ĐỐI THOẠI VỚI ANH EM PHẬT GIÁO
CHUNG QUANH VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ VÀ NGHIỆP BÁO
Phêrô Phan Văn Tin




NHẬP ĐỀ


Trong những thập niên gần đây, Giáo Hội Công Giáo có phần cởi mở, nhất là từ sau Công đồng Vatican II, có ư hướng sẵn sàng đối thoại với nhiều ư thức hệ, nhiều tôn giáo để tạo ra sự hài hoà, hợp tác, hầu xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Chủ ư trên được Công đồng đề cập đến:”Người công giáophải t́m cách cộng tác với tất cả mọi nguời thiện chí để cổ động cho tất cả những ǵ là chân thật, công bằng, thánh thiện và đáng yêu quư (Pl 4,8). Người công giáo hăy đối thoại với họ cách khôn ngoan và tế nhị, hăy t́m cách kiện toàn những cơ cấu xă hội và quốc gia theo tinh thần Phúc Aâm”(TĐ 14,2). Công đồng thêm:”Trong thời đại chúng ta, nhân loại càng ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn, các mối liên lạc giữa các dân tộc cũng gia tăng, nên Giáo hội đặc biệt chú tâm đến việc liên lạc với các tôn giáo ngoài Kiâtô giáo”(NK 1,1). Muốn liên laạc và đối thoại với tôn giáo bạn, ta phải học hỏi kỹ lưỡng để t́m được giá trị chân thật nơi họ:”… phải làm quen với những truyền thống dân tôc và tôn giáo, phải lấy làm sung sướng và kính cẩn mà khám phá ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn trong đó”(TG 11,2).
Ở đời cũng có câu: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. V́ thế, muốn đối thoại tốt, ta phải biết rơ người ḿnh muốn đối thoại là ai? Họ có những đặc điểm ǵ? Đâu là mặc mạnh và đâu là mặt yếu nơi họ? Trong phạm vi bài này, sinh viên chỉ thu hẹp trong hai ư, đó là: Nghiệp báo trong Phật giáo và Kitô giáo, vài nét tương đồng và dị biệt; đối thoại với anh em Phật giáo.
Trước hết, xin bàn về hai quan niệm của Kitô giáo và Phật giáo trong nghiệp báo và đau khổ


I. NGHIỆP BÁO TRONG PHẬT GIÁO VÀ KITÔ GIÁO: VÀI NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT


A/ THEO PHẬT GIÁO:


1/ Nghiệp Báo
1.1. Từ Ngữ “nghiệp báo”= Karma = là một danh từ có nguồn gốc từ Phạn (Sanscrit). Theo BS. Tâm Minh Lê Đ́nh Thám định nghĩa: “Nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Nghiệp là những hoạt động về thân thể, về lời nói hay ư nghĩ, và cái kết quả đền đáp lại những hoạt động ấy, th́ gọi là nghiệp báo”(BS. Tâm Minh Lê Đ́nh Thám, Phật Học Thường Thức, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt nam, 1991, tr. 35).
1.2. Đặc Tính: về đặc tính của Nghiệp báo, ông cũng cho biết:
§ ”Không phải hoạt động nào cũng có báo, những việc vô kư như đi, đứng, nằm, ngồi, v.v… không làm hại và cũng không làm lợi cho ai, th́ không có nghiệp báo, hoặc nói một cách khác, chỉ có nghiệp báo vô kư, không có ảnh hưởng ǵ, trong đường luân hồi”.
§ “Những hoạt động có quả báo rơ ràng, chia làm 3 thứ:
a) Thiện nghiệp:là những việc lành, có lợi cho người và đem quả báo tốt cho ḿnh.
b) Aùc nghiệp: là việc dữ có hại cho người và đem lại quả xấu báo cho ḿnh.
c) Bất động nghiệp: tức là những hành động tu luyện tự tâm, làm cho không lay động trước cảnh ngũ dục, những cảnh khổ vui và những cảnh có h́nh tướng”.(BS. Tâm Minh Lê Đ́nh Thám, Phật Học Thường Thức, Viện Nghiên cứu Phật Học Việt nam, 1991, tr. 35-36).
§ Như vậy, ta thấy hành động và hậu quả liên kếtmật thiết với nhau, đó là”qui luật nghiệp báo”(Loi Karmamique). Qui luật này không ai có thể thoát khỏi được. Cũng không có phán xét hay tha thứ. Như thế, trong cuộc sống con người có quyền tự do quyết định những hành động và có thể thay đổi hẳn định mệnh của ḿnh.
a) Cũng cần phân biệt nghiệp báo của Phật Giáo với số mạng của người ngoại đạo. Những người ngoại đạo tin rằng: khi sinh ra, con người ai cũng có số mạng nhất định, không thể thay đổi. Nghiệp báo th́ khác hẳn, nó thường biến chuyển theo nhân quả. Nhân quả th́ có nhân quá khứ sinh ra quả hiện tại và tương lai, có nhân hiện tại sinh ra quả hiện tại và tương lai. Do có nhân hiện tại, có thể mang lại những quả hiện tại, nên con người phần nào có thể làm chủ vận mệnh của ḿnh, có thể chuyển từ nghiệp báo xấu thành nghiệp báo tốt. Ví dụ như theo số mạng th́ người nào có số mạng đổ trạng nguyên, nhất định sẽ đỗ trạng nguyên. Nghiệp báo th́ khác hẳn, người đó có thể có nghiệp báo tốt, làm cho có thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ thông minh, hoàn cảnh thuận lợi, để học giỏi biết nhiều, nhưng nếu người ấy không tạo ra những nhân hiện tại, chăm lo học tập mà chỉ chơi bời lêu lỏng, th́ chẳng không những đỗ được trạng nguyên mà con có thể mù chữ, chẳng những không dùng được cái thông minh để học tập, mà c̣n có thể dùng cái thông minh để làm điều ác, gây ra những quả báo xấu hiện tại và tương lai.
b) Trong thực tế, không có sự vật ǵ tự nhiên mà có, nhưng phải hội đủ điều kiện mới sinh được, điều kiện ấy gọi là nhân và sự vật sinh ra là quả. Muốn có cơm th́ phải có gạo, có nước, có nồi nấu cơm, có bếp lửa, có than củi và có những dụng cụ nhen lửa, phải có nhân công nhóm bếp, nhen lửa, nấu nước cho sôi, và nấu cơm theo đúng kỹ thuật th́ mới ngon cơm. Nếu chỉ có một ḿnh gạo hay một ḿnh nước, nếu không có nhân công nấu cơm th́ không thành cơm được. Tất cả những gạo, nước, nồi, bếp, than củi và nhân công đều là những điều kiện cần thiết để sinh ra cơm, những điều kiện ấy, là những nguyên nhân kết hợp sinh ra cái quả là cơm.
Theo kinh nghiệm, xét biết những điều kiện ǵ, sinh ra những kết quả như thế nào, người ta đạt được một số kết quả theo ư muốn, như muốn lúa tốt th́ phải bón phân, muốn khỏi rét th́ phải mặc áo ấm … Người ta càng học hỏi t́m hiểu nhân quảrơ ràng bao nhiêu, th́ càng tạo được sự vật cần thiết cho đời sống bấy nhiêu. Càng nghiên cứu nhân quả th́ càng đạt được kết quả mỹ măn bấy nhiêu. Như trong việc nấu cơm, người có kinh nghiệm th́ tuỳ ư nấu thế nào cũng được, ngược lại, người ít kinh nghiệm th́ có muốn nấu cơm khô cũng thành cơm nhăo …


2. Đau Khổ (Dukkha):
2.1. Khái Niệm:
Khái niệm đau khổ có thể được xem xét từ ba quan điểm khác nhau:(1) dukkha như sự đau khổ thông thường (dukkha – dukkha) (2) dukkha như sự đau khổ do sự thay đổi gây nên (viparinama – dukkha) (3) dukkha như trạngthái bị quy định (samkharadukkha).
Loại đau khổ thứ (1) là đau khổ về thể chất và tinh thần nó được mọi người nh́n nhận, nằm trong dukkha, theo nghĩa thông thường đó là: sinh, lăo, bệnh, tử liên kết với những người khó chịu hay lệ thuộc vào những điều kiện khó chịu, không đạt được cái ḿnh muốn, đau khổ, than khóc, tuyệt vọng.
Loại đau khổ thứ (2) là một điều kiện t́nh cảm sung sướng là không thường xuyên, vĩnh hằng. Nó thường biến đổi. Sự thăng trầm ấy nằm trong dukkha được hiểu là sự đau khổ do biến đổi gây ra (viparinama – dukkha).
C̣n loại thứ (3) được hiểu như trạng thái được qui định (samkharadukkha) là khía cạnh Triết học quan trọng nhất. Đó là năm mối ràng buộc, nghĩa là ngũ uẫn (Walpola Rahula (1961). Enseignement Du Bouddha. Eddu Seuil – Paris, tr.53-54. Do Lê Diên biên dịch (1994). Lời Phật dạy.
2.2. Nguyên Nhân:
Ở vườn Linh Dương tại Benares, Đức Phật thuyết pháp cho năm người bạn: “Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái ǵ muốn mà phải rời là khổ, cái ǵ không ưa mà phải hợp là khổ, cái ǵ muốn mà không được là khổ, nói tóm lại triền miên trong ngũ trọc giă hợp là khổ”.
Ngũ trọc giả hợp là: Sắc Uẩn, Thụ Uẩn, Tưởng Aån, Hành Aån, Thức Aån.
Cả năm yếu tố trên hợp lại thành ra tấmthân con người. Vậy, Đức Phật coi vấn đề đau khổ là chính vấn đề sống chết. Đó là vấn đề muôn thuở của con người(Lê Cừ (2002) Phật Giáo, tr.8).
Đức Phật tiếp:”đây là phép mầu về nguyên nhân sự khổ: nguyên nhân sự khổ là ḷng tham sống, v́ tham sống mà luân hồi sinh tử, càng tham càng muốn, càng được càng tham, tham sống, tham sướng, tham mạnh”. Như vậy, Phật đổ hết nguyên lai của sự đau khổ cho sự tham sống (Lê Cừ (2002). Phật giáo, tr.11).
2.3. Ư Nghĩa:
Người ta thuờng dịch danh từ dkkha (Sanscrit) bằng “khổ”(Souffrance), “đau”(douler)”cùng khốn” hay “buồn phiền”. Khi Đức Boudha dùng danh từ dukkha, nó có thể mang ư nghĩa “không hoàn hảo”, “không vĩnh cửu”(impermanent). Nói tất cả là đau khổ có nghĩa muốn nói tất cả có thể thay đổi không ngừng. Khi con người càng t́m một cái ǵ vĩnh cửu có thể gắn bó trên trần gian phù du này th́ nó càng đau khổ. Phật giáo phân tích một việc dù đem lại hạnh phúc thích thú, không bao giờ không mang vị cay chua v́ luôn luôn người ta biết có thể đánh mất nó. Những lạc thú trọng đại nhất của con người cũng sẽ biến thành kinh nghiệm đau thương v́ hoặc nó không vĩnh viễn hoặc nó không thoả măn hoàn toàn. Vậy, tất cả là đau khổ (Lê Cừ (2002). Phật giáo, tr.9).

 
3. Từ Đó Ta Rút Ra Hệ Luận Sau:
+ Nghiệp báo là cái quả báo của những thiện nghiệp, ác nghiệp và bất động nghiệp, tập hợp thành cái nghiệp lực dẫn dắt vào loài này, loài khác để hưởng hạnh phúc hay chịu đau khổ. Như vậy, nghiệp nhân do tự ḿnh gây ra, nghiệp báo do tự ḿnh chuốc lấy, chứ không có ai thưởng phạt, tha thứ cả.
+ Muốn thoát khổ th́ con người phải tự lực phấn đấu chứ không nhờ vào ai khác.
+ Đời là bể khổ nên t́m cách thoát khổ.


B. THEO KITÔ GIÁO:


1. Nghiệp Báo
1.1. Từ Ngữ “nghiệp báo” không có trong Kitô giáo. Nhưng ta có thể t́m thấy hạn từ đồng nghĩa với nó, đó là”hành động”.
1.2. Đặc Tính Của Hành Động:
§ Theo giáo lư của Kitô giáo dạy rằng các tín hữu phải có trách nhiệm trước hành động của ḿnh:
+ “Có tự do, con người phải chịu trách nhiệm về các hành vi của ḿnh theo mức độ chủ ư”(GLGHCG số. 1734).
+ Không những người Kitô hữu phải có trách nhiệm đối với con người mà c̣n đối với thế giới mà Thiên Chúa đă giao phó:”Theo ư định của Thiên Chúa, người nam và người nữ được đặt “làm chủ” trái đất (St 1,28) như những “người quản lư”ù của Thiên Chúa. Quyền làm chủ này không được trở thành một sự thống trị độc đoán và phá hoại. V́ là h́nh ảnh của Đấng Sáng Tạo,”Đấng yêu thương tất cả những ǵ hiện hữu”(Kh 11,24), người nam và người nữ được gọi tham dự vào sự quan pḥng của Thiên Chúa đối với các thụ tạo khác. Do đó, họ có trách nhiệm với thế giới mà Thiên Chúa giao phó cho họ”(GLGHCG số.373)
§ Cũng t́m thấy ư tưởng này trong Kinh Thánh:
+ ”Thật vậy, Người trả cho phàm nhân xứng với việc họ làm, và xử với mỗi người tuỳ theo cách họ sống”(Giop 34,11).
+ “Hỡi con người, con cái nhà Israel đang cư ngụ trên đất của chúng, đă làm cho đất ấy ra ô uế v́ lối sống và các hành vi của chúng, lối sống của chúng trước mắt Ta cũng ô uế như người đàn bà trong thời kinh nguyệt”(Ez 36,17).
+ “Rồi tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đă mở sẵn; có một cuốn khác cũng đă mở ra: đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tuỳ theo việc họ đă làm, chiếu theo những ǵ đă được ghi chép trong sổ sách”(Kh 20,12).
+ Phải nói rằng tất cả mọi hành động của con người đều được xét xử:”…chiên th́ đứng bên phải Người, c̣n dê ở bên trái… Ta khát các ngươi cho uống; Ta đói các ngươi cho ăn…(Mt 25,31-46).


2. Đau Khổ:
2.1. Khái niệm:
Khi nói về đau khổ, ta không thể không nói đến sự dữ, bệnh tật và sự chết. Đây là vấn đề muôn thuở của nhân loại. Trứơc khi trở thành một vấn đề, sự dữ là một câu hỏi mà con người luôn đặc ra: tại sao các tai hoạ thiên nhiên không ngừng xảy ra? Tại sao hàng trăm triệu con người sinh ra ở đời để rồi chịu đau khổ một cách hoàn toàn phi lư, trứơc khi họ có thể hành động một cách hoàn toàn có ư thức?
Để đi sâu vào vấn đề này ta nên xem đau khổ là ǵ. Theo từ điển phổ thông Công giáo:”Đau khổ là kinh nghiệm khó chịu mà tâm hồn cảm thấy khi sự dữ xuất hiện hay khi thiếu một điều tốt nào đó. Dù thường được dùng đồng nghĩa với đau đớn nhưng đau khổ đúng hơn là phản ứng của con người trước đau đớn, và nếu hiểu thế th́ đau khổ là một yếu tố quyết định trong linh đạo Kitô giáo. Nói cho cùng, đă là thụ tạo th́ đều có gặp đau khổ. Nhưng trong trật tự quanpḥng hiện nay của Thiên Chúa, đau khổ là hậu quả do tội đă xâm nhập thế gian. Tuy nhiên, đau khổ không phải chỉ là để đền lại những điều sai trái, mà con để giúp các tín hữu có thể dâng lên Thiên Chúa lễ tế ngợi khen chủ quyền của Người trên tạo vật, hay để kết hợp với Đức Kitô đă chịu đau khổ nhưmột cách bày tỏ t́nh yêu của ḿnh (Cl 1,24) (Pocket Catholic Dictionary của John A. Hardon, S.J Image books, New York 1985).
Đau khổ là hậu quả của sự dữ. Nó là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm sự dữ là một mầu nhiệm khó hiểu nhất v́ nó liên quan đến kinh nghiệm và sự tự do của con người. V́ thế, nó chỉ được làm sáng tỏ bởi mầu nhiệm thập giá là tột đỉnh của mầu nhiệm t́nh yêu (Rene Latourelle L’homme et ses problemes dans la lumiere du Christ. Do Andre Trần Hữu Phương, ofm lược dịch, 2003, tr.90).
Nói đến sự dữ, nó là một ấn đề phức tạp v́ nó có nhiều h́nh thái khác nhau. Thông thuờng ta phân biệt:
(a) Sự dữ phát sinh trong vũ trụ: các tai hoạ thiên nhiên, các cuộc động đất, hạn hán, lụt lội, băo tố, sóng thần…
(b) Sự dữ phát sinh trong thể xác con nguời: bệnh tật, tật bẩm sinh, sự chết…
(c) Sự dữ phát sinh trong tâm linh con người: lo âu, suy nhược tâm thần, chấn thương…
(d) Sự dữ phát sinh trong tinh thần: phản bội tinh thần, tự do, t́nh yêu…(Rene Latourelle, tr. 91).
Ta vừa xem qua khái niệm về sự dữ. Vậy nó xuất phát từ đâu?
2.2. Nguyên Nhân:
Ở trên ta vừa bàn đến h́nh thái của sự dữ – nó muôn h́nh vạn trạng. Nhưng nguồn gốc sự dữ lại ở ngay trong con tim của con người. Chủ nghĩa lăng mạn thế kỷ XIX xem đau khổ bệnh tật như sự dữ. Ngày nay, người ta phủ nhận tội lỗi. Nhưng cho dù có phủ nhận hay không th́ tội vẫn c̣n đó, và hơn thế nữa, tội lỗi là sự dữ lớn hất (Rene Latourelle, tr. 92).
Vậy, trong Kinh Thánh – sách sáng thế cho ta hay:”Thiên Chúa thấy mọi sự Người đă làm ra quả là tốt đẹp, rất tốt đẹp’(St 1,31). Kinh Thánh cũng nói về Thiên Chúa:”Sự nghiệp Người hoàn hảo”(Đnl 32,4). Thiên Chúa dựng nên con người thật tuyệt vời:”và cả hai đều trần truồng, người vợ và nó, mà chúng không hổ ngươi”(St 2,25). Hổ ngươi v́ trần truồng chỉ xảy ra sau khi đă mất sự đơn sơ, vô tội.
Ta đă thấy, từ khởi thuỷ Thiên Chúa đă dựng nên mọi sự tốt đẹp nhưng tại sao những sự ấy lại chuyển hướng qua đường xấu? Cái ǵ đă cáo giác sự tuyệt vời mà Thiên Chúa đă ban cho tổ tông trong vườn địa đàng? Địa đàng, sự độc ác và đau khổ đă thắng thế từ nhiều năm qua?
Lư do sâu xa là Adam và Eva đă sử dụng ư chí tự do một cách sai trái: họ đă đi quá giới hạn mà Thiên Chúa đă gán cho họ ư chí tự do:”Mọi cây trong vườn, ngươi đều được ăn, nhưng cây sự biết tốt xấu, ngươi không được ăn, v́ chừng nào ngươi ăn nó, tất ngươi sẽ chết”(St 2,16-17).
Ta thấy con người cao vọng, muốn tự định đoạt lấy về sự lành sự dữ toàn diện theo ḿnh và làm theo ư riêng của ḿnh: con người chiếm quyền Thiên Chúa, phủ nhận liên lạc tạo thành.
Một yếu tố khác nữa là: tổ tiên chúng ta không phải là những người duy nhất nổi loạn chống lại sự thống trị Thiên Chúa. C̣n ai đó khác nữa vào thời đó: các thiên thần – loài cao cấp hơn con người mà Thiên Chúa sáng tạo: vô số thiên thần sống trong thiên giới. Các tiên thần này cũng được ban cho ư chí tự do và cũng có một nhu cầu tuân phục sự thống trị Thiên Chúa (Yob 37,7; Tv104,4; Kh 5,11).
Kinh Thánh nói: Thiên thần ấy cũng muốn được loài người tôn sùng (Mt 4,9) thiên thần đă nói láo rằng: Thiên Chúa không cho ông Ađam và bà Evà hưởng hết mọi sự tốt lành và xúi dục họ nổi loạn (St 3,1-5).
Thiên thần này được gọi quỷ và Satan. Sau đó nó xúi giục các thiên thần nổi loạn và họ được gọi là quỷ (Đnl 32,17; Kh 12,9; 16,14).
Ta thấy từ khi tội lỗi xâm nhập thế gian, nó luôn hiện hữu và dày xéo nhân loại. Xin dựa ra ài mẫu chuyện cụ thể:
(a) Oâng Gióp đau khổ nguyền rủa cuộc đời (Yob 3,1-3tt).
(b) Kêu hoài nên kiệt sức (Tv 68).
(c) Con nằm đây giữa bao người chết (Tv 87).
(d) Con chịu đau khổ quá nhiều (Tv 115).
(e) Họ ra đi, đi mà nức nỡ (Tv 125).
Tất cả những đau khổ mà con người phải chịu đều xuất phát từ tội lỗi mà tội lỗi th́ do con người gây ra, do con người muốn thế. Phải nói được rằng nguồn gốc của sự dữ chính là con người: con người muốn chiếm chỗ Thiên Chúa, con người tự xem ḿnh là Thiên Chúa. Sự dữ đưa con người xa vời ánh sáng để sống trong tăm tối, xa rời t́nh thương để sống trong hận thù. Tội nguyên tổ là căn nguyen của mọi đau khổ. Vậy th́ tại sao “Thiên Chúa là t́nh yêu” Ngài không cất những đau khổ ấy cho con người, mà Người cứ để nó xảy ra triền miên như thế? Tại sao lịch sử lại được thêu dệt bằng chiến tranh, hận thù? Tại sao con người tỏ ra bất lực trước sự dữ? Vậy th́ làm sao ta có thể thuyết phục người khác tin vào một Thiên Chúa t́nh yêu, Đấng quyền năng vô song, Đấng yêu thương con người? “Nếu thực sự có một thiên Chúa nào đó ở trên ta, th́ Thiên Chúa này đáng bị trừng trị”(một người đă nói như thế). Người ta xem Thiên Chúa vừa bất lực vừa vô ích và một Thiên Chúa có tội với con người. Vậy đau khổ có ư nghĩa ǵ trong chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa?
2.3. Ư Nghĩa:
Ta không thể hiểu được hết những ư nghĩa của đau khổ ngoài Đức Kitô. “Đức Kitô đă ban cho mọi đau khổ, cả đau khổ vô ư thức, một giá trị cứu rỗi, miễn là người đau khổ đừng trốn tránh cách bất chính phương thế cứu rỗi ấy”(G Davano).
Đức Kitô Nhập Thể để chia sẻ đau khổ của con người (Pl 2, 7-8). Ngài không đến xoá bỏ hay huỷ diệt tội lỗi, nhưng Ngài đến thay đổi ư nghĩa của đau khổ như phương tiện thánh hoá con nguời và thế giới. Ta có thể mơ ước một thế giới không có đau khổ nhưng ta chỉ có thể t́m được một t́nh yêu đầy tràn trong một thế giới đầy đau khổ. Thánh Phaolô viết:”Quả thế, tôi quyết rằng những đau khổ đời này không đáng là ǵ, so với vinh quang ḥng tỏ hiện trên ta“(Rm 8,18).


3. Từ Đó Ta Có Rút Ra Hệ Luận Sau:
+ Có phán xét, có thưởng phạt.
+ Chỉ có một cuộc sống ở đời này
+ Cuộc đời là ân huệ Chúa ban, nên phải nỗ lực sống tốt để đạt được hạnh phúc.
+ Con người không chỉ tuỳ thuộc vào ḿnh mà c̣n tuỳ thuộc vào ơn Chúa nữa:”Không có Ta, các con không làm được việc ǵ cả”(Ga 15,5). Thánh Âu-tinh cũng nói:”Để dựng nên ta, Thiên Chúa không cần tới ta. Nhưng Thiên Chúa không thể cứu chuộc được ta nếu không có ta cộng tác”. Trong truyện Kiều cũng có câu rất hay:”Có Trời mà cũng có ta”.Con người không chỉ cậy vào sức riêng ḿnh mà quên cậy trông, cũng không chỉ cậy trông mà quên nỗ lực, nhưng phải vừa cậy trông vừa nỗ lực.
+ Cuộc đời là hạnh phúc, là ân huệ Thiên Chúa ban, đau khổ chỉ là phương tiện hoán cải con người.


II. ĐỐI THOẠI VỚI ANH EM PHẬT GIÁO CHUNG QUANH VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ VÀ NGHIỆP BÁO:


A. GIÁO HỘI NÓI G̀ VỀ VẤN ĐỀ NÀY?


Tài liệu nói về điều này của Giáo hộith́ bao la, được xuyên suốt từ thời xa xưa, nên
 trong phạm vi bài này sinh viên chỉ tŕnh bày cái nh́n từ Công Đồng Vatican II về
 các tôn giáo?
Công đồng đă dành một văn kiện để bàn tới tương quan giữa Giáo hội với các tôn giáo, đó là tuyên ngôn Nostra aetate. Ngoài ra Hiến chế tín lư về Hội thánh số 16, Sắc lệnh về truyền giáo, Tuyên ngôn về tự do tôn giáo có bàn đến vấn đề này. Ta hăy lần lượt xem qua nôi dung của chúng:


(1) Tuyên ngôn ‘Nostra aetate’: tuyên ngôn mang tính cách mục vụ, cổ vơ sự chung sống hoà thuận trong xă hội loại trừ mọi h́nh thức kỳ thị. Ba điểm đáng chú ư: + nguồn gốc của tâm t́nh tôn giáo; + các tôn giáo trong lịch sử; +giá trị của các tôn giáo.
(a) Nguồn gốc của tâm t́nh tôn giáo (số 1): nhân loại có rất nhiều tôn giáo, nhưng xét kỹ, có thể nói được rằng các tôn giáo ấy đều có nguồn gốc chung, đó là tâm t́nh tôn giáo gắn chặt vào tâm khảm con người. Sở dĩ có nhiều tôn giáo là v́ con người có những khắc khoải về cuộc sống: tại sao có đau khổ, làm sao đạt được hạnh phúc … từ đó phát xuất nhiều tôn giáo.
(b) Các tôn giáo trong lịch sử (số 2-4):văn kiện đề cập đến những tôn giáo lớn, đó là : Aán giáo, Phất giáo (số 2). Hai tôn giáo độc thần: Hồi giáo (số 3) và Do thái giáo (số 4).
(c) Giá trị của các tôn giáo: tất cả mọi người đều có giá trị riêng, có cùng nguồn gốc và cứu cánh như nhau, tức là Thiên Chúa, và Ngài đă muốn quy tụ muôn dân trong một nhà. Tuy rằng, có những dị đồng không nhỏ giữa Kitô giáo và các tôn giáo về luân thường và đạo lư.


(2) Hiến chế về Hội thánh: ba cấp bậc gia nhập làm phần tử: các tín hữu Công giáo (số 14), các Kitô hữu chưa hợp ư trọn vẹn (số 15), những người Kitô giáo, được chia ra 4 nhóm: + dân Do thái; + các tín đồ theo Hồi giáo và các tôn giáo độc thần; + những tín đồ của các tôn giáo khác; + các người không theo tôn giáo nào nhưng cố gắng sống đời lương thiện.
Công đồng khi đi vào cuộc tranh luận về vai tṛ của các tôn giáo đối với sự cứu rỗi của các tín đồ. Sự cứub rỗi là do ơn Thánh Chúa, Ngài muốn ban cho ai tuỳ ư Ngài.


(3) Sắc lệnh về truyền giáo:
· Thiên Chúa là t́nh yêu nên Ngài muốn mời gọi mọi người vào hưởng hạnh phúc với ḿnh. Đến phiên Giáo hội cũng phải thực hiện chương tŕnh ấy (số 2-4).
· Ngoài sự tác động bên ngoài, Thiên Chúa c̣n thôi thúc bên trong nội tâm con người, để lôi kéo nó về với ḿnh. Và con người có khuynh hướng t́m về Chân Thiện Mỹ, khuynh hướng này được biểu lộ qua các tôn giáo (số 3)(Phan Tấn Thành. Thời sự thần học số 13 tháng 9/98, tr.82).


B. KHÓ KHĂN VÀ NỖ LỰC:


1. Đối Thoại Là Một Thách Đố Lớn Cho Mọi Người:
khi đối thoại với các tín đồ của tôn giáo bạn cần có một tâmhồn cởi mở, người Kitô hữu có thể thúc đẩy họ suy nghĩ về niềm tin của chính họ. Nhưng các Kitô hữu cũng cần ư thức lại niềm tin của ḿnh (Bulletin N. 77 (1991)du C.P.D.I. Cité du Vatican. Đối Thoại Và Rao Truyền. Do Định Hướng Tùng Thư dịch (1998),tr. 39 – 40).


2. Trong Công Cuộc Đối Thoại, Khó Khăn Có Thể Xảy Ra:
Ngay trên b́nh diện con người, đối thoại đă là khó. Đối thoại liên tôn lại càng khó hơn. Ta cần ư thức. Những trở ngại đó có thể là: do các nhân tố thuộc tâm tính con người như: khác biệt văn hoá và cách diễn tả khác nhau; xă hội, chính trị; chưa hoặc thiếu cởi mở, đưa đến một thái độ tự vệ, hoặc c̣n gây hấn… (Bulletin N. 77 (1991)du C.P.D.I. Cité du Vatican. Đối Thoại Và Rao Truyền. Do Định Hướng Tùng Thư dịch (1998),tr. 51-52).


3.Thái Độ Nên Tránh Khi Tiếp Xúc Với Tôn Giáo Khác:
Nên nghiên cứu tới nơi tới chốn khi tiếp xúc với tôn giáo bạn, đừng lơ mơ để rồi đánh giá thấp. Thường th́ ta hay có tư tưởng lá cái ǵ của ḿnh th́ số 1, c̣n của người nguời khác th́ loại 2, loại 3…(đây là thái độ của một số người tham dự cuộc bút chiến trong cuốn bước vào hy vọng của Đức Gioan- Phaolô II). Như thế sẽ bất lợi cho việc đối thoại, cảm thông và đoàn kết giữa các tôn giáo. Nên thấy được những nét tương đồng và dị biệt của hai tôn giáo, để rồi đi đến và đồng hành với họ trên con đường t́m về Chân Thiện Mỹ.


4. Phương Cách Đối Thoại:
Đối thoại không nhằm để bươi móc xấu xa của đối phương nhưn glà chia sẻ những nổ lực tiến tới chân lư hoàn hảo.
Đối thoại tôn giáo không chỉ giới hạn vào lănh vực học thuyết nhưng c̣n bao hàm nhiều h́nh dạng khác nhau:
(a) đối thoại cuốc sống: sống thân thiện, trao đổi những vui buồn hằng ngày;
(b) đối thoại công tác: hợp lực với các tín đồ khác để làm công tác xă hội;
(c) đối thoại về học thuyết giữa các chuyên viên;
(d) đối thoại về cảm nghiệm tâm linh (Redemptoris Missio số 42),(Phan Tấn. Thời sự thần học số 13 tháng 9/98, tr.94).


C. VÀI CON SỐ:


Theo thống kê điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: tổng số dân: 76.323.173, không tôn giáo: 61.790.010, Phật giáo: 7.104.930, Công giáo: 5.111.119, Tin lành: 410.134, Hồi giáo: 63.147, Cao đài: 856.745, Hoà hảo: 1.172.896, và những người không xác định tôn giáo: 33.658 (xem Tổng Cục Thống Kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, NXB Thống kê, Hà Nội 8/2001, tr.112).
Là một tu sĩ – công dân nước Việt Nam, đứng trước một xă hội có nhiều tôn giáo như thế, bản thân chỉ biết trông cậy vào ơn Chúa. Đồng thời cũng cố gắng thực hành lời Giáo hội dạy là phải đối thoại với người ngoài Kitô giáo và những người bách hại Giáo hội:” … về phần chúng tôi, niềm ước mong này không loại trừ một ai hết: từ những người đang tôn thờ những giá trị tinh thần nhân bản cao quư mà chưa nhận biết Đấng Tạo Thành đến những ai chống đối và bách hại Giáo hội bằng nhiều cách. V́ Thiên Chúa Cha là nguyên lư và cùng đích mọi sự, nên tất cả chúng ta đều được mời gọi làm anh em với nhau. Và v́ thế, được gọi lănh nhận thiên chức làm người và làm con Thiên Chúa, chúng ta có thể và phải công tác, không bạo động, không xảo trá để xây dựng một thế giới trong hoà binh đích thực”(Thánh Công Đồng Chung Vatican II. GS. Số 92. Tái bản lần II. Giáo Hoàng Học Viện Pi-ôX.1980).

 


Tài liệu tham khảo:
§ Giáo Hoàng Học Viện Pi-ôX.(1980).Thánh Công Đồng Chung Vatican II. GS. Số 92. Tái bản lần II.
§ Tổng Cục Thống Kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, NXB Thống kê, Hà Nội 8/2001
Redemptoris Missio số 42. Phan Tấn. Thời sự thần học số 13 tháng 9/98
Bulletin N. 77 (1991) du C.P.D.I. Cité du Vatican. Đối Thoại Và Rao Truyền. Do Nguyễn Đăng Trúc dịch (1998)
Tuyên Ngôn Nostra Aetate
Pocket Catholic Dictionary của John A. Hardon, S.J Image books, New York (1985).
Gíao Lư Giáo Hội Công Giáo. Nguyên Tác : Catéchisme de L’Eglise Catholique. Do Nhóm CGKPV dịch. Toà Tổng Giám Mục Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh. Nxb Tp HCM (1997).
BS. Tâm Minh Lê Đ́nh Thám, Phật Học Thường Thức, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt nam, 1991
Walpola Rahula (1961). Enseignement Du Bouddha. Eddu Seuil – Paris, tr.53-54. Do Lê Diên biên dịch (1994). Lời Phật dạy.
Lê Cừ (2002) Phật Giáo
Rene Latourelle L’homme et ses problemes dans la lumiere du Christ. Do Andre Trần Hữu Phương, ofm lược dịch (2003).
Nguyễn Thế Thuấn. Kinh Thánh.Tp HCM