CỨU ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VÀ KITÔ GIÁO
Phêrô Nguyễn Văn Ngọc




CỨU ĐỘ TRONG PHẬT GIÁO VÀ KITÔ GIÁO
Phật Giáo có khái niệm về cứu độ không?
So sánh quan niệm của Phật giáo và Kitô giáo?



DẪN NHẬP


Trong lục địa Châu Á là nơi đă sản sinh ra nhiều tôn giáo trên thế giới và có lẽ được gọi là cái nôi tôn giáo, bởi v́ có bao nhiêu tôn giáo đều phát xuất ở đây như: Do thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Khổng giáo, Kitô giáo, Hồi giáo.... Những tôn giáo này bao gồm những tôn giáo độc thần và đa thần và cũng có tôn giáo gọi là đạo ông bà. Mỗi tôn giáo như vậy đều có một cách để t́m cho ḿnh sự giải thoát, t́m cho ḿnh một sự an nhàn nội tâm. Tuy nhiên, mỗi tôn giáo đều có những đặc tính riêng của ḿnh, niềm tin riêng của ḿnh, giáo lư riêng và những quan niệm khác nhau về sự cứu thoát, giải thoát, cứu độ... V́ thế, muốn t́m hiểu sâu xa hơn về cứu độ, về giải thoát th́ cần phải đi sâu vào nó, nghĩa là đi sâu t́m hiểu mỗi tôn giáo, để biết được quan niệm của họ như thế nào về vấn đề giải thoát hay cứu độ. Nhưng ở bài này, người viết chủ yếu đi sâu vào quan niệm cứu độ trong Phật giáo và so sánh với Kitô giáo chứ không có mục đích đi t́m hiểu hết tất cả các tôn giáo mà là chỉ bước đi từng bước để có thể lần hồi và biết được hai chữ “cứu độ”. Từ đó có thể đem áp dụng vào trong tôn giáo mà bản thân ḿnh đang cố gắng sống và vươn lên trong môi trường đó và để sống tốt hơn ở cuộc đời này, hầu đem lại cho bản thân một sự an nhàn nội tâm hơn. Trong bài này, người viết muốn tŕnh bày chính là nhận định của ḿnh về cứu độ trong Phật giáo và Kitô giáo, nhưng chúng ta cũng cần phải t́m hiểu cứu độ như thế nào chứ?


1. Giải Thích Ư Nghĩa Của Hai Chữ “Cứu Độ” Hay “Giải Thoát”.
Danh từ “cứu độ, cứu chuộc hay cứu rỗi” trong Kitô giáo đều được hiểu như nhau. Cứu là giải thoát, cứu độ là giúp giải thoát cái ǵ, cứu chuộc là lấy lại cái ǵ đă mất, là con người được chuyển từ t́nh trạng tội lỗi sang t́nh trạng làm ḥa với Thiên Chúa (Hoàng Gia Quảng, fsc. Kitô Học tập II).
Cứu độ là “ḥa giải”, là “giải phóng”, là “chữa lành”, là “làm cho sống và sống dồi dào”, là “hội nhập Tin Mừng vào ḷng dân tộc”(J. Dheilly. (?). Từ Điển Kinh Thánh).
Danh từ “cứu độ” trong Phật giáo được hiểu theo nghĩa “giải thoát”. Do đó, trong bài viết này, người viết muốn tŕnh bày chữ “cứu độ” trong Kitô giáo cũng giống như chữ “giải thoát” trong Phật giáo.


2. Cứu Độ Hay Giải Thoát Là Ǵ?
Có thể nói “cứu độ” là một quan niệm phức biệt và dị nghĩa, nhưng hiện diện hầu như trong tất cả các tôn giáo. Ta có thể định nghĩa cách đơn giản như sau: Cứu độ là được giải thoát khỏi nguy hiểm có thể gây đau thương và chết chóc, nguy hiểm đến tính mạng, của cải, tự do… Thời Cựu Ước thường được hiểu theo nghĩa vật chất, tuy cũng hướng về ư nghĩa tâm linh, điểm này trong Tân Ước sẽ nhấn mạnh. Tùy theo bản chất của nguy hiểm mà hành vi cứu độ được hiểu như bảo vệ, cứu chữa, cứu chuộc hay giải thoát. Tùy theo truyền thống tôn giáo, cứu độ lại được hiểu như cảm nhận cuộc sống sung măn, được giải thoát hay giác ngộ, đạt tới
mức độ viên măn, tự thực hiện, hạnh phúc vĩnh cửu, kết hợp với Thực Tại Tối Hậu.
Để kết hợp với Thực Tại Tối Hậu, mỗi tôn giáo đều có một quan niệm riêng về cứu độ và người nhận cũng như người cho về cứu độ (Đường vào Thần Học Các Tôn Giáo của Lm Nguyễn Thái Hợp, OP).


a. Làm Sao Phải Cứu Độ?
- V́ con người sống thiếu hạnh phúc về tinh thần cũng như thể xác, nên muốn được hạnh phúc th́ phải có cứu độ, có giải thoát.
- Theo quan niệm Phật giáo: “Đời là bể khổ”, do đó cần phải t́m nguyên nhân để giải thoát khỏi cái khổ, hy vọng sẽ thoát khổ và đạt được Niết bàn.
- Theo quan niệm Kitô giáo: Con người đă phạm tội với Thiên Chúa và bị tước mất vinh quang mà Thiên Chúa đă dành sẵn cho, con người đă làm nô lệ cho tội lỗi nên cần phải chuộc lại, nhưng tự sức con người không thể tự ḿnh giải thoát cho ḿnh và tự sức con người không thể nào đền bù cho xứng đáng, nên phải cậy nhờ một Đấng có thể giải thoát thay cho ḿnh th́ cả nhân loại mới có thể thoát được và như vậy mới có thể đền bù xứng đáng cho Thiên Chúa. Đấng đó chính là Đức Giêsu Kitô, là Con Thiên Chúa làm người mới đền bù cân xứng cho Thiên Chúa. Và con người chỉ cậy nhờ vào Người, chỉ duy “ân sủng của Đức Kitô cứu họ”(Cv 15,11).
b. Ai Là Đấng Cứu Độ?
Theo quan niệm của Phật tử th́ chính Bồ Tát là người cứu độ chúng sinh, là người đă hy sinh tất cả cho chúng sinh, và sau hếtù là Đức Phật, là người chỉ đường cho chúng sinh đi đến con đường giải thoát. Theo Hồi giáo, th́ Đức Mahomet là Đấng Cứu Tinh. C̣n theo quan niệm cũng như cốt lơi ḷng tin của Kitô giáo, th́ chính Đức Giêsu là Đấng Cứu Tinh, là Đấng muôn dân hằng trông đợi, Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Ơn cứu độ của Người không dành riêng cho một ai, nhưng là phổ quát cho toàn thể nhân loại. Cứu độ của Đức Giêsu không chỉ giải thoát khỏi tội lỗi, ḥa giải với Thiên Chúa nhưng c̣n là biến cải con người chúng ta. Như vậy, theo quan niệm của Kitô giáo th́ Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất cho tất cả mọi người, c̣n những người khác là những người được Đức Giêsu cứu.
c. Những Ai Được Hưởng Ơn Cứu độ?
- Theo quan niệm Phật giáo: Đức Phật là Đấng chỉ đường cho chúng sinh chứ Đức Phật không phải là con đường duy nhất để đạt đến ơn cứu độ, chính Đức Phật không bao giờ tự xưng ḿnh là Đấng cứu tinh… Muốn được cứu độ, th́ tự bản thân con người cố gắng tu luyện, cố gắng sống trọn vẹn với cái “tâm”, làm sao để cho cái tôi ích kỷ nhỏ bé của ḿnh không c̣n thấy được nữa th́ đó là giải thoát (là cứu độ), là đỉnh cao của hữu thể con người, là toàn diện, là Phật, là đạt đến Niết Bàn. Như vậy, theo Phật giáo muốn bản thân ḿnh được giải thoát th́ phải trả giá bằng chính nỗ lực của ḿnh (Phật giáo: Một Nguồn Hạnh Phúc của tác giả Piyadussi).
- Theo quan niệm Kitô giáo:
Các giáo phụ trước đây đă nói về ơn cứu độ: “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”. Câu nói này nhằm giải quyết cho Giáo Hội thời bấy giờ là các người tín hữu Kitô giáo chạy theo các giáo phái và các tôn giáo khác, do đó các thánh giáo phụ đă dùng câu nói này để răn đe các tín hữu ḿnh đi theo các giáo phái. Đến ngày hôm nay, Giáo Hội nh́n lại câu nói đó, nó nằm trong hoàn cảnh đó và đă được diễn tả theo cách thức của thời đó và Giáo Hội ngày hôm nay là luôn khẳng định: Ngoài Đức Kitô không ai có thể đem lại ơn cứu độ.
Đức Giêsu là Đấng cứu độ duy nhất của con người, chỉ có Ngài mới đem lại ơn cứu độ đích thực, c̣n những người khác là được Đức Giêsu cứu độ. Như vậy, ơn cứu độ của Đức Giêsu có tính cách phổ quát cho tất cả mọi người không trừ một ai, không kỳ thị một ai, nhưng để được cứu độ th́ con người phải tin vào Đức Giêsu Kitô (Cv 16,30; Mc 16,16) lănh nhận và thực hành giáo huấn của Người.
Theo tuyên ngôn Dominus Jesus của thánh bộ Giáo Lư Đức Tin th́ xác quyết rằng: Đức Giêsu Kitô là Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại, ngoài Ngài ra không ai có thể được cứu độ nếu không tin vào Người.
Thế th́ những người sống trước Đức Kitô và những người sống sau mà không biết Đức Kitô là ai và không theo Người th́ những người đó có được hưởng ơn cứu độ không? Ở đây, Giáo Hội khẳng định rằng: Chính Đức Giêsu là Đấng Cứu độ duy nhất, ai tin vào Người th́ sẽ được ơn cứu độ. C̣n những người không biết Đức Kitô hoặc sống trước Đức Kitô đều được hưởng ơn cứu độ, nhưng phải sống theo đúng tiếng lương tâm của ḿnh.
Ở đây, Giáo Hội nói lên tính phổ quát của ơn cứu độ do Đức Kitô đem lại, chứ không chỉ dành riêng cho những người tin vào Chúa Kitô mà thôi. Nghĩa là tất cả mọi người đều có thể được hưởng ơn cứu độ, nhưng phải trải qua trắc nghiệm lương tâm.


Qua đó, chúng ta có thể rút ra được những điểm chính yếu sau:
1) Nguồn suối từ đó xuất phát ơn cứu độ là duy nhất, tức là có một không hai, và nguồn suối đó chính là Đức Giêsu Kitô: trong Ngài, với Ngài và nhờ Ngài, Thiên Chúa đă muốn thiết lập một mối quan hệ t́nh yêu và ân sủng với tất cả mọi người; 2) Giáo hội, Dân mới của Thiên Chúa, Thân ḿnh của Đức Kitô, có nhiệm vụ chính thức loan báo Tin mừng và làm nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ cho muôn dân; 3) Các tôn giáo không Kitô cũng là những phương thế lưu chuyển ơn cứu độ, có thể dẫn đưa con người đến với Đức Kitô, với điều kiện là đă sẵn có, hoặc sẵn sàng đón nhận các phương thức cứu độ phù hợp với ư định của Thiên Chúa và đă được rộng ban cho Dân Ngài, là Giáo hội, nhờ công nghiệp của Đấng Cứu Thế.
Để hiểu rơ hơn về khái niệm cứu độ, người viết muốn tŕnh bày từng bước về cứu độ trong hai tôn giáo mà đề bài đă đề cập, đó là của Phật giáo và của Kitô giáo.


3. Khái Niệm Về Cứu Độ Của Phật Giáo
a. Sơ Lược Nguồn Gốc Phật Giáo
Khoảng 560 trước Chúa Giêsu, tiểu vương nước Kosala là Guatama Suddhodama và hoàng hậu Maha Mayâ sinh hạ một hoàng tử, đặt tên là Guatama Siddharta. Sau khi sinh con th́ hoàng hậu từ trần, cậu hoàng tử được nuôi lớn trong nhung lụa của cung điện, lại được học hành rất sớm. Đến năm 15 tuổi hoàng tử trở thành một thiếu niên thông tuệ và duyên dáng và được lập làm thái tử. Đến năm 17 tuổi hoàng tử vâng lệnh phụ vương, thành hôn với cô em họ là Yasodhara và sau đó hoàng tử sinh được một thái tử đặt tên là Pâhula.
Cuộc đời sống trong nhung lụa nhưng hoàng tử cảm thấy chưa thỏa măn, nên ngài muốn thoát du ra ngoài để t́m hiểu cuộc đời. Qua những lần xuất du, ngài thấy được t́nh trạng xă hội lúc bấy giờ, ngài thấy nỗi thống khổ của chúng sinh và sự phân chia giai cấp, đó là: tứ xuất (bốn cái khổ), tứ dân (bốn cấp người). Từ đó ngài quyết định thoát ly khỏi cuộc sống xa hoa, mong t́m đường giải thoát khỏi đời mê ảo trầm luân.
Sau các giai đoạn t́m đường giải thoát nhưng ngài không thành công, đến giai đoạn thứ bốn th́ ngài đă giác ngộ được và trở thành Phật (khoảng năm 39 tuổi).
b. Giáo lư Đức Phật Và Khái Niệm Giải Thoát
Đức Phật đă đi rao giảng về những chân lư dẫn con người đến con đường giải thoát để đạt tới niết bàn. Trong giáo lư của ngài có “Tứ Diệu Đế”, là bốn chân lư huyền diệu mà Phật Thích Ca cảm nghiệm được khi tỉnh ngộ. Đây là những chân lư nền tảng, là tinh hoa, là đặc điểm của Phật giáo. Tứ Diệu Đế giúp giải phóng con người thoát khỏi cảnh lầm than đau khổ, nhất là chữa bệnh tinh thần cho nhân loại.
Giáo lư Tứ Diệu Đế được coi là thiện pháp tuyệt hảo nhất, nó thâu tóm toàn bộ giáo lư Phật giáo. Tất cả các pháp môn tu tập khác của Phật giáo đều quy chiếu hay đặt nền trên đó: “Ví như tất cả dấu chân của loài động vật, đều bị nhiếp trong dấu chân voi, v́ dấu chân này lớn nhất. Cũng vậy, chư hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ Thánh Đế” (Trung bộ kinh I).
Tứ Diệu Đế gồm có: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Các yếu tố này liên kết chặt chẽ với nhau không thể tách rời.
-  Khổ Đế: (Dukkha): thực trạng đau khổ của cuộc đời.
Hầu hết các dịch giả đều dịch Diệu đế thứ nhất (dukkha) là “chân lư cao cả về sự khổ”. Dukkha là thực trạng, một sự thực về bản chất đau khổ của con người từ thể xác lẫn tâm hồn, ngược lại với chữ “sukha” là hạnh phúc, tiện nghi, sung sướng, thoải mái. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, sanh là khổ, già, bệnh, chết là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà không được là khổ, chấp thủ thân ngũ uẩn là khổ” (Tương Ưng V). Dukkha được chia làm mười một loại khác nhau: Khổ khổ, Hoại khổ, Hành khổ, Sanh Khổ, Lăo khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Aí biệt ly khổ, Cầu bất đắc khổ, Oán tắng hội khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ.
Tuy nhiên, danh từ “dukkha” c̣n mang một nội dung sâu sắc và phong phú hơn nhiều, nó chứa đựng cả một nền triết lư về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo. Cái khổ (dukkha) ở đây hiểu cho sâu xa là c̣n mang thân phận giới hạn, chưa được sống trong vĩnh cửu tuyệt đối, chưa thoát ra khỏi cái thân xác hay thay đổi và ṿng biến dịch của cuộc đời. Chỉ khi nào con người thoát ra khỏi luân hồi sinh tử, nhập vào tuyệt đối vô biên, vô tận, không c̣n biến dời th́ mới hết khổ. Phải vượt lên trên tất cả để t́m về tuyệt đối, chân không, Niết bàn, đó mới là hạnh phúc và tự do thật sự.
- Tập Đế: (Samudaya): nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
Tập Đế là chân lư lớn thứ hai Đức Phật đưa ra để lư giải về căn nguyên của bể sầu nhân thế. Khổ là Quả, Tập là Nhân và là căn bệnh lưu niên truyền kiếp. Tức là nguyên nhân đưa tới sự kéo lê thân phận con người trong sự giới hạn, bất an, tương đối và vô thường. Tại sao con người lại phải gánh chịu những nỗi thống khổ trong đời? Con người Khổ là v́ cứ bám víu vào những tương đối của cuộc đời, kết hợp hết cái phù du mây nổi này đến cái thay đổi chóng qua khác để vun đắp cho cái tôi của ḿnh, cho cái giả tạo là thật, lấy cái phù du tôn lên làm vĩnh cửu, từ đó mà sinh ra khổ.
Nguyên nhân chính đưa đến mọi khổ đau, bất hạnh của con người chính là vô minh. V́ vô minh nên mới tham Ái, do ái dục mà chấp thủ, bám víu vào các đối tượng của tham ái, càng khao khát dục lạc bao nhiêu, con người càng khổ đau bấy nhiêu. Ái dục là một năng lực tinh thần hết sức hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi chúng sanh và là nguồn cội của biết bao điều bất hạnh trong đời. Chính ái dục làm ta đeo níu sự sống dưới mọi h́nh thức, và lôi dẫn ta măi phiêu bạt trong ṿng luân hồi sinh tử. Kinh Chuyển Pháp Luân nói: “Này hỡi các Tỳ kheo, đây là chân lư cao thượng về nguồn gốc của sự khổ: chính ái dục là nguyên nhân của mọi tái sinh. Ái hợp với tâm tha thiết, khao khát, bám víu vào cái này, cái kia, chính ái đeo níu lấy nhục dục ngũ trần, ái đeo níu theo sự sinh tồn và ái đeo níu theo lư tưởng không sinh tồn”.
Tóm lại, nếu không bị vô minh che lấp, không bị dục vọng, đam mê khuấy động, ngự trị th́ con người sẽ đầy an lạc, giải thoát. Bao lâu c̣n “khao khát” hiện hữu và trở thành, c̣n Tham, Sân, Si… th́ c̣n dukkha và ṿng luân hồi vẫn tiếp tục. Chỉ khi nào ngừng “khao khát”, dập tắt đam mê, đoạn tuyệt ước muốn và diệt trừ vô minh nhờ sức mạnh của Trí Huệ, thấy biết rơ thực tại th́ khi đó mới chứng ngộ được chân lư, và hạnh phúc Niết bàn.
- Diệt Đế (Nirodha): chấm dứt đau khổ (dukkha), chứng nghiệm Niết bàn.
Trong thâm tâm sâu thẳm ḷng ḿnh, con người luôn có xu hướng muốn vượt thoát khổ đau, t́m kiếm hạnh phúc, nhưng v́ không hiểu rơ nguyên nhân và bản chất của đau khổ nên không t́m được lối thoát thật sự cho ḿnh; đôi khi ngược lại, càng t́m kiếm hạnh phúc, con người lại càng vướng vào đau khổ nhiều hơn. Do đó, Đức Phật đưa ra chân lư cao thượng thứ ba là Diệt Đế để giúp ta dập tắt tất cả mọi h́nh thức đau khổ cuộc đời. Diệt là chấm dứt phiền năo, hay dập tắt những nguyên nhân đưa đến đau khổ và chấm dứt dukkha; chấm dứt dukkha cũng có nghĩa là đạt đến hạnh phúc Niết bàn. Như vậy, Diệt đế là tịnh diệt, vắng lặng cái tôi của ḿnh để đi vào tuyệt đối. Không c̣n bám víu vào cái ǵ nữa, không lưu giữ trong tâm ḿnh bất cứ cái ǵ. Sống th́ cứ sống, sống hết ḿnh, nhưng không bám chấp bất cứ cái ǵ, dù là lời khen hay chê, vui hay buồn, tốt hay xấu, giầu hay nghèo, thánh hay phàm… cũng đều vượt qua hết. Ngay cả Phật, cả Chúa, nếu ngăn cản ta đi về tuyệt đối, tự do, an lạc, hạnh phúc th́ cũng phá chấp luôn.
Như vậy, mặc dù Đạo Phật xác nhận rằng cuộc đời đầy dẫy đau khổ, nhưng đồng thời cũng xác định có một t́nh trạng hoàn toàn tĩnh lặng, thường lạc, hạnh phúc vượt khỏi những t́nh cảm chủ quan của con người, vượt qua cả ṿng sống chết của nhân sinh đó là Niết bàn: nơi thanh tịnh và hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ư đă hoàn toàn vắng lặng tham, sân, si. Đây chính là mục đích của người hành tŕ tu tập theo Phật giáo muốn đạt đến..
- Đạo Đế: (Magga) con đường hay phương pháp thực hành chấm dứt đau khổ.
Đạo đế chính là con đường chấm dứt dukkha, con đường này gọi là Trung Đạo. Bởi v́ nó giúp ta tránh khỏi hai cực đoan mà con người thường mắc phải: cực đoan thứ nhất là chạy theo hạnh phúc khoái lạc giác quan tầm thường (chủ nghĩa khoái lạc); c̣n cực đoan kia là t́m kiếm hạnh phúc qua sự hăm ḿnh ép xác, dưới nhiều h́nh thức khổ hạnh khác nhau (chủ nghĩa khắc kỷ). Rớt vào hai cực đoan này đều không đem lại tự do và giải thoát đích thực cho con người. Với kinh nghiệm của ḿnh, Đức Phật đă t́m ra con đường Trung đạo, chính con đường Trung Đạo này mới đem lại kiến giải và tri thức đích thực, đưa đến an tĩnh trí huệ, giác ngộ, Niết bàn, con đường đó là Bát Chánh Đạo.
Bát Chánh Đạo hay con đường Trung đạo, gồm có: Chánh Kiến (Sammă ditthi); Chánh Tư Duy (Sammă sankappa); Chánh Ngữ (Sammă văca); Chánh Nghiệp (Sammă kammanta); Chánh Mạng (Sammă ăjiva); Chánh Tinh Tiến (Sammă văyăma); Chánh Niệm (Sammă satti); Chánh Định (Sammă samădhi).
Hầu hết, giáo lư Đức Phật giảng dạy suốt 45 năm trường đều đề cập cách này hay cách khác đến con đường này. Tất cả những ǵ tinh túy nhất của giáo lư, kinh điển Phật giáo đều t́m thấy trong Bát Chánh Đạo. Tám phạm trù này không cần phải thực hành theo thứ tự trước sau, nhưng cần được phát triển gần như đồng thời với nhau, v́ nó liên kết chặt chẽ và bổ túc cho nhau, cái này giúp cho cái kia phát triển, hầu làm hoàn thiện ba khía cạnh cốt yếu trong việc tu tập và kỷ luật tâm linh Phật giáo.
Có thể nói, vấn đề: “Tam học” Giới (Sila), Định (Samădhi), Huệ (Panna) trong triết lư giải thoát của Phật giáo là cách thức tu luyện có tính chất toàn diện và tổng hợp nhằm làm cho: tính thiện, tâm định, tuệ phát, giác ngộ đạt tới cơi Niết bàn. V́ vậy, trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Con đường cao thượng là Bát Chánh Đạo. Chân lư cao thượng là Tứ Đế. Không luyến ái là trạng thái cao thượng nhất”. Thật vậy, Bát Chánh Đạo là một lối sống, một con đường thực tiễn, đ̣i hỏi mỗi người phải thực hành và phát triển chứ không chỉ hiểu biết suông, v́: “Nó là một con đường dẫn đến thực chứng chân lư tối hậu, dẫn đến tự do hoàn toàn, hạnh phúc và b́nh an nhờ sự hoàn thiện và đạo đức, tâm linh và tri thức”.
Xét cho cùng, Phật giáo là Đạo Giải Thoát, là ĐI T̀M GIẢI THOÁT. Đức Phật đă đẩy con người lên đường để tự giải thoát chính ḿnh. Phá đổ tất cả mọi hàng rào, mọi vướng bận ngăn cản con người đi đến tự do. Lên đường t́m tự do và giải thoát là đi t́m chân lư, nghĩa là ḥa nhập vào chân lư. Đức Phật khẳng định: “Nước trong bốn bể chỉ có một vị là vị mặn, cũng thế, giáo pháp của Ta chỉ có một vị là vị giải thoát”. Lời xác quyết này cho thấy, mục đích tối cao của Đạo Phật là đưa chúng sanh đến cuộc sống an lạc giải thoát, đó cũng là nhu cầu tất yếu và là khát vọng thâm sâu của nhân loại, mọi thời, mọi nơi.
Cũng chính Đức Phật là người đầu tiên trong nhân loại dạy rằng, con người có thể thành đạt sự giải thoát của chính ḿnh mà không cần một tha lực nào từ bên ngoài, rằng để thoát ra khỏi mọi đau khổ, mọi nghịch cảnh hay bất toại nguyện của đời sống, con người phải tự đặt ḿnh lên ḥn đe rồi bằng hành động của chính ḿnh tự uốn nắn ḿnh. Đức Phật hằng khuyên nhủ hàng môn đệ, không nên trao gánh nặng của ḿnh lại cho ai, hay một tha lực nào ở bên ngoài (một Đấng cứu tinh, một thần linh...), ngài dạy các môn đệ rằng: “Như Lai hướng các con về đường giải thoát Giáo Pháp, Chân Lư, mỗi người phải tự ḿnh chứng ngộ cho ḿnh”. (Trung A Hàm số 38)
Người Phật tử không van vái cầu nguyện ai. Người Phật tử chỉ tôn trọng bậc khả kính đă khám phá ra Chân Lư và Giải Thoát hoàn toàn và giải thoát là cái ǵ mà mỗi người phải tự ḿnh dành lấy cho ḿnh.
Kinh Cú Pháp có nói rằng: “Chính các con phải chuyên cần tinh tấn. Chư Phật chỉ là những người vạch ra con đường” (câu 270).
Đức Phật chỉ là người vạch ra con đường và hướng dẫn những ai vui ḷng đi theo con đường ấy đến nơi giải thoát riêng rẽ của cá nhân ḿnh.
Theo Phật Giáo th́ chỉ có chính ḿnh mới giải thoát cho chính ḿnh nhờ vào sự tập luyện để đạt tới Niết bàn, chứ không cậy dựa vào một ai. Tuy nhiên, phần đông người Phật giáo vẫn tin vai tṛ cứu độ của Bồ Tát và sau đó là Đức Phật, họ luôn nghĩ rằng Đức Phật vẫn luôn hiện diện trong họ và v́ thế họ vẫn van vái cầu nguyện với Đức Phật (trích Đường Thi – Kitô Giáo và Tam Giáo, 2000).
Trong khái niệm cứu độ (giải thoát) th́ theo Đại sư Buddhadàsa th́ giải thoát tâm linh là quan trọng hơn cả, chỉ có giải thoát tâm linh mới tránh được mọi t́nh trạng mơ hồ, mới là giải thoát đảm bảo duy nhất.
Cũng chính Đại sư Buddhadàsa quả quyết rằng, người Phật tử nào không nhận thấy trong Phật giáo có cứu độ, có giải thoát khỏi khổ kiếp th́ tỏ ra ngớ ngẩn hơn Kitô hữu. Như vậy, ngài Đại sư muốn nói là, người Phật tử nào trong Phật giáo cũng tin là có cứu độ, có giải thoát, nhưng chính vào sự nỗ lực của bản thân, nếu không nỗ lực trong việc trở thành Phật th́ cuộc sống con người sẽ cứ quanh quẩn trong ṿng luân hồi của kiếp người(trích, Kitô Giáo Dưới Mắt Một Phật Tử).
Tóm lại: Trong niềm tin của người Phật tử vẫn tin là có giải thoát (cứu độ), nhưng để được giải thoát th́ chính con người phải nỗ lực bằng khả năng và sức lực của ḿnh. Nếu trong cuộc sống của con người mà cố gắng để thành Phật th́ không phải trải qua kiếp luân hồi, nhưng nếu không nỗ lực bản thân ḿnh th́ phải trải qua kiếp sống mới cho đến khi nào trở thành Phật. Như vậy th́ khái niệm cứu độ của Phật giáo là chính con người ḿnh mới đem đến sự giải thoát cho chính ḿnh, và như vậy th́ con người chỉ cần hướng đến ḿnh mà không cần hướng đến hay cần một sự trợ giúp nào của thần linh cả và không phải nhờ vào một vị cứu tinh nào cả.
 Để hiểu rơ hơn về cứu độ th́ người viết cũng tŕnh bày thêm về cứu độ trong Kitô giáo. Tuy nhiên, đây là một đoạn trích trong cuốn “Tử điển Kinh Thánh”, do đó, không thể nào hiểu rơ đầy đủ được, cần phải học hỏi nhiều hơn trong các tài liệu khác.


4. Vấn Đề Về Cứu Độ Trong Kitô Giáo
Người viết vừa tŕnh bày về khái niệm cứu độ của Phật giáo với một cái nh́n hạn hẹp, một cái nh́n dưới nhăn quan của một người ngoài Phật giáo. Sau đây, người viết muốn tŕnh bày cách ngắn gọn về cứu độ (giải thoát) dưới quan điểm của Kitô giáo. Và rằng, người viết cũng không thể nào tŕnh bày một cách minh bạch và rạch ṛi nhưng chủ yếu dựa vào những tài liệu quan trọng như cuốn từ điển Kinh Thánh và một số tài liệu khác để tŕnh bày về cứu độ trong Kitô giáo. Do vậy, nên người viết mong muốn có sự góp ư của tất cả những ai đọc bài viết này, để bài viết có thể đạt những sự cần thiết của nó.
a. Ơn Cứu Độ Cho Israel Qua Lịch Sử
Israel là một dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn và qua dân tộc này để đem cho nhân loại được hưởng ơn cứu độ mà Thiên Chúa đă tiền định cho qua Thánh Tử Giêsu, Con yêu dấu của Ngài.
Trước hết, đi vào lịch sử cứu độ của dân tộc Israel, mở đầu cho công cuộc cứu độ là ở Ai Cập, Giuse đă cứu được gia đ́nh ḿnh thoát khỏi cảnh đói (St 45,5). Tuy nhiên biến cố cứu độ đặc biệt nhất là Xuất Hành, đến nỗi kỷ niệm ấy cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả thi ca qua những trang Cựu ước (Xh 115,2; Hs 13,4; Tv 106...). Các thủ lănh là những vị cứu tinh cho dân Israel (Giôsuê = “Giavê cứu”), họ nhân danh Giavê để cứu dân Israel khỏi bàn tay dân Canaan, những dân du mục và nhất là dân Philitinh. Giavê c̣n cho Đavít đi cứu dân Người (2 Sm 3,18). Thời lưu đày cũng vậy: Kirô là công cụ mà Giavê dùng để cứu dân Israel khỏi tay người Babylon. Vào những ngày thử thách lớn lao, Thiên Chúa sẽ không từ bỏ dân Người và gia đ́nh Macabê đấu tranh kiên cường để dành lại độc lập tôn giáo và chính trị (Trích Từ Điển Kinh Thánh).
b. Ơn Cứu Độ Nhờ Đức Kitô
Đức Giêsu đem lại ơn cứu độ đă được loan báo: Cứu độ thân thể (khỏi bệnh, các tông đồ khỏi nguy hiểm) (Mt 9,21; 14,30), nhất là về tinh thần (Lc 1,69-71; 7,48; 19,9). Đức Giêsu đến để cứu vớt những ǵ hư mất (Lc 19,10). Người thực
sự là “Đấng cứu độ”. Được cứu độ là cũng được tham gia Nước Trời, được hiệp nhất với Đức Kitô nhờ ḷng tin và phép rửa (Mc16,16), Đức Giêsu là người duy nhất đem lại ơn cứu độ (Ga 10,9).
c. Ơn Cứu Độ Của Kitô Hữu
Các tông đồ nhấn mạnh đến vai tṛ cứu tinh duy nhất của Đức Giêsu: Không thể cứu độ nếu không nhờ đến Người (Cv 5,31; 4,9-12). Tuy nhiên, chỉ cần một điều kiện là tin vào Người (Cv 16,30).
Tước hiệu “Đấng cứu tinh” ít xuất hiện trong các thư của thánh Phaolô (Ep 5,25; Pl 3,20). Tuy nhiên, người ta thấy các tước vị này trong các thư mục vụ và ám chỉ về Chúa Cha (1 Tm 2,3) và Chúa Con (2 Tm 1,10). Đức Giêsu đến trong vị thế Đấng cứu độ của thế giới, v́ Thiên Chúa muốn tất cả loài người được giải thoát (1 Tm 2,4; Ga 4,42), nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Người, chúng ta được cứu độ (Dt 5,9), Đức tin và phép thánh tẩy là phương thế thông ban ơn cứu độ vĩnh viễn (Pl 2,12; 1 Tx 5,8; 1 Pr 2,2). Quả thực, khi chịu phép thanh tẩy, chúng ta mới được cứu độ trong hy vọng (Rm 8,24). Điều đó có nghĩa ơn cứu độ đă khởi sự bằng sự công chính hóa và sẽ chỉ hoàn toàn hiện thực trong ngày của Chúa (Rm 5,9; 1 Cr 5,5; Dt 9,28).
d. Cứu Độ Trong Tân Ước
Trong Tân ước, Đức Kitô không chỉ là Đấng Cứu Độ mà c̣n là Tin Mừng Cứu độ cho con người. Không những Ngài cứu độ thân xác mà Ngài c̣n “cứu chữa tâm linh” con người. Do đó, được cứu độ cũng có nghĩa là được “phần rỗi đời đời” hay hạnh phúc thiên đàng mai sau. Với Đức Kitô, ơn cứu độ trở nên phổ quát cho mọi người, và được ban một lần cho toàn thể nhân loại, không trừ một ai. Ngài đă hoàn tất chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa và làm trọn lời hứa trong Cựu ước xưa kia. Do đó, ơn cứu độ chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân loại nhờ Đức Kitô.
Đức Kitô cứu độ con người không chỉ qua cuộc tử nạn và phục sinh mà c̣n cứu độ con người qua cuộc sống của Người, đó là Người đă làm gương cho mỗi người chúng ta trong khi Ngài sống đời sống ẩn dật tại Nadarét và trong cuộc đời công khai của Ngài. Đó là sự cứu độ qua sự hy sinh vâng phục thánh ư Chúa Cha.
Tóm lại, đạo của Kitô giáo là đạo của mặc khải, là đạo của niềm tin. Đạo của mặc khải là đă được Thiên Chúa mặc khải qua Cựu ước và đích điểm của mặc khải là Đức Giêsu, Người là Thiên Chúa mà phải chấp nhận làm người, sống một cuộc sống ẩn dật khoảng 30 năm tại Nadarét, chịu chết và phục sinh. Nhưng cái chết của Người đem lại cho loài người một sự vượt bậc, một sự giải phóng thực sự cho con người thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi , thoát khỏi ách vụ luật và thoát khỏi quyền lực sự chết. Chính Người là người đem ơn cứu độ thực sự, chính Người giải thoát thực sự và chính Người đem lại ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Nhưng để được cứu độ th́ con người phải tin vào Đức Giêsu, lănh nhận bí tích thanh tẩy. Hơn thế nữa, mỗi người cần phải hợp tác với Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ, đó là phải nỗ lực bản thân và công với ơn thánh Chúa th́ con người mới đảm bảo được cứu độ trong Đức Giêsu Kitô. Như vậy, trong Kitô giáo, con người muốn được cứu độ, được giải thoát th́ điều cốt yếu là phải tin vào Đức Giêsu, lănh nhận bí tích thanh tẩy và cộng tác với ơn thánh Chúa để làm cho con người ḿnh ngày cành thăng tiến trong ân sủng của Chúa và như vậy th́ sẽ được cứu độ.


5. So Sánh Cứu Độ Trong Kitô Giáo Và Phật Giáo
a. Giống Nhau
- Đức Giêsu ḥa giải con người với Thiên Chúa và với chính ḿnh.
- Đức Phật ḥa giải con người với Dhama.
Cả phật giáo và Kitô giáo đều tin vào Đấng giải thoát tối hậu.
- Cần có sự cộng tác của con người.
- Mục đích tối hậu của Phật giáo và Kitô giáo là đưa con người đến hạnh phúc, đến giải thoát.
- Cứu độ về mặt tâm linh.
b. Khác Nhau
Ơn cứu độ ở trong Kitô giáo và Phật giáo có những điểm giống nhau. Tuy nhiên, hai tôn giáo này không thể nào lại không có sự khác nhau. Sau đây, là những điểm khác nhau của hai tôn giáo.

Kitô giáo

1. Niềm Tin:
- Tin vào Đức Giêsu chịu đóng đinh, đă hy sinh tính mạng của ḿnh để mang lại ơn cứu độ cho thế gian. Nhờ thập giá của người và nhờ công nghiệp của người, con người mới được cứu độ.
- Sống tương quan với Thiên Chúa bằng đời sống nội tâm, mối tương quan với lịch sử rất sống động.
- Con người là trung tâm của vũ trụ.

2. Mục đích tối hậu:
- Sự sống vĩnh cửu nhờ vào Đức Giêsu.

3. Đường dẫn đến giải thoát:
- Đức Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.

4. Con người:
- Đức Giêsu là Thiên Chúa mà đă làm người và là người được Chúa Cha sai đến.
- Đức Giêsu làm người là theo đúng ư định của Thiên Chúa.

5. Nguồn gốc:
- Do tội gây nên.

6. Thời gian:
- Có thời gian chuẩn bị rơ ràng (từ Cựu Ước).

7. Tội th́ được Thiên Chúa tha thứ.

8. Cứu độ là công tŕnh của t́nh yêu và ḷng thương xót của Thiên Chúa.

9. Đức Giêsu trở thành của lễ đền tội và trở thành hy tế.

10. Cứu độ của Đức Giêsu mang tính phổ quát.

11. Con người chết một lần mà thôi, không chuyển qua một kiếp khác.

12. Đức Giêsu ưng thuận hy sinh mạng sống.

13. Thiên đàng là cơi vinh phúc, nhờ vào niềm tin và cuộc tử nạn - phục sinh Đức Kitô, con người mới có thể chiếm được.

14. Đức Giêsu giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi lề luật, khỏi quyền lực sự chết (Rm 6-7; Cl 2,14-15; Gl 15)

15. Nhờ vào Đức Kitô, con người được trở thành con của Thiên Chúa

Phật giáo

1 - Đức phật không hy sinh tính mạng.
- Đức Phật dạy các Phật tử phải dùng chính sức lực và khả năng của ḿnh để tự giải thoát, tin vào Phật Tổ và tin vào A-di-dà và thiếu thuyết cứu chuộc.
- Sống chỉ biết tương quan giữa ḿnh và tha nhân, không dựa vào lịch sử, con đường giải thoát đến đúng kỳ hạn.
- Không tự khoe ḿnh là trung tâm của vũ trụ.

2 - Đạt đến Niết bàn dựa vào chính ḿnh.

3 - Đức phật là người dẫn đường chứ không phải là đường.

4 - Đức Phật là một con người b́nh thường, thành Phật là nhờ vào chính nỗ lực của bản thân.
- Là ư định của Đức Phật.

5 - Do đau khổ gây nên.

 

6 - Không có thời gian chuẩn bị rơ ràng.

 

7 - Tội ḿnh làm ḿnh phải chịu (luật nhân quả).

8 - Không.

9 - Không.

10 - Một ḿnh.
 

11 - Nếu chưa đạt đến Phật th́ con người phải trải qua một kiếp người nữa cho đến khi thành Phật.

12 - Không hy sinh mạng sống.

13 - Niết bàn là một cái ǵ?

14- Giải thoát khỏi kiếp khổ.

15 - Không.



Giọt Máu Cứu Độ


VÀI NHẬN ĐỊNH


Chúng ta vừa tŕnh bày vấn đề cứu độ trong Phật giáo và Kitô Giáo. Trong phần này, người viết muốn tŕnh bày thêm những nhận định của ḿnh. Việc nhận định ở đây, người viết chủ yếu đi vào so sánh và trong bối cảnh Giáo Hội đang kêu gọi về vấn đề truyền giáo tại Á Châu, cho nên người viết muốn tŕnh bày thêm về quan điểm Hội Nhập Văn Hóa cứu độ của Kitô giáo vào cứu độ trong văn hoá Phật giáo, để xem hai tôn giáo này có thể hội nhập được với nhau hay không? Hơn nữa, tự bản chất, mỗi tôn giáo đều có những giá trị và ư nghĩa riêng. Mặt khác, ai lại chẳng bảo vệ tôn giáo ḿnh, cho đạo ḿnh là đúng, là chân lư. Phải xác tín như vậy th́ ta mới yêu mến, dấn thân và dám sống chết cho niềm tin, cho tôn giáo ḿnh. Do đó, mục đích của việc nhận định, so sánh ở đây là muốn t́m ra một vài điểm nối kết tương giao giữa hai tôn giáo và t́m cách thức hội nhập văn hoá vào tôn giáo này. Đó là vấn đề chính mà người viết muốn tŕnh bày ở đây.


1. Con Người Trước "Huyền Nhiệm" Khổ Đau Và Sự Dữ
Trước hết, chúng ta thấy rằng, cả Phật giáo và Kitô giáo đều đặt con người đối diện trước huyền nhiệm khổ đau và sự dữ. Đau khổ và sự dữ là một thực trạng trong cuộc sống con người, ai cũng có thể đụng chạm và đối đầu với nó, dù là người công chính hay kẻ tội nhân, dầu là bậc vua chúa hay lê dân đều không thoát khỏi những khổ đau, ray rứt khôn nguôi của kiếp người. Là người, ai cũng có thể cảm nhận những nỗi thống khổ, bi ai trong thân xác và tâm hồn, khiến họ phải cất tiếng than thân, trách phận hay oán trời ngay từ khi mới lọt ḷng mẹ:
 “Thảo nào khi mới chôn nhau
Đă mang tiếng khóc bưng đầu mà ra” (Nguyễn Gia Thiều).
Hay trong Kiều, Cụ Nguyễn Du cũng đă thốt lên:
“Đă mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” (Truyện Kiều, câu 2450).
Đôi khi thực tế cho thấy, càng sống hiền lành, ngay thẳng, càng là người công chính lại càng gặp phải những tai họa khổ đau bủa vây tứ phía, người Việt nam thường nói “họa vô đơn chí”. Hoàn cảnh của ông Gióp là một bằng chứng. Gióp là một con người công chính, hiền lành, kính sợ Thiên Chúa. Ông đă giữ ḿnh không sai phạm một khuyết điểm hay lỗi lầm nào, ông đă dám thách thức cả Thiên Chúa có đem ông lên cân cũng chẳng t́m thấy ông có một tỳ vết ǵ (x, G 31; 11,5). Thế mà ông cứ gặp phải hết khổ đau này đến tai họa khác, gia đ́nh tan nát, bệnh tật dày ṿ, bị người thân và bạn bè sỉ nhục, ngay cả vợ ông cũng không tiếc lời khinh bỉ, ông đă bị đẩy đến tận cùng của kiếp sống, khiến ông phải thốt lên: “Biến mất đi ngày tôi tượng thai trong bụng mẹ, biến mất đi ngày tôi cất tiếng khóc chào đời, biến mất đi đêm mà thiên hạ kháo rằng “hài nhi là một đứa con trai” (G 3,3). Lời than này của Gióp trong cơn cùng khốn, cũng là lời của trăm muôn thế hệ nối tiếp nhau, khi trực diện với bao nỗi đau khôn tả đang ngập oằn trên vai ḿnh cũng như trên muôn muôn sinh kiếp (Lê quang Phúc, Trực Cảm Tâm Linh, Ottawa tr. 105)
Khi đối diện với khổ đau, Phật giáo không tránh né, nhưng t́m cách để hóa giải nó. Hóa giải bằng cách nhận diện rơ nguyên nhân, nguồn gốc và bản chất của chúng, rồi dùng những pháp môn khác nhau để tận diệt chúng, thoát ra khỏi ṿng kiềm tỏa, chi phối của nó. Hóa giải chúng bằng cách tu tâm thiền định theo con đường Bát Chánh Đạo. V́ thế, sứ mạng của Phật giáo là giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ phiền năo, bằng cách tận diệt nguồn gốc của nó, và vạch ra con đường để cho bất cứ ai muốn, đều có thể chấm dứt sinh tử, tức là không c̣n khổ đau. Phật giáo xem luân hồi sinh tử, như là đối thủ của mỗi người, cần phải hóa giải nó th́ mới được giải thoát. Nhưng muốn được giải thoát th́ phải can đảm hành tŕ tu tập theo Phật pháp th́ mới có thể tận diệt được khổ đau luân hồi sinh tử, đạt đến giải thoát, Niết bàn thanh tịnh.
Đứng trước sự dữ và khổ đau, Kitô giáo không phủ nhận, cũng không t́m cách diệt trừ hay chạy trốn, nhưng là đón nhận nó như là một huyền nhiệm, để rồi hóa giải và thăng hoa nó, bằng cách biến đau khổ thành niềm vui cứu độ. Đức Kitô đă đón nhận tất cả mọi cực h́nh và tội lỗi của trần gian như là một hiến lễ dâng lên Chúa Cha để cứu độ toàn thể nhân loại. Người Kitô hữu tin rằng Con Thiên Chúa làm người, chịu chết và phục sinh là để cứu độ tất cả chúng sinh, nâng trần gian lên bậc thánh thiêng. Nhờ ơn cứu độ của Đức Kitô, con người được khôi phục lại t́nh trạng công chính hóa thủa ban đầu, được giải thoát, tự do, an vui và hạnh phúc. Thật vậy, trong Đức Kitô, mọi thực tại trần gian này đều là thánh, đều có giá trị cứu độ. Chính v́ vậy mà thánh Augustino đă coi “tội” như là một “hồng phúc”, “Ôi! tội hồng phúc”. Mặc dù đau khổ và tội lỗi tự nó không có ư nghĩa ǵ, nhưng với Kitô giáo, đau khổ và tội lỗi không c̣n là một cái ǵ xấu xa, ghê sợ, trái lại, nó c̣n có giá trị cứu độ cho con người. V́ Đức Kitô đă chiến thắng khổ đau, tội lỗi và cả tử thần: "Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi? Tử thần có độc là v́ tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có lề luật. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, v́ Người đă cho chúng ta chiến thắng nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (1Cr 15,55-57).
 Thế nên, với Kitô giáo, câu hỏi ở đây không c̣n là: tại sao lại có đau khổ và sự ác trên thế gian này? Nhưng là câu hỏi: “Phải chăng đau khổ và sự ác là tuyệt đối hay chung tận? Phải chăng những khiếm toàn hay tiêu cực” có thể làm ngưng trệ nhịp sống của ḍng sinh? Phải chăng những cái chẳng ra chi có thể làm hoen đi sự khiết tịnh của nhịp sống hài ḥa? Câu trả lời được t́m thấy trong Sadhana nơi Tagore viết: “Đau khổ vốn dĩ là cảm thức của giới hạn, nó không phải là cái bất biến của đời chúng ta. Khác với niềm vui, đau khổ không phải là cứu cánh tự thân. Trực diện với đau khổ là nhận ra rằng: Đau khổ không dự phần trong cái thực hằng của tạo dựng” (Sadhana tr 48 - Lê quang Phúc, Trực Cảm Tâm Linh, Ottawa tr. 10)
Đọc những vần thơ tuyệt tác của thi hào R. Tagore, chúng ta sẽ có cảm tưởng như thi nhân muốn đặt lại, đúng hơn là lật ngược quan niệm cổ truyền về đau khổ. Nếu Phật giáo Tiểu thừa cho rằng cuộc đời là Duyên sinh, Vô thường, Vô ngă th́ nhà thơ lại đón nhận nó, coi đau khổ như là bạn, và theo thi nhân th́ quyền được đau khổ cũng chính là cái quyền được làm người mà nếu bị đoạt mất hay tự ư chối từ đau khổ th́ ta chưa làm người trọn vẹn. V́, “không có ai trên đời lại muốn mất hẳn đi cái quyền được khổ đau, và quyền được đau khổ cũng chính là quyền ḿnh được làm người” (Ibid, tr. 64).
Mặc dù khổ đau chỉ là “Cảm thức của giới hạn”, “không phải là một cứu cánh tự thân”, “đau khổ không dự phần trong cái thực hằng của tạo dựng”… (Sadhana, tr.48). Nhưng nếu “không nếm đau khổ th́ người chưa thật là người”. V́ thế, lời cầu khẩn của Tagore không phải là xin che chở khỏi mọi điều nguy khốn, nhưng là được vững ḷng khi trực diện với gian nan để vượt thắng được nỗi đau ấy: “Xin cho tôi được vững ḷng khi trực diện với nguy nan. Tôi không xin cho những nỗi đau dịu lại, tôi chỉ xin tim tôi vượt thắng nỗi đau này. Xin cho tôi không là kẻ nhát đảm, chỉ xin nhận thấy ân lộc Người trong những ǵ ḿnh thành tựu, mà cảm biết được bàn tay Người vẫn đặt trên cả những thất bại của đời tôi” (Fruit-Gathering, LXXIX). Đối với Tagore: “khổ đau chính là gia sản thực sự của hữu thể bất toàn”. Do đó, “khổ đau làm cho con người nên cao cả và xứng đáng đồng bàn cùng thiện hảo”, nhưng cũng là cái giá con người phải trả cho tất cả những giá trị mà con người không nguôi khao khát kiếm t́m và ước mong đạt tới. V́ , “quyền lực, khôn ngoan và t́nh ái đều đ̣i chúng ta phải trả một giá tương cân; rằng khả tính và vô biên của toàn thiện, sự khai mở vô cùng của niềm vui… đều mặc h́nh trong đau khổ”. Như vậy, cái nh́n của Tagore về đau khổ thật lạc quan và rất gần với Kitô giáo (Sadhana tr 64-65 - Lê quang Phúc, Trực Cảm Tâm Linh, Ottawa tr. 10-12).
Tóm lại, cái nh́n của Phật giáo và Kitô giáo về đau khổ và sự dữ tuy khác nhau, nhưng rất gần với nhau. Đau khổ và sự dữ tự nó là giới hạn, bất toàn. Nhưng cũng qua đau khổ mà giá trị con người được nâng cao và có giá trị, nhất là được sống đích thực là người. Đau khổ và sự dữ không thể đè bẹp con người; trái lại con người có thể được cứu độ và giải thoát khỏi khổ đau và sự dữ.


2. Vô Minh Và Tội Nguyên Tổ
Mặc dù khổ đau và sự dữ chỉ là cảm thức của giới hạn, bất toàn. Nhưng đứng trước huyền nhiệm khổ đau và sự dữ, con người cảm thấy ḿnh nhỏ bé và khó có thể giải thích một cách rốt ráo được. Chính v́ thế mà Phật giáo cho rằng đau khổ là do Vô Minh, chính Vô minh là nguồn gốc đưa đến khổ đau, luân hồi sinh tử.
Vô minh, hay lư trí mù quáng là một sức mạnh vô cùng vô tận, luôn luôn ngủ ngầm trong thân phận của mỗi con người, không ai tránh khỏi. Cũng giống như tội Nguyên tổ là cái tội truyền kiếp của con người mà bất cứ ai hiện hữu trên đời cũng đều phải mang lấy trong thân phận người. Vô minh kiềm tỏa và chi phối toàn diện đời sống con người. Theo các kinh A-hàm, vô minh là sự thấy biết không đúng sự thật, hay thấy biết một cách mù quáng, sai lầm. V́ thế, giải thoát theo phật giáo trước hết giải trừ vô minh, giác ngộ ra chân lư, Thấy Biết đúng sự thật. Ngược với Vô minh là Minh, là Ngộ. Và giác ngộ là thấy được sự thật nơi minh, nơi người và nơi vạn vật, chứ không phải là phóng hào quang sáng cả bầu trời. Nói khác đi, giải thoát và giác ngộ ở đây không phải là một đối tượng quyền năng tồn tại trong vũ trụ. Giác ngộ hay thành phật không phải là một địa vị cao siêu và đầy quyền năng, “giác ngộ là tâm chuyển hóa”, là nhận được “tâm ấn” của Phật, giác ngộ là vấn đề xảy ra ngay trong tâm mỗi người chứ không phải bên ngoài và ai cũng tiền tàng cái khả năng này, tâm tức Phật, nếu thực hành đúng phương pháp.
C̣n Kitô giáo th́ cho rằng nguồn gốc của khổ đau và sự ác trên đời là do tội Tổ Tông truyền lại cho con cháu và tội cá nhân của mỗi người sai phạm. “Trái cấm” ngày xưa đă tàn diệt địa đàng, đă bẻ găy sự thống nhất ḥa điệu thâm vi của đất-trời-người và làm hư đi duy nhất tính của chính hiện thể người. Làm cho con người trở thành những kẻ không nhà, xa lạ, không mục đích, không hy vọng để rồi chỉ c̣n là những tiếng than van, trong tột cùng nhức nhối. Vâng, sau khi phạm tội, con người bước đi trong đêm tối, tội lỗi, nô lệ và mọi h́nh thức khổ đau khác… Tội đă làm đổ vỡ tất cả, tội làm cho con người mất đi t́nh trạng trong sáng hay ơn công chính hóa thủa ban đầu, và phải mang lấy thân phận yếu hèn trong kiếp sống. Do tội mà có bất ḥa, bất công, nô lệ, chiến tranh và đủ mọi h́nh thức khổ đau, bất hạnh khác trong đời sống cá nhân và xă hội. V́ tội mà con người phải sống trong sợ hăi, khắc khoải, lo âu ray rứt, mất b́nh an và hạnh phúc. Tuy nhiên, tội ở đây không chỉ hiểu theo nghĩa luân lư là làm lành lánh giữ. Theo thần học Công giáo, tội hiểu cho sâu xa chính là một chọn lựa, một quyết định tự do của con người muốn khước từ hay chống lại Chúa, chối từ t́nh yêu và hồng ân cứu độ của Ngài. Phủ nhận Chúa để tôn ḿnh lên làm Chúa.
Tóm lại, Kitô giáo tin rằng có tội và tội đưa đến khổ đau, sự dữ và cái chết (GLGHCG số 325-421). Nhưng Thiên Chúa có thể làm cho con người trở nên công chính hóa, tức là làm cho tội nhân được hoàn toàn trong sạch. C̣n trong Phật giáo không có “tội” hiểu theo nghĩa “luân lư” như Kitô giáo. Phật giáo cho rằng, cội rễ của mọi sự xấu xa trên đời là do vô minh (avijjă) và tà kiến (micchă ditthi) mà ra. Vô minh chi phối tất cả cái ṿng nhân quả (Thập Nhị Nhân Duyên), phải chăng đây cũng là một h́nh thức của Tội Nguyên Tổ?
 Đối với Phật giáo, Vô minh chi phối tất cả, từ Vô minh mới sinh ra mọi thứ khác như : hành, thức, ái, thủ… chấp ngă, tham, sân, si và mọi h́nh thức đau khổ khác trong cuộc sống. Nếu không chấp nhận có Vô minh, th́ cũng không có luân hồi sanh tử; không có luân hồi sanh tử th́ cũng không cần đến Giác ngộ, Giải thoát hay Niết bàn. Cũng vậy, đối với Kitô giáo, giả thiết là có tội Nguyên Tổ, hậu quả của Tội Nguyên Tổ là khổ đau và cái chết. Nếu không chấp nhận có Tội th́ cũng không có Cứu độ; không có cứu độ th́ cũng không cần đến Nhập nhể, Thập giá và Phục sinh. Nếu không chấp nhận hai tiền đề này th́ khó có thể giải thích được những vấn đề lớn trong Phật giáo, cũng như khó có thể lư giải được các mầu nhiệm lớn trong Kitô giáo.


3. Tự Lực Và Tha Lực
Mặc dù Vô minh và Tội nguyên tổ chi phối tất cả, nhưng con người có thể hóa giải và vượt thoát ra khỏi sự kềm tỏa của nó bằng Trí hệu của ḿnh và bằng ân sủng của Thiên Chúa. Để diệt trừ Vô minh và Tội nguyên tổ, thoát khỏi khổ đau, luân hồi sinh tử, Phật giáo cho rằng, tự ḿnh con người có thể giải thoát cho ḿnh, chứ không cần đến ơn cứu độ hay giải thoát của một Đấng nào khác. Kitô giáo lại cho rằng, để được cứu độ, con người cần phải nhờ vào ơn Chúa. Tự ḿnh, không ai có thể cứu được ḿnh, chính Thiên Chúa toàn năng và giàu ḷng thương xót ban ơn Cứu độ cho con người.
Kitô giáo xác tín, Ơn cứu độ do Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người. Mặc dù đó là hồng ân “nhưng không" của Thiên Chúa, nhưng con người cần phải cộng tác vào th́ ơn cứu độ mới sinh hiệu quả. V́ thế, thần học Công giáo xác định đồng thời hai quan niệm có vẻ như đối chọi nhau: một bên là ư định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, và bên kia là sự tự do của con người. Thiên Chúa luôn chờ đợi lời đáp trả của con người và con người có toàn quyền tự do ưng thuận hay từ chối hồng ân của Ngài. Thánh Augustino nói: “Chúa dựng nên bạn không cần có bạn, nhưng Ngài không thể cứu bạn nếu bạn không cộng tác vào". Nói khác đi, con người cần phải mở rộng ḷng đón nhận hồng ân, qua việc tin và lănh nhận phép rửa. Đức Giêsu khẳng định: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3,5), ở chỗ khác, Ngài xác định thêm: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Bởi đó, trước khi về Trời, Đức Giêsu đă truyền lệnh cho các tông đồ: hăy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Mt 28, 19). Chỉ khi nào: d́m ḿnh vào trong cái chết của Đức Kitô, khi đó con người mới thật sự được rửa sạch tội lỗi và được Phục sinh vinh hiển với Người (Cf. Rm 6,1-11). Đó cũng chính là xác tín của thánh Phaolô: “Khốn cho tôi ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 7,24-25). Cái hay của Tha lực là nó giúp con người lấy lại sức mạnh, niềm tin và nghị lực để tiếp tục bước đi trên đường. Ngay cả khi gặp phải trở ngại thử thách khốn cùng, con người cũng không tuyệt vọng v́ họ tin rằng Thiên Chúa luôn đồng hành và trợ giúp họ vượt qua mọi đau khổ gian truân. Nhưng cũng có nguy cơ là người ta dễ ỷ lại, trao phó hoàn toàn cho Thiên Chúa, để rồi ngủ quên trong sự yếu đuối của ḿnh, không nỗ lực phấn đấu để vươn lên.
Đối với Phật giáo, trên căn bản là dựa vào Tự lực. Tự ḿnh phải lên đường giải thoát chứ không ai có thể giải thoát thay cho ḿnh. Đức Phật dạy các đệ tử: các con hăy tự ḿnh là đèn soi cho ḿnh, tự ḿnh nương tựa vào ḿnh chứ không nương tựa ở nơi khác (Cf. Trường Bộ Kinh I, Kinh số 15, Kinh Tương Ưng III chương 1, phẩm 5). Mỗi người hăy tự ḿnh đốt đuốc lên mà đi, tự ḿnh tu tập và t́m giải thoát cho ḿnh. Không một thực thể hay quyền năng nào trên cao có thể định đoạt số phận thay cho ḿnh. Nếu tin tưởng niệm Phật và nhờ vào nguyện lực của Phật để được giải thoát mà không đồng thời tinh tiến, diệt bỏ tham, sân, si, xả ly ngă chấp, ngă dục th́ chí nguyện sẽ không thành, không thể hướng đến tuyệt đối được. Với trách nhiệm cá nhân này, con người được hoàn toàn tự do, không bị ép vào một khuân mẫu nào, cũng không lệ thuộc vào Phật, Pháp, Tăng. Theo Đức Phật: “sự giải thoát của con người thuộc vào chính sự trực nhận chân lư của ḿnh chứ không phải vào ân huệ của một vị thần linh hay bất cứ một quyền năng bên ngoài nào ban thưởng cho sự vâng lời của nó” (Walpola Ruhula, Tư Tưởng Giải Thoát Trong Triết học Tôn Giáo Aán Độ tr. 3) . Kinh Pháp Cú dạy: “Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm. Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta. Không ai có thể làm cho người khác nên trong sạch” (Kinh Pháp Cú, câu 145). Cái hay của Tự lực là nó đẩy con người phải luôn luôn vươn tới, hướng về phía trước, tự ḿnh phải vượt qua mọi chướng ngại trên đường để t́m về giải thoát. Nhưng vấn đề nan giải ở đây là thân phận yếu đuối của con người, không phải lúc nào ta cũng đủ mạnh để có thể vượt qua mọi thử thách gian truân. Những lúc một ḿnh “đơn thương độc mă” trên chiến trường như vậy, không biết người Phật tử sẽ phải xoay sở ra sao? Phải chăng là một bế tắc?
Thực ra, Tự lực hay Tha lực đó là một quan niệm tương đối. Tuy Phật giáo nhấn mạnh vào Tự lực và Kitô giáo nhấn mạnh đến Tha lực, nhưng xét cho cùng cả hai đều cần đến sự tương tác giữa đôi bên chứ không thể thiếu bên nào. Trong Tự lực vẫn có Tha lực và trong Tha lực cũng có Tự lực. Bằng chứng là Phật Giáo vẫn tụng kinh niệm Phật, vẫn lễ bái và cầu xin Phật hay các vị Bồ Tát đến phù hộ cho ḿnh, đặïc biệt là Phật giáo Tịnh Độ. Lễ Vu Lan là một bằng chứng cho thấy có sự trợ giúp của Tha lực. Hơn nữa, Phật giáo Đại thừa, một mặt vừa thừa nhận Phật tính trong ḿnh (tự lực), mặt khác lại lấy hạnh nguyện từ bi của Bồ tát để cứu độ và khai triển Phật thân thường trụ (tha lực). Trong Kitô giáo cũng vậy, Chúa Ban ơn Cứu độ phổ quát cho mọi người, nhưng con người cũng cần phải cộng tác vào th́ ơn cứu độ đó mới sinh hiệu quả.
Xét cho cùng, Tự lực hay Tha lực chỉ là sự bất đồng trên quan điểm. Cách diễn đạt và phương tiện có thể khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng mà c̣n người muốn đạt đến chỉ là một: làm sao để được cứu độ, giải thoát, chứng ngộ Niết bàn, Chân Như, thể nhập vào Tuyệt đối vào Chúa.


4. Đức Tin Và Trí Huệ
V́ nhấn mạnh vào tự lực, nên Phật giáo xem nhẹ niềm tin vào thần thánh và đề cao lư trí con người nhiều hơn. C̣n Kitô giáo th́ lại đặt nặng vai tṛ của “đức tin” nơi Thiên Chúa hơn là lư trí. Dầu đức tin đó vẫn truy t́m sự hiểu biết.
Đối với Kitô giáo, đức tin là hồng ân Thiên Chúa ban tặng cho con người và là điều kiện tiên quyết để con người được lănh nhận ơn cứu độ. Đức Giêsu khẳng định: “Ai tin Tôi sẽ được sống đời đời… và nếu ai sống mà tin vào Tôi th́ dầu có chết Tôi cũng sẽ cho sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,8). Thật vậy, ai tin vào Đức Kitô sẽ được cứu độ: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Chính đức tin giúp cho người Kitô hữu có đủ sức mạnh để sống đạo, có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách thăng trầm, đồng thời làm nên những điều kỳ diệu: dù chỉ có đức tin bằng hạt cải, cũng đủ để dời núi chuyển non (Cf. Lc 17,5-6.
Đọc Tin Mừng ta thấy, chính đức tin là điều kiện để Đức Giêsu làm phép lạ và chữa lành bệnh tật cho con người. Nhiều lần Đức Giêsu khẳng định điều đó: ‘đức tin của con đă cứu con”, "con tin thế nào th́ sẽ được như thế" (Mt 9,22; 9,29; 15,28). Một đức tin tuyệt đối, vững vàng và sâu xa sẽ giúp người Kitô hữu ch́m sâu vào trong mầu nhiệm và sống mối tương quan mật thiết, sống động với Thiên Chúa. Họ cậy trông, phó thác hoàn toàn trong tay Chúa, để cho Chúa soi đường dẫn lối. Nhưng niềm tin tưởng, phó thác này không phải là một thái độ thụ động, bi quan, để mặc cuộc đời “cuốn theo chiều gió”. Cũng không phải là thái độ mù quáng, dị đoan, hay cuồng tín. Trái lại, họ vẫn sống tṛn đầy và sung măn “giây phút hiện tại” với ư thức trách nhiệm và tự do. Vẫn tích cực làm chứng nhân trung thành trong mọi hoàn cảnh và môi trường sống. Nếu chỉ tin mà không hành động, đức tin đó không thể sinh hoa kết trái : “Đức tin không hành động là đức tin chết” (Gc 2,8). Điều này xem ra có vẻ khó hiểu, nếu không muốn nói là nghịch lư, nhưng đó lại là sự thật hiển nhiên. Chính đức tin giúp cho người Kitô hữu mở rộng tâm hồn đón nhận Thiên Chúa và ch́m sâu vào trong huyền nhiệm vượt qua giới hạn lư trí con người. Nếu không có đức tin, người Kitô hữu không thể nào lư giải được những huyền nhiệm Thiên Chúa muốn mặc khải cho ḿnh. V́ thế, sống đức tin không phải là sống trên mây trên gió, nhưng là xác tín rằng ḿnh được Thiên Chúa cứu độ và yêu thương.
Nói khác đi, đức tin không phải là chấp nhận một mớ kiến thức hay giáo lư, giáo điều. Tin cũng không phải là được gia nhập vào một tổ chức tôn giáo. Tin là đáp lại tiếng gọi của Tin Mừng. Tin là phó thác hoàn toàn, là “gắn bó “hiện sinh” vào một Đấng đem lại cho họ một ư nghĩa và một lẽ sống” (Cf. Thiện Cẩm, Khi Trẻ Thơ Im Tiếng tr. 112). Tin là dám xác quyết như Tô-ma rằng: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con" (Ga 20,28), chứ không phải là của ai khác. Do đó, tin cũng là vâng lời, khi tin, con người tự nguyện phục tùng Thiên Chúa, Đấng thành tín và yêu thương. Đức tin có vững mạnh, mới có sức để Thiên Chúa triển khai sức mạnh của Người trong kẻ tin (Cf. Mc 9,23). Một khi đă tin, con người dấn thân trọn vẹn, yêu cho đến cùng ngay cả trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất. Dám cho đi chính bản thân ḿnh. Dám đánh đổi cả cuộc đời ḿnh, như Đức Kitô: hiến mạng sống ḿnh v́ yêu (Cf.Ga 15,13). Chính nhờ tin, người Kitô hữu có thể đứng vững và vượt qua mọi thử thách gian nguy. Và càng chịu thử thách bao nhiêu, đức tin càng được thanh luyện, tinh ṛng, trong sáng và vững mạnh bấy nhiêu.
Đối với người Phật tử, đức tin không quan trọng bằng lư trí và ư chí (Trí huệ). Không có đức tin, người Phật tử vẫn có thể được giải thoát. Bởi lẽ, “Phật Giáo hoàn toàn không thừa nhận thế giới quan thần quyền cũng như phủ nhận cái ngă cá nhân bất biến” (Doăn Chính, Tư Tưởng Giải Thoát Trong Triết Học Aán Độ tr. 167). Dầu Đức Phật có nói đến niềm tin, nhưng niềm tin đó không hoàn toàn hiểu theo nghĩa "đức tin" Kitô giáo. Hơn nữa, Đức Phật c̣n dạy đệ tử ḿnh không nên bám chấp vào lời Ngài giảng dạy, cũng không nên quá tôn trọng, sùng tín Ngài : “Phùng Phật, sát Phật”.
Tuy nhiên, người Phật tử vẫn tin tưởng, lễ bái và tôn kính Ngài, cũng như trông cậy vào sự trợ giúp của Chư Phật, như Mục Kiền Liên đă cầu xin sự trợ giúp của Chư Phật cứu mẹ ḿnh. Nhưng niềm tin này chỉ là điều phụ thuộc, c̣n vấn đề quan trọng chính yếu để được giải thoát trong Phật giáo hoàn toàn thuộc về lư trí và ư chí (Bi, Trí, Dũng) cá nhân, tức là “minh”, hay “ngộ”. Theo nghĩa này Phật Giáo không phải là một tôn giáo (Religion) thuần túy, bởi v́ Phật giáo không phải là một hệ thống tín ngưỡng, không tôn sùng lễ bái và trung thành với một vị thần linh siêu nhiên. Phật giáo không đ̣i tín đồ một đức tin mù quáng, thay vào đó là ḷng tín nhiệm căn cứ trên hiểu biết. Niềm tin mà người Phật tử đặt nơi Đức phật cũng giống như ḷng tin bệnh nhân đặt vào vị lương y trứ danh hay của người học tṛ tin tưởng chắc chắn vào người thầy đáng kính của ḿnh. Do đó, mặc dù t́m nương tựa nơi Đức Phật và tôn kính Ngài như vị hướng đạo vô thượng trên đường t́m về giải thoát, nhưng người Phật tử không mù quáng như một kẻ nô lệ… không ai, dù là Đức Phật đi nữa, có đủ quyền lực gọâi rửa bợn nhơ của người khác (Nărada Maha Thera, Đức Phật Và Phật Pháp tr. 285-286). Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Các con phải cố gắng, chư Phật chỉ là những vị thầy” (Kinh Pháp Cú, câu 276).

 
5. Con Người Trong Tương Quan Với Chúa Và Phật
Chính v́ tin nên người Kitô hữu luôn đặt ḿnh trước mặt Thiên Chúa, phó thác đời ḿnh vào trong tay Chúa an bài. Như Abraham xưa: nhận Thiên Chúa làm hướng đạo, Thiên ư làm lộ tŕnh. Thiên Chúa của người Kitô hữu không phải là một Đấng xa lạ, vô danh, vô cảm, nhưng là một ai đó thật gần gũi, chan chứa yêu thương với con người. V́ thế, người Kitô hữu có thể hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả để theo Ngài, thậm chí có thể thí mạng sống để làm chứng cho t́nh yêu Ngài.
Đối với người Kitô hữu, mối tương quan giữa họ với Chúa thật là gần gũi, yêu thương, một tương quan ngôi vị trong t́nh yêu. Thiên Chúa của người Kitô hữu không chỉ là một Đấng vô h́nh, thiêng liêng cao cả, quyền năng không thể đạt thấu. Trái lại, Ngài c̣n là một ngôi vị, một ai đó rất gần gũi thân thương, có thể đồng hành, cảm thông và chia sẻ mọi nỗi buồn vui cuộc sống. Con người có thể đến với Ngài như một tội nhân cần được tha thứ, một người con trong t́nh thương yêu trừu mến của cha (Rm 8,14-15; Lc 15,11-32), như một người bạn đồng hành (Ga 15,14-15, như một người t́nh đối với người yêu (Ep 5, 21-33), hay như t́nh nghĩa thầy tṛ (Ga 14,35). Nhưng có lẽ, chỉ những ai có một niềm tin, cậy, mến sâu xa mới có thể cảm nhận được mối tương quan vừa gần gũi, thân thương, nhưng cũng rất cao sâu thánh thiện này. Chúng ta hăy nghe thánh Augustino tự thuật về t́nh yêu của ngài với Chúa: "Lay Chúa, khi con yêu Ngài, con yêu ǵ đây? Hẳn không phải là một tấm thân kiều diễm hay một ánh sáng dịu êm, cũng không phải là một làn hương hay một tảng mật ngọt. Nơi Ngài tỏa chiếu một luồng sáng mà chẳng không gian nào chứa nổi; nơi Ngài vang lên khúc nhạc mà chẳng thời gian nào chấm dứt; nơi Ngài lan tỏa hương thơm mà không ngọn gió nào phân tán được. Đó là cái con yêu, mỗi khi con yêu Ngài, lay Thiên Chúa của con" (thánh Augustino, Confessio X).
Vâng, Thiên Chúa nhập thể làm người là để sống giữa mọi người, chia sẻ tất cả mọi khổ đau, cùng cực của kiếp người, cùng cảm thông với nỗi thống khổ của con người. Bất cứ ai đến với Ngài đều được đón nhận và yêu thương cho đến cùng. Đức Kitô chính là t́nh yêu được tặng ban cho nhân loại mà tột đỉnh của t́nh yêu ấy đă được thể hiện trọn vẹn trên cây thập giá. Qua thập giá, Đức Kitô đă tự hiến ḿnh, trao ban chính ḿnh v́ yêu thương nhân loại, một t́nh yêu “nhưng không” và cao quư nhất, không có t́nh yêu nào có thể so sánh được (Cf. Ga 15,13). Do đó, cuộc đời người Kitô hữu cũng là hiện tại hóa t́nh yêu của Đức Kitô giữa trần gian, dám hy sinh thân ḿnh để sống cho Chúa và phục vụ tha nhân.
V́ thế, trong cuộc lữ hành đức tin trần thế, người Kitô sẽ gặp nhiều thử thách gian truân, nhưng họ vẫn trung kiên v́ cảm thấy ḿnh được Thiên Chúa bảo vệ và yêu thương. T́nh yêu ấy là một loạt trao đổi qua lại, nhưng lúc nào Thiên Chúa cũng đi bước trước con người. Thiên Chúa là t́nh yêu. Người yêu thương ta trước khi ta biết đáp lời. Chính v́ vậy, đời sống của người Kitô hữu về căn bản là bước theo Đức Kitô (Sequela Christi), và sống theo gương Ngài để trở thành một Đức Kitô khác (Alter Christus). Nói khác đi là: nên đồng h́nh đồng dạng với Ngài, trong Ngài, tất cả được hiệp nhất với nhau làm thành một thân ḿnh mầu nhiệm, với nhiều bộ phận khác nhau : dầu là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đă chịu phép rửa trong một Thần Khí để trở nên một thân thể duy nhất (Cf. 1Cr 12,12-13 ; Rm 12,3-8).
C̣n mối tương quan giữa người Phật tử với Đức Phật, có lẽ không thân thiết như người Kitô hữu với Thiên Chúa. Người Phật tử tuy vẫn tôn kính, lễ bái Đức Phật như là một vị Đại lương y, hay như một Đạo sư, người dẫn lối chỉ đường cho chúng sinh. Nhưng dẫu sao Đức Phật cũng chỉ là một con người, chứ không phải là Thiên Chúa làm người, cũng không phải là Đấng Tạo hóa. V́ thế, đối với người Phật tử, nhất là với Thiền tông… chỉ coi Đức Phật như bao vị thánh nhân khác mà thôi. Đặc biệt là với tinh thần phá chấp, người Phật tử có thể loại trừ tất cả, không bám trụ vào bất cứ tương quan nào, dù đó là tương quan với Phật. Ta hăy nghe lời Đức Phật dặn ḍ Ananda trước lúc ly trần: “Này Ananda, không nên tôn trọng, đảnh lễ, tán thán, quư mến Như Lai theo cách như vậy. Bất cứ Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di nào sống đúng với chánh Pháp, tự ḿnh ứng xử với đạo, có hành động chân chánh, th́ chính người đó, tôn trọng, đảnh lễ, tán thán, quư mến Như Lai một cách tốt đẹp nhất”.
Như vậy, xét cho cùng, địa vị của Đức Phật trong trái tim của người Phật tử không quan trọng cho bằng việc sống theo chánh Pháp để lên đường cầu đạo giải thoát. C̣n người Kitô hữu th́ khác, được gặp gỡ Chúa hay kết hiệp với Ngài đó là điều cao quư nhất, là hạnh phúc Thiên đàng. V́ thế, họ có thể hy sinh cả đời sống và tính mạng ḿnh cho Thiên Chúa, Đấng mà họ tôn thờ, bằng một t́nh yêu bền vững.


6. Cám Dỗ Và Thân Phận Người
Điều hiển nhiên là cả trong Phật giáo lẫn Kitô giáo đều công nhận có sự cám dỗ của ma vương hay quỷ thần, dầu h́nh thức cám dỗ có thể khác nhau. Chính Đức Phật đă bị ma vương cám dỗ khi ngồi dưới cội Bồ đề tĩnh tâm t́m đường giải thoát. Đức Giêsu cũng bị ma quỷ cám dỗ Ngài từ bỏ con đường cứu độ, khi Ngài ăn chay cầu nguyện bốn mươi đêm ngày trong sa mạc. Cũng vậy, trong cuộc sống hằng ngày, không ai tránh khỏi những cơn cám dỗ gọi mời, ai lại chẳng có lúc cảm thấy sự gới hạn, cô đơn muốn bỏ cuộc, buông xuôi tất cả, và không thiếu những lần ta đă bị ngă gục.
V́ tin tưởng tuyệt đối nơi t́nh yêu Thiên Chúa, nên dầu thân phận con người là cát bụi mong manh, có thể sa ngă, phạm tội bất cứ khi nào. Nhưng người Kitô hữu luôn luôn hy vọng, v́ họ biết rằng có Thiên Chúa đồng hành, che chở, đỡ nâng. Ơn Chúa luôn bao phủ con người và Thần Khí có thể biến đổi họ thành tạo vật mới. Ngay cả những lúc họ từ chối hay bỏ quên Ngài th́ Thiên Chúa vẫn hiện diện, vẫn có đó, vẫn ở với họ trong nơi sâu thẳm tâm hồn. Đặc biệt là Ngài luôn luôn sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm, xóa sạch tội lỗi, nếu họ thật ḷng thống hối ăn năn, th́ dù: tội của họ có thắm như vải điều, có đỏ như son, Thiên Chúa vẫn có thể làm cho họ trở nên trắng như tuyết (Cf. Is 1,18). Chính v́ vậy mà trong Kitô giáo có những bí tích để ban ơn và thánh hóa con người, để họ được hoàn toàn trong sạch trước mặt Thiên Chúa.
Đây chính là điểm khác biệt giữa Phật giáo và Kitô giáo. Người Phật tử v́ không tin vào sự trợ giúp của thần thánh mà tin vào chính sức lực và trí tuệ (bi, trí, dũng) của ḿnh có thể vượt qua mọi yếu đuối mỏng ḍn của thân phận người. Nhưng có lẽ, xét cho cùng, đâu phải lúc nào con người cũng có thể vượt qua tất cả mọi cám dỗ hay những yếu hèn của thân xác. Người Việt nam thường nói: “lầm lạc là phận bạc con người”. Những lúc lỡ bước sa chân, những khi cô đơn trống vắng, hay thử thách giằng co ray rứt, nao ḷng như vậy, người Phật tử sẽ t́m sức mạnh và nghị lực ở đâu để vượt thắng?
Với một xă hội văn minh hưởng thụ và vật chất hóa như ngày hôm nay, con người càng dễ bị cám dỗ và ngă gục hơn bao giờ hết. “Không ai có thể làm tôi hai chủ” (Mt 6,24), cái hấp lực của tiền tài, danh vọng, chức quyền mà Kinh thánh gọi là “mamon”, luôn làm mờ mắt những ai lụy phục nó. Không những thế, ngày hôm nay con người c̣n bị cám dỗ bởi “đủ món ăn chơi” khác. Cái “củ hành, củ tỏi” ngày nay nó ly kỳ, hấp dẫn và tinh vi hơn ngàn vạn lần cái cám dỗ của dân Israel xưa. Mọi thứ hoa thơm cỏ lạ luôn bày ra mời mọc trước mắt con người. Bất cứ chỗ nào và ở đâu, con người cũng có thể bị ngă quỵ. Nào là xe ôm, bia ôm, Karaokê ôm và hột vịt lộn cũng ôm… Rồi đến cắt tóc massage, thẩm mỹ viện massage, khách sạn massage, thể dục thẩm mỹ cũng massage… Gần đây báo chí c̣n đưa tin cho biết, các “con nghiện” ngày nay không thèm “hút” hay “chích” nữa mà dùng thuốc “lắc” mới đủ “đô”. Một viên thuốc “lắc” như vậy có tác dụng “phê” tới ba, bốn tiếng đồng hồ. Chưa hết, các “quán nghệ sĩ”, quán “gà đồng”, quán “đồng quê”, quán “sân vườn”, ngay cả những bác “hai lúa” cũng đua nhau mở quán… Mặt khác, chẳng cần đi đâu xa, dù người ta có thu ḿnh ẩn tu trong bốn bức tường đi nữa, cũng không thể nào tránh được “chước cám dỗ” trước mạng lưới truyền thông siêu hành tinh, cực nhanh, cực mạnh như điện thoại di động, E-mail và mạng Internet chẳng hạn. Con người ngày nay không thể làm ngơ trước thời cuộc và khó có thể “miễn nhiễm” trước sự tấn công của những tên “vi rút” trong thâm tâm ḿnh, không nhiều th́ ít.
Ai có thể dám tự hào cho ḿnh đủ mạnh và đủ sức chiến thắng được cái tôi, cái ngă của ḿnh để khỏi “sa chước cám dỗ”? Thánh Phaolô nói: “Ai tưởng ḿnh đứng vững, người đó hăy coi chừng” (1Cr 10,12). Nếu chỉ dựa vào Tự lực, một lúc nào đó, ta không vượt qua, không chiến thắng được ḿnh th́ sao? Phải chăng đây là một bế tắc? Phải chăng chỉ những người mạnh, người hùng có đủ: Bi, Trí, Dũng mới đi được con đường giải thoát của Phật giáo, c̣n những người yếu, những người chưa có cơ may được học hỏi và đào sâu Phật Pháp th́ không thể bước theo con đường này. Và như vậy, biết bao người b́nh dân ít học, nhưng người nghèo khổ, phải vật lộn giữa trăm ngàn cay đắng của đời thường th́ sao? Phải chăng họ không được giải thoát? Như vậy, phải chăng “giải thoát” là đạo của những người trí thức, những người hùng; c̣n “cứu độ” là đạo của những người tội lỗi, nghèo khổ bần cùng, khố rách áo ôm trong xă hội.
Thật ra, cám dỗ luôn có đó và thực tại con người là yếu đuối, mong manh, nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là ơn cứu độ và thực tại giải thoát đă có sẵn đó rồi. Đức Kitô đă thực hiện ơn cứu độ phổ quát cho trần gian, mọi người đều đă được cứu độ và giải thoát rồi. Do đó, cuối cùng tất cả mọi người đều được cứu độ và giải thoát. Nếu có khác nhau là khác ở mức độ được giải thoát mà thôi. Tức là, mỗi người sẽ được giải thoát, được cứu độ tùy theo căn cơ, hay bậc sống của ḿnh.
V́ thế, mặc dù thân phận con người là yếu đuối mong manh, dễ vỡ như những b́nh sành (Cf. 2 Cr 4,7). Nhưng cả Phật giáo và Kitô giáo đều có cái nh́n rất tích cực về cuộc sống con người và thế giới, đặc biệt là Kitô giáo. Theo Kitô giáo tất cả vũ trụ tạo thành do Thiên Chúa dựng nên đều tốt đẹp, không có ǵ là xấu xa hay bị nguyền rủa. Nói khác đi, tất cả vũ trụ vạn vật đều nằm trong chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa, đều được Thiên Chúa yêu thương. Trong ư định tạo thành đó, con người có một địa vị cao trọng: không thua kém thần linh là mấy (Cf. Tv 8). Con người là “chóp đỉnh” của tạo thành, là “trung tâm” của vũ trụ, con người làm chủ công tŕnh tay Chúa sáng tạo, tất cả muôn loài muôn vật đều phục vụ con người, v́ con người là “h́nh ảnh của Thiên Chúa” (Cf. St 1,1-2,25).
Do đó, đối với Kitô giáo, tất cả mọi thực tại trần gian đều là thánh, không c̣n phân biệt sạch dơ, nếu có phân biệt là do óc nhị nguyên hạn hẹp của con người, c̣n trong ư định nhiệm mầu của Thiên Chúa, tất cả đều tốt đẹp, thánh thiêng. Ngay cả tội lỗi xấu xa cũng được xem như là một hồng phúc: “nơi đâu tội lỗi đầy tràn, nơi đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5,20). Như vậy, tội lỗi và sự ác có đó là để Thiên Chúa tỏ lộ t́nh thương và quyền năng cứu độ của Người.
Con người được gọi là thánh không phải v́ họ hoàn hảo theo nghĩa luân lư, nhưng là v́ họ được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu thương, v́ họ được thánh hiến dâng cho Thiên Chúa. V́ thế, cuộc đời Kitô hữu luôn nằm trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần, tác động, ban ơn, thánh hóa và biến đổi họ thành con người mới, con người thánh thiện và tự do. Do đó lịch sử cuộc đời Kitô hữu cũng là một lịch sử thánh, dầu trong bản chất họ vẫn là một thụ tạo mỏng ḍn, yếu đuối và cả tội lỗi, nhưng trước mặt Thiên Chúa, họ là thánh, v́ họ đă được Thiên Chúa cứu độ và yêu thương. Đó chính là tính thánh thiêng và cũng là điều huyền nhiệm trong Kitô giáo mà chỉ nhờ đức tin con người mới cảm nhận được.
Cũng vậy, Đại thừa Phật giáo tin rằng, mỗi người đều có Phật tánh ở trong ḿnh. Phật tánh là siêu việt, là sự Thấy Biết thường hằng, bất biến, ch́m sâu trong tâm ḷng người. Chân lư ở trong tôi. V́ thế, Đại thừa dám thấy rằng, ngay trong sắc thân yếu đuối, tội lỗi này vẫn tràn đầy Chân như, Phật tánh. Tức là tràn đầy sự hiện diện của Chúa, Phật. Chúa Kitô phục sinh luôn hiện diện trong mọi kiếp người. Chân như, Phật tánh, Chân tâm, Trí huệ Bát nhă luôn hằng hữu trong mọi chúng sinh.


7. Vai Tṛ Của Chúa Thánh Thần
Tại sao Kitô giáo không phủ nhận tội lỗi và sự dữ trong thân phận yếu đuối của con người, nhưng lại có cái nh́n rất lạc quan về con người và cuộc đời như vậy? Tại v́ con người đă được Thiên Chúa cứu độ và yêu thương, họ luôn đặt ḿnh trong tương quan nghĩa thiết với Thiên Chúa. Đặc biệt là họ luôn sống dưới tác động thánh hóa của Thần Khí. Đối với Kitô hữu, Chúa Thánh Thần là hơi thở, là sức sống, là sức mạnh t́nh yêu, là năng lực thánh hóa, Ngài có khả năng biến đổi ḷng người và làm cho mọi sự trở thành tươi mới.
Có lẽ, Kitô giáo nói nhiều về vai tṛ của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống con người, các tôn giáo khác ít đề cập tới. Kitô giáo xác quyết về vai tṛ của Chúa Thánh Thần trong Lịch sử cứu độ, Ngài hoạt động trong và ngoài Giáo hội (Thông Điệp Redemtor Hominis số 6 và Dominum et Vivificantem), nơi “tất cả các tâm hồn thiện chí” chứ không chỉ nơi Kitô hữu mà thôi (Vatican II, Gaudium et Spet số 22;53). ”Sự hiện hữu và hoạt động của Thần Khí không phải chỉ liên quan tới các cá nhân mà c̣n liên quan đến xă hội, lịch sử, các dân tộc, các văn hóa và các tôn giáo” (Gioan Phaolo II, Redemtoris Missio số 28). Thật vậy, “Tác động của Chúa Thánh Linh được thực hiện ở mọi thời, mọi nơi và trong mọi người, theo chương tŕnh cứu độ phổ quát, qua đó hoạt động của Chúa Thánh Linh được nối kết chạêt chẽ với mầu nhiệm Nhập thể và Cứu thế” (Nguyễn Thái Hợp, Đường Vào Thần Học về Tôn Giáo tr. 113).
Đời sống Kitô hữu là ǵ? Thưa là đời sống có Thần Khí tác động và hướng dẫn. Thần Khí làm cho con người nên giống Thiên Chúa trong tư tưởng cũng như hành động, giống Thiên Chúa tức là được làm con Chúa và được gọi Thiên Chúa là Cha: Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, v́ chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải. Chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho ta bằng những tiếng rên xiết khôn tả, để chúng ta có thể kêu lên Abba, Cha ơi! (Rm 8,14-17). Người Kitô hữu luôn sống dưới tác động của Thần Khí, chính Thần Khí biến đổi và cải tạo thế giới ngày thêm hoàn thiện và tươi mới hơn. Thần Khí soi sáng, Thần Khí biến đổi, Thần Khí làm cho sống, và chỉ dạy họ bước theo nẻo chính đường ngay: “khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật vẹn toàn” (Ga 16,13), “anh em sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh thần khi Người ngự xuống trên anh em” (Cv 1,8). Chính Thần Khí đặt người Kitô hữu vào trong tương quan với Chúa và anh em ḿnh.  
 Người Phật tử không tin có Thần Khí, do đó cũng không tin vào sự thánh hóa, biến đổi của Ngài như người Kitô hữu. Nhưng xét cho cùng, có lẽ người Phật tử cũng tin rằng có một sức hoạt động hay tác động thiêng liêng nào đó mà họ không biết diễn tả là ǵ. Tôi trực giác được điều này khi đọc cuốn “Phật Sống Chúa Sống” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (Cf. Thích Nhất Hạnh, Living Baudha Living Christ) . Trong tác Phẩm này, Thiền sư nói rất nhiều đến sự hiện diện của Thần Khí (Holy Spirit) trong cuộc sống con người. Khi đọc tác phẩm này chúng ta sẽ thấy rằng Phật và Chúa rất gần nhau. Phật và Chúa đang sống, đang hiện diện đầy tràn trong mỗi cá nhân và trong vũ trụ vạn vật, trong từng hơi thở, từng cọng cỏ giọt sương, giọt nắng… nhờ Thần khí.
Sau đây, chúng ta hăy nghe vị Đại Thiền Sư nói về Thần Khí : một nhà thờ hay một cộng đoàn nếu không đầy tràn Chúa Thánh Thần th́ không thể sống động được. Một Sangha mà không tỏa lan được cái năng lực trí huệ th́ không thể đáng tin cậy được (Cf. Thích Nhất Hạnh, Living Baudha Living Christ tr. 67). Thiền sư cho rằng, con người đụng chạm vào sự thật và tiến đến gần Chúa qua Thần Khí th́ bảo đảm hơn là qua cánh cửa của thần học.
Cũng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Chúa Thánh Thần của Người Kitô hữu rất gần với “đức tin” (mindfuless) của người Phật tử, v́ cả hai đều là tác nhân của việc chữa lành. Khi người Kitô hữu có Chúa Thánh Thần và Phật tử có đức tin, họ sẽ hiểu biết, yêu mến và cảm nhận một cách sâu xa hơn, nhờ đó họ có thể được chữa lành những vết thương trong tư tưởng. Đồng thời Thiền sư cũng xác nhận, mọi người, kể cả Phật tử đều có “hạt giống” Chúa Thánh Thần nơi ḿnh. Chúa Thánh Thần là khả năng biến đổi, chữa lành và yêu thương. Khi chúng ta đụng vào “hạt giống” này, chúng ta có thể đụng chạm tới Chúa Cha và Chúa Con. Với tác phẩm này, tôi có cảm tưởng là ḿnh không c̣n biết phân biệt đâu là Chúa đâu là Phật nữa.
Tóm lại, vai tṛ của Chúa Thánh Thần trong đời sống con người thật quan trọng không thể thiếu được, ngay cả đối với người Phật tử cũng vậy. Dù Phật giáo không minh nhiên công nhận sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần như người Kitô hữu. Nhưng người Phật tử vẫn tin rằng : Trí huệ Bát nhă, Aùnh sáng Chân lư, hay “hạt giống Lời” vẫn có đó và luôn tiềm ẩn trong ḷng mỗi người. Điều này được minh chứng rơ ràng qua từng bước phát triển thăng trầm của Phật giáo Việt nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, càng ngày Phật Giáo càng thấm sâu vào tiềm thức của người dân Việt. Tư tưởng Phật giáo như những “hạt giống” không thể bị hủy hoại, luôn nằm sâu trong ḷng đất tiềm thức của từng người. Dẫu cho giông tố cuộc đời vùi lấp, “hạt giống” ấy vẫn không thể chết đi; khi thời cơ thuận tiện, “hạt giống” ấy lại nẩy mầm vươn ḿnh lớn dậy, đơm hoa kết trái ḥa cùng dân tộc viết lên nhưng trang sử oanh liệt, hào hùng và vẻ vang.


 8. Tâm Đạo Trong Phật Giáo Và Kitô Giáo
Cả Phật giáo và Kitô giáo đều mời gọi con người hăy trở về với cái Tâm của ḿnh. “Tâm đạo”, là con đường tối quan trọng để con người được giải thoát hay gặp gỡ Chúa. Nếu không quy hướng về tâm, không trở về với cơi ḷng sâu thẳm của ḿnh, con người sẽ không nhận ra “Bản lại diện mục”, “Chân tâm Phật tính” nơi ḿnh, cũng như không thế thấy Chúa và gặp Chúa là “Đấng c̣n sâu thẳm hơn cơi ḷng sâu thẳm của tâm hồn con” (Augustino).
Có thể nói, Phật giáo là đạo tu tâm: “Hàng phục vọng tâm” và “An trụ chân tâm”. Tất cả các tông phái Đạo Phật, dù là Tiểu thừa hay Đại thừa, Tịnh Độ Tông hay Chân Ngôn Tông… đều lấy mức độ thanh tịnh giải thoát của chân tâm làm thước đo đạo lư. Không ai có thể được giải thoát hoàn toàn nếu không trở về với cái tâm của ḿnh. Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy, có hai cái tâm: vọng tâm và chân tâm. Vọng tâm là cái tâm suy nghĩ lăng xăng, hư dối. Chân tâm là cái biết hằng hữu (Trí Huệ Bát Nhă), không vắng mặt chút nào, luôn có sẵn trong mỗi người, đó là trí hiểu biết. Nơi mỗi người, cái nghe, cái thấy, cái biết (Chân tâm, Phật tính) luôn hằng hữu, nhưng v́ con người cứ chạy theo cái suy nghĩ lăng xăng, cái tâm vọng động nên quên mất cái thật nơi ḿnh. Nếu, lặn được cái tâm lăng xăng suy nghĩ đó th́ cái thật sẽ hiện tuyền. V́ thế, thiền là lặng tâm, không nghĩ thiện, không nghĩ ác để trở về với “bản lai diện mục” của cơi minh. Hai câu hỏi của ông Tu Bồ Đề trong Kinh Kim Cang cũng nhắm vào mục đích đó: “Vân hà ưng trụ”, “Vân hà hàng phục kỳ tâm”, nghĩa là “Làm sao hàng phục vọng tâm”, “Làm sao an trụ chân tâm”? để rồi cuối cùng đi đến chỗ: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, nghĩa là “an trụ tâm ở chỗ không trụ” (Liễu Ngộ Thiền Sư, Chánh Pháp Giải Thoát tr. 13).
Thật vậy, đối với Phật Giáo, giải thoát là trở về với ḿnh, xoay tâm ḿnh lại để có một cái nh́n mới, cái nh́n trong sáng, tự do và giác ngộ. Nghĩa là sống cuộc đời này một cách hoàn toàn tự do, đầy sáng tạo: đói th́ ăn, khát th́ uống, lạnh th́ run… sống con người thật của ḿnh một cách đơn sơ, chân chất giữa cuộc đời đầy ô trọc… Nếu chưa biết sống con người tự do chân chất như trẻ thơ là chưa làm chủ được tâm ḿnh. Phải trở về xoay tâm ḿnh lại cho hồn nhiên, tự do, tự tại. Mặc dầu Phật giáo có nhiều pháp tu khác nhau, nhưng tất cả tám vạn bốn ngàn pháp tu đó, tựu trung đều quy về một điểm là xoay chuyển ḍng tâm ḿnh từ loạn (nô lệ) tâm đến nhất tâm, nhất niệm (tự do), đến vô tâm vô niệm (chết) và cuối cùng là đến giác ngộ (phục sinh). Điều này được minh chứng rơ trong “Thập mục ngưu đồ”. Làm sao để “nhiếp tâm”, thu tâm ḿnh lại để đi đến vô tâm, vô niệm: người và trâu đều mất hết. Vô tâm, vô niệm ở đây không phải là không có ǵ, hay là đi vào hố thẳm, nhưng là đi đến giác ngọâ để thấy một con người mới và thế giới mới xuất hiện.
Cũng vậy, người Kitô hữu luôn cố gắng t́m về nội tâm ḿnh để t́m gặp Đấng mà họ biết đang hiện diện trong nơi sâu thẳm cung ḷng ḿnh. Tại sao người Kitô hữu phải trở về nội tâm mới gặp được Chúa. V́ Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối, siêu việt, vượt trên con người và ch́m sâu trong con người. Khi đi và nội tâm, con người khám phá ra chính ḿnh, nhờ đó mà gặp được Chúa. Thánh Augustino cho ta kinh nghiệm đó: “bạn chớ đi lông bông bên ngoài, hăy trở về nội tâm; chính trong nội tâm có chân lư ngự trị” (Devera religione, c.39). Vâng, tâm chính là nhịp cầu, là giao điểm nối kết giữa Đấng tuyệt đối siêu việt và con người. Chính v́ thế, Thánh Phaolô đă cầu xin cho các tín hữu, được củng cố con người nội tâm của ḿnh: “Tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha, là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Tôi nguyện xin Chúa Cha, thể theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển, ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi anh em được vững vàng. Xin cho anh em, nhờ ḷng tin được Đức Kitô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái …” Nhờ đó, “anh em mới có đủ sức để thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết t́nh thương của Đức Kitô, là t́nh thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ sống tràn đầy sự hiểu biết của Thiên Chúa” (Ep 3,18-19).
Người Kitô hữu khi t́m về nội tâm là có ư t́m về với Thiên Chúa ẩn tàng trong đó: “Lạy Chúa con đă không t́m thấy Chúa ở ngoài con; tại con vụng về t́m Chúa bên ngoài, kỳ thực, Chúa ở trong con” (Augustino, Sililoques). Như vậy, Kitô giáo lấy chính Đức Kitô là khởi điểm và cũng là điểm tới của người Kitô hữu. Từ Đức Kitô rồi lại trở về với Đức Kitô. Theo linh mục Thiện Cẩm: “Kitô giáo khởi điểm từ Đức Kitô, trở về chính Đức Kitô và gặp lại Người ở chính nơi biểu hiện duy nhất bất khả phân của t́nh yêu Người đối với Chúa Cha và đối với nhân loại: đó là thập giá mà hai chiều ngang dọc tượng trưng hai chiều của t́nh yêu duy nhất” (Thiện Cẩm, Kitô giáo và các Tôn Giáo khác tr 143). Nói khác đi, Kitô giáo lấy Đức Kitô là đối tượng, là trung tâm điểm nơi mà tất cả đời sống Kitô hữu đều đồng quy về. Họ trở về tâm, về với cơi ḷng sâu thẳm của ḿnh là để gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, Đấng ẩn sâu trong cung ḷng họ.
Người Phật tử cũng t́m về nội tâm, tức là trở về với cái tâm thanh tịnh, Chân không tuyệt đối, hay trở về với “bản lai diện mục” trong ḷng ḿnh, hầu đạt tới cái “Không” tuyệt đối, cái giác ngộ hay làm sáng lên Phật tính ở trong ḿnh, dám thấy Chúa ở trong tâm của ḿnh. Chữ Không, hay “chân không diệu hữu” hiểu theo Đại thừa là siêu việt, vượt lên tất cả, là Chân như, Phật tánh, chân tánh, viên giác… Chân Không ở đây không phải là cái không trống rỗng, không có ǵ, cũng không phải là chủ nghĩa hư vô hóa. Trái lại, theo tư tưởng Bát Nhă th́ cái Không này rất linh động và diệu dụng, không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả, “Chân Không” nhưng mà “Diệu Hữu”. Chính chữ Không này làm cho Phật giáo Đại thừa mang tính thần bí, tâm linh thăm thẳm. Khi đạt tới Tuyện đối th́ “Chân Không“ trở thành “Diệu Hữu”. Có thể nói, mọi nỗ lực của Đại thừa đều nhằm t́m về Chúa, nhưng lại không muốn gọi là Chúa, v́ gọi như vậy là giới hạn Chúa rồi, nên gọi là Chân Như. Đại thừa muốn đặt con người vào trong Tuyệt đối, ḥa tan vào trong Tuyệt đối, để rồi nhận ra ḿnh ở trong Tuyệt đối, điều đó cũng có nghĩa là buông ḿnh đi để cho Chúa, cho Phật tỏ hiện.
9. Niết Bàn Và Thiên Đàng
Đối với con người ngày nay mà đề cập đến Niết bàn hay Thiên đàng là điều điên dại chẳng mấy ai làm. Bởi v́ con người hôm nay chỉ quan tâm đến những ǵ hiện sinh trước mắt chứ không thích đề cập đến những chuyện siêu h́nh xa xôi. Tuy nhiên, trong cái nh́n đức tin tôn giáo, Niết bàn và Thiên đàng không phải là cái ǵ tách biệt cuộc sống, hay chỉ hoàn toàn ở bên kia thế giới. Trái lại, đó là vấn đề thiết thực, gắn liền với mỗi người, nhất là đối với những ai đang khao khát đi t́m chân lư và hạnh phúc chân thật. Một cách nào đó, Niết bàn và Thiên đàng chính là mục đích và là phần thưởng cuối cùng dành cho những ai đă hoàn tất của đời ḿnh. Dầu vậy, cũng phải công nhận rằng Niết bàn và Thiên đàng có đó, nhưng lại không phải là một thực tại cụ thể có thể nắm bắt hay diễn tả bằng khái niệm, ngôn từ. Niết bàn, Thiên đàng là tuyệt đối, duy nhất, đ̣i hỏi mỗi người phải tự ḿnh chứng ngộ.
 Niết bàn hay Thiên đàng chỉ là một khái niệm của danh từ, c̣n bản chất thật là ǵ th́ không thể diễn tả. Khi giải thích là chúng ta đă đem ngôn ngữ và khái niệm của thế giới nhị nguyên tương đối để giải thích một t́nh trạng tuyệt đối, hoàn thiện, vĩnh hằng, vô biên, bất biến, tịnh diệt hết mọi danh sắc, cảm giác, ư thức, ư niệm. Long Thọ Bồ Tát viết: “Niết Bàn là ngừng định, ngừng hết tư tưởng vô và hữu, sắc và không”.
V́ không thể định nghĩa hay đồng hóa Niết bàn với cái ǵ, nên Đức phật đă diễn tả Niết bàn bằng những từ ngữ như sau: “vô vi”, “vô tận”, “vô song”, “tối thượng”, “tối cao”, “bỉ ngạn”, “chỗ nương tựa tối thượng”, “châu toàn”, “đảm bảo”, “hạnh phúc”, “duy nhất”, “bất tử”, “bất khả diệt”, “tuyệt đối thanh tịnh”, “siêu thế”, “vĩnh cửu, “giải thoát”, “vắng lặng”… Trong kinh Udana và kinh Itivuttaka Đức Phật đề cập đến Niết bàn như sau: “Này các Tỳ-kheo có một trạng thái không sanh, không khởi phát, không tạo và không tùy thế”. Như vậy, Niết bàn không chỉ là “dập tắt” hết mọi dục vọng hay là: “Sự chấm dứt khát ái”, “chấm dứt sân hận”, “chấm dứt si kiến”, hay chấm dứt ḍng sinh diệt mà c̣n được diễn tả như là chân lư tuyệt đối hay thực tại tối hậu. Nàrada Maha Thera diễn tả về Niết bàn như sau: “Về phương diện siêu h́nh, Niết bàn là hoàn toàn giải thoát ra khỏi mọi khổ năo. Về phương diện tâm lư, Niết bàn là tận diệt “tự ngă”. Về phương diện luân lư, Niết bàn là sự tận diệt tham, sân, si” (Năraha Maha Thera, Đức Phật và Phật Pháp, tr. 578).
Đức Kitô cũng không đồng hóa Nước Trời, Thiên đàng với bất cứ cái ǵ, nên Ngài đă phải dùng nhiều h́nh ảnh và ngôn từ khác nhau để diễn tả. Ngài nói, Nước trời cũng giống như bữa tiệc cưới vui mừng (Mt 22, 1-14); như mười cô trinh nữ cầm đèn trong tay chờ chàng rể đến (Mt 25,1tt.); như kho tàng được chốn dấu trong ruộng, có người t́m được bán hết gia sản để mua (Mt 13,44); như thương gia đi t́m ngọc quư, t́m được rồi bán ngay những ǵ đang có để mua (Mt 13,45-56)... Sách Giáo lư của Giáo hội Công Giáo cũng diễn tả Thiên Đàng như là “mầu nhiệm của sự hiệp thông diễm phúc với Thiên Chúa (…) Thánh Kinh nói về Thiên Đàng qua những h́nh ảnh : sự sống, ánh sáng, b́nh an, bữa tiệc cưới, rượu của nước Trời, nhà Cha, Thành Giêrusalem trên trời” (số, 1027). Vâng, Thiên đàng là “điều mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, ḷng trí con người chưa từng nghĩ tới, đó là tất cả những ǵ Thiên Chúa đă dành sẵng cho những ai yêu mến Người” (1 Cr 2,9).
Xét cho cùng, Thiên đàng là ǵ điều đó không quan trọng, nhưng chúng ta tin rằng, đó phải là nơi tha thứ, chốn yêu thương, nơi an vui và hạnh phúc bất diệt, và là nơi có Chúa hiện diện. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giê Su đă có lư khi cho rằng, Thiên đàng hay Hỏa ngục không quan trọng cho bằng chính Chúa: ở đâu có Chúa, ở đó có Thiên đàng, nếu phải xuống hỏa ngục để được ở với Chúa th́ Thánh nữ cũng chẳng do dự ǵ mà không xuống! Quả thật, nếu có một Thiên đàng hay Niết bàn nào đó mà không có Chúa th́ có lẽ chúng ta cũng không cần đến đó làm ǵ (Thiện Cẩm, Cỏ Dại Ven Đường tập II, tr. 53).
Có thể nói, Niết bàn và Thiên đàng đều là thực tại cuối cùng, là nơi an nghỉ, là cứu cánh của các thánh Phật giáo cũng như Công giáo. Nhưng người Phật tử và Kitô hữu có thể hưởng một cuộc sống tự do, b́nh an và hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại này chứ không phải đợi đến kiếp sau. Nói khác đi, Niết bàn, Thiên đàng không phải là một cảnh trời nào đó dành riêng cho một cá thể xuất chúng mà là một Pháp, một thành tựu, một t́nh trạng hạnh phúc tuyệt đối mà mọi chúng sinh có thể đạt đến ngay ở đời này, nếu họ có một đời sống xứng đáng.
 Qua một vài nhận định nối kết trên cho thấy, Phật giáo và Kitô giáo tuy khác nhau, nhưng cũng có những điểm tương đồng. Khác nhau không có nghĩa là “đúng” và “sai”, nhưng là để bổ túc và làm phong phú hóa cho nhau, cùng đưa con người đến bờ giải thoát. Mặc dù chúng ta không chủ trương ḥa đồng tôn giáo, nhưng điều quan trọng là các tôn giáo có thể đồng hành với nhau để mưu cầu hạnh phúc tha nhân, đem tự do, công lư và ḥa b́nh đến cho con người. Nhất là hướng nhân loại t́m về chiều sâu đời sống tâm linh, hướng về Chân, Thiên, Mỹ để họ hoàn tất ơn gọi của ḿnh một cách tṛn đầy và viên măn hơn.

 


IV. KẾT LUẬN


Được giác ngộ hay giải thoát, được nh́n thấy hay gặp gỡ Chúa, Đấng Tuyệt Đối, muôn đời hằng sống phải chăng là niềm hy vọng và khao khát lớn nhất của con người? Nhưng phải chăng đó cũng là điều phi lư. V́: con người không thể thấy Thiên Chúa mà vẫn sống” (Xh 33,20). Thật vậy, đối với con người th́ không thể, nhưng với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể. Nếu tự ḿnh, con người sẽ phải lăn lộn, quay cuồng giữa cơi đời ô trọc, trong ṿng quay luân hồi sinh tử. Nhưng Thiên Chúa đă đích thân đến với con người, “cắm lều cư ngụ” giữa loài người để chỉ cho họ biết đường đi lối về, nhờ đó mà con người được nh́n thấy Chúa và chứng nhận biết Cha, Thiên Chúa thật và duy nhất. Để từ nay, con người không phải lầm lũi bước đi trong đêm trường u tối, vô minh, nhưng được thấy Ánh Sáng của Ngôi Lời hằng hữu. Được bước đi trong Thần Khí và sự thật.
Đức Phật đă để lại cho chúng sinh con đường giác ngộ và giải thoát. Đức Giêsu đă ban cho nhân loại ơn cứu độ, tha thứ và b́nh an… Hai con đường khác nhau, nhưng xét cho cùng, cứu độ và giải thoát có thể gặp nhau, v́ cùng hướng đến việc chữa lành những vết thương, những rạn nứt và đổ vỗ trong thân xác và tâm hồn con người, giải phóng con người khỏi cảnh nô lệ khổ đau và tội lỗi, đem đến cho con người một cuộc sống tự do, công lư, ḥa b́nh, nhân nghĩa và t́nh thương để con người được hạnh phúc dồi dào và sung măn hơn. Đây chính là điểm hẹn nơi các tôn giáo lớn: Đều lấy con người làm gốc để thăng hoa cuộc sống con người, hướng họ đến một cuộc sống an lạc và giải thoát trong hạnh phúc Nước Trời hay Niết Bàn thanh tịnh.
Thiết tưởng rằng, để thực hiện được điều này, trước tiên, mỗi người Kitô hữu cũng như Phật tử phải thật sự là những người đă sống triệt để và đă cảm nghiệm một cách thật sâu xa về thực tại cứu độ và giải thoát của ḿnh, để rồi từ đó mới có thể diễn tả và thể hiện niềm vui ơn cứu độ và giải thoát đó ra trong từng nhịp sống, trong từng hơi thở, lời nói, ánh mắt và nụ cười … của ḿnh, nghĩa là trở nên những chứng nhân sống động giữa đời thường, nhờ đó mà thế giới mới mong được cứu độ và giải thoát. Điều này thực sự mời gọi và thôi thúc mỗi người chúng ta phải tích cực dấn thân đem ơn cứu độ và giải thoát đến cho mọi người, không chỉ bằng lời nói hoa mỹ, hay những ngôn từ sáo rỗng, nhưng bằng chính hành động và cả cuộc sống ḿnh. Làm sao cho ơn cứu độ và giải thoát luôn luôn trở thành hiện sinh trong cuộc sống ḿnh và của mọi người.
Đó cũng là sứ điệp mà Hội Nghị Thế Giới của các Giáo hội và các Tôn giáo lớn lần thứ II gởi đến cho toàn nhân loại là, cùng nhau giải quyết các vấn đề như: cảnh nghèo khổ trên thế giới, nạn kỳ thị chủng tộc, vấn đề ô nhiễm môi sinh, chủ nghĩa duy vật, tai họa chiến tranh, việc sản xuất và buôn bán vũ khí, sự kiện toàn cầu hóa kinh tế và xă hội, chứng bệnh AIDS, việc thiếu chăm sóc y tế và giáo dục, nạn lạm dụng t́nh dục và bóc lột lao động trẻ em… Đó là những vấn đề nóng bỏng đang đe dọa nhân loại thế kỷ XXI này và cũng là thách đố lớn cho vai tṛ của các tôn giáo. Nhưng chúng ta có quyền hy vọng vào những giá trị tâm linh cao quư vào chiều kích thiêng liêng siêu việt, và những đóng góp to lớn của các tôn giáo, có thể thay đổi bộ mặt trái đất và phục hưng t́nh trạng thế giới này, nếu các tôn giáo cùng đồng hành, sát cánh bên nhau trong việc thăng tiến con người và thanh tịnh thế giới. Linh mục Cadière đă nhận định: Con người tự bản chất đă có tính tôn giáo. Và, vai tṛ của tôn giáo là ǵ? Nếu không phải là hướng con người đến mục tiêu tối hậu hay cứu cánh tuyệt đối nào đó. Hoặc ít nữa cũng là để nâng cao đời sống tâm linh con người, thắp lến ánh sáng niềm tin, hy vọng và ư nghĩa cho cuộc đời, chỉ dạy con người một con đường sống. Đặc biệt là nối kết con người lại với nhau và với Thiên Chúa.
Tuy nhiên, v́ đây là một mảng đề tài quá rộng lớn, lại đụng đến những điểm giáo lư cốt tủy của hai tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, đă là tôn giáo th́ luôn luôn mang chiều kích tâm linh siêu việt, vượt mọi khả năng tri thức hạn hẹp của con người. Nghĩa là, không phải chỉ hiểu biết bằng cái đầu là đủ, mà c̣n phải cảm bằng tất cả trái tim, một tâm ḷng yêu mến, say mê, khát khao, dấn thân đi t́m... Điều đó, cũng đ̣i hỏi mỗi người một thái độ khiêm tốn thẳm sâu hay một đức tin khiêm nhường sâu sắc. Do đó, trong đề tài này, người viết không đủ khả năng bàn đến mọi khía cạnh của vấn đề mà nhắm vào khía cạnh hiện sinh nhiều hơn. Hiện sinh ở đây không phải là lấy quan điểm của triết học hiện sinh để soi rọi cho đề tài, nhưng là dựa vào cái cụ thể, thực tế và cấp thiết của cuộc sống con người hôm nay để t́m hiểu. Nói khác đi, mục tiêu của người viết nhằm vào khía cạnh hội nhập, đối thoại, gặp gỡ tương giao giữa hai tôn giáo để từ đó t́m ra những giá trị, ư nghĩa hay ích lợi thiết thực mà ơn Cứu Độ và con đường Giải Thoát đă đem lại cho cuộc sống con người như đă được đề cập đến ở trên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Gia Quảng, FSC. (?). Kitô Học tập II. Nxb Signum Fidei.
2. J. Dheilly. (?). Từ Điển Kinh Thánh.
3. Piyadussi Phật giáo. (?). Một Nguồn Hạnh Phúc.
4. Đại sư Buddhadàsa. (?). Kitô Giáo Dưới Mắt Một Phật Tử.
5. Nguyễn Thái Hợp, OP. (2002). Đường Vào Thần Học Về Tôn Giáo, tập I, Dấn Thân, Hoston.
6. Đường Thi. (2000). Thiên Chúa giáo và Tam giáo. Tủ sách đàm đạo tôn giáo.
7. Các Giờ Kinh Phụng Vụ. (1995). Kinh Thánh Trọn bộ. Nxb Tp HCM.
8. Giáo Hoàng Học Viện Piô X. (1973). Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh.
9. Giáo Hoàng Học Viện Piô X. (1965). Thánh Công Đồng Chung Vaticano II, Nxb Đà Lạt.
10.  Ban Giáo Lư thành phố Hồ Chí Minh. (1997). Giáo Lư Công Giáo. Tp HCM.
11. Nărada Maha Thera. (1989). Đức Phật và Phật Pháp, Phạm Kim Khánh dịch, Thành Hội Phật Giáo HCM ấn Hành.
12. Liễu Ngộ Thiền Sư. (1995). Chánh Pháp Giải thoát, Thành Hội Phật Giáo Tp. HCM, Nxb Tp. HCM.
13.  Thiện Cẩm, OP. (1970). Tư Tưởng Giải Thoát Trong Phật Giáo Cũ, Đaminh Thiện Bản.
14. Thiện Cẩm, OP. (1970). Kitô Giáo Với Các Tôn Giáo Khác, Nxb Đaminh Thiện Bản.
15. Thiện Cẩm, OP. (1996). Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế (Cỏ Dại Ven Đường, Tập II).
16. Thời Sự Thần Học, số 14, tháng 12/ 1998. Nxb Tp HCM.
17. Ratzinger. (2000). Tuyên ngôn Dominus Jesus, Vatican.
18. Jean Paul II. (2000). Ecclesia in Asia, Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu - Bản dịch do linh mục Nguyễn Ngọc Sơn, Tp HCM.
19. Nguyễn Chính Kết. (1996). Linh Hạnh Phật Giáo Đối Chiếu với Kitô Giáo, Tp HCM.