SO SÁNH GIỮA PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO
 VỀ NGUỒN GỐC NỘI DUNG TÍN LƯ
Phaolô Cao quốc Trứ, OH


I. DẪN NHẬP


1. Lịch Sử Vấn Đề
Từ thời xa xưa đến nay, người ta luôn nhận thấy trong nhiều dân tộc khác nhau đều có tâm thức mờ mờ về sức mạnh tàn ẩn trong ḍng chuyển biến của sự vật và trong các biến cố của đời sống con người; Đôi khi c̣n thấy cả sự nh́n nhận một vị thần linh tối cao, hay nh́n nhận một người Cha đă sáng tạo ra ḿnh (NA, số 2)
Như vậy, tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xă hội, có quá tŕnh ra đời và phát triển theo không gian và thời gian, các nhà khảo cổ học chứng minh rằng hiện tượng tôn giáo đă có mầm móng ngay từ thời xă hội nguyên thủy. Trong giới học thuật hiện nay, Ông J.G Frech cho rằng: tôn giáo “như mọi người nhận thức, là một thứ quyền lực cao hơn con người để mưu cầu điều thiện”; C̣n triết gia Spencer th́ bảo: “tôn giáo là tín ngưởng về một lực lượng nào đó vượt lên trên sự nhận thức của con người”; Các nhà thần học th́ khái quát tôn giáo thành “mối quan hệ qua lại giữa người và thần”. Mỗi khi bàn về tôn giáo hay là phân loại tôn giáo, ngoài việc căn cứ vào những h́nh thái phát triển xă hội khác nhau c̣n phải suy xét tới đặc điểm khác nhau của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia, cũng như t́nh h́nh phát triển của bản thân tôn giáo đó.
Là con người th́ bao giờ cũng trong mong ở các tôn giáo giải đáp về những bí nhiệm liên hệ tới thân phận của ḿnh như: con người là ǵ, đâu là ư nghĩa và cứu cánh của cuộc đời… Sự chết là ǵ, sự phán xét và thưởng phạt sau khi chết sẽ thế nào? Và sau hết, đâu là mầu nhiệm tối hậu và khôn tả bao trùm đời sống con người, để từ đó suy ra nguồn gốc của ḿnh và cũng là đích điểm để con người hướng đến trong cuộc sống nhân sinh của ḿnh (Cf. NA, số 1). Nên nhiều tôn giáo trên thế giới đều bằng cách này hay cách khác, cố gắng đón nhận những lo âu của tâm hồn con người, vạch ra những nẽo đường, nghĩa là đưa ra những giáo huấn, những qui luật sống và các lễ nghi phụng tự. Giáo Hội công giáo luôn nh́n nhận các tôn giáo khác cũng đang t́m kiếm Thiên Chúa “trong bóng tối và qua các h́nh tượng”, bởi chính Ngài ban cho họ sự sống, hơi thở và tất cả mọi sự, nhất là Ngài muốn tất cả mọi người đều được cứu độ, cho nên Hội Thánh coi tất cả những ǵ là tốt, và thật trong các tôn giáo “như để chuẩn bị họ lănh nhận Tin Mừng và như một hồng ân của Chúa ban cho, để cuối cùng mọi người đều được sống” (GLCG, số 843).


2. Đề Tài Nghiên Cứu
Trong thời đại chúng ta, nhân loại ngày một liên kết chặt chẽ với nhau hơn, các mối liên hệ giữa nhiều dân tộc gia tăng, th́ Giáo Hội cũng nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về các mối quan hệ giữa ḿnh với những tôn giáo bạn trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương, nhất là tất cả đều có chung một định mệnh, cho nên Giáo Hội luôn khuyên nhủ con cái ḿnh, hăy thận trọng và bác ái, bằng đối thoại và hợp tác với nhau, nh́n nhận và cố gắng đẩy mạnh đà tiến của những giá trị thiên liêng, tinh thần và văn hóa xă hội nơi các tôn giáo bạn… Đề tài nghiên cứu này không ǵ khác hơn là t́m kiếm và nh́n nhận những ǵ là chân thật, thánh thiện nơi các tôn giáo với một ḷng kính trọng và thành thật; Nhất là nhằm làm phong phú nhận thức của ta về bản thântôn giáo ḿnh lẫn các tôn giáo khác, và sự hiểu biết này có thể đóng gớp rất nhiều cho một trật tự thế giới bao dung hơn, ḥa b́nh hơn (Thomas, tr. 302). Tuy rằng, sẽ có nhiều điểm bất đồng, dị biệt nhau nhưng thường là mang lại những tia sáng chân lư chung có khả năng soi rọi cho hết thảy mọi người; Trong tâm t́nh đối thoại, hợp tác với nhau bằng sự mến mộ và cảm thông, chúng ta cùng nhau t́m hiểu nguồn gốc, nội dung tín lư, sự phát triển, và ảnh hưởng như thế nào của hai tôn giáo lớn điển h́nh là Phật Giáo và Công Giáo; Đồng thời nhận ra được những tương đồng và dị biệt để đưa đến thái độ ḥa giải cần phải có đối với nhau; Nhất là, để những con người sống đạo, dù khác nhau trong tín ngưỡng và lối sống, nhưng cũng có thể cảm nhận một điều cơ bản là: tất cả đều có chung một mục đích, đều hướng đến một cứu cánh duy nhất là “Chân Lư” trong đời sống tôn giáo của ḿnh.


II. NỘI DUNG


1. Đạo Phật
1.1 Nguồn gốc
Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Được định h́nh khá sớm từ cuối thiên niên kỷ I trước công nguyên đến giai đoạn giữa thiên niên kỷ I sau công nguyên. Đạo Phật có nguồn gốc lịch sử với tôn giáo nguyên thủy và tôn giáo tiền cổ đại. Tuy nhiên mọi giáo lư, lễ nghi và h́nh thức tổ chúc đều hoàn bị hơn thời kỳ trước. Đạo Phật là một tôn giáo mang tính thế giới. Đạo Phật xuất hiện ở Ấn độ vào thế kỷ VI – V trước công nguyên, được vua Asôca thuộc vương triều Maurya phong làm quốc giáo vào thế kỷ III trước công nguyên. Cùng với sự mở rộng đối ngọai của Asôca, đạo Phật được lưu truyền từ lưu vực sông Hằng sang các nước Xrylanca, Miến Điện, Ai Cập ... Từ Xrylanca, đạo Phật lại được truyền sang Thái Lan, Campuchia, Lào. Đầu công nguyên, đạo Phật được truyền từ Ấn độ vào Trung Quốc theo con đường tơ lụa, sau đó lại từ Trung Quốc sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Sau khi truyền vàc các nước Châu Á, đạo Phật đă kết hợp với nền văn hóa và tín ngưỡng bản địa, h́nh thành nhiều trường phái học thuật và tôn giáo mang bản sắc dân tộc, ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến lịch sử và văn hóa của các quốc gia Châu Á.
Đạo Phật mang tên người sáng lập là Phật Đà. Siddhartha Gautama, ông sinh năm 563 trước công nguyên, tại Kapilavastu là hoàng tử của nhà vua Sađođana, nước Capilavatu. (ngày nay là vùng đất bao gồm một phần miền nam nước Nêpan và một phần các bang Utta, Pradesơ và Biha của Ấn độ). Năm 29 tuổi Siddartha bỏ cung điện, bỏ cuộc sống giàu sang và gia đ́nh để đi t́m cho ḿnh một con đường giải thoát. Từ đó ông được gọi là Buddha nghĩa là giác ngộ mà ta quen gọi là Phật (hay Bụt). Về sau, các đệ tử tôn xưng ông là Sabay Muni (Thích Ca Mâuni). Quăng đời c̣n lại, Phật đi các nơi để truyền bá học thuyết của ḿnh, năm 80 tuổi Phật qua đời.
Đạo Phật chính là giáo lư mà Phật đă thuyết giảng sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI đến thế kỷ V trước công nguyên, đạo Phật lưu hành rộng răi ở rất nhiều quốc gia và khu vực Á-Phi, gần đây lại truyền tới các nước Âu – Mỹ. Trong quá tŕnh truyền bá của ḿnh, đạo Phật đă kết hợp với tín ngưỡng, văn hóa tập tục dân gian bản địa để h́nh thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quan trọng đối với đời sống xă hội và văn hóa của rất nhiều quốc gia.
Đạo Phật ra đời chính là thời kỳ phát triển rầm rộ của phong trào triết học tôn giáo ở Ấn Độ và trên toàn thế giới.
1.2. Nội dung tín lư
Học thuyết Phật giáo là chân lư về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi đau khổ, chân lư ấy được thể hiện trong Tứ Diệu Đế:
Kổ Đế - Tập Đế - Diệt Đế - Đạo Đế.
Khổ Đế: Có ư nói đến cuộc sống hiện thực đầy rẫy các hiện tượng đau khổ. Người đem khổ chia làm tám loại, tức là: Sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, oán khổ, oán hận hội khổ, nỗi đau khổ của ly biệt với những sự vật hoặc những con người mà ḿnh yêu, cầu không được khổ và ngũ thủ uẩn khổ (mọi đau khổ của thân và tâm).
Tập Đế: Biểu thị những nguyên nhân và căn cứ tạo thành mọi nỗi đau khổ.
Diệt Đế: là nói cảnh giới không c̣n khổ sở (Niết Bàn) là lư tưởng cuối cùng của đạo Phật.
Đạo Đế: là nói đến phương pháp và con đường phải tuân theo và thực hiện lư tưởng của đạo Phật. Con đường thực có tám loại, đó là chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp (hành vi chính xác), chính tinh tiến, chính niệm, chính định (tập trung tinh thần chính xác).
Nội dung cơ bản của học thuyết Phật Giáo là thuyết "Thập nhị nhân duyên". Giữa mười hai nhân duyên có mối liên hệ nhân quả hoặc điều kiện tương hổ, đó tức là vô tri (vô minh) dẫn tới ư chí (hành), do ư chí dẫn tới thức về thể thốnhg nhất tinh thần, do thứ dẫn tới sự cấu thành tinh thần của thân thể (danh) và thể xác (sắc), có tinh thần có thể xác th́ có sáu loại cơ quan củq giác (lục nhập) là nhăn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ư (tâm),v.v.. có cơ quan cảm giác dẫn tới sự tiếp xúc với sự vật ngoại giới, do xúc dẫn tới cả thụ (thụ), do cảm thụ dẫn tới tham ái (ái), có tham ái rồi sẽ có truy cầu đế lấy (thủ) đối với sự vật ngoại giới do lấy nên dẫn tới hoàn cảnh sinh tồn (có) có hoàn cảnh sinh tồnrồi sẽ có sinh, có sinh rồi sẽ có lăo và tử. Đó là thuyết mười hai nhân duyên của đạo Phật, nội dung trung tâm của nó là: sự đau khổ của con người là do vô tri dẫn tới, chỉ có tiêu diệt được vô tri mới có thể giành được giải thoát. Sau này đạo Phật tiểu thừa lại đem mười hai nhân duyên kết hợp với thuyết luân hồi đề xuất ra cái gọi là"tam thế lưỡng trùng nhân quả thuyết".
Thuyết Ngũ Uẩn là sự chứng minh của đạo Phật đối với vũ trụ và vạn vật. Họ đem thế giới chia thành Ngũ Uẩn (Uẩn là “tích tụ”, “chất lên”) tức là : Sắc Uẩn (hiện tượng vật chất, Thụ Uẩn), (cảmgiác), Tưởng Uẩn (tác dụng của tri giác hoặc biểu tượng), hành Uẩn (ư chí), Thức Uẩn (tác dụng của ư thức hoặc nhận thức). Trong Sắc Uẩn bao gồm có Tứ Đại (địa, thủy, phong, hỏa, bốn nguyên tố lớn) các cơ quan cảm giác do Từ Đại tạo thành (nhăn, nhĩ, tị, thiệt, thân) cùng với đối tượng của cảm giác (sắc, thanh, hương, vị, xúc). Ngũ Uẩn này trong sự tập hợp tương hỗ đă cấu thành đại thiên thế giới (phong phù phức tạp). Trong sự phân loại như thế này có thể nh́n thấy thế giới quan của đạo Phật nguyên thủy đă có sắc thái của đa nguyên luận.
Đạo Phật cho rằng mọi hiện tượng trên thế giới đều do duyên mà sinh ra, sinh diệt biến hóa, do đó phản đối ta hoặc linh hồn, cái mà đạo Bà la môn gọi là nguyên nhân tận cùng của thế giới. Họ khẳng định rằng đối với thế giới khách quan không tồn tại một người sáng lập ra thế giới, đối với con người có thể cũng không tồn tại một cái ta hoặc linh hồn có vai tṛ chúa tể. Đạo Phật bề ngoài phản đối ta hoặc linh hồn, nhưng lại tán đồng lư luận luân hồi nghiệp báo của dạo Bà la môn. Ở họ, tất thảy hiện thế của một người đều được quyết định bởi hành vi mà họ làm trong quá khứ, “người làm điều thiện th́ gặp thiện, người làm điều ác th́ gặp ác”, chỉ có thông qua sự tu hành nghiêm khắc dưới sự chỉ đạo của đạo Phật mới có thể giải thoát được ṿng luân hồi. V́ lẽ đó, họ sẽ không thể không thừa nhận có chủ thể của luân hồi, các phái đạo Phật về sau cũng đều xoay quanh vấn đề này mà tranh luận kịch liệt.
1.3. Sự phát triển
Phật giáo bộ phái:
Từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ III trước công nguyên ở Ấn Độ xuất hiện một đế quốc phồn vinh và lớn mạnh chưa từng thấy. Vương triều Maurya, dưới sự phù tŕ của vua Asoca, đạo Phật đă truyền đến đại bộ phận thuộc khu vực Ấn độ và một số quốc gia xung quanh đại lục này. Sự phân liệt của đạo Phật thống nhất, nói chung người ta cho rằng khi kết tập lần thứ hai sau khi Phật tạ thế khoảng trên dưới 100 năm đă bắt đầu chia làm tiểu thừa (thượng tọa bộ) và Đại Thừa (đại chúng bộ), về sau lại từ trong hai phái căn bản này chia thành 18 bộ hoặc 20 bộ.
Phật giáo Đại Thừa
Vào giai đoạn trước hoặc sau thế kỷ I, chế độ nô lệ Ấn độ chuyển sang chế độ phong kiến. Tuy đạo Phật bộ phái có những lư luận thực tiễn ở một tŕnh độ nhất định tách khỏi đời sống xă hội và hoạt động thế tục, do đó đă tạo nên một bộ phận tăng lữ có tư tưởng cải cách và sự bất măn của các môn đồ đạo Phật tại gia. Họ mong muốn t́m thấy những tư tưởng tín ngưỡng mới ở trong đạo Phật, do vậy dễ xuất hiện các bồ tát (tập đoàn bồ tát) tu theo “đạo Bồ tát” Đại thừa. Sau khi Đại Thừa hưng khởi v́ đạo Phật bộ phái bị hạ thấp gọi là Tiểu thừa “thừa” có nghĩa là “vận tải” hoặc “con đường”.
Về phương diện tín lư, Tiểu thừa nói chung chủ trương “ngă không pháp hữu” (Ta không, pháp có), Đại thừa th́ chủ trương “ngă pháp lưỡng không” (Ta và pháp cả hai đều không). Tiểu thừa trọng về lợi kỷ, Đại thừa th́ nhấn lợi tha (lợi cho người khác) ...
Có hai phái chủ yếu của Đại thừa là: phái trung quan hoặc không tông, phái Yoga hoặc hữu tông.
T́nh h́nh phát triển của Phật giáo trên thế giới ngày nay
Trước đây Phật giáo được xem là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, nhưng trong những năm gần đây do sự suy yếu của một số quốc gia, số tín đồ Phật giáo toàn thế giới đă tụt xuống đứng sau đạo Cơ đốc, đạo Ixlam và đạo Ấn độ, chiếm vị trí thứ tư.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đạo Phật ở các nơi trên thế giới đă trải qua những biến đổi khác nhau, đă xuất hiện một số đặc điểm mới:
- Có xu hướng thần bí hóa.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phái Thiền tông (là một phái của Phật giáo Trung Quốc) đă phát triển cực kỳ mạnh, hiện nay ở nước Mỹ ước có 175 trung tâm tu thiền hoặc đạo trường Thiền tông, đă xuất hiện những phái Thiền tông muôn màu muôn vẻ luôn luôn thay đổi như Đồi phế thiền, Tạp khoái thiền, Phương thiền và Thiền ngoại thiền... Thiền tông cũng rất thịnh hành ở các nước Anh, Pháp, Đức. Ở Châu Âu gần đây đă thành lập liên minh Thiền tông Châu Âu, trụ sở đặt tại Pari. Sự tín ngưỡng và thực hành Mật giáo trước đây chỉ bó hẹp ở trong phạm vi một số các nước theo đạo Phật, nhưng mấy năm gần đây đă truyền bá tới các nơi trên toàn thế giới, ở Ấn Độ từ năm 1959 đến nay đă xây dựng hơn 150 ngôi chùa viện và trung tâm huấn luyện của Mật giáo hoặc Lạt Ma giáo. Hiện nay, các chùa viện, các trung tâm huấn luyện, các trung tâm thiền định ... của Mật giáo Tây tạng ở nước Mỹ đă có 35 ngôi, có hơn 40 trường đại học hoặc cơ quan nghiên cứu chuyên giảng dạy và nghiên cứu đạo Lạt Ma Mông Tạng và các văn hóa khác.
- Ngày càng thế tục hóa.
Hiện nay, ở không ít quốc gia Châu Á, Phật giáo và phong trào chính trị, xă hội đă kết hợp chặt chẽ với nhau, xuất hiện rất nhiều chính đảng và đoàn thể xă hội Phật giáo. Ở Thái Lan từ năm 1932 đến nay, các bộ hiến pháp đều qui định Phật giáo là quốc giáo. Ở Lào năm 1947 và ở Myanma năm 1961 cũng đă từng có lúc tuyên bố đạo Phật là quốc giáo. Sự kết hợp giữa đạo Phật với phong trào dân tộc, dân chủ Châu Á là đặc trưng rơ rệt của thế kỷ này. Gần đây, trong một giai đoạn, chủ nghĩa xă hội Phật giáo đă tuyên truyền rất rầm rộ, có ảnh hưởng tương đối lớn trong các tín đồ Phật giáo.
(Hoàng tâm xuyên. (1999) trang 368-371). 
1.4. Ảnh hưởng
Khi bàn về Phật giáo, chính Cha Henri de Lubac cũng nh́n thấy ở đó: “một trong những sự kiện thiêng liêng lớn lao nhất của nhân loại, nhất là với phật giáo Amiđà, ít khi niềm hoài vọng của con người đă h́nh thành trong một giấc mơ tinh khiết hơn, ít khi thấy con người đă tỏ ra cảm thức được sự khốn cùng của ḿnh hơn và tiến gần tới một tôn giáo ân sũng hơn”.C̣n Đức Phao lô VI trong diễn từ tiếp kiến Đức Tăng Thống Thái Lan ngày 5-6-1972 từng nh́n nhận: “… tư tưởng Phật giáo đă lo thăm ḍ và thấm nhập những huyền nhiệm thâm sâu đời sống con người một cách nghiêm chỉnh và chăm chú. Những huyền nhiệm đó đă đánh động ḷng người”. Quả vậy, Phật công nhận cuộc đời biến cải này hoàn toàn không đủ, và chỉ dẫn con đường khổ hạnh cao vời để con người theo đó có thể giải thoát khỏi đau khổ; rồi sự nhấn mạnh của Phật về bản tính vô thường của vạn vật sẽ nhắc nhở mọi người đừng t́m kiếm những ǵ tuyệt đối trong thế giới biến dịch này. Với Phật, thế giới của Samara hay cái ṿng luân hồi hóa kiếp bất tuyệt do bởi u minh sẽ được vượt qua bằng cách chấm dứt dục vọng nơi bản thân, và dẫn tới niết bàn qua sự thanh luyện tu tŕ.
Sự truyền bá ra các nơi trên thế giới.
Khi Thích Ca Mâu Ny tạ thế, các khu vực truyền bá đạo Phật chủ yếu ở miền Trung lưu vực sông Hằng, đặc biệt là ở xung quanh các thành phố lớn mới nổi lên. Sau đó các đệ tử của Phật đem đạo Phật mở rộng tới hạ lưu sông Hằng về phía đông, phía nam tới bờ sông Caodaveri, phía tây tới bờ biển Ả rập, phía bắc tới khu vực Thaiysiros. Ở thời kỳ thống trị của vua Asôca thuộc vương triều Maurya, đạo Phật bắt đầu phát triển tới các vùng biển của tứ đại lục, đông tới Myanma, nam tới Xrylanca, tây tới Xyri, Ai cập, v.v... Nhanh chóng trở thành tôn giáo mang tính thế giới. Sau khi vương triều Cusan hưng khởi lại truyền tới Iran, các nơi ở trung tâm Châu Á, rồi qua con đường tơ lụa truyền vào Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc truyền vào Triều Tiên, Nhật Bản v.v...
* Đạo Phật Nam truyền: truyền vào các nơi ở Châu Á, theo hai hướng: phía nam Xrylanca truyền vào các nước Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào... rồi qua con đường Myanma truyền vào các khu vực dân trẻ thiểu số như Thái, Băng Long, Bố Lăng ... chủ yếu truyền đạo Phật Tiểu thừa.
* Xrylanca: đạo Phật truyền vào nơi đây khoảng thế kỷ III trước công nguyên.
* Thái Lan: đạo Phật truyền vào giữa thế kỷ XIII. Phật giáo Đại thừa.
* Campuchia: từ thế kỷ thứ III đến cuối thế kỷ thứ IV thịnh hành đạo Ấn và đạo Phật.
* Lào: đạo Phật truyền vào Lào có ghi chép trong sự tích là thế kỷ XIV.
* Indonesia: năm 412 sau công nguyên, đạo Phật đă có mặt ở đây, tuy nhiên vẫn c̣n yếu ớt, chủ yếu là đạo Bà la môn.
* Đạo Phật Bắc truyền vào Tân Cương Trung Quốc, sau đó từ Trung Quốc truyền vào các nước Triều tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
* Trung Quốc: đạo Phật truyền vào Trung Quốc vào trước hoặc sau thế kỷ I.
* Triều Tiên: vào khoảng nửa sau thế kỷ IV.
* Nhật Bản: vào năm 522.
* Việt Nam: nói chung cho rằng đạo Phật truyền từ Trung quốc vào Việt Nam từ cuối thế kỷø II sau công nguyên. Cũng có ư kiến cho rằng đạo Phật đầu tiên từ Ấn Độ trực tiếp truyền vào bắc bộ Việt Nam. Từ năm 544-601 Việt Nam xây dựng được nước Vạn Xuân độc lập có quan hệ Phật giáo chặt chẽ với Trung Quốc và Ấn Độ.
Từ thế kỷ X-XIV là thời kỳ phát triển của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Trong thời kỳ này thuộc các vương triều phong kiến như : Nhà Đinh ( 968-980), triều tiền Lê (980-1009), triều Lư (1009-1225), triều Nhà Trần (1226-1400)...Thời kỳ thống trị của triều vua thứ ba nhà Lư là ThánhTông, Việt Nam lại xuất hiện một phái Thiền tông khác là phái Thảo Đường.
Đầu thế kỷ XV triều Lê (1428-1527) đạo Nho làm quốc giáo, Phật giáo bị áp chế.
Cuối thế kỷ XVII, ḥa thượng Nguyên Thiều Trung Quốc (? – 1712) dựng nên phái Thiền Nguyên Thiều.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới tác động của làn sóng cải cách Phật giáo Châu Á, trong giới Phật giáo Việt Nam đă nổi lên phong trào phục hưng Phật giáo, tổ chức ra hiệp hội Phật giáo.
Hiện nay có hơn 20 triệu tín đồ Phật giáo Đại thừa, chiếm khoảng 45 % số dân toàn quốc. Có khoảng 2 triệu Phật giáo Tiểu thừa.
* Nêpan: thế kỷ VI trước công nguyên vào khoảng năm 520, trước công nguyên Phật đă dẫn đệ tử của người truyền bá đạo Phật ở các nơi trên dất nước Nêpan. Trong mấy thế kỷ đầu sau công nguyên, phái Nhất Thiết Hữu Bộ tách ra từ Phật Tiểu Thừa rất thịnh hành l3 Nêpan. Thế kỷ IV sau khi Phật giáo Đại Thừa hưng khởi, Thế Thân, người đặt nền móng luân lư của phái Yoga đă tới thăm Nêpan rồi truyền bá Phật pháp ở đó. Đạo Phật ở Nêpan trong thời đại hoàng kim triều Licchevi, dưới sự ủng hộ mạnh mẽ vua Angsupphama nổi tiếng (? – 640), đă được phát triển rơ rệt. Năm 633, Huyền Trang của Trung Quốc đă tới thăm Nêpan. Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ IX, đạo Ấn Độ đă giành được vị trí cao nhất ở Nêpan, Phật giáo bị tấn công, nhưng ở vùng núi cao và rừng rậm đông bắc Nêpan vẫn được bảo lưu. Kế tiếp mấy thế kỷ, đạo Phật và đạo Ấn dần dần kết hợp lại làm xuất hiện sự hỗ hợp trong Mật giáo hoặc Tân Phật giáo. Theo thống kê dầu những năm 1980, toàn quốc có 869.000 tín đồ Phật giáo, chiếm khỏang 7,5% tổng số dân , tập trung cư trú ở Đông bắc và miền Trung Nêpan.
* Khu vực Mông Tạng: đạo Phật truyền vào tây Tạng Trung Quốc cólẽ vào khoảng trước hoặc sau thế kỷ VII. Thế kỷ VIII các nhà sư Thiên Trúc như Tịch Hộ, Liên Hoa Sinh ... đến Tây Tạng truyền bá Phật giáo Đại Thừa và Mật giáo.
* Khu vực Âu – Mỹ: đạo Phật truyền bá vào khu vực Âu –Mỹ tới nay đă có khoảng 150 năm lịch sử. Năm 259 trước công nguyên, vua Asôca đă từng phái đoàn thuyền tới truyền đạo Phật ở các thuộc địa Hy lạp. Căn cứ thống kê năm 1982 của Bách Khoa Toàn Thư “Cơ Đốc Giáo thế giới” Châu Âu có hơn 21 vạn tín đồ Phật giáo, Bắc Mỹ ước gần 19 vạn, Nam Mỹ có hơn 50 vạn.
* Nước Anh: năm 1833 Công Sứ Hogglin người Anh ở Nêpan đă thu thập được một khối lượng lớn văn hiến Kinh lá bối tiếng Sancrit, đầu thế kỷ XX, nước Anh bắt đầu có tín đồ Phật giáo. Năm 1924 Pháp Quan Humjos đă xây dựng trung tâm Phật giáo ở trong Linh trí học học hội nước Anh. Năm 1970, Liên hiệp vương quốc Anh có ước 3 vạn tín đồ Phật giáo, năm 1980 lại tăng lên 12 vạn người.
* Nước Đức : nghiên cứu đạo Phật bắt đầâu ở Max Muller, người Hoằng Dương Phật pháp đầu tiên là Ao Tăng Pao (1854-1920). Năm 1913, Seddon lần đầu tiên xây dựng lên hội truyền đạo Phât giáo nước Đức tại Beclin.
Hiện nay ở Cộng Ḥa Liên Bang Đức có khoảng 7 vạn tín đồ Phật giáo.
* Nước Pháp: nước Pháp nghiên cứu Phật học đến nay đă có hơn 100 năm lịch sử. Người đặt nền móng đầu tiên là Paonop, ông được xướng lập ra Hiệp Hội Pháp Á ở Pari. Theo thống kê của “Bách Khoa Toàn Thư Cơ Đốc Giáo” năm 1980 nước Pháp có gần 3 vạn tín đồ Phật giáo.
* Nước Mỹ: nghiên cứu Phật học ở nước Mỹ xuất hiện dưới ảnh hưởng của Tây Âu. Năm 1983, sau khi tiến hành Đại hội tôn giáo thế giới tại Sicago, giới học thuật nước Mỹ bắt đầu chú ư đến nghiên cứu đạo Phật.
Hiện nay tín đồ Phật giáo ở nước Mỹ ước có từ 20-30 vạn người, có 40 tổ chức Phật giáo tương đối lớn.
* Ở các nơi khác: mấy năm gần đây ở một số nước như Italia, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Hunggari ... Việc nghiên cứu đạo Phật cũng rất sôi nổi, đă xây dựng lên không ít sở nghiên cứu Phật giáo và trung tâm nghiên cứu Phật Học, đă xuất bản hàng loạt những trước tác và tập san nghiên cứu Phật Học. Nhưng ở trong các quốc gia này số tín đồ Phật giáo có thể đếm trên đầu ngón tay.
(Hoàng Tâm Xuyên. (1999). Tr 302 – 368).
Tóm Lại:
Cũng mang một tư tuởng là luôn khắc khoải hướng đến một cơi phúc viên măn. Đạo Phật đă thực sự phát triển vững mạnh với một kho tàng giáo lư mang tính chất thực dụng, gắn liền với đời sống của con người. Tư tưởng này đă ảnh hưởng rộng răi trên toàn thế giới.
Làm một tôn giáo lớn, đạo Phật cũng như bao đạo khác là dạy cho con người biết ăn ngay ở lành, biết tu thân tích đức để tạo nghiệp, để được giác ngộ. Một điểm nổi bật nhất nơi tôn giáo này đó là con người có nhiều kiếp sống, người là khi ta chết đi sẽ được đầu thai thành một kiếp sống mới tùy theo nghiệp mà chúng ta tu tập được. Chỉ có nỗ lực bản thân tu luyện để tự giải thoát ḿnh khỏi ṿng luân hồi để đạt được cơi Niết Bàn, không do một vị thần linh nào hay một ai giúp đỡ.
Qua giáo lư mà Phật Thích Ca chỉ dạy đó là: “Tứ Diệu Đế” tức là bốn chân lư nền tảng của Phật giáo: Khổ đế; Tập đế; trong đó có nghiệp báo, luân hồi, Thập Nhị Nhân Duyên; Diệt đế hay Niết Bàn là ǵ; Đạo đế, tức Bát Chính Đạo là con đường dẫn tới giải thoát. Chỉ khi con người biết tu tập và sống đúng với giáo lư mà Phật dạy th́ sẽ tạo được “Thiện nghiệp” đă được giác ngộ khi qua đời sẽ được vào cơi Niết Bàn. (Đường Thi. tr 141).
Ngày này đạo Phật có mặt hầu hết trên các quốc gia trên toàn thế giới. Với mức độ phát triển và ảnh hưởng thật lớn mạnh, đạo Phật đă góp phần xây dựng một thế giới văn minh mang lại niềm hạnh phúc ấm no và công b́nh xă hội.


2. Công Giáo
2.1.Nguồn Gốc
Người Công Giáo tin rằng: Chính Chúa Kytô đă thiết lập Hội Thánh và đă chọn 12 Tông-đồ để “đi giảng dạy cho muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha – Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Các Tông-đồ đă chọn các người kế vị và trao cho họ sứ mệnh và quyền hành Chúa Kytô đă ban cho
Đức tin về các chân lư Mặc-khải là do Giáo-hội truyền đạt và giải nghĩa; c̣n Chúa Kytô là thủ lănh tối cao của Giáo-hội, Giáo-hoàng là vị đại diện Chúa cai trị Giáo-hội làm một với cộng đoàn Giám-mục, là những người kế vị các Thánh Tông-đồ. Đức Giáo-hoàng được ơn bất khả ngộ khi Ngài phán định về đức tin cho toàn thể Giáo-hội.
2.2 Nội Dung Tín Lư
Chúa Giêsu Kytô là con Thiên Chúa xuống thế làm người, đă mạc khải cho loài người bản tính Thiên Chúa Ba Ngôi, là Cha - Con - Thánh Thần. Ngài đă chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại đă hư đi v́ tội tổ tông, rồi Ngài sống lại. Chúa đă làm cho những ai chịu phép rửa tội, được thông phần sự sống Thiên Chúa, được gọi đến hưởng vinh quang đời đời với Mẹ Thiên Chúa là Đức Trinh Nữ Maria, và với các Thần Thánh mà người Công Giáo tôn kính cách riêng.
Các Bí-tích mang lại cho tín hữu ơn Thánh, nghĩa là chính sự sống của Thiên Chúa và làm cho sự sống đó phát triển trong con người của họ. Có 7 phép Bí-tích làm nền tảng cho Đạo: Rửa tội, Thêm sức, Ḿnh Máu thánh, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức và Hôn phối.
Ơn cứu chuộc được Thiên Chúa ban cho mọi người, nhưng mọi người chỉ có thể hưởng thụ ơn đó nhờ đức tin và sự tuân giữ các điều răn. Sau khi chết, các linh hồn sẽ được hưởng phúc đời đời trên Thiên Đàng (có thể bị tạm giam trong luyện tội để đền cho xong tội) hay sẽ bị luận phạt đời đời trong hỏa ngục. Chính Chúa Kytô sẽ ngự xuống uy nghi để phán xét kẻ sống và kẻ chết trong ngày tận thế.


3. Sự Giống Nhau Và Khác Nhau
3.1.Giống nhau
Cả hai Tôn Giáo đều nh́n nhận cuộc đời đầy đau khổ của con người, và cùng hướng cho họ con đường giải thoát qua các giáo huấn của ḿnh, luôn kêu mời con người từ bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới qua: sự Giác Ngộ của Phật= việc kết hợp với Đức Kitô của Công Giáo; Cả hai cũng cho rằng những đau khổ sau cái chết là kết quả của những việc làm sai trái, không hoàn hảo của đương sự khi c̣n sống, v́ điều thiện sinh quả lành là hạnh phúc, điều ác sinh quả dữ là đau khổ. Nhất là mầu nhiệm hiệp thông giữa người sống và kẻ chết, các tín đồ của hai Tôn Giáo đều ư thức rằng ḿnh có thể cứu độ được những vong linh quá cố qua việc “cầu nguyện” của Công Giáo và “cầu siêu” của Phật Giáo cho những vong linh đó.
3.2 Sự khác nhau
Rồi với Công Giáo, Thiên Chúa là Đấng xét xử mọi hành vi của con người, và thưởng phạt công minh, nên tin rằng có Đấng cầm cân nảy mực; c̣n nơi Phật Giáo th́ chỉ có qui luật nhân – duyên – quả tác động lên đời sống con người, nên việc lành dữ của con người đều tuân theo qui luật này. V́ Công Giáo quan niệm chỉ có hai đời, nên con người được cứu độ hay hư mất chỉ xảy ra một lần duy nhất trong cuộc phán xét của Thiên Chúa sau cái chết của họ; c̣n Phật Giáo th́ quan niệm có vô số liên tục tiếp theo nhau, nên mọi người đều phải đầu thai lại vào một trong sáu nẻo của Lục Đạo, v́ thế mà không có sinh linh nào phải thất vọng bởi sự hư mất đời đời đến nỗi không thể độ vong được.


III. KẾT LUẬN


Giáo hội có sứ mạng làm nhiệm tích cứu độ không những cá nhân riêng lẽ, nhưng c̣n đối với các đoàn thể, xă hội, các dân tộc và quốc gia nữa. V́ dân mới của Thiên Chúa, nên Giáo Hội cũng là chiếc đèn chiếu sáng soi và hướng dẫn các dân tộc khác, các nền văn hoá, cho dù các tôn giáo khác vốn là những con đường cứu độ ngoằn ngoèo, đầy chông gai chướng ngại, gây lệch lạc do bởi sự kiện trí tuệ con người khó mà hiểu thấu được các lĩnh vực, và lại càng không thể dùng các nghi thức, lễ bái phụng tự mà bắt lấy được, dù h́nh thức tôn giáo loài người có tinh vi và tinh ṛng, qua nhiều khía cạnh khác nhau, t́nh trạng sai lầm bẩm sinh, lối sử dụng tự do… Thái độ ít dễ bảo của con người đối với tác động soi dẫn của Thánh Linh.
Phật giáo và Kitô giáo, xem ra rất khác biệt, nhưng nếu ta có một cái nh́n vượt lên trên những khác biệt, hay biết nh́n bằng tinh thần “ vô thức” hay “ không chấp” nghĩa là không chấp vào từ ngữ, quan niệm hay cách diễn tả, ta sẽ thấy chúng cùng nói về một thực tại duy nhất, cùng nhắm tới một mục đích, và có thể cùng đi đến những kết quả như nhau, nếu c̣n chấp vào từ ngữ, tiểu tiết, ta không thể thấy được sự trùng hợp đó, hai cái nh́n, tuy có vẻ mâu thuẫn, nhưng có thể bổ túc cho nhau, Phật giáo cho ta thấy mặt này của thực tại tối hậu (vô ngă là một, với vũ trụ vạn vật) c̣n Kitô giáo cho ta thấy mặt kia (hữu ngă là hai với vũ trụ vạn vật).
 Trong thực tế, cả hai điều đă tạo nên những động lực hết sức cao thượng để con người thánh thiện, tránh ác, để cuộc đời hết sức cao đẹp, trong thực tế, cả hai đều đă xoa dịu biết bao đau khổ cho nhân loại, sự giao hoà của hai tôn giáo này đối với nhân loại thật to tác, Phật giáo tại Á Châu và Kitô giáo tại Âu và Mỹ Châu, nếu không có những tôn giáo ấy, thế giới này đă mất đi những cái hết sức quí báu. Trong thực tế, cả hai đều đă sản sinh ra những mẫu người hết sức tốt đẹp, biết hạnh phúc ngay ở trần gian này bất chấp bao khổ đau xảy đến cho ḿnh, từ bi bác ái cao độ, biết xả thân cho những lư tưởng cao đẹp, hy sinh cho tha nhân đến quên ḿnh, luôn luôn nỗ lực làm cho thế giới này bớt đau khổ và thêm hạnh phúc. Đối với những người gương mẫu ấy, th́ tôn giáo họ theo, dù là Kitô giáo hay Phật giáo, là một tôn giáo tuyệt vời. Họ đă thành công về tâm linh nhờ chính tôn giáo của họ, nếu chúng ta chưa thành công được như họ, chúng ta không đủ thẩm quyền để chê bai tôn giáo của họ, vả lại khi chúng ta sinh ra, th́ các tôn giáo ấy đă có sẵn, và do một nhân duyên nào đó mà ta thuộc về tôn giáo này chứ không phải là tôn giáo kia, khiến cho ta thấy tôn giáo này hay hơn, hợp với ta hơn tôn giáo kia, nhưng nếu nhân duyên đó thay đổi, biết đâu ta thuộc về tôn giáo kia mà không là tôn giáo này. Lúc đó cái nh́n ta lại thay đổi ngược lại, v́ thế, thiết tưởng chúng ta nên luôn luôn tỏ ḷng kính cẩn và biết ơn đối với các tôn giáo, và những người đang đại diện cho các tôn giáo ấy, đồng thời đón nhận những tín đồ các tôn giáo khác như những người đồng hành với ḿnh trên con đường tiến tới chân thiện mỹ, là nguồn giải thoát hay hạnh phúc vĩnh cửu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ḥang tâm xuyên. (1999) Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
Đường Thi. Thiên Chúa giáo và Tam Giáo. Tủ sách Đàm đạo tôn giáo.
Giáo lư Hội Thánh Công Giáo. 1997.