BA CUỘC CÁCH MẠNG CHÍNH TRỊ:
ẢNH HƯỞNG HỔ TƯƠNG VỚI CÁC
TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI

Phêrô Nguyễn Hữu Anh, Phaolô Nguyễn Văn Hùng, Phanxicô Mai Xuân Lịch

Text Box:  
Quoác vöông John kí teân vaøo baûn Magna Carta ngaøy 15.06.1215
Text Box:  
“Baûo Quoác Coâng” Cromwell
Text Box:  
Thomas Jefferson
Text Box:  
George Washington
Text Box:  
Vua Louis XVI
Text Box:  
Ñaùnh Chieám nguïc Bastille
Text Box:  
Jacobins

Phần I: Cách mạng tư sản Anh ( 1642 – 1688 )


  I. T́nh h́nh Chính trị


1 Sự h́nh thành Nghị viện trong nền Quân chủ Anh
- Năm 1215, đại quí tộc, thị dân và kị sĩ liên hợp vũ trang chống lại và đă đánh bại quân đội của John (Quốc VươngAnhthời đó). John buộc phải kư và ban bố bản Đại Hiến Chương (Magna Carta) vào ngày 15.06.1215.
- V́ Đại Hiến Chương chỉ đảm bảo lợi ích cho tầng lớp đại quí tộc, nên năm1264 Bá tước Montford thống lĩnh thị dân và kị sỹ phản kháng và đă giành thắng lợi trước giới đại quí tộc.Năm 1265, Montford chính thức mờimỗi thành thị lớn 02 đại biểu thị dân, mỗi quận 02 kị sỹ và đại quí tộc để cùng nhau bàn chính sách quốc gia. Đây là sự mở đầu của nghị viện nước Anh.
    - Chế độ này kéo dài cho đến thế kỉ XIV th́ chính thức chia làm hai:
* Thượng nghị viện gồm các đại biểu đạiquí tộc và tăng lữ cao cấp.
* Hạ nghị viện gồmcác đại biểucủa thịdân và kị sỹ.
(Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2000. Bộ thông sử thế giới vạn năm, tr 436-437).
  2 T́nh h́nh chính trị nước Anh ngay trước cuộc cách mạng
- Quốc Vương Scotland thừa kế vương triều Anh Quốc vào tháng 04.1604, hiệu là James I.
- James I chỉ biết hưởng thụ xa hoa, ăn chơi xa xỉ làm hao tổn ngân khố. Nên đặt ra nhiều khoản thuế để bù đắp. Bị Nghị viện phản đối, ông giải tán Quốc Hội (đây là một hành động thể hiện sự độc tài nhưng hoàn toàn hợp hiến).
- Năm 1625 James I băng hà, và con trai ông là Charles I lên kế vị. Vị vua mới c̣n bạo ngược hơn cả thân phụ. Khi bị Nghị viện chống đối, ông thẳng tay đàn áp và bắt giam các nghị viên nào phản đối, sau đó, cũng giải tán Nghị viện.
- Thi hành các chính sách: thi hành chính sách độc quyền trong sản xuất, ngoại thương và một phần ngoại thương, kiểm soát chặt chẽ ngành công nghiệïp, đàn áp các tín đồ Thanh Giáo, tiến hành chiến tranh với Scotland … đă gây bất b́nh, phẫn nộ nơi giai cấp tư sản, nông dân mất đất, thợ thủ công.
- Thêm vào đó là “cuộc chiến” trong Nghị Viện giữa triều đ́nh nhà vua và giai cấp tư sản quí tộc xoay quanh vấn đề tài chính.
Do đó đă h́nh thành một t́nh h́nh chính trị-xă hội căng thẳng giữa phe nhà vua (quí tộc Phong kiến, quan lại, Giáo sĩ cao cấp) và Nghị viện (quí tộc mới, tư sản, thị dân, nông dân theo Thanh Giáo ).


  II. Cách mạng bùng nổ:


1. Cuộc nội chiến lần 1 (1642 – 1646) :
- Trong 11 năm không có Nghị viện này, Quốc vương tùy tiện tăng thuế, thựïc hiện việc bán các giấy phép đặc biệt cho việc kinh doanh, sản xuất. Việc này đụng chạm nhiều đến quyền lợi của giới tư sản và cả người lao động. Oâng c̣n cưỡng bức các tín đồ Thanh Giáo phải cải đạo sang Anh Giáo (năm 1639, dân Scotland (theo Thanh giáo), đă tiến hành khởi nghĩa vũ trang.)
- Tháng 10.1642, 100.000 người đă tập trung phản đối, ngăn cản không cho nhà vua dùng quân đội giải tán Nghị viện. Triều đ́nh phải rời bỏ thủ đô London để rút lên miền bắc và tại đó chiêu mộ lực lượng. Cuộc nội chiến bắt đầu.
- Năm 1646 quân đội Nghị viện do Cromwell lănh đạo chiến thắng, vua Charles I bị bắt. Kết thúc cuộc nội chiếân 1.
  2. Cuộc nội chiến 2 (1646 – 1648)
- Nhưng đă xăy ra mâu thuẫn tại Nghị viện giữa phái Độc Lập (vốn đại diện cho tầng lớp quí tộc mới và tư sản nhỏ) và phái Trưởng Lăo (là những người có uy tín đóng vai tṛ lôi kéo, lănh đạo quần chúng).
- Lợi dụng thời cơ, năm 1648 phe bảo hoàng tập hợp được lực lượng và tiến hành chiến tranh. Nghị viện tạm thời giải ḥa để chung sức chống lại kẻ địch chung. Nội chiến lại nổ ra.
- Tháng 8.1648 nội chiến kết thúc với thắng lợi của nghị viện.
  3.  Chế độ cộng ḥa và nền bảo hộ độc tài.
- Đầu năm 1649, quốc hội thành lập một ủy ban gồm gồm 135 ủy viên để xét xử vua. Ngày 30.01.1649, Charles I bị xử chém.
- Hai tháng sau, Nghị viện thông qua quyết nghị phế bỏ nền quân chủ chuyên chế phong kiến, thiết lập nền cộng ḥa.
- Ngày 20.04.1653 Cromwell dùng quân đội giải tán Nghị viện và lập một Nghị viện mới. Nhưng Nghị viện mới này cũng chỉ tồn tại trong 2 năm. Từ 1653 Cromwellmang tước hiệu “ bảo quốc công” thống trị đất nước. Thời ḱ này là thời cộng ḥa độc tài, không có Nghị viện.
 
4. Sự phục hồi vương triều Stuart và chính biến 1688.
- Năm 1658 Cromwell mất. Con trai ông không đủ khả năng nên t́nh h́nh trong nước trở nên rối ren. Phe bảo hoàng đưa Charles II về lên ngôi vua.
- Năm 1688 xảy ra chính biến và Guillaume d’Orange lên ngôi vua.
- Tháng 02 năm 1689 nghị viện thông qua bản “ đạo luật về quyền hành”, qui định nhà vua chỉ có có quyền hành pháp và cai trị theo luật pháp do Nghị viện đặt ra. Chế độ quân chủ lập hiến Anh ra đời.


  III. Ư nghĩa :


1. Ảnh hưởng trên Châu Âu và thế giới: Sự thành công của cách mạng tư sản Anh và tính ưu điểm của chế độ nghị viện đă trở thành “gương mẫu” cho các nhà tư tưởng Châu Aâu trong thời khai sáng.
2. Sự thành công của cách mạng đă làm cho các tư tưởng của ông Locke (là nhà tư tưởng người Anh sống trong thời cách mạng đă luôn chống đối chế độ chuyên chế) về dân chủ, nhân quyền, về tam quyền phân lập … được quảng bá khắp nơi. “Chính Voltaire (1694-1778) đă giới thiệu thuyết kinh nghiệm chủ nghĩa duy vật tại Pháp và nó đă ảnh hưởng sâu sắc trong phong trào khai sáng cũng như trong cuộc cách mạng tư sản Pháp.” (Nxb Văn hoá Thông tin, 2000. Bộ Thông sử thế giới vạn năm).
3. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế: cơ cấu mới này đă thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại của Anh Quốc, v́ quyền hành chính trị phần lớn thuộc vào giới tư sản. V́ thế, các chính sách kinh tế sẽ khác đi, không c̣n các đạo luật cửa quyền, các điều kiện thuận lợi cho việc tích lũy của cải, tập trung tư bản được khuyến khích. Khuyến khích các phát minh nhằm đẩy mạnh hơnviệc sản xuất,sự phát triển.
4. Về xă hội nó mang lại một bầu khí dân chủ.Tuy nhiên vẫn c̣n nặng tư tưởng bảo thủ, nên chưa triệt để với tư tưởng phong kiến.

 


 Phần II: Cách Mạng ở Hoa Kỳ ( 1775- 1783)


 Sau cuộc cách mạng Anh khoảng 100 năm, một cuộc biến động xă hội, chính trị to lớn bùng nổ ở Châu Mĩ. Đó là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Châu Mĩ và là cuộc cách tư sản thứ ba trênthế giới, sau cách mạng tư sản Hà Lan và Anh. Cuộc cách mạng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng tư sản Anh. Đó là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới sự lănh đạo của giai cấp tư sản và chủ nô. Đây là cuộc cách mạng giành quyền tự trị của 13 thuộc địa của Anh. Nguyên nhân dẫn đến cách mạng là các thuộc địa muốn độc lập, tự do; c̣n giới quư tộc và tài phiệt Anh th́ muốn thâu mọi quyền lợi từ các thuộc địa. Thế là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh bùng nổ.
(Cf. G.S. Phạm Ngọc Liên. Năm 1999. Tr. 19)


  I. Cuộc chiến tranh dành độc lập.


1. Giai đoạn thứ nhất ( 1775- 1777).
- Công cuộc khai phá tại Bắc Mĩ đă tạo điều kiện cho kinh tế ở vùng đất này phát triển. Vua và chính quyền Anh đă t́m cách ḱm hăm sự phát triển này bằng cách: cấm các thuộc địa ở Bắc Mĩ buôn bán trực tiếp với các nuớc khác, hạn chế khai thác đất đai, ban hành một số thuế khá đặc biệt là luật thuế tem (mọi hàng hóa, giấy tờ đều phải dán tem), thành lập các đội lục soát ...
- Khi cuộc chiến tranh bùng nổ, Đại hội lục địa lần thứ hai họp ngày 10-5-1775 ở Philadelphia. Đa số thành viên của đại hội thuôc đảng Whigs, bao gồm tư sản , chủ trại và chủ nô. Họ muốn cắt đứt quan hệ với nhà nước Anh để thiết lập một nước Mĩ độc lập ( lúc bấy giờ ở Mĩ c̣n có đảng Tory, đại diên cho bộ phận quan chức, địa chủ, cách mạng). Đại hội lục địa cử Washington, một sĩ quan người Virginia làm chỉ huy quân đội, đồng thời cử ra một ủy ban gồm năm người, do Thomas Jefferson đứng đầu, thảo ra bản tuyên ngôn đọc lập. Bản tuyên ngôn này được đại hội thông qua và công bố ngày 4-7-1776.
- Nội dung cơ bản của bản tuyên ngôn là lơiø tuyên bố về các quyền tự do dân chủ và khẳng địnhnền độc lập các bang ở Mĩ. Bản tuyên ngôn nêu rơ "Mọi người sinh ra đều b́nh đẳng. Tạo hóa đă ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tuyên ngôn khẳng định chỉ có nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền và có quyền hủy bỏ chính quyền. Tuyên ngôn lên án nhà vua Anh và long trọng tuyên bố quyền dộc lập của các quốc gia, quyền gia nhập liên minh buôn bán, kí kết hiệp ước... Bản tuyên ngôn thấm nhuần triết học Ánh sáng của Pháp cũng như triết học tiến bộ của Anh. Đây là văn kiện đầu tiên tuyên bố nguyên tắc chủ quyền của nhân dân, tuyên bố những quyền tự do dân chủ và cộng ḥa.
- Trong tuyên ngôn độc lập có đoạn: "chúng ta coi những sự thật sau đây là hiển nhiên và không chối căi được: mọi người sinh ra đều b́nh đẳng, họ đươc tạo hóa phú cho những quyền không thể nhường hoặc bán cho kẻ khác; trong các quyền ấy, loài người có quyền lập thành chính phủ một khi chính phủ ra mặt phá hoại các mục đích mà nó phải theo đuổi v́ kẻ đă thành lập ra nó, th́ dân chúng có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ để thành lập một chính phủ mới. Nền tảng chính phủ mới này phải được dặt trên nguyên tắc kể trên. Chính quyền được tổ chức theo những thể thức mà họ thấy có thể đem lại cho họ nhiều an ninh hạnh phúc hơn hết.
- Đến năm 1783, hiến pháp được soạn thảo tại Philadelphia mà ngày nay người Hoa Kỳ c̣n dùng, sau nhiều lần tu chỉnh. Đây là cuộc cách mạng đưa những mục đích và giá trị "dân chủ" từ lư thuyết vào đấu trường chính trị kinh tế. Đó là một xă hội không có hoàng đế, giáo hoàng, không có chư hầu, qúy tộc, không có những phẩm tước cao sang bắt người khác phải qùy phục người khác.Tuy vậy, tuyên ngôn không có điều khoản về việc thủ tiêu chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ, v́ bị các chủ nô miền Nam và các thương nhân Mĩ đang buôn bán nô lệ phản đối khịch liệt.
- Ngày 7-10-1776, hội nghị thông qua bản "các điều khoản của liên bang". Đây chưa phải là bản hiến pháp, nhưng nêu bật tính tự trị của các bang trong cộng đồng chính phủ chung. (trong thời gian này Mĩ tiếp tục củng cố quân đội, để chống lại quân đội của Anh). Washington phải vất vả lắm mới tổ chức lại được quân đội. Lương thực, quân trang không đủ. Ngày 15-9-1776, quân của Washington phải rút khỏi New York và Philadelphia. Măi đến năm 1777, quân đội Washington mới chiến thăng lớn ở Saratoga (14-10-1777). Chiến thắng này có ảnh hưởng toàn cục diện chiến tranh. (Cf. G.S. Phạm Ngọc Liên. Năm 1999. Tr. 23)


  2. Giai đoạn thứ hai của chiến tranh (1777-1781).
- Ngay từ khi chiến tranh mới bùng nổ, đại hội lục địa đă có ư định tranh thủ sự giúp đỡ của một số quốc gia châu Âu. Đại hội lục địa cử Franklin sang Paris xin giúp đỡ. Sau chiến thắng Saratoga, Pháp đồng ư giúp Mĩ hai triệu đồng bảng và 8000 quân. Nhiều người t́nh nguyện sang giúp bắc Mĩ như bá tước Saint Simon, hầu tước Lafayette ... Ngày 19-11-1781, quân Anh dưới sự chỉ huy của Cornwallis đóng ở Georgia bị quân bắc Mĩ vây chặt, buộc phải đầu hàng.Chiến thắng Georgia đă cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Bắc Mĩ. Phong trào phản chiến củaquần chúng nhân dân chính quốc cũng phát triển mạnh mễ.
- Chiến tranh c̣n kéo dài thêm môt thời gian nữa, sau đó thủ tướng Anh mới lên là Rockingham đă đàm phán với Bắc Mĩ. Hiệp ước Versailles được kư ngày 3-9- 1783, Anh thừa nhận nền đôc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ. Hoà ước Versailles đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Bắc Mĩ về mặt quân sự cũng như về ngoại giao. Môt quốc gia mới xuất hiện ở Bắc Mĩ có tên gọi là Hợp chủng quốc châu Mĩ hay Hoa Ḱ, gồm 13 bang.
(Cf. G.S. Phạm Ngọc Liên. Năm 1999. Tr. 23-24 ).
 
3. Hiến pháp 1787.
· Tháng 5-1787 quốc hội được triệu tập ở Philadelphia, dưới sự chủ tŕ của Washington. Tham gia ḱ họp quốc hội có đại biểu của đại địa chủ, chủ nô, tư sản, thương gia và chủ thuyền vv... Sau 4 tháng thảo luận, quốc hội đă thông qua hiến pháp mới, nhiều điểm của hiến pháp này c̣n có hiệu lực cho đến ngày nay.
· Theo hiến pháp mới chính quyền trung ương được tăng cường, nhưng các bang vẫn dữ quyền tự trị rông răi về các vấn đề có tính chất địa phương. Quyền hành pháp nằm trong tay Tổng thống. Tổng thống đứng đầu chính phủ, được bầu với nhiệm ḱ 4 năm. Quyền hạn của tổng thống rất lớn, có quyền chọn bộ trưởng, chỉ huy quân đội, nắm quyền chuyên chính trong thời chiến...
(Cf. G.S. Phạm Ngọc Liên. Năm 1999. Tr. 24-25).


 
II. Ư nghĩa lịch sử


1. Cuộc chiến tranh dành độc lập của bắc Mĩ là một sự kiên lịch sử lớn. Về h́nh thức là cuộâc chiến tranh tranh giành độc lập dân tộc; về bản chất là cuộâc cách mạng tư sản thứ nhất của nước Mĩ, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Lênin nói "lịch sử của nước Mĩ văn minh và hiện đại bắt đầu từ cuộc chiến tranh thật sự giải phóng, thật sự cách mạng này."
2. Cuộc chiến tranh dành độc lập ở bắc Mĩ đă thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu vào thế kỷ XVIII. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng to lớn tới phong trào đấu tranh dành độc lập của toàn bộ lục địa châu Mĩ, đặc biệt là Châu Mĩ La-tinh.
3. Nhân dân Mĩ đă dành được nền độc lập nhưng sau đó, chính quyền lọt vào tay liên minh của chủ nô và tư sản. Vấn đề ruộng đất và chế độ nô lệ chưa được giải quyết. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản vẫn chưa hoàn thành.
(Cf. G.S. Phạm Ngọc Liên. Năm 1999. Tr. 25 )
4. Giai đoạn này ở Anh có trào lưu triết học duy lợi
· Chủ nghĩa duy lợi là một truyền thống triết học luân lư mang dáng dấp đặc trưng của dân tộc Anglo Saxon, xuất hiện vào thế kỷ XVIII, triển nở và được hệ thống hóa trong thế kỷ XIX. Triết học duy lợi chịu ảnh hưởng nhiều của khuynh hướng duy vật của những triết gia "ánh sáng", đặc biệt là Helvétius.
· Cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX, nền kinh tế các nước Châu Âu phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh tạo nên khúc quanh lịch sử, đánh dấu việc nhân loại bước giai đoạn nông nghiệp. Những phương tiện sản xuất thô sơ đă nhường chỗ cho phương thức sản xuất công nghiệp với những xí nghiệp có máy móc. Trong bầu không khí ấy, bắt đầu có những suy tư về cách sống "thoải mái"(bien-être), về sự công bằng xă hội... Rồi những tư tưởng về kinh tế cũng phát triển, ở Pháp và nhất là ở Anh với những nhân vật như Adam Smith, David Ricardo... Suy tư về kinh tế chính trị trở nên loại suy tư có tính cách tân thời và hiện đại. Người ta suy nghĩ về một cách tổ chức xă hội theo lối "duy vật", nhằm để sản xuất hiệu qủa hơn những của cải tiêu dùng.
( Cf. Nguyễn Ngọc Viễn O.P. Năm 1998. Tr.195).
5. Học thuyết chính trị của Locke có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của hệ tư tưởng chính trị tư sản. Đặc biệt là học thuyết về " quyền tự nhiên không thể bị tước bỏ của con người" đă được Jefferson và các nhà lư luận cách mạng Mỹ khác sử dụng và sau đó được đưa vào " tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp năm 1789. " Học thuyết về sự phân chia quyền lực" cũng có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển tư tưởng và hiến pháp tư sản sau Locke, học thuyết đó đă được Montesquieu và các lư luận gia tư sản khác phát triển. ( Cf. Lịch Sử Các Học Thuyết Chính Trị Trên Thế Giới. Tr. 268).

 


   Phần III CÁCH MẠNG PHÁP 1789


  I. Nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng Pháp


1. Về chính trị
- Nước Pháp trước 1789 vẫn duy tŕ chế độ quân chủ chuyên chế cao độ dưới sự thống trị của Louis XVI,trong khi nền tảng kinh tế,xă hội có nhiều biến đổi. Thế kỷ XVI – XVII,chế độ phong kiến chuyên chế Pháp được củng cố và mở rộng,phát triển cao nhất dưới thời Louis XIV- thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Pháp. Nếu Louis XIV tự cho ḿnh là “mặt trời” là “nhà nước” th́ Louis XVI cũng khét tiếng độc đoán và tàn bạo, nắm cả vương quyền lẫn thần quyền. Louis XVI nói: “Những ǵ trẫm muốn, đó là pháp luật”.
- Xă hội Pháp đă tồn tại những mâu thuẫn cơ bản giữa các đẳng cấp có đặc quyền và không có đặc quyền:
*  Đẳng cấp tăng lữ: đảm đương những chức vụ tôn giáo thiêng liêng, có nhiều đặc quyền, đặc lợi nhất,đặc biệt quyền sở hữu ruộng đất. Nhà thờ có tài sản lớn có quyền sở hữu tới hơn một nửa đất đai toàn quốc .
*  Đẳng cấp quí tộc : Quí tộc được hưởng những bổng lộc cao và ân huệ của vua,sống rất sa hoa và ngày càng lâm vào cảnh nợ nần, phá sản. V́ thế chúng ngày càng ra sức bóc lột sức lao động của nông dân.
* Tăng lữ và quí tộc dù chỉ chiếm hơn 1% dân số, nhưng nắm toàn bộ những chức vụ quan trọngtrong bộ máy nhà nước, được hưởng mọi quyền lợi, và không phải đóng góp, thực hiện với bất cứ nghĩa vụ nào. V́ thế hai đẳng cấp này muốn duy tŕ chế độ phong kiến, điên cuồng chống lại tư tưởng cách mạng của đẳng cấp thứ ba.
*  Đẳng cấp thứ ba: là toàn bộ các giai tầng bị trị, như tư sản, nông dân, b́nh dân thành thị. Chiếm tới 99% dân số trong xă hội, là lực lượng chủ yếu để nuôi sống xă hội, nhưng lại không có quyền lợi ǵ (không có quyền chính trị, không được tham gia chính quyền, bị phụ thuộc và phải phục vụ cho hai đẳng cấp trên).
Như vậy, do địa vị kinh tế và quyền lợi chính trị khác nhau giữa các đẳng cấp, nước Pháp vào cuối thế kỷ XVIII đă h́nh thành sự mâu thuẫn gay gắt chỉ chờ có cơ hội là một cuộc cách mạng bùng nổ.
2 Về tư tưởng
- Nền kinh tế cũng như xă hội Pháp thế kỷ XVIII đang có những biến đổi kéo theo sự biến đổi của tư tưởng. Sự tiến bộ của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản đă giúp những người tiến bộ xét lại những quan điểm,tư tưởng phong kiến nhà thờ, (cho vua chúa là tối thượng, sự bất b́nh đẳng trong xă hội là tất yếu…). Họ đă tập trung phê phán tư tưởng cũ, đưa ra những quan điểm mới, tiến bộ.
- Lịch sử đă gọi thế kỷ XVIII ở Pháp là thế kỷ “Aùnh sáng” chuẩn bị tư tưởng cho một cuộc cách mạng sắp bùng nổ. Trào lưu tư tưởng “Aùnh sáng” gồm nhiều khuynh hướng với các đại biểu ưu tú như Montesquieu, Voltaire và Rousseau.


  II. Diễn biến cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789- 1799)


1 Giai đoạn 1: Cách mạng bùng nổ và nền thống trị của đại tư sản tài chính
(14-7-1789 đến 10-8-1792).
a Cách mạng bùng nổ
- Hội nghị ba đẳng cấp:
* Những mâu thuẫn trong ḷng xă hội phong kiến chuyên chế ngày càng trở nên gay gắt hơn vào năm 1789, khi mất mùa và khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra. Dân chúng sống trong sự khốn cùng, c̣n triều đ́nh quí tộc sống xa hoa, nợ tăng lên đến 4.500 triệu livre. Nhà nước Pháp đứng bên bờ của sự phá sản.
* Trong hoàn cảnh này, ngày 5-5-1789 hội nghị ba đẳng cấp được khai mạc tại cung điện Versailles,dưới sự chủ tŕ của nhà vua,nhằm thoát khỏi khủng hoảng tài chính. Đây là nhượng bộ đầu tiên của Louis XVI,v́ hội nghị đại biểu ba đẳng cấp ra đời ở thế kỷ XIV đă bị băi bỏ từ 1614. Trong hội nghị này,nếu theo biểu quyết đầu người,đẳng cấp thứ ba luôn thắng lợi,c̣n bỏ phiếu theo đẳng cấp th́ đẳng cấp thứ ba luôn luôn ở vào thế yếu trước hai đẳng cấp trên....
- Đánh chiếm ngục Bastille:
* Ngục Bastille nằm ở Đông Nam Paris, xây dựng năm 1382 và được coi như là biểu tượng quyền lực của nền thống trị phong kiến chuyên chế.
* Ngày 14.07.1789 dân chúng đă hô vang khẩu hiệu “Hăy đến nhà tù Bastille” và tấn công nhà tù bằng vũ lực. Sau một cuộc chiến đấu đẫm máu, dân chúng đă xông vào ngục và đem tư lệnh bảo vệ nhà tù đi xử trảm. Cả đêm 14.07 dân chúng cả thành phố Paris ăn mừng thắng lợi.
- Thắng lợi đánh phá nhà ngục Bastille trở thành cái mốc quan trọng bắt đầu của cuộc Cách mạng Pháp đă thành công làm suy yếu quyền lực của nhà Vua. (Từ cuối thế kỉ 19 đến nay, Pháp đă chọn ngày này làm ngày Quốc Khánh).
b Sự thống trị của đại tư sản tài chính,nền quân chủ lập hiến ra đời
- Sau khi nền quân chủ chuyên chế bị lật đổ,lợi dụng sức mạnh quần chúng,phái tư sản lập hiến và đại tầng lớp đại tư sản tài chính,chủ yếu là chủ ngân hàng,chủ thuyền buôn,chiếm vị trí trong quốc hội lập hiến đă nắm quyền. Bailly giữ chức thị Trưởng Ṭa thị chính,hầu tước Lafayette trở thành tư lệnh vệ quốc quân.
- Ngay những ngày đầu cách mạng,những người trong phái lập hiến bắt tay vào soạn thảo " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền". Ngày 26-8- 1789,quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn gồm 17 khoản. Tuyên ngôn nêu lên quyền tự do b́nh đẳng của con người:" mọi người được sinh ra và được b́nh đẳng",đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân "là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm". Mặc dù mang tính tư sản, phục vụ cho giai cấp tư sản nhưng tuyên ngôn đă thể hiện tư tưởng tiến bộ cách mạng,thấm nhuần tư tưởng của các nhà tư tưởng " Ánh sáng" Pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp,chủ quyền thuộc về nhân dân với các quyền tự do,dân chủ khác,chế độ đẳng cấp cũng như đặc quyền của vua bị bác bỏ...
- Ngày 20-4-1792, quốc hội lập pháp (thành lập ngày 30-9-1791) tuyên chiến với Áo, Phổ. V́ triều đ́nh phong kiến Áo, Phổ t́m đủ mọi cách chống phá cách mạng.
- Vua Louis XVI và đám quân thần t́m mọi cách phá hoại tổ chức quốc pḥng nhiều hơn là tổ chức chiến tranh chống ngoại xâm. Louis không kư sắc lệnh thành lập quân t́nh nguyện 20 vạn người,thải hồi các bộ trưởng của phái tư sản Girondins. Trước thái độ thiếu hợp tác của nhà vua, toàn thể Quốc hội tuyên bố "Tổ quốc lâm nguy" ngày 11-7 và ra sắc lệnh hợp quân t́nh nguyện. Hưởng ứng lời kêu gọi,hàng vạn quần chúng tự vũ trang,t́nh nguyện tham gia quân đội kéo về Paris đ̣i truất phế nhà vua. Nhiệt t́nh cách mạng của quần chúng đă đẩy cách mạng phát triển sang một giai đoạn mới với sự cầm quyền của tư sản Girondins.
2 Giai đoạn 2: Nền thống trị của tư sản công thương Girodins(8-1792 -> 6-1793)
a. Cuộc khởi nghĩa nhân dân đưa đến thành lập nền cộng ḥa
- Ngày 9-8-1792 cả Paris ầm ầm vang tiếng súng của lực lượng quân t́nh nguyện nhằm vào cung điện Tuileries. Các công xă cách mạng được thành lập nắm toàn bộ chính quyền trong thành phố. Sau cuộc chiến đấu ác liệt giữa nhân dân và cảnh vệ của nhà vua, và những tên lính đánh thuê, nhà vua và hoàng hậu bị bắt giam. Đồng thời, quốc hội lập pháp, theo yêu cầu của Robespierre,một lănh tụ tiến bộ của phái dân chủ tư sản Jacobins,được thay thế bằng "Quốc ước". Quốc ước được bầu theo phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên.
b. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt trong thời kỳ Jacobins.
- Sau khi nền cộng ḥa được thành lập dưới sự cầm quyền của phái Jacobins,trong Quốc ước mâu thuẫn giữa hai phái Girondins và Jacobins ngày càng gia tăng. Girondins chỉ chủ trương chống phong kiến, tiến hành chiến tranh, nhiệt t́nh với cách mạng nhằm phá bỏ các cản trở phong kiến,mở đường cho kinh tế tư bản,dành lấy địa vị chính trị. Khi những yêu cầu ấy được thỏa măn, quyền lợi giai cấp được bảo đảm,Girondins không chủ trương làm cách mạng nữa. Trong khi đó, những người thuộc phái Jacobins đại diện cho tầng lớp tư sản vừa,nhỏ,gần gũi với tầng lớp tiểu tư sản,b́nh dân,nông dân,lại muốn đẩy đi xa để giải quyết triệt để những vấn đề dân chủ tư sản mà phái Girodins chưa thực hiện được.
- Girondins chọn con đường thỏa hiệp với giai cấp phong kiến,muốn cứu vua nên muốn đề nghị đưa vua ra xét xử trong quốc ước với hy vọng được sự biểu quyết đồng t́nh của phái trung gian. Ngược lại, những người Jacobins đứng về phía đại đa số quần chúng nhân dân,đ̣i xử tử nhà vua cách công khai. Cuối cùng, thái độ cách mạng của phái Jacobins đă chiến thắng. Ngày 21- 1-1793,vua Louis XVI bị xử tử.
3. Giai đoạn 3: Thời kỳ chuyên chính dân chủ cách mạng Jacobins(6-1973 đến7-1974).
a. Chính quyền chuyên chính dân chủ Jacobins được thành lập sau cuộc khởi nghĩa 29-5 với sự sụp đổ của chính quyền Girondins. Vừa lên nắm chính quyền, phái Jacobins đă đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn. Đó là vận mệnh nước Pháp cách mạng trước sự xâm lược của liên quân phong kiến Châu Âu, và t́nh h́nh kinh tế, xă hội rối loạn.
b. Phái Jacobins ban hành đạo luật ngày 3-6 quyết định chia ruộng đất tịch thu của bọn di cư thành nhiều mảnh nhỏ và bán theo phương thức trả dần trong 10 năm . Chính sách này tạo điều kiện cho nông dân nghèo có thể mua được. Không dừng lạiở đó,một sắc lệnh ruộng đất tiến bộ hơn lại ra đời cho phép chia đều ruộng đất công cho nông dân,mỗi nông dân đều có quyền sở hữu một mảnh ruộng bằng nhau. Đạo luật ngày 17-7 quy định xóa bỏ đặc quyền phong kiến,nông dân được giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ phong kiến mà không phải bồi thường.
4 Giai đoạn Đốc Chính (7- 1794 đến 11- 1799)
a. Sau khi phái Jacobins bị lật đổ trong chính biến ngày 9 tháng Thermidor chính quyền thuộc về phái tư sản phản cách mạng. Đây là tầng lớp tư sản mới giầu có lên trong thời gian chiến tranh nhờ buôn bán,đầu cơ tích trữ. Tư sản phản cách mạng đă tổ chức chính quyền Đốc chính dựa vào Hiến pháp 1795. Họ qui định chế độ bầu cử gián tiếp với điều kiên sở hữu tài sản lớn. Uûy ban Đốc chính được thành lập tập trung quyền lực vào 5 uỷ viên, đứng đầu là một cựu sĩ quan quư tộc, một kẻ dễ bị mua chuộc tên là Barras. Chính quyền đốc chính đă thủ tiêu những thành quả của cách mạng: băi bỏ luật giá tối đa, hạn chế quyền tự do dân chủ, khủng bố những người cách mạng, đóng cửa các câu lạc bộ. Bên cạnh đó, nạn đói ngày càng lan rộng và thêm trầm trọng, càng khơi sâu ḷng căm phẫn của quần chúng, thúc đẩy họ tranh đấu. Tháng 3 và tháng 4 năm 1794, phong trào đấu tranh của quần chúng và những người Jacobins nổi lên với khẩu hiệu “Bánh ḿ và Hiến pháp 1793”.
b. Dưới chế độ Đốc chính, đời sống kinh te,á chính trị của nhân dân bị bóp nghẹt nghiêm trọng. Cùng với chính sách đàn áp đàn áp những cuộc đấu tranh trong nước, chính quyền Đốc chính sử dụng chính sách mở rộng xâm lược nước ngoài, nhằm phục vụ nhu cầu “hưởng thụ” của bọn tư sản Thermidor. Muốn gây thanh thế với những nước láng giềng ở Châu Âu, năm 1799, giai cấp tư sản phản động tiến hành chiến tranh với Đức, nhưng kết quả đem lại không như mong muốn cho “Uỷ ban Đốc chính”.
c. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, giai cấp tư sản muốn xây dựng một chính quyền mới thay chế độ Đốc chính ngày càng uy tín trong việc lập lại trật tự xă hội. Chính v́ vậy, Napoleon Bonaparte (1769-1821), một viên tướng tài ba, nổi tiếng về tài quân sự đă được giai cấp tư sản lựa chọn nắm chính quyền. Ngày 18 tháng sương mù (9-11-1799), giai cấp tư sản đă ủng hộ Napoleon làm cuộc đảo chính thành công, chấm dứt chế độ Đốc chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự. Nước Pháp bước sang thời kỳ lịch sử mới.


  III. Hậu quả và ư nghĩa của cách mạng Pháp


1. Tính chất và ư nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp 1789
a. Cuộc đại cách mạng tư sản vào cuối thế kỷ XVIII mà đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Jacobins đă lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỷ. Nông dân được giải phóng khỏi các nghĩa vụ phong kiến,vấn đề ruộng đất được giải quyết thỏa đáng. Những cản trở đối với thương nghiệp như hàng rào thuế quan,các phường hội phong kiến bị băi bỏ.
b. Cách mạng Pháp đă quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến ở Pháp. Sau đó do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả của khách quan của chiến tranh Napoleon, chế độ phong kiến cũng bị lung lay khắp Châu Âu. Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng của cả Châu Âu ,mở ra thời đại lịch sử mới,thời đại thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản trong các nước tiên tiến lúc bấy giờ. Do đó cách mạng Pháp xứng đáng là cuộc đại cách mạng. Nó đă làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỷ XIX là thế kỷ đem lại văn minh và văn hoá cho toàn thể nhân loại đă diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp.
c. V́ sự thất bại ê chề của cách mạng Pháp, trong ba mươi năm đầu của thế kỷ 19,hầu hết các quốc gia ở Aâu Châu đều có những biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn những hậu quả tương tự. Các vua người Bourbon phục hồi được quyền bính ở Pháp, và các nhà cầm quyền cứng rắn, chuyên chế được thiết lập khắp Aâu Châu. Trên thực tế, đây là giai đoạn cuối cùng của một thể chế xă hội đang bị đào thải. Thời đại vua chúa và chế độ chuyên chế ở Aâu Châu không bao lâu sau đó đă được thay thế bằng chính thể đại nghị.  
2 Về phương diện Tôn Giáo
·Thật bàng hoàng khi một quốc gia từng là Công Giáo trên một ngàn năm lại có thể trở thành vô thần sau một thời gian quá ngắn ngủi. Tuy nhiên,cuộc cách mạng Pháp đă cho thấy tư duy Khai Sáng thực sự phiếm diện là chừng nào. Một số triết gia hay người cấp tiến có thể tin vào Tôn Giáo của Lư Trí,nhưng người dân không bao giờ từ bỏ đức tin công giáo và họ vui mừng khi được trở lại với đức tin đó.
·Sau khi băi bỏ giai cấp tăng lữ và tiến hành thời ḱ bách hại tôn giáo năm 1793, chính phủ bắt đầu tẩy trừ tính chất Kitô giáo của Pháp bằng cách thiết lập một tôn giáo mới. Mọi ngày lễ Công Giáo đều bị cấm,kể cả ngày chúa nhật,và mọi nhà thờ Công Giáo đều biến thành đền thờ LưTrí. Một bức tượng nữ thần Lư Trí được dựng trong Vương Cung Thánh Đường Notre Dame ở Paris. Sau này,chính phủ thấy tôn giáo của Lư Trí gần giống như vô thần nên Robespiere đă khởi xướng giáo phái Đấng Tối Cao,có tin vào Thiên Chúa nhưng không có tín điều. Deism (thuyết hữu thần) trở nên tôn giáo chính thức của Pháp,mà trước đây là một quốc gia Công Giáo.
·Tuy nhiên,đức tin chân chính của người dân không thể đàn áp được. Sau khi tính chất mới mẻ của các giáo phái này không c̣n hấp dẫn. Vào năm 1795,chính phủ cho phép tự do tôn giáo và các nhà thờ ào ạt mở cửa lại. Khi Napoléon lên ngôi vào năm 1796,ông phải thương lượng với Đức Giáo Hoàng. Napoléon và Đức Pio VII đă kư kết một thoả ước vào năm 1801,nhằm tái lập Giáo Hội Công Giáo ở Pháp và chấm dứt việc chia cách giữa hàng giáo sĩ đă tuyên thệ và không tuyên thệ.
·Thời kỳ Khai Sáng đă để lại một vết thương đau trên Giáo hội Pháp mà ngày nay vẫn c̣n thấy ở Pháp và ngay cả ở Aâu Châu. Đó là tâm trạng chống đối giáo sĩ hiện vẫn c̣n như một hậu quả của sự chia rẽ. Phong trào tục hoá vẫn tiếp tục tràn lan ở Pháp và ở mọi nơi.


 Phần IV: Kết luận


1. Ba cuộc Cách mạng này đă gây ảnh hưởng rất lớn trên Châu Âu và thế giới, đặc biệt là đối với các phong trào giải phóng ở các thuộc địa và các quốc gia phong kiến. Aûnh hưởng này không dừng ở việc cải cách cơ chế kinh tế, chính trị những nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mọi lănh vực: xă hội,tư tưởng của thời đại.
2. Điều này thể hiện rơ qua: các cuộc cách mạng về sau càng mang tính bạo động, nhanh chóng và triệt để hơn. Nếu cách mạng Anh c̣n nặng tư tưởng bảo thủ, nên chưa triệt để với tư tưởng phong kiến, thành quả cuối cùng c̣n mang tính thỏa hiệp th́ ở cách mạng Pháp người ta nhanh chóng xóa bỏ mọi “tàn tích của chế độ”.
3. Sự ra đời và thành công của các cuộc cách mạng đă cổ vơ cho các trào lưu tư tưởng mới : người ta không chỉ tấn công vào cơ chế chính trị, xă hội nhưng c̣n nổi dậy phản kháng mọi “pháo đài” ở mọi lănh vực trong đời sống (ví dụ: ở cuộc cách mạng Pháp, người ta c̣n giương lên các khẩu hiệu chống đối Giáo Hội...). Cách mạng mở ra một thời ḱ mới: thời ḱ con người được khai sáng khỏi bóng đêm thời Trung Cổ đă bao trùm Châu Âu.
4. Như vậy, ta thấy rơ là: có sự tương quan chặt chẽ giữa các thay đổi về xă hội và các trào lưu tư tưởng. Cũng như mối kiên hệ của chúng với các lănh vực khác: khoa học triết lư, văn học, nghệ thuật ... mối tương quan này là một điều không thể phủ nhận, nhưBacon (thời trung cổ) cho rằng : “ theo đuổi chính trị mà tách rời khoa học và triết lư là phá hoại… chẳng khác ǵ giao thân bệnh … cho lang băm.”


 
Tài liệu tham khảo:


1 Alan Schreck. (?). The Compact History of the Catholic Church. Nxb Ohio- Việt ngữ: Lịch sử Giáo Hội Công Giáo (Những thách đố của Giáo Hội Công Giáo. Số đặc biệt 2).
2 Nguyễn Hiến Lê- Thiên Giang. (1995). Lịch sử Thế Giới- Tập II. Nxb Văn Hóa
3 Phan Ngọc Liên, Đỗ Thanh B́nh, Đặng Thanh Tịnh. (1999). Lịch Sử Thế Giới Cận Đại. Nxb Giáo Dục.
4 GS Phạm Ngọc Liên, PGS Thanh B́nh, Đặng Thanh Tịnh. (1999). Lịch Sử Thế Giới. Công ty in tiến bộ Hà Nội. Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
5 Nguyễn Trọng Viễn O.P. (1998). Lịch Sử Triết Học Tây Phương. Tài liệu sử dụng nội bộ.
6 Nhà Xuất Bản Thông Tin Hà Nội. (2001). Các Triết Học Chính Trị Trên Thế Giới.
7 Nxb Văn hoá Thông tin.(2000). Bộ Thông sử thế giới vạn năm.