinh, sự đau khổ của Gióp là điển h́nh cụ thể. Thiên Chúa không trực tiếp trả lời nguyên nhân của Gióp đau khổ, không phải Thiên Chúa lẫn tránh nhưng sứ điệp Kinh Thánh dẫn chúng ta đến điều cao hơn, sâu hơn chương tŕnh Thiên Chúa vượt giới hạn con người.
Tôi th́ tôi cho rằng chỉ có chấp nhận sự đau khổ là chấp nhận nó,không phải chấp nhận một điều không tránh được mà như một câygậy để chống mà vững bước hơn. Đức Giêsu dạy các môn đệ: “Ai muốn theo ta th́ hăy vác thập giá mỗi ngày mà theo” (Mt 16 , 24)
(x. Thiện Cẩm, Khi Trẻ Thơ Im Tiếng. 1996, tr. 204)


II. ĐỐI THOẠI VỚI ANH EM PHẬT GIÁO CHUNG QUANH VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ VÀ NGHIỆP BÁO


A. GIÁO HỘI NÓI G̀ VỀ VẤN ĐỀ NÀY


Theo Tông thư “Tiến tới ngàn năm thứ ba”. Vai tṛ của Đức Kitô với các tôn giáo là một trong những vấn đề Thần học sôi nổi cho các Giáo Hội Công Giáo tại Á Châu “bởi v́ cơ câu các tôn giáo lớn như Phật giáo và Aán được tŕnh bày như bao hàm rơ rệt tính cứu độ. Do đó, nhu cầu cấp bách tân phúc âm hóa ở Á Châu”làm sáng tỏ và đào sâu đạo lư về Đức Kitô,Đấng Trưng gian duy nhất giữa Thiên Chúa và Con Người.(x. Đối Thoại Chia Sẻ số, 19, tr. 5). Thánh Công Đồng VaticanII tuyên bố con người có quyền tự do tôn giáo.Vậy các con hăy đi dạy dỗ muôn dân… (Mt. 28, 19 – 20) (x. CĐVaticanII “Dignitatis Mumanae” số 1,tr 576)
Giáo Huấn Của Giáo Hội
- Qua sự tốt lành của cuộc sáng tạo, thảm kịch của tội lỗi, T́nh yêu kiên nhẫn của Thiên Chúa. Đấng đă đi bước trước đến với con người qua các giao ước, qua việc nhập thể cứu chuộc của Chúa Con, qua việc ban Thánh Thần, qua việc qui tụ Hội Thánh qua sức mạnh của các bí tích, qua việc kêu gọi con người hướng tới một cuộc sống diễm phúc mà ngay từ đầu thụ tạo tự do được mời gọi đón nhận.


B. KHÓ KHĂN và NỔ LỰC


Đối với con người, chẳng những là cuộc sống không những chỉ miếng cơm manh áo mà mang lạikhó khăn cho con người, tôi thiết nghĩđó chỉ là một phần nhỏ, nhưng khó khăn nhất của con người chưa sống đúng chính ḿnh c̣n ích kỷ, c̣n đam mê thú vui…
Đối với Đức Kitô laị khác Ngài cho rằng những khó khăn cûua con người gặp thường ngày là điều hạnh phúc cho Ngài, hạnh phúc mà Ngài hứa ban là sự cho đi chính ḿnh, từ bỏ chính ḿnh Đấng vốn giàu sang phú quí đă trở nên khó nghèo(x. 2G 8,9) Đấng đă có tất cả mà lại cho đi tất cả. Chiêm ngắn Giêsu nơi belem và ĐúcGiêsu trên đồi Calvê. Người muốn chia sẻ cái nghèo để ḥa nhập với họ (điển h́nh qua Đức Giêsu vào nhà Giakêu, ngồi ăn chung bọn thu thuế).
Ngay từ giai đoạn phôi thai con người đă cất tiếng khóc đầu tiên chào đới đó là dấu chỉ cho ta thấy cảnh khổ đau của con ngưởi bắt đầu từ đó.
“Thảo nào khi mới chôn nhau
Đă mang tiếng khóc ban đầu mà ra”
Thế nhưng, cuộc sống con người là vậy đó v́ đời sống con người như samac với một cảnh samạc nghèo nàn đầy thử thách gian nan đă nảy sinh những bông hoa kỳ diệu. Bông hoa của sự trung thành.,cường độ yêu mến… ḷng khiêm nhường.
Nhờ các việc sống như vậy mà tính của con người đổi mới làm gia tăng thu hút biết bao giới trẻ sẵn sàng dấn thân trên mọi nẽo đường. C̣n chúng ta tập sống từ bỏ và học theo gương Thánh Phaolô sống thế nào cũng được, khi gặp đau khổ cũng như gặïp vui sướng, luôn có sự “b́nh tâm” tôi sống dư giả trong hoàn cảnh no hay đói, dư giả hay túng thiếu. Tập quen cả rồi với Đấng ban sức mạnh cho tôi tôi chịu được hết” (x.. “ ït đến mục đích bởi v́ “  Pl4, 12 – 13) do vậy chúng ta cần tập sống đơn giản trong cuộc sống hằng ngày, biết tự chủ khi người khác xúc phạm đến ḿnh. Sống chế ra cái khổ, không đi t́m cái khổ, nhưng là biết đón nhận vui vẻ khi khó khăn xảy đến chấp nhận gian khổ để đạt đến mục đích bởi v́ “tất cả những ǵ làm chúng ta phong phú giàu có không phải tích luỹ được mà là sự từ bỏ” (Henry Ward Becher)
Biết chấp nhận cái khổ của khó khăn là phương tiện nâng đỡ vững vàng trong cuộc hành tŕnh t́m Chúa để đạt tới sự thánh thiện. Bởi tập được tính chấp nhận khi găp những chuyện ngoài ư muốn là giúp chúng ta chế ngự được những khuynh hướng của bản tính nhân loại đă bị tổn thương bởi nguyên tổ v́ sử dụng tự do, đam mê quá độ.
Do vậy chúng ta cân tỉnh thức vạch trần chống lại những cám dỗ thường xuất hiện do khuynh hướng tự nhiên của con người. AlbertHubbard nói “Chúa không tính bằng công lao, bằng cấp, Chúa chỉ đếm những vết thẹo trong cuộc đời chúng ta”. Mỗi lần bị cám dỗ, hy sinh, khổ chếlà một vết thẹo được đóng ấn trong cuộc đời.
Chúng ta cần ư thức rằng, cuộc sống luôn có khó khăn nó chính là cái giúp ta thắng vượt được v́ “gian khổ là nấc thang cho bậc anh tài, kho tàng cho người kiên nhẫn, là vực thẳm cho kẻ nhụt chí”. Chúng ta cố gắng luyện tập và thi hành liên lỷ. Ngoà́ ra cần thấm tín hơn“đau khổ trần gian là vinh quang sau này” qua đau khổ đến vinh quang. Nhớ lại h́nh ảnh em bé cố gắng leo lên từng bậc thang của Teresa Hài Đồng mà biết chấp nhận các đ̣i hỏi của cuộc đời sống chung, tuân giữ luật, sự vất vả của công việc đau kho åthể xác tâm hồn; bệnh tật do tuổi tác…Để sống cho Chúa mỗi ngày trọn vẹn hơn.


1. Đối Thoại Là Một Thách Đố Lớn Cho Mọi Người
Ta thường nghe. “Con người là một mầu nhiệm…” Mà mầu nhiệm làm sao ta hiểu được.
Nơi mỗi con người đều có nhu cầu YÊU và được YÊU, sống cần sự cảm thông chia sẻ người khác. Nhưng được người khác hiểu ta, cũng như tôi hiểu người khác, th́ mỗi người phaỉ tự bộc lộ chính ḿnh.
- Đối Thoại Là Ǵ?
Đối thoại, trước hết ta phải mở tâm hồn tiếp nhận đối tượng một cách chân thành, lắng nghe cuộc sống của họ,đối thoại đ̣i hỏi phải chấp nhận khác biệt đặc thù bên kia. Đối thoại đ̣i hỏi phải t́m kiếm những ǵ là chung cho con người, đối chọi tranh chấp. Đối thoại là chi sẻ trách nhiệm đối vói sự thật công lư “đôí thoại” thực sự theo giới rănyêu thương tha nhân của Tin Mừng.
Theo Đức Gioan Phaolô II
Đối thoại là nh́n nhận phẩm giá bất khả nhượng của con ngươi đó là một sự đánh cuộc về tính của xă hội của con người, về ơn gọi, cùng nhau tiến bước liên tục nhờ những ư chí, những cơi ḷng biết gặp gỡ nhau để cùng hướng về chương tŕnh mà Đấng Tạo hóa đă ấn định làm cho trái đất sống đượcxứng đáng vói mọi người. Để tiếng nóinơi mỗi ngươi được nh́n nhận thể hiệïn qua ḷng tôn trọng nhau.
a. Đối Thoại
Tiếng nói đầu tiên cuả trẻ: “Bố ơi – Mẹ ới ! đáp trả; bằng lới, bằng hiên diện! Bố Mẹ tràn đầy niềm vui khi nghe tiếng nói của người con; đứa con cảm thấy thậtan toàn khi có lời đáp lại con cái mới dám bộc lộ tư tưởng và hành động của ḿnh, khi sai trái hay chống đối.
C̣n thực tế th́ sao? “có biết bao gia đ́nh, cộng đoàn chỉ biết dùng lưỡi đối thoạivơí nhau, nếu họ biết dùng quả tim đối thoai đúng đắn tâm hôøn họ sẽ xích lại gần nhau”
b. Đối Thoại Theo Ngôn Ngữ
Đối thoại là trao đổi giữa hai bên với nhau. Cả hai cùng một hướng nh́n về sự việc và t́m sự giải pháp tốt nhất.
c. Đối Thoại Đúng Nghĩa
“ Đối thoại “Trước hết là tôn trọng quyền tự do mỗi người nói lên suy nghĩ lập trường của ḿnh, thấy cái đúng hay cái sai nơi ḿnh hay nơi người khác, giới hạn sai tráikhông chiếutheo su hướng xấu, nhưng cùng nhau đi đến chân lư, tạo niềm tin tưởng.
d. Đối Thoại Kitô Giáo
Bổn phận người kitô giáo thực thi điều răn “yêu thương” – ta đối thoại với người khác, coi họ ngang hàng với ḿnh, tôn trọng, yêu thươngcảm thông dù có sai quấy, trong khiêm tốn – như Đức Kitô đối thoại với mọi người, Ngài đối thaoị ăn uống với người thu thuế, ngoại giáo tôi lỗi – Ngài yêu thương và chia sẻ với mọi người cho họ cảm nhận t́nh thương đưa họ về chân lư Tin Mừng và t́m ra một điểm chung và nhận nhau là anh em.
e. Đối Thoại Tôn Giáo
Mỗi tôn giáo đều có những cái hay, các vị sáng lập cũng cao cả các giáo thuyết nào cũng hay cũng tốt, v́ thế chúng ra có khuynh hướng đọâc tôn “đạo” của ḿnh. V́ tin đạo của ḿnh là chính thống, duy nhất tốt đẹp.
Mơi người có quyền có nhân sinh quan khác ta- không bắt người khác phải cùng tư tưởng với ta. Quan niệm nơi mỗi người va mỗi dân tộc khác.
Cũng vậy, nơi mỗi tôn giáo đều có những nét riêng biệt, và mỗi người cần phải tôn trọng sự riêng biệt đó. Điều mà ta cần suy nghĩ va hành động làm sao để thành viên các tôn giáo có thể liên kết được với nhau – giao lưu cùng nhau trong tư tưởng về đạo lư, liên kết mọi tín đồcủa mỗi đạo, cùng hợp tác nhau trong công tác từ thiện góp sức với xă hội trong moi trường giáo dục, giúp đỡ mọi người trongtừng hoàn cảnh… thiết tưởng đó là đối thoại, là điểm hội ngộ của các tôn giáo. Được như vậy, mỗi đạo sẽ không là nhũng người bảo thủ cho tư tưởng của ḿnh mà mở ḷng ra đón nhận anh em thuộc các tôn giáo, và dẫn họ đến Tin Mừng Đức Giêsu và để chính Ngài dẫn dắt họ.
Mỗi con người có một giá tri độâc đáo riêng biệt , dù địa vị xă hội có khác nhau, người sang hèn. Con người có phần riêng biệt thế nào đi nữa, th́ trước mặt Thiên Chúa mọi người đều có giá trị tuyệt đối ngang nhau. Chính Đức Giêsu khi c̣n tại thế Ngài ḥa nhập và tôn trọng mọi ngườikhông phân biệt giai cấp, màu da, tôn giáo… chúng ta là môn đệ của ĐứcGiêsu theo gương mỗi người cần được tôn trọng mang trong ḿnh tư tưởng đó, có lẽ mỗi gia đ́nh, mỗi công đoàn, mỗi quốc gia sẽ tạo cho nhau có những cuộc đối thaoị đích thực theo đúng nghĩa. Thánh Giacôbê nói một câu xứng trở nên châm ngôn cho mỗi chúng ta trong cuộc sống đôái thoại với người khác: “Mỗi người hăy maunghe, chậm nói và khoan giận (x Gc 1, 19)
(Cf. Đối Thoại Tôn Giáo, Chia sẻ số 19 tr. 51 – 54+ 58)


2. Những Khó Khăn CóThể Xảy Ra
Đau khổ là một vấn đề nhân sinh, một thách đố lớn của con người. Thiên Chúa đă sáng tạo con người có lư trí và ban cho con ngườicó phẩm giá của một nhân vị để hành động sáng kiến biết làm chủ hành vi. “Thiên Chúa để con người tự định liệu hầu con ngươi đi t́m Đấng Sang Tạo nhờ tự do kết hợp với người(Cf.GLHTCG, Số 1730,tr. 636).
Tự do là khả năng bắt nguồn từ lư trí va ư chí. Bởi thế con người dùng quyền tự do ḿnh mà ư định của Thiên Chúa.
Thiên Chúa làm ǵ?
+ Phải chăng Thiên Chúa thinh lặng
Niềm tin của chúng ta dễ bị lung lay v́ cảm thấy dường như Thiên Chúa thinh lặng trước đau khổ của con người. Nhưng thực ra, Người vẫn không ngừng hoạt động để hoàn tất công tŕnh cứu độ của Người, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự mọi người. Nhưng Người hành động cách nào, đó là đều vượt quá mức hữu hạn của con người. Con người đụng tới mầu nhiệm quan pḥng,mầu nhiệm tự docủa Thiên Chúa, ta phải đón nhận sống dưới “chế độ “quan pḥngcủa Thiên Chúa, đó là chế độ luôn sống giữa mầu nhiêm tiếng nói và thinh lặng, giữa ánh sáng và bóng tối, khi không chấp nhận sự thinh lặng của Người, là chúng ta muốn Thiên Chúa không c̣n là Thiên Chúa nữa.


3. Những điều nên tránh
Trong một thế giới văn minh tiến bộ lỗi thời hay lạc hậu việc đau khổ hay tội lỗi là điểm làm cho chúng ta quan tâm.
Càng làm điều thiện con người trở nên tự do chỉ có tự do đích thực con người phục vụ cho điều thiện và công bằng , khi bất tuân ư định Thiên Chúa và chọn làm điều ác, con người lạm dụng quyền tự do trở nên “ nô lệ tội lỗi “ (Cf.GLHTCG, số 1733 , tr.637)
V́ thế con người phạm tội, phạm tội hoài cũng v́ ï quyềàn tự do làm điều trái với lương tâm họ cho rằng nếu hủy diệt tự do của chúng ta v́ “ con người chỉ làù người, chỉ hơn con vật khi có tự do “, làm sao Thiên Chúa có thể nỡ ḷng như vậy?.
Trong chương tŕnh cứu độ, thinh lặng của Thiên Chúa hay sự khôn ngoan mầu nhiệm của thập giá.
Tại sao Thiên Chúa lại muốn cho người lành sống chung với kẻ dữ? Trong tác phẩm “La Peste” tác giả Canus đă gào thét: “cho tới chết, tôisẽ măi măi từ chối yêu thương thế giới này, v́ ở đây những trẻ thơ vô tội đă bị đói khát giày xéo, đày đọa …” Thiên Chúa vẫn thinh lặng không phải v́ Người vô t́nh. Lư do sâu xa nhất của sự thinh lặng lời Người; V́ Người đă nói hết với chúng ta rồi, nhưng chúng ta lại không biết nghe không biết đọc, hoặc không muốn nghe, không muốn đọc Lời Người. Lời cuối cùng là trọn vẹn nhất của Thiên Chúa chính là” cuộc khổ nạn và cái chết của Đấng làm người. Thiên Chúa là mộttuyệt đối , tuyệt đối ấy không loại trừ thế gian nhưng đem lại ư nghĩa cho thế gian và làm cho thế gian vững chắc.
Nhưng ưu thế của con người có những giời hạn không thể vượt qua được chăng. Nếu con người không thể chiến thắng tội ác, bất công, tử vong th́ con người có thể là đấng tối cao được không? Con người là một hữu thể th́ được nhưng con người là tất cả bản thể có được không?(Cf. Những Thắc Mắc Của Cuộc Đời , tr. 62)
Với chúng ta, cố gắng nơi mỗi cá nhân ư thức lại tự do của ḿnh tập thói quen tốt,thực tếcho ta thấy học là một khổ chế, chính chúng ta nên tập – khi mỗi người ư thức trong thời gian bây giờ, và lúc này cần tích lũy, tuổi c̣n hăng say. Hăy bắt đầu đi đừng lừng khừng, đừng để ngày mai thời gian không c̣n nữa đâu. Cố lến! Cố lên. Có như thế con người mới làm chủ được tự do và gạt bỏ nô lệ tội lỗi.


4. Phương Thức Đối Thoại
Nguyễn Gia Trí là một thiên sư thực thụ lại chấp nhận cái chết của Đức Giêsu con Thiên Chúa là một điều không giải thích nổi. “Trong Thiên Chúa giáo v́ sao Thượng Đế gửi con ḿnh xuống trần thế để bị hành hạ, bị treo trên thập giá, Đó là những vấn đề nát óckhông giải quyết được”.
Chính v́ người Đông phươngkhông thích nói về chân lư mà chiêm ngưỡng chính ngộ nên khi nói đối thoại. Nguyễn Gia Trí nói thật chí lư “Nếu đă là Đạo thật th́ không cần thuyết giảng tuyên truyền, càng nói càng xa, bôi bẩn thêm”.
(Cf. Nguyễn Gia Trí.(1998). Nói Về Sáng Tạo tr. 96 ).
Instrumentumlaboris: Viết “với các tôn giáo khác, chúng ta vừa cho vừa đón nhận, vừa lắng nghe vừa chia sẻ, về kinh nghiệm của con người trên b́nh diện đức tin, nhiều điều cần phải học về t́nh cảm sâu sắc của họ.
Muốn được như vậy, trước hết chúng ta phải đến với các tôn giáo bạn với tâm t́nh kính trọng thật sự, cần loại bỏ ư định đối chấp, bắt bỏ ư đồ khuất phục hay chinh phục, trái lại cần t́m sự gặp gỡ, hiệp thông và có sự hợp tác hai bên. Đức Gioan Phaolô II được trích dẫn trong InstrumentumIaboris đă phát biểu trước đại diện tôn giáo ngoài kitô giáo tại Aán Độ ngày 5 tháng 2 năm 1986“Giáo Hội t́m kiếm một sự hợp tác hỗ tương với các tôn giáo khác. Sự tôn trọng này có hai mặt: tôn trọng với con người đang t́m kiếm những câu trả lời cho những vấn nạn sâu xa nhất của cuộc đời, và sự tôn trọng với tác động của Thần Khí trong con người” (2 Aas 78 , 1986; 693Instr lab, 31).
Tờ Actualité religeuse, (số 166 ra ngày 15 tháng 5 năm 1998, tr. 8), có trích dẫn lời phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng: “Các Mácđă định nghĩa tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Nhưng với ma túy, mại dân và những tai họa khác đă giáng xuống Việt Nam, chúng ta có thể nói rằng tôn giáo có khả năng giúp chúng ta thoát khỏi t́nh trang này”. Tôn giáo nếu trở nên nguyên nhân đưa tới cuồng tín, ngạo mạn, bất ḥa với người khác, th́ luôn luôn có hại cho xă hội. Nhưng tôn giáo chân chính, tôn giáo đích thực là tôn giáo, nghĩa là luôn hướng tới Chân, Thiện, Mỹ, th́ chỉ có đem đến hạnh phúc cho con người lợi ích cho quốc gia xă hội. (Cf. Đối Thoại Tôn Giáo, chi sẻ, số 19 , tr. 32).


III. LIÊN HỆ BẢN THÂN


Con người do bản tính và ơn gọi là một hữu thể Tôn giáo, nên đă phát sinh ra nhiều tôn giáo, mà muốn tin theo một trong muôn vàng Tôn giáo. Tất nhiên phải đi t́m sự thật để có sự lựa chọn.
Tất cả mọi Tôn giáo đều có cái chung nhất là hướng về sự thiện nhất, chân nhất, đẹp nhất, đem lại hạnh phúc nhất.
Trước ta, sau ta, quanh ta, khắp nơi… con người từ muôn thuở được Thiên Chúa tạo dựng theo h́nh ảnh của Thiên Chúa. (Cf. GLHTCG số 1702 , tr. 628)
Mỗi người chúng ta không phân biệt Tôn giáo. Ta phải làm ǵ để sống đúng chính con người Kitô hữu, nói đúng hơn v́ chúng ta cùng một con người biết suy nghĩ, biết ư thức, biết đặc câu hỏi, tôi phải làm ǵ? Điều mà chính tôi đang lần mođ́ t́m cho chính con người đích thực của tôi, sống con người thực của tôi, tức đi t́m chân lư, đi t́m chính Thiên Chúa. Chắc chắn chúng ta không thoát khỏi cuộc vật lộn khoắc khoải giữa cái tôi và cái ta, giữa đau khổ và vui sướng, giữa Thần Khí và thân xác để thống nhất con người ḿnh. Khổng Tử nói “Đánh thắng một vạn quân c̣n dễ hơn đánh thắng chính ḿnh”. Do đó Ngài dạy nếu mỗi người biết “Tu thân” và “Tề gia” cuộc sống mang lại ư nghĩa hơn.
Vậy chính người tu sĩ làm ǵ? phải chăng chúng ta vẫn c̣n “những kẻ giàu” nghĩa là vẫn c̣n cái để cho nên chúng ta không cần đón nhận… dù đón nhận từ tay Thiên Chúa đi nữa. Phải chăng chúng ta c̣n đầy ắp những quyền bính tự do…, đến nỗi không nghỉ đến phẩm giá người khác. C̣n tệ hại hơnkhông nhớ ḿnh là h́nh ảnh của Thiên Chúa, lập công hay áp lực kẻ khác đó là một điều tôi đáng suy nghĩ. Xét lại tôi, tôi không đánglà ǵ nhưng với ơn Chúa giúp tôi sẽ cố gắngcách này hay cách khác, phục vụ Chúa như Chúa cần ta “Lời Chúa Là ngọn đèn soi cho con bước ( Tv 118,105)điều mà tôi đang lần mo đi t́m nghĩa là phục vụ anh chị em nhu một thứ ban phát gia ân… hơn là khiêm tốn cảm tạ khi cho đi hay phục vụ người khác.
“Sự để mắt trông coi thường xuyên đến học sinh là anh em giúp chúng ta dễ dàng tránh phạm tội và thực hành các công việc đạo đức” (x. Gioan LASAN, Nguyện gẫm, c.194)
Điều cần thiết chúng ta hôm nay ở trong mọi hoàn cảnh, mọi biến cố, là cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của anh chị em, lắng nghe Lời Chúa để lắng nghe kẻ nghèo, biết đón nhận mọi người chứ không trừ mộtai, không phân biệt một ai. Như Chúa Giêsu “ đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phuc vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn dân”(Mt 20, 28)
Con người vốn là một sinh vật xă hội, luôn tha thiết chia sẻ với anh em đồng loại của ḿnh những tâm tư, t́nh cảm, kiến thức, kinh nghiệm… để mong được hiểubiết, được cảm thông, được thăng tiến theo nhịp bước của tha nhân.
Như vậy với chính bản thân tôi, là một người tu sĩ, là một đời thánh hiến, là một đặc sủng, một quà tặng nhưng không, một ơn gọi từ Thiên Chúa trao ban riêng mỗi người, không cố gắng nào của bản thân, cũng không có quyền lực nào có thể mang lại cuộc sống sung măn như vậy. Vậy với chính tôi có chấp nhận chính ḿnh hay đón nhận sự thật về ḿnh với tất cả chiều sâu hiện hữu của tôi. Có đối diện với chính tôi lúc đó chính tôi mới nhận ra con người thật của tôi.
“Một khi chính tôi đă thống nhất con người của tôi, th́ chính tôi đi t́m cho tôi một bước đi mới”.
Nhưvậy phần rất thường là khổ là vui, mà ở đây chúng tôi nhắc tới, nhắc lui hạnh báo oán và hạnh tùy duyên, hai cái hạnh đó người tu chúng ta phải tin cho chắc, nhận cho sâu th́ trong sự tu hành không bị chướng ngại; cái ǵ đến chúng ta vẫn tu được. C̣n hai cái đó mà không nhận định không chắc chắn th́ chúng ta sẽ bị chướng ngay trong khi tu. AI TU MÀ KHÔNG GẶP KHỔ? AI TU MÀ KHÔNG ĐƯỢC VUI?Có khi khổ có khi vui mà chính cái khổ vui đó không bị chướng th́ cái tu đó mới là miên viễn, mới là trường tồn. C̣n nếu gặp khổ đâm ra thối chí, gặp vui đâm ra khấn khởi th́ tức nhiên người đó cũng chưa tiến tới chỗ bảo đảm không bao giờ lùi. (x. Sáu cửa vào ĐÔNG THIẾU THÂT, tr. 51)
Con người ngày nay mỗi lúc một ư thức hơn về sự đa diện về văn hóa, của khuynh hướng chính trị, của các tôn giáo… Sự trưởng thành của nhân loại được thể hiện qua chính sự chấp nhậân ấy: chấp nhận của sự khác biệt của tha nhân, chấp nhận tư tưởng của người khác. Khoan dung là một thái độ mà con người ngày nay đang cần hơn bao giờ hết.


 
SÁCH THAM KHẢO
1. Lm. Giuse Thân Văn Tường. (1995). Đối Diện Với Thiên Chúa
2. Thích Thanh Từ.Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất,Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Suối Trắc Bá
3. Narada Thera. Đức Phật và Phật Pháp
Luiser. (1989). Chấp Nhận Cuộc Đời (bản dịch do Nguyễn Hiến Lê Dịch). Nxb Trẻ
4. Ban Giáo Lư Giáo Phận Tp HCM. (1997). Giáo Lư Hôi Thánh Công Giáo. Nxb Tp HCM
5. Chia Sẻ Số 19. (1998). Đối Thoại Tôn Giáo. Tp HCM
6. Lm. Nguyễn Đức Quang. Phật Giáo
7. Đường Thi. (2000). Tam Giáo Thiên Chúa Giáo. Tử Sách Đàm Đạo Tôn Giáo
8. Phật Học Triết Lư. Tôn Giáo. Quan Thế Aâm Bồ Tát. Xuất Bản Kỳ II
9. Lê Quang Phúc. (1997). Trực Cảm Tâm Linh
10. Giáo Hoàng Học Viện Piô X. Điển Ngữ Thần Học Thánh KinhA – E
11. Lm. Thiện Cẩm. (1970). KiTô Giáo Với Các Tôn Giáo Khác
12. Phật Học. Những Thắc Mắc Cuộc Đời
13. Nguyễn Gia Trí. (1998). Nói Về Sáng Tạo. Nxb Văn Học, Tp HCM
14. Giáo Hoàng Học Viện. (1972). Công Đồng VaTiCanII
15. Lm. Thiện Cẩm. (1997). Khi Trẻ Thơ Im Tiếng