ĐAU KHỔ TRONG KITÔ GIÁO

Phanxicô Xaviê Nguyễn Liêm

 

I. DẪN NHẬP


Đau khổ, một vấn đề nhân sinh, một vấn nạn, một thách đố… của triết học, của văn chương, của tâm lư học, của mọi suy tư khôn ngoan, nhưng trên hết, có thể nói là của mọi tôn giáo (tôn giáo nào cũng đề cập đến vấn đề đau khổ). Từ xưa tới nay, con ngưới đă tốn biết bao giấy mực để bàn về vấn đề nhức nhối của kiếp người này. Mọi cố gắng, t́m ṭi nghiên cứu mong t́m được câu trả lời về nguồn gốc, ư nghĩa của đau khổ, nhưng quan trọng hơn vẫn là cố gắng t́m một liều thuốc khả dĩ chữa trị cho “căn bệnh trầm kha” này.
Nhưng khốn nỗi! Khi con người gặp đau khổ, mọi giải thích, khuyên răn xem ra là trở nên vô nghĩa. Mọi bàn luận, suy tư phải dừng lại trước kinh nghiệm đau khổ của chính mỗi người.
Đến lúc không chịu nỗi con người t́m cách tránh khổ, khi tránh không được, con người chạy đến tôn giáo, v́ có nhiều tôn giáo chỉ cho người ta phương pháp tránh đau khổ.
Tôn giáo không chủ trương tránh khổ, thứ nhất v́ đó là điều không tưởng. Đau khổ sinh ra do ḷng ham muốn, mà nhiều khi có có những ham muốn cao thượng, tốt đẹp, nay diệt ham muốn, chẳng những diêït luôn cả những ham muốn cao cả, hướng thượng nơi con người ta?
Thứ đến, tránh đau khổ chỉ là một phương cách tiêu cực. Chấp nhận đau khổ một cách anh hùng mới là phương cách tích cực. Huống chi đau khổ c̣n cần thiếtđể tôi luyện con người cho càng ngày càng tốt đẹp hơn. Tất cả ai có kinh nghiệm chấp nhận đau khổ trong ư thức đều công nhận rằng nhờ đó đau khổ bị triệt tiêu và tan vỡ nên dũng lực hơn, tốt đẹp hơn.
Lâu nay, những người công giáo chân chính đều t́m thấy trong đau khổ có những ư nghĩa thâm sâu. Qua mỗi dịp đau khổ, ta t́m thấy một bài học sâu xa Chúa muốn dạy ta, hay huấn luyện cho ta có một khả năng, đức tính nào đó trên bước đường t́m về chân lư là chính Chúa.
Đau khổ cũng là một mầu nhiệm, và bởi là mầu nhiệm, sự hiện hữu của đau khổ cũng vượt quá sự hiểu biết của loài người, đồng thời cũng là món qùa cần thiết và qúi báu Chúa ban cho nhân loại. Từ đó, thái độ của con người trước đau khổ là đón nhận với ḷng hân hoan và cảm tạ Thiên Chúa.
Chỉ bằng đau khổ, Thiên Chúa toàn năng mới có thể cứu nỗi chúng ta, ngoài đau khổ, không c̣n con đường cứu rỗi nào khác. Như thế, qủa nhiên đau khổ là một mầu nhiệm, vượt qúa sự hiểu biết của loài người với tất cả những hạn hẹp của đầu óc một loài thụ tạo.

II. ĐAU KHỔ LÀ G̀
Đau khổ là một trạng thái của hạnh phúc vốn là sự ḥa điệu nội tâm, an nhiên tự tại. Đau khổ phá vỡ sự ḥa điệu đó do nhiều nguyên nhân: hoặc thể lư, hoặc thuộc tinh thần, t́nh cảm… tùy theo quan điểm triết học, tâm lư học hay tôn giáo, đau khổ mang nhiều sắc thái khác nhau, từ đó đưa đến những giải quyết khác nhau. Xin tŕnh bày khái quát một số quan điểm về vấn đề đau khổ.


1. Tâm lư học
Đau khổ là một trạng thái t́nh cảm phát sinh từ một khuynh hướng không được thỏa măn những nhu cần thiết yếu của con người. Tuy nhiên, trong thực tế, có mấy ai hoàn toàn măn nguyện với chính bản thân của họ đâu? Nỗi khát vọng sâu thẳm trong ḷng người ta ai đo cho được?
Khát vọng vừa lôi kéo con người lên cao, vừa đưa đẩy con người rời xa những thực tại căn cốt nơi chính họ, khiến họ luôn băn khoăn t́m kiếm những thứ hạnh phúc và hoan lạc ở một chốn xa xôi nào đó, mà vô t́nh phủ nhận chính những giá trị thiết thực trong nội tại của bản thân và rất cận kề với cuộc sống của cá nhân họ. Con người đau khổ cũng do thiếu niềm tin nơi chính ḿnh và nơi cuộc sống. Bởi thế con người luôn bị dày ṿ với biết bao điều gai chướng, luôn bị xâu xé bởi biết bao nỗi quay quắt khó chịu chỉ v́ ai không biết khoan hồng với kẻ khác luôn mang trong ḿnh cái khổ của ḷng kiêu ngạo.
Thái độ thiếu tin tưởng vào chính ḿnhdễ xô đẩy con người rơi xuống hố thẳm của sự chán chường, vô vọng, họ muốn buông xuôi tất cả, để mặc cho đời ḿnh cứ gieo neo, cứ phiêu dạt theo cơn lốc xoáy của kiếp phù sinh điên đảo. Nhật Quang đă từng khẳng định: “trên đời thực ta không có mấy người sinh vào ngôi sao xấu. Người ta thất bại thường là v́ thiếutự tin, v́ không dám liều, v́ thất vọng”. Chủ trương sống thụ động, lười nhác đă chôn sâu con người trong nấm mồ nghiệt ngă của đau khổ. Foch đă nhắc nhở những người chỉ co ro ở xó tối của cuộc đời để nguyền rủa thân phận bọt bèo của ḿnh: “đừng làm cho việc cỏn con ra bi thảm. Hăy giản dị hóa việc gian nguy”. Khi cuộc sống trở thành “gánh nợ đời” siết chặt đôi vai yếu nhược của con người: họ cứ măi kéo lê số kiếp đắng cay của ḿnh trên những nẻo đường chông gai sỏi đá, gắng gượng chống chọi với những bảo tố cuồng phong nổi lên trên biển đời. Sự cay nghiệt của cuộc sống rất có thể trở thành mồi lửa làm bùng cháy lên những cơn nổi loạn khủng khiếp nơi những kẻ đă từng tù túng, giam hăm lâu dài trong cảnh cùng cực. Họ sẽ bất chấp tất cả, phá đỗ tất cả, để giải tỏa phần nào nỗi uẩn ức bị dồn nén bấy lâu nay trong tiềm thức của họ: “sầu đau là vú nuôi của điên loạn” là vậy.
Khi con người c̣n đang măi mê, loay hoay với những nỗi đau của thân xác và tâm lư nơi bản thân, kẻ thù “cô đơn” lại thừa cơ xông đến tấn công họ. Ôi sự trống vắng cô liêu của tâm hồn con người c̣n thê thảm hơn cả sự hoang vu, chết chóc nơi xa mạc cằn cỗi! Con người vốn là một sinh vật xă hội, luôn tha thiết chia sẽ với anh em đồng loại của ḿnh những tâm tư, t́nh cảm, kiến thức, kinh nghiệm… để mong được hiểu biết, được cảm thông, được thăng tiến theo nhịp bước của tha nhân. Do đó, nếu có ai lỡ thất bại trong tương quan với xă hội v́ chính trở ngại của chính cá nhân ḿnh, tâm hồn họ trở nên băng hoại, khốn đốn, quạnh hiu. Một thành viên ở giữa cộâng đồng nhân loại, mà phải sống như một kẻ xa lạvới con người th́ sự hiện diện của cá nhân đó c̣n ư nghĩa ǵ?
Thật vậy, đau khổ có thể đến với con người từ nhiều phía, nó cũng dư sức đẩy dồn những con người nhu nhược, yếu thế, bi quan vào ngơ cụt của cuộc sống để rồi nhận ch́m họ một cách bạo tàn (thời sự thần học số 31. Hiếu Liêm. Tr 9).


2. Hữu thể học
Đau khổ, hiểu như sự ác là đối nghịch với sự thiện. Sự ác có thể được hiểu theo hai cách :
Sự ác nơi chủ thể của nó, đó là sự ác theo nghĩa chất thể. Đây là một thực tại tích cực. V́ sự ác hiểu theo hai nghĩa này chính là chủ thể thiếu một sự thiện hay hoàn hảo nó phải có.
Sự ác là làm cho chủ thể của nó ra xấu, đó là sự ác theo nghĩa mô thể. Sự ác này chỉ là: “vắng bóng sự thiện” hay có thể nói là “thiếu sự thiện hoặc sự hoàn hảo phải có nơi chủ thể”. Sự ác hiểu theo nghĩa mô thể là không thực tại: v́ nếu nó là thực tại, tất nhiên nó là sự thiện theo mức độ hiện hữu của nó. Sự ác này không phải là một tùy thểsuông, nhưng là “sự khuyết phạp một điều thiện riêng”. Thánh Tô-ma viết: “sự ác theo đúng nghĩa chỉ là t́nh trạng thiếucái ǵ mà một vật tự nhiên có và phải có”.
Như vậy, tuy sự ác không phải là một thực tại, nhưng nó cũng không phải là hư vô (thời sự thần học số 31. Hiếu Liêm. Tr 10).


II. MỘT VẤN NẠN LỚN: TẠI SAO?


1. Nguyên nhân đau khổ
“ Dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc , mọi việc đều có thời” (Giảng viên 3,1). Chính cái “lúc”, cái “thời” đó là nguyên nhân gây bao đau khổ cho con người nào là hạn hán, mất mùa, thiên tai, lụt lội, núi lửa, động đất… những điều này xăy ra ngoài tầm dự kiến, ngoài khả năng chống đỡ của con người. Thiên nhiên vẩn biến chuyển từng ngày từng giờ, và luôn có những bất trắc. Tuy nhiên, cũng phải nh́n nhận rằng, con người đă tác động một phần lớn lên môi trường thiên nhiên, nên nhiều khi chính ḿnh phải gánh chịu những hậu qủa. Đúng là “gậy ông đập xuống lại dần lưng ông”.
Nhiều khi sự đau khổ nằm ngay trong tiến tŕnh phát triển của con người, bóng tối nằm ngay dưới đế đèn đang chiếu sáng. Nếu có một mùa xuân cuộc đời đầy vui tươi tăng trưởng, sức khỏe dẻo dai th́cũng có một mùa xuân tuổi già, bệnh tật, mỏi mệt… Nếu xét đau khổ như một khiếm khuyết, sự bất toàn, th́ điều đó nằm sâu ngay trong thân phận của mỗi chúng ta. Và có lẽ, đỉnh cao của sự bất toàn, của giới hạn, của đau khổ đó chính là cái chết, điều mà không ai có thể từ chối và trốn tránh khỏi (thời sự thần học số 31. Hiếu Liêm. Tr 11).
 
2. Tại sao Thiên Chúa lại cho phép xảy ra đau khổ?
Là những người có đức tin, chúng ta có thể nh́n vấn nạn “tại sao có đau khổ?” dưới một khía cạnh khác: tại sao Thiên Chúa cho phép những đau khổ xảy ra như thế? Nếu Thiên Chúa là đấng tốt lành và quyền năng, tại sao Ngài lại để một đứa trẻ sơ sinh chết v́ bệnh AIDS ngay khi lọt ḷng mẹ? Hay là Thiên Chúa chẳng tốt lành và Ngài cũng chẳng có quyền năng?
Có lẽ đây không phải là câu hỏi mới mẽ ǵ, từ ngàn xưa con người đă đặt ra những vấn nạn như thế. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, chúng ta cũng bắt gặp những tư tưởng như vậy:
“Lạy Chúa, sao Chúa nỡ đứng xa, ngày khốn quẫn, sao Ngài đành ẩn mặt?” (Tv 10, 1)
Hoặc:
“Mắt của Ngài thật quá tinh tuyền , không thể chịu đựng được điều gian ác. Ngài không thể nh́n xem cảnh khốn cùng, tại sao Ngài cứ đứùng nh́n quân phản bội. Sao Ngài lặng thinh, khi kẽ gian ác nuốt chửng người chính trực hơn ḿnh?” (Kha-ba-cúc 1.13).
Và c̣n nhiều câu chất vấn như thế nữa vang vọng trong Kinh Thánh. Thiên Chúa dường như vẫn lặng thinh không đáp trả? Thiên Chúa thích im lặng.
Gần chúng ta hơn, biến cố 11. 09. 2001 ở Mỹ, trung tâm thương mại thếâù giới bị khủng bố, hàng ngàn người bị thiêt mạng. C̣n ở Việt Nam, ngày 29. 10. 2002 cuộc hỏa hoạn khủng khiếp xảy ra ở trung tâm thương mại Quốc tế, hàng trăm người thiệt mạng, có ngưới cháy đen không c̣n có thể nhận diện… sự dữ và đau khổ vẫn là nỗ ám ảnh con người (thời sự thần học số 31. Hiếu Liêm. Tr 13).


3. Thiên Chúa muốn con người phải đau khổ sao?
Cách chung, người ta thường nh́n đau khổ như cách thức Thiên Chúa thử luyện con người. Sự giải thích này đem lại nguồn an ủi nào đó cho nhữngngười đang gặp mất mát, tuy nhiên cũng dễ làm cho người ta hiểu Thiên Chúa như một người nhỏ mọních kỷ.
Thiên Chúa của Kinh Thánh, Thiên Chúa của mạc khải, không hề muốn con người phải đau khổ. Thiên Chúa chúc lành cho Abraham, để qua ông, một ḍng dơi đông đúc ra đời. Thiên Chúa đă cứu Môsê, dân được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Thiên Chúa đă ban lề luật để hướng dẫn dân. Ngài yêu thương mọi người, đặc biệt là cô nhi, qủa phụ. Thếù nhưng con người khước từ  t́nh yêu Thiên Chúa và như thế con người đau khổ. Các ngôn sứ đă cảnh báo dân về những hành vi xấu xa của họ, những hành vi này tự bản chất sẽ dẫn con người đến đau khổ. Thiên Chúa đă nói qua miệng ngôn sứ Isaia:
“Có người mẹ nàoquên được con thơ của ḿnh, hay chẳng thương đứa con ḿnh đă mang nặng đẻ đau?Cho dù nó có quên đi nữa, th́ Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49, 15).
Thiên Chúa như người mẹ hiền, chẳng lẽ Người lại gởi đau khổ đến để thử thách chúng ta hay sao?
Kinh Thánh cho chúng ta thấy dân Israel thường kêu cầu Chúa khi họ gặp thử thách, gian nan và thậm chí họ c̣n kêu trách Thiên Chúa nữa. Tuy nhiên, sâu xa họ vẫn thấy rằng Thiên Chúa hằng nâng đỡ, yêu thương và quan pḥng.
Tóm lại, Thiên Chúa không hề muốn con người phải đau khổ. Đôi khi, chính con người gây đau khổ cho ḿnh, có khi v́ những chọn lựa sai lầm của bản thân, có khi phải hứng chịu hậu qủa do việc làm của người khác… Thế nhưng, những điều đó xảy ra, không có nghĩa là Thiên Chúa muốn con người phải Đau khổ. (thời sự thần học. số 31. Hiếu Liêm. tr 15).


4. Đừng đỗ lỗi cho Thiên Chúa
Để hiểu được vai tṛ của Thiên Chúa trong những nỗi đau khổ của con người, có lẽ chúng ta phải xem lại những hiểu biết của ḿnh về Thiên Chúa. Thiên Chúa toàn năng phải chăng được hiểu là người điều khiển tất cả mọi việc? Nếu Thiên Chúa toàn năng, tốt lành, điều khiển mọi chuyện, tại sao vẫn xảy ra bao điều bất công, đau khổ? Đây là câu trả lời của Rabbi Do Thái, Haroid Kushner, ông đă quan niệm đau khổ đến từ những chọn lựa luân lư, cũng như đến từ những nguyên nhân tự nhiên khác.
Tại sao người lành phải chịu bao đau khổ? Một nguyên nhân lư giải điều này là do con người đôi khi đă sử dụng tự do của ḿnh mà xúc phạm đến người khác. Tự do là điều cao quí Thiên Chúa ban tặng cho con người, nên dù con người có lạm dụng, Người cũng không rút lại tự do đó. Con người tự do đến đến độ có thể khước từ cả Thiên Chúa, do vậy Thiên Chúa chỉ xót thương chứ không ra tay chận đứng tự do của con người (Xc. When bad things happen to goople, tr. 81)


5. Thiên Chúa không can thiệp trực tiếp vào những định luật tự nhiên
Từ khi tạo dựng, Thiên Chúađă đặt để nơi thiên nhiên những định luật riêng của nó. Mặt trời là phát nhiệt và chiếu sáng, lửa có khả năng thiêu đốt… Nếu ta quan sát kỹ, dù là một sinh vật nhỏ bé nhất, ta vẫn thấy bên trong đó là một bộ máy tinh vi, Thiên Chúa đă “lập tŕnh” sẳn cho từng loài. Và cứ theo lập tŕnh đó, muôn sự vận hành , Thiên Chúa không trực tiếp can thiệp vào qui luật tốt lành Người đă đặt để đó.
Và như vậy, chúng ta không thể qui trách nhiệm cho Chúa về vụ động đất cả hàng ngàn người vô tội thiệt mạng, về những trận lũ lụt khũng khiếp tàn phá thiên nhiên và con người… Động đất, thiên tai… không phải là hành động nổi khùng của Thiên Chúa. những điều này xảy ra là do vận hành của qui luật tự nhiênmà thôi. Thiên Chúa vẫn công bằng, yêu thương, không hề bất công và ruồng bỏ con người. Thiên Chúa vẫn quan tâm con người bằng cách cho họ can đảm để vượt qua những gian nan: và có thể qua những khó khăn, ḷng người sít lại gần nhau hơn (xc Sđd tr. 58 - 60).


IV. Ư NGHĨA CỦA ĐAU KHỔ


1. Ư nghĩa của đau khổ theo niềm tin Kitô giáo
Nơi khuôn mặt của Đấngtử giá, ư nghĩa đích thực của đau khổ được biểu lộ. Nơi Người, đau khổ không chỉ c̣n là một truyện thường, nhưng đă trở thành một lư tưởng huyền nhiệm. Nó không c̣n là một h́nh phạt đè bẹp hay một gánh nặng mà người ta phải kéo lê v́ bị Thiên chúa dọa phạt: nó là một lễ dâng tự t́nh chấp nhận và được dâng lên Cha trên trời, trong một nhiệt t́nh mến yêuđền tạ.
Tiếng kêu yêu thương: “Ta khát”. Sự chua chát đắng cay oán hờn không hề có chỗ trong tâm t́nh của Ngài. Tiếng kêu cuối cùng của Chúa Giêsu là lời tuyên xưng niềm phó thác trọn vẹn trong tay Cha. Sự chết cũng như đau khổ đă được đón nhận trọn vẹn.
Chúa Giêsu chịu đau khổ tột độ tới cả chổ tâm t́nh thâm nhất với Chúa Cha, nhưng Người không để ḿnh hoảng sợ, Người duy tŕ một niềm cậy trông không lay chuyển, một xác tín được Cha dẫn đưa cách vững chắt trong cuộc mạo hiểm thập giá.Từ nay khuôn mặt đau khổ Kitô giáo sẽ là khuôn mặt an b́nh (Đấng chiến thắng nhờ đau khổ. J. Gatlot. tr 30).


2.Chúa Giêsu chiến thắng nhờ đau khổ
Đau khổ không phải là đích điểm, nó là một hành tŕnh, nó luôn luôn loan báo một hạnh phúc cao hơn. Chúa Giêsu đă nhiệt liệt yêu Cha và yêu loài người suốt quăng đời kư thế, cuộc khổ nạn đă giúp Người đưa t́nh yêu này tới tột độ, một t́nh yêu như thế đă vinh thắng ngay giữa ḷng đau khổ, v́ nó tự nuôi dưỡng bằng đau khổ, nó biến đau khổ thành t́nh yêu.
Như vậy đau khổ không c̣n làm suy yếu hay đè bẹp, dĩ nhiên nó vẫn c̣n giữ tính chất phiền hà, vẫn c̣n là một vết thương, nhưng nó trở thành vết thương t́nh mở rộng trái tim cho một t́nh yêu mạnh mẽ hơn và hoàn toàn hơn.
Chính trong cuộc khổ nạn mà ta thấy được tầm vóc nhân lọai của Chúa Giêsu. Ngôi lời nhập thể hẳn đă không trọn vẹn ôm ấp thân phận con người, nếu Người tránh né đau khổ.
Mặt khác, Nếu đau khổ phô bày con người trong yếu hèn thể lư và trong cao cả tinh thần, nó đă biểu lộ chính Thiên Chúa nơi Đức Giêsu…
Đức Kitô trên thập giá đó chính là Thiên Chúa giải quyết vấn đề đau khổ không phải bằng một giải pháp bên ngoài do phân định toàn năng của Người, nhưng bằng cách đích thân đến chịu đau khổ và bằng cách cảm nghiệm từ bên trong thực tại rất cay đắng và nặng nhọc này?
Đau khổ trở thành người mặc khải Thiên Chúa. V́ chính trên khuôn mặt đau thương của Đức Kitô xuất hiện đặc tính căn bản nhất của hữu thể thần linh: “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Ga 4, 16), (mầu nhiệm đau khổ. Lê Duy Thuấn. tr 32).
Đau khổ sẽ chẳng bao giờ đánh mất dung mạo thần linh mà Chúa Giêsu ban cho nó. Các tín hữu được mời gọi dấn thân vào đau khổ theo gương Thầy như là một công tŕnh thần linh. Đó là Thiên chúa lôi kéo họ chịu đau khổ như chính Người đă chịu, cũng như Người đă cho họ có khả năng yêu mến bằng t́nh yêu Thiên Chúa, Người cũng sẽ cho họ sức mạnh để chịu đau khổ theo cách thức Thiên Chúa. Do đó chẳng những không làm giảm thiểu con người, mà đau khổ c̣n làm phát triển trong họ sự hoàn thiện của Thiên Chúa.
Thế nhưng vào lúc mà Người bị tước đoạt mọi phương tiện hành động nhân loại th́ thật sự Người lại có hiệu lực một cách tuyệt vời theo chương tŕnh Thiên Chúa định liệu. Nhờ đau khổ và sự thất bại đó, Người chiếm được phần rỗi cho cả loài người. Như vậy ĐứcKitô đă biến đau khổ thành dụng cụ cứu độ, thành đại phương tiện giải thoát. Người mời gọi chúng ta tin rằng: mọi đau khổ được gửi đến cho chúng tanhư một sứ mệnh cứu rỗi, rằng nếu biết quăng đại đón nhận và dâng hiến, đau khổ sẽ góp phần vào việc biến đổi thế giới, và làm cho nhân loại nên tốt hơn. Khi con người đă mất tất cả, họ vẫn c̣n đau khổ làm gia tài. Khi một cuộc sốngxem ra vô dụng, mất hết hiệu năng nhân loại, nó vẫn c̣n có thể chiếm được một hiệu năng ưu việt nhờ dâng hiến chính sự vô dụng đó, nhờ khiêm nhường chấp nhận sự bất lực này. (Đấng chiến thắng nhờ đau khổ. J. Gatlot, tr 50).


3. Đau khổ thanh luyện đức tin của người Kitô hữu
Chúng ta không nên tin rằng những đau khổ xảy đến là dấu hiệu Thiên Chúa lăng quên hay khinh chê chúng ta, nhưng chúng ta hăy coi đó là dấu hiệu rơ ràng nhất chứng tỏ Thiên Chúa săn sóc chúng ta, v́ tẩy rữa tội lỗi chúng ta, cho chúng ta cơ hội để chiến đấu, để rèn luyện bản thân… biết như thế, chúng ta đừng buồn phiền trong những thử thách nhưng hăy vui mừng hớn hở như Thánh Phaolô nói: “bây giờ tôi vui mừng trong những đau khổ của tôi”. Bổn phận của một tâm hồn quảng đại là say yêu đó là đón nhận những nghịch cảnh và những đau buồnmột cách dũng cảm, là chịu đựng những thử thách. Nhưng tốc độ của sự dũng cảm và dấu hiệu của một linh hồn tỉnh thức vượt trên mọi t́nh cảm nhân loại, là biết tạ ơn Đấng đă cho thử thách xẩy đến” (Thánh Gioan Kim Khẩu), (Đấng chiến thắng nhờ đau khổ. J. Galot. tr 39).
Thánh Âu tinh nhận xét: “Nếu Thiên Chúa luôn luôn để cho bạn được thịnh vượng, ban cho bạn dồi dào mọi của cải mà bạn chẳng phải chịu một khổ cực, một phiều phức, một lo âu nào ở đời tạm này, th́ bạn sẽ cho những lợi ích vật chất đó là của quí nhất Thiên Chúa ban cho tôi tớ của Ngài, và bạn sẽ chẳng c̣n ước mong từ nơi Chúa những sự tốt lành hơn. V́ thế, ở đời này Chúa pha vào những của cải dịu ngọt độc hại này biết bao chua xót cay đắng, để chúng ta biết t́m những của cải dịu ngọt bổ ích khác”.
Thánh Cyprianô nói: “đau khổ là cánh cho tôi bay thẳng về trời”. Các nhà tư tưởng và tâm lư học đều thú nhận rằng một đời sống ủy, một đời sống hưởng thụ dầu chính đáng không thể đi đôi với một lư tưởng cao đẹp. Hơn nữa, những dể chịu của đời sống, sự thoát khỏi moiï lo lắng vật chất, rồi tiện nghi, không đem lại nghịlực và thường thường đưa đến chổ buông tuồng bừa băi (Tin Mừng về đau khổ. E. Hocedez, S.J. tr 39).


4. Đau khổ là lời mời gọi sống yêu thương
Kinh nghiệm về đau khổ cho chúng ta một tâm hồn mới, làm cho chúng ta hiểu những đau khổ của kẽ khác, nhất là đau khổ của Chúa Kitô, và thông cảm với những đau khổ đó. Người ta chỉ thực sự thông cảm với điều chính họ đă trăi qua, những người luôn luôn khỏe mạnh không hiểu được những người đau yếu và sự bất lực của họ, và những ai chưa khóc không thể biết những chua xót của nước mắt.
Thật là một kỳ diệu không ngờ. Chính Chúa cũng qua trường đau khổ: Chúa đă tự đào tạo để làm vai tṛ lănh đạo, và làm thầy thượng tế của nhân loại bằng đau khổ, nhờ đau khổ Chúa đă gặp được sự hoàn tất và sự trọn hảo như Chúa đă mạc khải cho chúng con qua thánh thư gửi cho giáo dân Hy-bá (mầu nhiệm đau khổ. Lê Duy Thuấn. tr 50).
“Khi c̣n sống trong xác thịt, Người đă lớn tiếng kêu van khóc lóc nài xinĐấng có thể cứu Người khỏi chết, và v́ Người có ḷng đạo đức nên đă được nhận lời, dẫu là con Thiên Chúa, Người đă học vâng lời, bởi những đau khổ Người phải chịu và sau khi đă hoàn tất, Người đă trở nên nguồn sự sống đời đời cho những ai vâng phục Người” (Dt 5:7-9).


5. Người Kitô hữu trưởng thành trong đau khổ
Đau khổ sẽ dạy cho chúng ta nhiều bài học sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn. Thiên Chúa cũng giống như cha mẹ, rất thương con, nhưng thỉnh thoảng vẫn sửa dạy con ḿnh bằng h́nh phạt v́ lợi ích riêng của nó.
Sự quan pḥng của thiên Chúa không miễn trừ cho người công chính khỏi đau khổ, nhưng là thúc đẩy họ vượt thắng khổ đau, để nhờ đó mà tiến bộ cao dần lên măi về mặt tinh thần. V́ thế, con người phải phân biệt được giữa một bên là sự dữ tinh thần hay luân lư, tức là những rôí loạntrật tự, những tai họa và nhữngâu lo kinh hoàng do tội lỗi con người gây ra, và bên kia là những nghịch cảnh phát nguyên từ những định luật tự nhiên. Đó là hai loại khổ đau hoàn toànkhác biệt nhau. Loại khổ đau thứ nhất vừa làm cho đau đớn, lại vừa có hại như nọc độc. Nó gây ra bệnh và làm cho nhiểm trùng chính ngay trong cái tôi, ngay trong tinh thần, với những hậu qủa khốc hại trầm trọng hằn sâu trong t́nh cảm và lên trên thể xác.
Nếu con người biết dùng những động lực của t́nh cảnh bức thiết, th́ t́nh cảnh bức thiết sẽ tôi luyện và gia tăng ư chí của con người. Cương quyết, kiên tŕ và can đảm của con người là những đức tính đă được phát sinh ra do chính những chướng ngại hầu như con người không thể vượt qua nỗi.
Nếu ư thức luân lư đạo đức đă rực sáng lên, nếu ư thức về nhân phẩm cá nhân bắt đầu đă ló dạng và tiết phát, th́ chính ở ngay trong cuộc đương đầu với các nghịch cảnh, hay là ở trong khả năng đạt được nhờ biết b́nh tĩnh chịu đựng chúng một cách sáng suốt và không bao giờ bó tay chịu thua.
Đau khổ thúc đẩy con người chiến đấu chống lại nó nhờ sự giúp đỡ của Thiên Chúa và nhờ bàn tay của chính họ, để rồi dần dần vượt thắng đau khổ bằng cách biến đỗi con người thành một hữu thể ngày càng thiêng liêng hơn, ngày càng thần linh hơn. Ca dao tục ngữ Việt Nam đă nhận xét rất thực tế và sâu sắc rằng: “có thân th́ có khổ, có khổ mới nên thân”. Trong quá tŕnh tiến hoá của loài người, khát vọng hoàn thiện là động cơ, c̣n nghịch cảnh là nhiên liệu giúp con người thành nhân (thời sự thần học số 31. Hiếu Liêm. Tr 22).
Phải chăng đau khổ không hiển nhiên là cơ hội lớn nhất và duy nhất để thánh tông đồ biểu dương tính cách anh hùng của t́nh yêu Ngài đối với Chúa sao?Và đồng thời đau khổ cũng chẳng là một điều kiện và là sự kích thích cần thiết cho việc phát triểnnhân cách và vinh quang tinh tuư nhất của Ngài sao (Đấng chiến thắng nhờ đau khổ . J. Galot, tr 60).  

       
6. Cuối cùng đau khổ vẫn là một mầu nhiệm
Chúng ta có thể loại thiên chúa ra khỏi bức tranh ảm đạm về đau khổ, thế nhưng vấn nạnvề đau khổ vẫn c̣n đó. Vậy đau khổ từ đâu mà đến?
Chúng ta trởø về câu chuyện của Thánh Kinh, sự đau khổ của ông Gióp là một điển h́nh. Thiên Chúa không trực tiếp trả lời nguyên nhân nào Gióp đau khổ. Không phải Thiên Chúa lẫn tránh, nhưng dường như sứ điệp Kinh Thánh dẫn chúng ta đến điều cao hơn, sâu hơn: chương tŕnh và ư định Thiên Chúa vượt quá giới hạn của con người. Khoảng cách từ con người đến Thiên Chúa là vô biên. Ngay cả những thực tại trần gian, con người c̣n chưa hiểu hết, huống chi là đ̣i hiểu chương tŕnh của Thiên Chúa! như vậy, vấn nạn sự dữ, đau khổ c̣n đó, đau khổ vẫn là một huyền nhiệm. Câu trả lời cho vấn đề là: con người tích cực, chủ động đón nhận những biến cố xảy ra, và biết mở ḷng ra cảm thông hơn với những anh em đồng loại, hơn là cứ khăng khăng t́m hiểu cho được (thời sự thần học số 31. Hiếu Liêm. Tr 38).


V. KẾT


 Người Kitô hữu không có quyền thất vọng. Họ cần phải nh́n thẳng vào những thực tại sâu nhiệm nhất của cuộc đời. Họ cần phải lắng nghe những tiếng th́ thầm yêu thương của Thiên Chúa ở ngay trong tiếng rên siết thê lương nhất vọng lên từ đáy tim của những con người đang ngụp lặn giữa những cơn sóng dồn gió dập của kiếp phù sinh.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đă thiết tha nhắn nhủ những chủ nhân của thế giới trong thiên niên kỷ thứ ba sắp tới rằng: “trong ư thức của mỗi con người, cần phải cũng cố niềm xác tín rằng có một ai đó đang nắm trong tay ḿnh vận mệnh của một thế giới đang qua đi. Có ai đó nắm giử ch́a khóa cái chết và hoả ngục. Có ai đó là Anpha và Ômêga của lịch sử con người, dù là lịch sử cá nhân hay tập thể. Nhất là phải củng cố niềm xác tín rằng Ai đó là t́nh yêu. T́nh yêu đă hóa thân làm người. T́nh yêu đă bị đóng đinh vào thập giá và đă sống lại. T́nh yêu luôn hiện diện giữa loài người! Người là t́nh yêucủa hy lễ tạ ơn. Người là nguồn mạch hiệp thông không thể cạn khi Người yêu cầu chúng ta: “các con đừng sợ”.
Thực thế, đức tin, đức tin mở lối cho người Kitô hữu nhận diện được ư nghĩa đích thực và giá trị của đau khổ diễn ra nơi con ngườitrong cuộc lữ hànht́m về cùng đích tối hậu của nhân trần. Thiên Chúa không cổ vơ cho cuộc sống khổ đau, nhưng Thiên Chúa vẫn để cho con người vươn ḿnh thăng tiến trong những nỗi bi cực của nhân trần.
Thực sự chẳng có ai thích t́m đau khổ, người ta muốn tránh bao nhiêu có thể. Nhưng điều người ta không t́m vẫn tự dưng mà đến. V́ nó như một phần của cuộc đời con người, dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải đối diện. Vấn đề ta tích cực đón nhận, và t́m ra nơi nỗi đau khổ ấy một ư nghĩa. Qua đau khổ, ta có cơ hội nhận ra điều ǵ là căn cốtnhất của đời ḿnh. Cũng chính qua đau khổ thúc đẩy tha nhân phải t́m đếnchia sẻ cảm thông, nâng đỡ nương tựa vào nhau, đồng hành với nhau, tạo nên sức mạnh kiên cường của t́nh thương để quật ngă những nỗi nguy nan, hiểm nghèo. Đau khổ chứa đựng một bài học giúp con người nhận ra thân phận mong manh, yếu đuối của ḿnh. Sự cảm nhận chân thực đó khơi nên nỗi khao khát thẳm sâu nhất vọng lên từ tấm ḷng mỗi người là muốn sống yêu thương. Khát vọng yêu thương vô biên của nhân thế chỉ có thể được thỏa măn khi mọi người biết cùng nắm tay nhau t́m về với t́nh yêu tuyệt đối và bất tận nơi Thiên Chúa là Đấng luôn mong mỏi chia sẻ cuộc sống thần linh tràn trào hạnh phúc cho thụ tạo giống h́nh ảnh Ngài.


 
CÁC SÁCH THAM KHẢO
1. Nhóm Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm.(2003). Thời sự thần học số 31
2. Lê Duy Thuấn (19891. Mầu Nhiệm Đau Khổ. Nxb Di’s Graphics & Printing (Hoa Kỳ)
3. J. Galot. Đấng Chiến Thắng Nhờ Đau Khổ.
4. E. Hocedez (1993). Tin Mừng Về Đau khổ. Nxb Taiwan.
5. Thời sự thần học số13