MẶC KHẢI
 

Giuse Phạm ngọc Hạnh

 

ĐỀ TÀI
Mạc khải là ǵ?
Làm sao nhận biết mạc khải?
Nội dung mạc khải là ǵ?
Tại sao chúng ta chấp nhận mạc khải?


 
I. MẠC KHẢI LÀ G̀ ?


Trải qua suốt chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa vẫn không ngừng đến với con người đến bằng nhiều h́nh thức khác nhau: đó là những biến cố cuộc đời của từng cá nhân, những mặc khải tư (hay nơi Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, ở Fatima…), những nạn đói kém, ôn dịch của từng quốc gia, thế giới... Là một Kitô hữu có đức tin chúng ta có cái nh́n như thế nàotrong những biến cố đó, Và qua những biến cố này Thiên Chúa muốn nói ǵ cho từng người chúng ta.
Con người có thể nhận biết Thiên Chúa Đấng tạo dựng ḿnh cách chắc chắn, nhờ lư trí tự nhiên, dựa vào công tŕnh sáng tạo của Người. Tuy chỉ nhờ vào lư trí tự nhiên để nhận biết Thiên Chúa thôi th́ chưa đủ. Nhưng c̣n một nhận biết khác mà con người không thể nắm bắt và đạt tới bằng sức lực của chính ḿnh. Đó là sự nhận biết nhờ mặc khải của Thiên Chúa.
Theo nghĩa hán việt: Mặc: là bức màn che; Khải: là mở ra
Cho nên, chúng ta có thểhiểu một cách nôm na Mặc khải là vén mở bức màn bí mật ra. Bằng một quyết định tự do, Thiên Chúa tựmặc khải và ban chính con một ḿnh cho con người biết mầu nhiệm thánh ư người. Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính Thiên Chúa.
Vậy Mặc khải là Thiên Chúa tự tỏ ḿnh cho loài người trong ĐứcGiêsu Kitô . Đólà sự mặc khải tṛn đầy và viên măn nhất mà Thiên Chúa ban cách nhưng không cho nhân loại. (GLHTCG, số 53).


II. LÀM SAO NHẬN BIẾT MẶC KHẢI ?


Những phương cách để nhận biết Mạc Khải của Thiên Chúa:Nhờ vào các tiên tri, các giáo phụ, các tông đồ truyền dạy, đặc biệtnhờ vào Chúa Giêsu Kitô rao giảng về mặc khải của Chúa Cha. Theo sách (Dt1, 1-3b) nói rằng: " Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đă phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đă phán dạy chúng ta qua Thánh TửGiêsu. Thiên chúa đă nhờ người mà dựng nên vũ trụ, đă đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là h́nh ảnh trung thực của bản thểThiên Chúa. Người là Đấng quyền năng và duy tŕ vạn vật".
Như vậy, Thiên Chúa là Đấng trung tín và chân thành trong mọi lời Người nói và mọi việc Người làm. Cho nên, v́ yêu thương Thiên Chúađă hứa ban mạc khải qua các tiên tri, các ngôn sứ.Nhưng sau này, lời hứa đó đă thể hiện một cách, minh nhiên, rơ ràng và cụ thể qua Đức Giêsu Kitô. Ngài đă vén màn để raogiảng và dạy bảo cho loài người biết về các Chân Lư Mạc Khải và công tŕnh mạc khải của Chúa Cha. Ngoài ra, qua lời rao giảng của các thánh Giáo Phụ, các Tông Đồ cho chúng ta nhận biết Mạc Khải của Thiên Chúa.
Nhờ vào ư định tự Mạc Khải Chính Ḿnh của Thiên Chúa cho con người:Phải thừa nhận rằng, với giới hạn của con người không thể hiểu biết được tất cả bằng chính khả năng và sức lực của ḿnh. Nhưng v́ yêu thương, Thiên Chúa đă tự ư tỏ lộ , tự ư mạc khải và ban chính Ḿnh cho loài người, để giúp chúng ta nhận biết các mạc khải của Ngài.
Nhờ vào đức tin của chúng ta: Thánh Âu tinh nh́n nhận: "Tin để hiểu và hiểu để mà tin tốt hơn". Vâng đúng vậy, chính Chúa Thánh Thần đă không ngừng soi sáng và trợ giúp đức tin chúng ta được thêm hoàn hảo để làm cho việc hiểu biết về các Mạc Khải của Thiên Chúa nơi chúng ta được xác tín hơn. Có thể nói, đức tin mở cửa con mắt tâm hồn, dẫn chúng ta vào sự nhận biết mạc khải của Thiên Chúa.
Nhờ vào lư trí tựnhiên của chúng ta: Lư trí con người thừa nhận để có một sự vật nào đó th́ không phải tự nhiên là nó có, nhưng phải chính do khối óc, sức lực và bàn tay của con người nào đó làm ra. Cũng thế, khi nh́n vào các tạo vật, ví dụ như con người, vạn vật trong vũ trụ, lư trí chúng ta nhận ra đó là công tŕnh sáng tạo của Thiên Chúa, chúng ta nhận biết đó là mạc khải của Thiên Chúa.
Nhờ vào việc suy niệm và học hỏi lời Chúa: Đức tin của chúng ta khẳng định, lời Chúa th́ chắc chắn và không thể sai lầm. Cho nên, qua suy niệm và học hỏi lời Chúa, nhất là việc nghiên cứu thần học giúp chúng ta hiểu biết và nhận ra được mạc khải của Thiên Chúa. Hơn nữa, giáo hội giúp chúng ta nhận biết mạc khải. Thay mặt giáo hội là Các Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế… đă rao giảng, dạy dỗ cho chúng ta biết được các tín điều, giới răn và mạc khải của Thiên Chúa. Chính nhờ Thiên Chúa Mạc Khải, mà tất cả những ǵ thuộc về Thiên Chúa đều có thể hiểu biết được dễ dàng, chắc chắn và không thể sai lầm.


III. NỘI DUNG MẶC KHẢI.


 Các Giai Đoạn Mặc Khải.
Ơn gọi và bản chất của con người gắn liền với mặc khải về Thiên Chúa . Con người được mời gọi làm chứng cho Thiên Chúa bằng cách sống xứng với bản chất là thụ tạo được dựng nên “theo h́nh ảnh Thiên Chúa”.
 1. Thiên Chúa Mặc Khải Ư Định Yêu Thương :
Nội dung mặc khải trong Tân Ước Nhân vật chính là :Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa . Qua hành động : Nhập thể vào thế gian, các hành vi, Lời giảng dạy và cả cuộc khổ nạn và tôn vinh Người hay cũng như những bước đầu của Hội Thánh đều dưới tác động của Chúa Thánh Thần . Chính Đức Giêsu Kitô đă tái khẳng định giá trị mặc khải riêng trong Cựu ước (Mc 12,29 – 31) và Tân ước ẩn tàng trong Cựu ước, Cựu ước tỏ lộ trong Tân ước .
Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đă muốn mặc khải chính ḿnh và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ư Người. Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (DV 2). Bằng cách tự mặc khải chính ḿnh, Thiên Chúa muốn giúp cho loài người có khả năng đáp lời Người, nhận biết và yêu mến Ngườivượt trên nhữung ǵ họ có thể làm được tự sức ḿnh. Ư định mặc khải được thể hiện cùng một trật qua “hành động và lời nói, cả hai liên kết chặt chẽ và soi sáng  cho nhau” (DV 2). Ư định đó hàm chứa “một đường lối sư phạm thần linh” đặc biệt của Thiên Chúa: Thiên Chúa thông ban chính ḿnh cho con người một cách tiệm tiến, chuẩn bị từng giai đoạn để con người đón nhận mặc khải siêu nhiênvề chính bản thân Người. Mặc khải này sẽ đạt tới tột đỉnh nơi con người và sứ mạng của Lời nhập thể là Đức Giêsu Kitô
 2. Thiên ChúaTự Mặc KhảiChoCon Người Qua Các Tổ Phụ.
Người đă mời các nguyên tổ sống sống kết hợp mật thiết với Ḿnh, khi ban cho họ ân sủng và đức công chính rạng ngời (DV 3).
Giao ước với Nô-ê: Khi tội lỗi phá vỡ sự thống nhất của nhân loại, Thiên Chúa t́m cách cứu họ qua từng nhóm người. Giao ước với ông Nô-ê sau lụt Hồng thủy (St 9, 9) nói lên nguyên tắc đó. Thiên Chúa thực hiện Nhiệm Cục cứu độ các dân tộc, tức là những con người tập hợp lại theo xứ sở của họ, “mỗi người tuỳ theo tiếng nói và tuỳ theo thị tộc của họ” (St 10, 5; 10, 20-31). .
Giao ước với ông Nô-ê có giá trị suốt thời của các dân tộc, cho tới khi Tin Mừng được loan báo khắp thế giới. Thánh Kinh tôn kính một vài gương mặt vĩ nhân của các dân tộc, như ông A-ben người công chính, vị vua tưtế Men-ki-xê-đê được xem như h́nh bóng Đức Kitô, hoặc các người công chính Nô-ê, Đa-ni-en và Gióp (Ed 14, 14). Như vậy, Thánh Kinh nói lên mức độ thánh thiện cao vời mà những người sống dưới chế độ giao ước Nô-ê đă có thể đạt tới, trong khi đợi chờ Đức Kitô quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát khắp nơi về một mối (Ga 11, 52).
Thiên Chúa tuyển chọn ông Abraham: Thiên Chúa tuyển chọn ông Abraham bằng cách kêu gọi Ông rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha của ông (St 12, 1), để làm cho ông trở nên Abraham cha của các dân tộc (St 17, 5) : “Nhờ người muôn dân sẽ được chúc phúc” (St 12, 3 LXX). Dân tộc phát sinh từ Abraham sẽ lănh nhận Lời Thiên Chúa đă hứa với các tổ phụ. Đây là dân tuyển chọn, được gọi để chuẩn bị cho cuộc quy tụ con cái Thiên Chúa một ngày nào đó trong Hội Thánh duy nhất; dân này sẽ là gốc rễ mà các dân ngoại khi tin vào Thiên Chúa sẽ được tháp vào.
 3. Thiên Chúa Huấn Luyện Dân Israel
Sau thời các tổ phụ, Thiên Chúa thiết lập Israel làm dân của Người khi giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai-Cập. Người kư kết giao ước Sinai với dân và ban cho họ lề luật qua ông Mô Sê, để họ nh́n nhận và phụng sự Người như vị Thiên Chúa duy nhất hằng sống và chân thật, Người Cha quan pḥng và vị Thẩm Phán công minh, và để họ mong đợi Vị Cứu Tinh đă được Thiên Chúa hứa (x. DV 3).
Israel là Dân tư tế của Thiên Chúa, được mang danh Đức Chúa (Đnl 28, 10). Đó là dân gồm những người đầu tiên đă được nghe Lời Thiên Chúa phán dạy gồm các anh trưởng của những người được chia sẻ đức tin của tổ phụ Abraham.
Các ngôn sứ tiên báo Thiên Chúa sẽ cứu chuộc trọn vẹn dân Israel, thanh tẩy họ khỏi mọi bất trung (Ed 36) và ban ơn cứu độ cho tất cả các dân tộc. Chính những người nghèo khó và khiêm nhu của Chúa (x.ph 2, 3) sẽ cưu mang niềm hy vọng này. Những phụ nữ thánh thiện như các bà Xara, Rêbêca, Rakhen, Miriam, Đêbôra, Anna, Giuđitha và Ette, đă ǵn giữcho niềm hy vọng cứu độ ấy của Israel được luôn sống động. Về vấn đề này, Đức Maria là gương mặt sáng chói nhất (x. Lc 1, 38).
 4. Thiên Chúa Đă Mặc KhảiMọi Sự TrongĐức Giêsu Kitô.
Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đă dùng các ngôn sứ mà phán dạy cha ông ta; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đă phán dạy ta qua Con của Người (Dt 1, 1-2). Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, là Lời duy nhất, hoàn hảo và dứt khoát của Chúa Cha. Nơi Người, Thiên Chúa phán dạy mọi sự, và sẽ không có lời nào khác ngoài Lời đó. Nối gót bao người, Thánh Gioan Thánh Giá diễn tả điều đó với những lời lẽ sáng ngời khi quảng diễn (Dt 1, 1-2).
Một khi đă ban cho chúng ta Chúa Con , là Lời của Người, Thiên Chúa không c̣n Lời nào khác để ban cho ta. Người đă nói hết trong một lần và cùng một trật, trong Lời duy nhất đó, và không c̣n ǵ để nói nữa. Những ǵ Người chỉ nói từng phần với các ngôn sứ, th́ Người đă nói hết trọn vẹn trong Con của Người bằng cách ban cho chúng ta điều trọn vẹn ấy là Con của Người. Do đó, ai c̣n muốn gạn hỏi Người hoặc ước ao có một thị kiến hay mặc khải, người ấy chẳng những làm một sự điên rồ, mà c̣n xúc phạm đến Thiên Chúa, bởi không nh́n vào Đức Kitô mà lại đi t́m những ǵ khác hay những điều mới lạ. Được rao giảng cho mọi dân tộc và mọi người, và như thế, mặc khải phải được loan truyền đến tận cùng thế giới.


IV. TẠI SAO LẠI CHẤP NHẬN MẶC KHẢI.


Chúng ta chấp nhận mặc khải là v́: Chúng ta tin rằng, “Thiên Chúa là Đấng toàn năng, là Đấng có uy quyền vô cùng. Cho nên, đối với Thiên Chúa không có việc ǵ mà Thiên Chúa không thể làm được. Thật vậy, mọi lời Người phán, một kỳ công Người thực hiện là chân thật và rất đáng cậy tin. Trong kinh “Tin Kính” chúng tađă tuyên xưng đức tin của chính ḿnh rằng:“Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, trên trời và dưới đất, hữu h́nh với vô h́nh”.. Bởi thế, duy chỉ có một ḿnh Thiên Chúa là Đấng đă tạo dựng nên đất trời, vũ trụ, vạn vật một cách thật lạ lùng và khôn ngoan. V́ thế, chúng ta chấp nhận mặc khải của Thiên Chúa.
Chúng ta chấp nhận mặc khải là v́: “Uy quyền của chính Thiên Chúa, Đấng mặc khải không thể sai lầm cũng như không thể lừa dối chúng ta. Quả thật, cái điên rồ của Thiên Chúa vẫn c̣n hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa vẫn c̣n hơn cái mạnh mẽ của loài người. Chúa Cha đă mặc khải sự toàn năng của Người một cách thật huyền nhiệm. Từ đó hành vi của trí khôn và ư chí được ân sủng Thiên Chúa tác động giúp chúng tachấp nhận và xác tín chân lư mặc khải”.
Chúng ta chấp nhận mặc khải là v́: “Giáo Hội là mẹ, là cái nôi, là cột trụ trọng điểm của đời sống Kitô hữu chúng ta. Giáo hội lưu truyền và quảng bá kho tàng chân lư mặc khải cho dân thánh từ đời nọ đến đời kia. Các giám mục, linh mục, tu sĩ…là những người đại diện Giáo Hội dạy dỗ giúp chúng ta nhận biết mặc khải của Thiên Chúa và từ chỗ nhận biết và hiểu để rồi giúp chúng ta chấp nhận mặc khải Thiên Chúa”.


KẾT LUẬN


Trong Kinh thánh Cựu ước – tân ước đều cho thấy mặc khải là sự kiện Thiên Chúa tự tỏ ḿnh cho con người qua vũ trụ, qua lương tâmvà đặc biệt trong lịch sử, khi Thiên Chúa đối thoại với con ngườiđể con người nhận ra Thiên Chúa và ư định cứu rỗi của Ngài. Thư gửi tín hữu Do thái thánh phao lô nói lên điểm khác biệt giữa mạc khải cựu ước và mặc khải tân ước “ Xưu kia Thiên Chúa đă nói với cha ông chúng ta nhiều lần nhiều cách , ngày nay là ngày cuối cùng, Ngài đă nói cùng chúng ta bằng chính Con Ngài”. Mặc khải trong tân ước là mặc khải nhờ chúa Kitô và trong Chúa Kitô, con Thiên Chúa (Mt 17, 5; Ga 1,18). Chúa Giêsu là vị trung gian duy nhất, và con người của Người, giáo lư của Người, sự cứu độ của Người là đối tượng duy nhất của mặc khải.