TẠI SAO TA SUY LUẬN SAI ?

Phêrô Nguyễn Quốc Dũng,  Micae Trước, Casimir Nguyễn Đ́nh Nhật  

image001.jpg (13090 bytes)  image003.jpg (7425 bytes)  image007.jpg (8184 bytes)  image005.jpg (8097 bytes)  image009.jpg (8691 bytes)

DẪN NHẬP

Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn có nhu cầu phải suy luận. Nghề nghiệp nào cũng cần tới suy luận. Trong đó phải kể đến các nhà báo, luật sư, chánh án, cảnh sát h́nh sự,....là những nghề cần đến sự suy luận rất nhiều, đặc biệt là trong khi tranh luận, không ít người lập luận luẩn quẩn, ṿng quanh và sai lầm, hay phạm phải "lư sự cùn", khăng khăng khẳng định một điều nào đó mà không chứng minh, hoặc ngụy biện một điều để che dấu những ẩn ư bên trong, hoặc nhiều người không đủ tỉnh táo và kiến thức lôgích để vạch ra những điều vô lư của người đối thoại và bảo vêï ư kiến của ḿnh. Vậy do đâu chúng ta lư luận sai? Đây chính là vấn đề mà chúng ta cần thảo luận và nghiên cứu.
Để giải quyết vấn đề này, xin đưa ra một số lư do dẫn đến việc chúng ta lư luận sai:
 
I. ĐỊNH NGHĨA SUY LUẬN
Suy luận là một quá tŕnh nhận thức hiện thực một cách trực tiếp: từ một hoặc một số phán đoán đă biết chúng ta suy ra một phán đoán mới.
 
II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC SUY LUẬN SAI


1. Ngôn Ngữ Của Loài Người Thiếu Thốn
Ngôn ngừ loài người không thể diễn tả được hết ư nghĩa của những sự vật trong vũ trụ, đặc biệt những ư tưởng trừu tượng. V́ ngôn ngữ nào giàu lắm là được bốn trăm ngàn năm, nhưng mà sự vật vũ trụ, t́nh cảm và ư tưởng của con người th́ vô cùng. Chẳng hạn như màu xanh lá cây, nếu ta để ư xét kỹ th́ trên trái đất này có hàng mấy tỷ thứ, v́ chẳng bao giờ có hai mày lá cây giống hệt nhau, vậy mà ta có bao nhiêu tiếng để chỉ những màu đó? Nhiều lắm là hai chục tiếng: Xanh non, xanh nhạt, xanh đậm, xanh lá mạ, xanh hoa lư…..Bước vào lănh vực trừu tượng, ta c̣ thấy hoang mang hơn. Ví dụ như quan niệm dân chủ hoặc tự do. Mỗi thời đại, mỗi dân tộc, thậm chí mỗi người có một quan niệm khác nhau, mà ta có được bao nhiêu tiếng để phân biệt? V́ thế mà, người ta vẫn căi nhau và viết hàng ngàn hàng vạn pho sách về vấn đề này, mà kết cục th́ chẳng ai chịu nghe ai.
Ngay trong lănh vực khoa học, mà danh từ phải có một nghĩa rất chính xác, ta cũng thấy cái tai hại của sự thiếu dụng ngữ. Chẳng hạn từ ngữ “tốc độ ánh sáng” làm cho ta nghĩ rằng ánh sáng như một chiếc xe chuyển động trên đường; do đó mà nhiều thế hệ những nhà vật lư phải lưng túng cho măi đến khi thuyết tương đối của Einstein xuất hiện, mới dẫn dắt họ ra khỏi thế bí.
V́ vậy, ta phải nhớ quy tắc này: khi dùng một tiếng nào phải rất thận trọng, hiểu rơ nghĩa của nó; tiếng nào có thể làm cho người khác hiểu lầm th́ nên định nghĩa lại cho người khác hiểu lầm ta.


2. Do Ta Ít Chịu Suy Nghĩ

Tật làm biếng suy nghĩ là tật chung của con người. Chẳng hạn như, để trắc nghiệm về sự suy nghĩ của trẻ em ở lứa tuổi 10 và 11. người ta đă hỏi các em câu hỏi sau và với lời đề nghị là phải trả lời ngay, thật nhanh: “Một cân bông và một cân sắt, th́ cân nào nặng hơn?”. Vậy mà có rất nhiều trẻ, liền trả lời ngay là cân sắt.
Một ví dụ khác, một thanh tra tiểu học Pháp viết một đoạn về công dụng của sự bắt chước như sau: “….một em nhỏ tên là Mowgli, bị bỏ rơi trong rừng và được chó sói nuôi nấng, khi lớn lên em rất giống chó sói về sức mạnh, cũng như về sự nhanh nhên, điều đó chứng thực rằng bản tính con người rất dễ uốn nắn”. Trường hợp này có thể từng xảy ra ở Aán Độ, nhưng ở trong cuốn “Livres de la Jungle” một cuốn tiểu thuyết của Ruydatd Kipling, mà tiểu thuyết th́ phần tưởng tượng chiếm ít nhất cũng tới một nửa. V́ thế làm sao đủ chứng thực một điều ǵ. Điều đáng lạ bài của viên thanh tra này được chọn lựa để in trong cuốn “Psychologie de l’Enfant” do Bourrelier ở Paris xuất bản?


3. Ta Không Xét Đoán, Suy Nghĩ Bằng Óc Mà Bằng Tim
T́nh cảm thường làm cho ta mù quáng, không nhận ra sự thật được.
Ví dụ như trong bài ca dao sau:
Đêm nằm th́ ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ th́ hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.


V́ thế, khi ḷng ta yêu hay ghét cái ǵ, th́ óc ta t́m những lư lẽ, kể cả những điều vô lư để cố gắng biện minh cho t́nh cảm của ḿnh, giống như anh chồng trong bài ca dao này.
Hơn nữa, ta cũng có thể gặp sự mắc lỗi này nơi các sử gia, nhất là khi họ làm chính trị. Chẳng hạn như, chiến tranh xảy ra giữa hai nước A và B, nguyên nhân xa và gần có rất nhiều và mỗi bên đều có một phần lỗi. Nhưng nếu nhà sử học có thiện cảm với nước A th́ chỉ thấy lỗi về phần B hoặc nếu nhận rằng A cũng có lỗi th́ lại bào chữa rằng tại B gây ra cả.


4. Lư Luận Không Hợp Cách
4.1 Những suy luận xuất phát từ tiền đề sai lầm.
Tức là những dữ kiện không chân xác mặc dù lập luận có thể hợp quy, những ví dụ sau đây sẽ giúp ta hiểu:
Ví dụ1: Mọi người đều có tóc quăn (Dữ kiện không chân xác)
Mà tôi là người
Vậy tôi có tóc quăn
Ví dụ 2: Tóc dài là con gái (Dữ kiện không chân xác)
Anh ta để tóc dài
Anh ta là con gái
4.2 Do lập luận không hợp quy:

Lập luận đôi khi không đúng đắn, mặc dù các dữ kiện phát xuất là chân xác.
Ví dụ 1: Mọi con chó là thú vật
Không con mèo nào là con chó
Vậy không con mèo nào là thú vật
Ví dụ 2: Mọi người là loài có xương sống
Mà con chó có xương sống.
Vậy con chó là người.
4.3 Do vi phạm các nguyên tác trong lư luận
Ví dụ 1: Vi phạm qui tắc thứ năm, từ hai tiền đề phủ định không thể rút ra được kết luận ǵ.
Nhựa không dẫn điện.
Cái muỗng này không dẫn điện.
Vậy cái muỗng nầy là bằng nhựa.
Ví dụ 2: Vi phạm qui tắc thứ tám: Kết luận luôn luôn phải theo tiền đề kém hơn (tức phán đoán phủ định, phán đoán đơn nhất hay phán đoán riêng).
Tất cả trẻ con đều vô tội.
Không có người lớn nào là trẻ con.
Vậy không có người lớn nào là vô tội.


5. Do Sự Hiểu Biết của Ta Có Hạn

Nguyên nhân thứ nhất của vấn đề này là do tại ta không chịu điều tra để biết sự thực. Nguyên nhân thứ hai, do tại ta thiếu học, v́ có những sự vật óc ta không tưởng tượng được, nên ta không tin, và cho là sai. Chẳng hạn, một người nông dân đă cho là bịa đặt, khi nghe một nhà sinh vật học nói rằng loài kiến biết tổ chức những trại nuôi một thứ sâu nhỏ để hút những chất bổ do thứ sâu đó tiết ra, y như ta nuôi ḅ để vắt sữa.
Một ví dụ khác có tựa đề là “Khổng Tử cũng tắc”
" Một lần du hành, khổng Tử thấy hai đứa bé căi nhau, không đứa nào chịu đứa nào. Chúng nhờ Khổng Tử phân xử hộ ai đúng, ai sai.
A nói : Lúc Mặt trời mọc th́ to như cái tán cỗ xe. Đến giữa trưa th́ lại nhỏ như cái vung. Mà một vật càng ở gần trông càng to, càng ở xa trông càng bé. Thế chẳng phải khi mới mọc Mặt trời ở gần ta hơn là ǵ?.
B căi: Lúc mới mọc, Mặt trời mát mẻ. Lúc trưa lại nóng. Lửa càng ở gần càng nóng, càng ở xa càng mát. Thế chẳng phải khi mới mọc Mặt trời ở xa ta hơn là ǵ?
Nghe những lư sự đó, Khổng Tử không biết đáp sao cả".
Thời ông không thể phát hiện ra hai tiền đề sai lầm làm căn cứ suy luận của cả hai đứa trẻ. Chúng đă không tính tới tác động của những yếu tố khác tới hiện tượng lớn và nhỏ, nóng và lạnh. Ở đây là vai tṛ của lớp không khí bao quanh trái đất. Theo định luật khúc xạ ánh sáng lúc mặt trơiø mọc tia tới lệch rất nhiều nên khúc xạ nhiều. Do đó:
+ Tạo ra ảnh ảo. V́ vậy mặt trời lớn vào buổi sáng.
+ Ít hấp thụ nhiệt. V́ vậy mặt trời mát vào buổi sáng.


III. SUY LUẬN SAI DO VI PHẠM NHỮNG NGUYÊN LƯ TRONG LƯ LUẬN


1. Do vi phạm nguyên lư đồng nhất           
1.1 Đồng nhất hiện tượng với bản chất
Ví dụ: "Giai thoại Einstein không biết chữ".
Một lần Einstein vào quán ăn. Nhưng ông quên không mang kính nên đă phải nhờ người hầu bàn đọc giùm thực đơn.
Người hầu bàn ghé vào tai ông già th́ thầm: Xin ngài thứ lỗi. Tôi rất tiếc là cũng không biết chữ như ngài".
Ở giai thoại này, người hầu bàn đă đồng nhất hiện tượng "nhờ đọc" với sự kiện "không biết chữ". Thế là đă vi phạm nguyên lư đồng nhất trong tư duy. Từ đó dẫn tới hiện tượng sai lầm trong suy luận.
1.2 Đồng nhất trong tái tạo tư duy:
Mỗi tư tưởng được tiến hành trong một suy luận nào đó, khi lập lại phải giữ cùng một nội hàm như lúc đầu. Nếu không sẽ dẫn tới những sai lầm như trong ví dụ sau:
Chuyện xảy ra giữa vua nước Tầân và quan đại phu Ḱ Hề khi ông này xin nghỉ hưu:
Vua Tần: Ai có thể nối chức?
Ḱ Hề: Giải Hồ nối chức được.
- Ủa, ta nhớ Giải Hồ chẳng phải là kẻ thù của nhà ngươi đó sao?
- Chúa công hỏi "ai có thể nối chức" chứ có hỏi kẻ thù của lăo thân là ai đâu!
Vua Tần liền cất Giải Hồ làm quan đại phu. Sau đó hỏi Ḱ Hề:
- Ai đủ tài làm chức quốc úy?
- Ḱ Ngọ đáng làm chức ấy. Ḱ Hề đáp.
- Ủa Ḱ Ngọ chẳng phải là con của nhà ngươi đó sao?
- Chúa công hỏi "ai đủ tài làm chức quốc úy?" chứ có hỏi con của lăo thân là ai đâu!
Từ "ai" ở t́nh huống trên vua Tần có ngụ ư muốn hỏi những người con của Ḱ Hề. C̣n từ "ai" ở t́nh huống dưới vua Tần có ngụ ư muốn hỏi đến tất cả các quan trong triều đ́nh.


2. Do suy luận "hồ đồ"

Trong cuộc sống, nhiều khi ta hay lư sự cách hồ đồ mà ta không hay biết. Hoặc có thể ta biết nhưng ta vẫn cứ lư luận để nhằm che dấu một mục đích nào đó, hay để t́m lợi ích cách ích kỷ riêng cho ḿnh, như ví dụ sau đây:
" Một anh chàng đi ăn giỗ. Chủ nhà đưa nắm xôi mang về cho bầy trẻ. Đường th́ xa, bụng th́ đói. Anh chàng đưa nắm xôi lên ngửi, anh cảm thầy mùi thơm của hành mỡ và màu sắc quyến rũ của nắm xôi, chàng ta bèn lư luận như sau:
Vợ ḿnh con của người ta.
Con ḿnh do vợ đẻ ra.
Suy đi nghĩ lại chẳng bà con chi,
Chàng ta kết luận: Không ăn th́ để làm ǵ? Và chàng ta liền thưởng thức nắm xôi cách ngon lành và chẳng một chút nghĩ ngợi


KẾT LUẬN


Trên đây là những phần cơ bản nhóm xin tŕnh bày, chắc hẳn c̣n thiếu nhiều. V́ mục đích của nhóm là muốn góp một phần nhỏ, nhằm giúp tránh vấp phải những sai lầm về việc suy luận trong cuộc sống để tránh gây những hậu quả đáng tiếc trong cuộc sống hàng ngày.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Dân. (1993). Lôgích và Tiếng Việt. Tp HCM: Nhà xuất bản giáo dục.
2. Lê Tử Thành. (1994). T́m Hiểu Lôgích Học. Tp HCM: Nhà Xuất Bản Trẻ.
3. Lr. Bùi Công Huy, OP. (1996). Lư Luận. Tp HCM: Tủ Sách Triết.       
4. Nguyễn Hiến Lê. (1993). Luyện Lư Trí. Tp Đà Nẵng: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng.
5. Nguyễn Vũ Uyên. (1973). Đại Cương Luận Lư Học H́nh Thức. Tp HCM: Nhà Xuất Bản Lửa Thiêng.
6. Lê Thành Tốt, FSC (2002). Cour Luận Lư Học. Tp HCM: Học Viện Lasan.
7. Nguyễn Văn Trấn (1979). Lôgic Vui. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia.