LỜI CHÚA TRONG LỜI NGƯỜI

 

Đề tài:
Một Nhà Thần Học Nói: “Lời Chúa Trong Lời Người.”
Câu Đó Gợi Cho Ta Suy Nghĩ Ǵ?
 
Nhóm 4
Philipphê Minh Nguyễn Văn Tế, Ki-tô Vua
Phêrô Phan Đức Nhân, LaSan
Gioan Bt Trương Văn Điệp, Thừa sai
Phêrô Trịnh Xuân Tú, Gioan Tiền Sứ
Phêrô Phạm Quang Thoại, Gioan Thiên Chúa
Tôma Đinh Mạnh Hùng, Gioan Thiên Chúa
Phanxicô Nguyễn Liêm, Gioan Thiên Chúa


   
I. DẪN NHẬP


á “ Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đă muốn mặc khải chính ḿnh và tỏ cho mọi nhười biết mầu nhiệm thánh ư Ngài (x Ep 1,9) Nhờ đó loài người có thể đến cùng Chúa Cha- nhờ Chúa Kitô, Ngôi lời nhập thể – trong Chúa Thánh Thần và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (x Ep 2,18; 2p 1,4) … Sau khi đă phán dạy nhiều lần nhiều cách qua các tiên tri“Nay là thời cuối cùng Thiên Chúa đă nói với chúng taqua Chúa con” (Dt 1,1-2). Thực vậy, Ngài đă sai con Ngài là Ngôi lời vĩnh cữu, đấng sáng soi mọi người, đến sống giữa loài người và nói cho họ nghe những điều thầm kín nơi Thiên Chúa(x Ga 1,1-18). Bởi vậy Chúa Kitô, Ngôi lời nhập thể “ là người đă được sai đến với loài người”. “ Nói tiếng nói của Thiên Chúa (Ga 3,34) …” (Dei Verbum 2,4).
Để mạc khải chính ḿnh cho loài người, Thiên Chúa đă đoái thương dùng ngôn ngữ loài người mà nói với họ: “Lời của Thiên Chúa, diễn đạt bằng ngôn ngữ nhân loại, trở nên giống tiếng nói của loài người, cũng nhưxưa Ngôi Lời của Cha hằng hữu đă trở nên giống như con người khi mặc lấy xác phàm yếu đuối của chúng ta.” (Cf. GlCG, số 101)
Một sự kiện chủ yếu chế ngự lịch sử loài người: Thiên Chúa đă nói với con người. Ngài không hài ḷng với việc chúng ta, qua các thụ tạo, khám phá ra những hoàn hảo vô biên của Ngài: Thiên Chúa đích thân đến ở giữa chúng ta để đối thoại với chúng ta, để cứu chúng ta khỏi tội lỗi và dẫn chúng ta vào gia đ́nh thánh thiêng của Ngài. “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Ngài, tức là cho những kẻ được Ngài kêu gọi theo như ư Ngài định” (Rm 8, 29). Đó là sợi dây dẫn cho cả chương tŕnh cứu độ. “Nhưng khi thời gian tới hồi viên măn. Thiên Chúa đă sai Con ḿnh tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới lề luật, để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đă sai Thần Khí của con ḿnh đến ngự trong ḷng anh em mà kêu lên: “Ap-ba, Cha ơi!” (Gl 4, 4-6). Bản văn nền tảng này của thánh Phaolô soi sáng toàn bộ mầu nhiệm Thiên Chúa mạc khải. Thiên Chúa tự biểu lộ cho chúng ta, Thiên Chúa làm người để con người trở nên Thiên Chúa. Người con đă nhập thể để con người, đến lược ḿnh, lại trở nên con Thiên Chúa “không phải chỉ trên danh nghĩa mà là trên thực tế” (1Yn 3, 1), được kêu gọi để một ngày kia kết hợp với chúa Ba Ngôi (Cf. Yn 17, 21).
ááChúng ta có - lời Chúa trong lời người - Lời Chúa làm người – Mầu nhiệm khôn lường của ḷng thương xót và sự khôn ngoan của Thiên Chúa t́nh yêu.
“ Với t́nh thong chan chứa, Thiên Chúa vô h́nh(xCl 1,15; 1Tm 1,17) ngơ lời với loài người như với bạn hữu(xZ…………..33,11; Ga 15,14-15), Ngài đối thoại vớihọđể mơi gọi và noun nhận họ hiệp nhất với Ngài”. (Dei Verbùm). 

       
II. LỜI CHÚA ĐƯỢC CHỨA ĐỰNG TRONG KINH THÁNH


1. Trong Cựu Ước
1.1 Qua Vũ Trụ Vạn Vật
Chúng ta biết Israel bắt đầu nh́nh nhận Thiên Chúa như Đấng cứu chuộc. Sau mới suy ra Đấng đă dựng nên Israel cũng là Thiên Chúa các dân khác, Đấng đă tạo dựng trời đất muôn vật. Sách Sáng thế nói Thiên Chúa đă tạo nên mọi sự bằng Lời Người “Thiên Chúa phán…” (Kn 1,3-31). Thánh vịnh 33, 6 -9 c̣n nói rơ hơn: “Bởi lời Yavê, các từng trời đă được dựng nên… v́ Người phán liền có, Người truyền và đă thành sự. ” Tạo vật là Lời Chúa được thực hiện, nên tạo vật trở thành âm vang Lời Chúa, biểu lộ sự hiện diện, quyền năng, khôn ngoan của Ngài (Tv 19, 2 -5; Job 25, 7-14). Thiên Chúa tỏ hiện trong đám mây (Xh 13, 21) trong bụi gai bốc cháy (Xh 3, 2; St 15, 17), trong dông tố (Xh 19, 16; Tv 29, 2), trong làn gió nhẹ ï(1V 19, 12tt)…
2.2 Qua Lịch Sử
Thiên Chúa phán với Abraham, người thành Ur xứ Canđê – Thiên Chúa tiếp tục phán với các tổ phụ, với Môsê, với các tiên tri. Ở đây lời nói thành minh bạch - Thiên Chúa kêu gọi truyền lệnh, chất vấn. Mạc khải trở thành mầu nhiệm gặp gỡ biệt vị giữa Thiên Chúa và loài người.
Mặc khải qua lịch sử mặc hai h́nh thức: giới luật và tiên tri
2.2.1 Giới Luật
Đối với sự vật, lời Chúa có sức sáng tạo – đối với con người, Lời Chúa trở thành giới luật. Trên núi Sinai, Thiên Chúa ban “thập giới” làm giao ước. Danh từ Lời Chúa sau được dùng để chỉ bộ luật Môsê và cuối cùng, chỉ toàn bộ KinhThánh.
  2.2.2 Tiên Tri
H́nh thức thứ hai là lời tiên tri. Trong Cựu Ước, từ Lời Chúa được dùng để chỉ một lời mà tiên tri nhận hay nói. Tiên tri là “người của lời nói”, người đă xác tín, qua một kinh nghiệm tôn giáo đặc biệt, đă được Thiên chúa chọn làm phát ngôn viên của Ngài, là thông ngôn, nói lên ư nghĩa những ǵ đă xăy ra: một tai ương, một cuộc thất trận, một chiến thắng… Lời Chúa tác động lên tiên tri, xâm chiếm lấy ông, bắt ông phải nói, phải hành động, phải làm chứng mặc dù ông không muốn. Lời Chúa c̣n có hiệu năng riêng: những ǵ Chúa phán đều thực hiện (Is 45, 23; 1V 15, 29…). Tuy nhiên Thiên Chúa phán là để thực hiện ư định của Ngài mà ư định của ngài là ư định cứu rỗi nên trong Cựu ước, ta thấy Thiên Chúa “nhẫn nại”, “nhận lời”, “siêu ḷng”, “tha thứ”, và cả “hối hận” nữa.
Lời Chúa làm nên lịch sử, giải thích lịch sử. V́ kinh nghiệm các việc cả thể Thiên Chúa làm cho họ mà nhóm người Do thái tỵ nạn đă nhận ra mạc khải. Các việc cả thể đó là Thiên Chúa đă giải thoát họ khỏi ách nô lệ, dẫn họ qua sa mạc, đưa họ vào hứa địa. Trong 40 năm, Yahweh đă đi bên cạnh Israel, đă dẫn dắt Israel như một mục tử (Đnl 26, 5-10). Các tiên tri luôn luôn nhắc nhở hoặc để Israel trung tín với Giao ước, hoặc để an ủi họ trong cơn lưu đày, báo cho họ sẽ có một cuộc giải phóng mới, một Giao ước mới. (Ez 36-37; Is 54-55).


 2. Trong Tân Ước
2.1 Nơi Chúa Giêsu
Tiên vàn mạc khải là lời để cho ta biết được sứ điệp cứu độ: Tân Ước khẳng định điều đó bằng nhiều cách. Lời Chúa là hạt giống, một khi được gieo trong đất tốt, th́ sinh hoa trái (Mt 4, 3 –9; 14 -20), các nhà rao giăng Tin Mừng là những chứng nhân và là những người phục vụ cho lời đó (Lc 1, 2); lời đó phát triển (Cv 12, 26; 19, 20) và nên vững mạnh; một cách nào đó, lời được nhân cách hóa (Cf. Hr 4, 2 -12). Lời được nối kết chặc chẻ với Đức Giêsu, đồng hóa với Tin Mừng của Người (Mc 1, 1) Tin Mừng này vốn là Lời Thiên Chúa đồng thời cũng là Lời Đức Kitô (2C 4, 2; Co 3, 16tt); lời là sự thật, sự sống và sự khôn ngoan, mà điều đó th́ cũng được khẳng định về Đức Kitô (Mt 7, 14; 1C 1, 30). Như vậy, ta thấy đó không phải là một lời trù tượng. Thánh Phaolô đă chuẩn bị những nẻo đường để đón nhận mạc khải sau cùng đó bằng cách nhấn mạnh đến Đức Kitô, Đấng sáng tạo muôn loài (mà trong Cựu ước gọi là Đức khôn ngoan của Thiên Chúa: Cf. 8, 22 –36), đồng thời cũng là h́nh ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa (Co 1, 15 -17; 1C 4, 4; Hr 1, 3). Đức Kitô nắm hai vai tṛ, vừa là tạo hóa vừa là Đấng Cứu Độ, Người là trung gian trong việc tạo dựng cũng như trong việc cứu chuộc. (Cf. Augrain Amiot, 1997, tr. 112)
 2.2 Ngôi Lời Làm Người
Mạc khải Tân Ước là hành động của Đức Giêsu và của một ḿnh Ngài mà thôi. Nhập đề của Phúc Âm thứ tư có thể coi như tóm lại lịch sử các lần Thiên Chúa tỏ ḿnh qua Lời Ngài. Có thể nhận ra ba giai đoạn: Giai đoạn một là việc tạo thành “Chúa đă dựng nên vũ trụ bằng Lời Ngài” (Kn 9, 1). Thánh Phaolô cũng nói: “Nơi Người, mọi sự đă được tạo nên… bởi Người và cho Người” (C 1, 15 -16). Với thánh Gioan: “Tất cả do Người và không có ǵ không do Người” (Yn 1, 3). Vũ trụ do Lời Chúa sáng tạo, là dấu tích chứa đựng sứ điệp Thiên Chúa – loài người đáng lẽ phải nhận ra Ngài nhưng đă không nhận ra (Rm 1, 18 -23). Lần tỏ ḿnh thứ nhất của Thiên Chúa coi như thất bại “Ngôi Lời đă ở trong thế gian, thế gian do Người mà có nhưng thế gian đă không nhận ra Người” (Yn 1, 10). Giai đoạn hai Thiên Chúa chọn một dân tộc, Người đă tỏ ḿnh cho họ qua các tiên tri, nhưng cuộc tỏ ḿnh này cũng thất bại “Ngài đă tới nơi nhà của Ngài, mà người nhà đă không tiếp nhận Ngài” (Yn1, 11). Cuối cùng, sau khi nói cùng chúng ta qua các tiên tri, Thiên Chúa nói cùng chúng ta qua Con Một Ngài “Đă lắm phen và nhiều kiểu, xưa kia Thiên Chúa đă nói với cha ông nơi các tiên tri. Vào thời sau hết, tức là những ngày này, Người đă nói với ta qua một Người Con…” (Hr 1, 1-2).“Và Lời đă thành xác phàm và đă lưu trú giữa chúng tôi…” (Yn 1, 14). “Thiên Chúa, không ai đă thấy bao giờ; Con Một, Đấng ở nơi cung ḷng Cha, chính Ngài đă thông tri.” (Yn 1, 18). Chúa Kitô là Đấng mạc khải đích thực v́ Ngài là Ngôi Lời có từ trước đời đời nơi Cha, v́ Ngôi Lời đă làm người và v́, sau cũng như trước lúc làm người, Con Chúa đă sống mật thiết với Cha. Đấng ở nơi Thiên Chúa là Ngôi Lời, là khôn ngoan, một khi làm người đă trở thành ánh sáng và chân lư cho mọi người: thánh Gioan đă cho thấy vai tṛ mạc khải của Chúa Kitô. (Hoàng Gia Quảng, tr. 33 -34)


 III. SUY TƯ VỀ MẦU NHIỆM NHẬP THỂ VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA


1. Lời Thiên Chúa Nhập Thể Thành Lời Con Người
1.1 Lời Vô Hạn Trở Nên Hữu Hạn
Điều chúng ta cần phải lưu ư và đào sâu là Thiên Chúa th́ vô hạn, Lời của Thiên Chúa cũng siêu việt và vô hạn, nên khi nhập thể vào ngôn ngữ rất hạn chế của con người, th́ Lời của Thiên Chúa được diễn tả qua ngôn ngữ loài người nơi Đức Giêsu Kitô đă trở thành hữu hạn để thích ứng với tŕnh độ hữu hạn của con người. Do đó có một sự bất b́nh đẳng hay bất tương xứng giữa Lời Vô Hạn của Thiên Chúa và lời hữu hạn của con người mà Đức Giêsu dùng để mạc khải cho nhân loại về Thiên Chúa. Lời Vô Hạn của Thiên Chúa (hay Ngôi Lời) th́ tuyệt đối, siêu vượt không gian, thời gian, vượt khỏi khả năng lănh hội của con người và khả năng diễn đạt của ngôn ngữ con người. Nhưng Lời của Đức Giêsu Kitô - được diễn tả bằng ngôn ngữ hạn hẹp của con người, th́ không thể c̣n đầy đủ tính chất như Lời Vô Hạn của Thiên Chúa nữa. Thực tại vô hạn mà được diễn tả bằng ngôn ngữ hữu hạn của con người th́ sẽ bị ngôn ngữ ấy biến thành hữu hạn, v́ nế không th́ cái hữu hạn làm sao chứa cái vô hạn? Tuyệt đối hóa và vô hạn hóa ngôn ngữ của con người mà Đức Giêsu dùng để diễn tả về Thiên Chúa vô hạn th́ quả có ǵ đó không hợp lư, không ổn.
1.2 Để Thích Ứng Với Sự Hữu Hạn Của Con Người
Lời vô hạn và tuyệt đối ấy khi nhập thể thành lời của con người th́ trở nên hữu hạn và tương đối, bị hạn chế trong không gian và thời gian, trong khả năng lănh hội rất hạn chế của con người. V́ nếu lời nói mà cao siêu quá th́ con người sẽ không hiểu nổi. Chính Đức Giêsu cũng nói: “Thầy c̣n nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Chân Lư Sự Thật đến, người sẽ dẫn anh em tời sự thạt toàn vẹn”(Yn 16, 12-13). Sự Thật toàn vẹn chắc chắn không thể dùng ngôn ngữ con người mà nói hết được: “Đạo khả đạo phi Thường Đạo” (Lăo Tử, Đạo Đức Kinh, chương 1, câu 1). Nghĩa là chân lư mà diễn tả được thành lời th́ không c̣n là chân lư bất biến nữa. Chỉ những ai được Thần Khí Sự Thật soi dẫn mới có thể hiểu được Sự Thật toàn vẹn.


2. Vài Minh Họa Về Việc Nhập Thể
2.1 Nhà Bác Học
Lời của Thiên Chúa nhập thể vào lời của con người phần nào giống như một nhà bác học nọ, khi ông ta ở trong pḥng thí nghiệm của ông với đầy đủ máy móc tân kỳ, mọi chất liệu hảo hạng, th́ ông có thể chế tạo ra bất cứ chất nào có trên trần gian này. Nhưng khi ông đến nhà người học tṛ chỉ có pḥng thí nghiệm đơn sơghèo nàn, th́ tại đó, ông chỉ có thể chế tạo được một số chất nào đó thôi, và độ tinh khiết cũng rất giới hạn. Tài năng của ông vẫn y nguyên, nhưng điều kiện có thay đổi, nên kết quả cũng thay đổi. Khả năng của ông tại nhà người học tṛ bị giới hạn v́ bị lệ thuộc vào những điều kiện quá hạn chế.
Cũng vậy, Lời nguyên thủy của Thiên Chúa th́ vô hạn, viên măn, nhưng khi nhập thể vào ngôn ngữ nghèo nàn của loài người th́ không thể vẫn vô hạn và viên măn y như Lời nguyên thủy được. Không phải khả năng của Chúa bị giới hạn như nhà bác học nọ, nhưng v́ khả năng lănh hội của con người bị giới hạn.
2.2 Người Cha Truyền Đạt Sự Khôn Ngoan Cho Con
Tương tự như vậy,trí khôn con người quá hạn hẹp, nên Thiên Chúa không thể mạc khải cho con người tát cả những chân lư vô biên của Ngài. Ngài chỉ có thể mạc khải một phần rất nhỏ những ǵ có thể mạc khải được về Ngài, phù hợp với khả năng lănh hội rất nhỏ bé của con người. Có muốn mạc khải nhiều hơn cũng vô ích. Cũng như một người cha muốn truyền đạt sự khôn ngoan của ḿnh cho đứa con nhỏ. Oâng có muốn truyền thụ hết sự khôn ngoan của ông cũng vô ích, v́ đứa bé không thể lănh hội hết được mà công việc ấy chỉ có thể làm một cách từ từ và chỉ là một phần rất nhỏ thích hợp với tŕnh độ của nó.
Cũng vậy, mạc khải của Đức Giêsu về Thiên Chúa không thể là tất cả những ǵ có thể nói được về Thiên Chúa. Vậy, chúng ta đừng cho là tuyệt đối những ǵ c̣n tương đối, đừng cho là viên măn những ǵ c̣n thiếu xót.


3. Lời Phổ Quát Thành Lời Cá Biệt
3.1 Ngôi Lời Chỉ Dùng Một Ngôn Ngữ Cá Biệt
Khi nhập thể thành lời con người, Lời của Thiên Chúa c̣n bị nhiều hạn chế khác nữa. Nhân loại có hàng trăm thứ tiếng khác nhau, không có tiếng nào chung cho tất cả thế giới. V́ thế, để nhập thể vào ngôn ngữ loài người, Thiên Chúa phải chọnmột ngôn ngữ đặc thù nào đó để Lời Ngài nhập thể vào. Và Ngôi Lời đă nhập thể vào dân tộc Do thái, với ngôn ngữ Do thái, trong nền văn hóa Araméen.
Tiếng Do thái chưa hẳn đă là ngôn ngữ thích hợp nhất hay tốt nhất để qua đó Ngài tự mạc khải cho con người. Cách lựa chọn của Ngài không giống cách lựa chọn của con người. Ngài chọn ai hoặc điều ǵ theo ư Ngài muốn, v́ t́nh thương, theo sự tự do của Ngài, không v́ người đó tài đức hay điều ấy có ǵ đặc biệt… Cũng vậy, văn hóa Araméen không hẳn đă là văn hóa hay nhất, thích hợp nhất để diễn tả sứ điệp của Ngài.
Hội nhập văn hóa là làm cho sứ điệp của Chúa Kitô tái nhập thể vào các nền văn hóa cá biệt của các dân tộc để sứ điệp ấy trở thành phổ quát, đến được với tất cả mọi người, mọi dân tộc trên thế giới.
3.2 Sứ Điệp Đức Kitô Cần Mặc Những Bộ Áo Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Khác nhau
Lời của Thiên Chúa tuy chỉ nhập thể vào dân tộc Do thái, với tiếng Do thái, trong văn hóa Araméen, nhưng Lời đó không phải chỉ để nói với dân tộc Do thái hay những người thuộc văn hóa Araméen, mà nói với tất cả mọi dân tộc, thuộc mọi nền văn hóa trên thế giới. V́ thế để rao truyền sứ điệp ấy cho mọi người cho mọi dân tộc, sứ điệp ấy phải được dịch từ tiếng Do thái sang tất cả mọi thứ tiếng, nghĩa là sứ điệp ấy phải mặc rất nhiều bộ áo ngôn ngữ khác nhau để phù hợp với mọi dân tộc, th́ mọi người mới hiểu được.
Ta thấy bộ Tân Ước khởi đầu đă gồm nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng chủ yếu là tiếng Hy Lạp. Sau đó Lời Chúa được chuyển địch thành nhiều ngôn ngữ khác nhau: khởi đầu là những ngôn ngữ vùng Trung Đông, sau là tiếng La-tinh, và hiện nay hầu như đă được dịch sang tất cả những ngôn ngữ hiện có trên thế giới, kể cả những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.
Tương tự như thế, sứ điệp Đức Kitô phải mặc lấy những bộ áo văn hóa khác nhau và được rao truyền một cách thích hợp cho tất cả mọi người, chớ không thể giữ nguyên bộ áo văn hóa nguyên thủy, hay giữ cố định và duy nhất một bộ áo văn hóa nào.
3.3 Đó Là Nhiệm Vụ Của Các Giáo Hội Địa Phương
Việc mặc cho sứ điệp ấy những bộ áo văn hóa khác nhau, với những cách diễn tả khác nhau để thích ứng với mọi dân tộc, mọi người trên thế giới, không phải là phận vụ của Đức Kitô nữa, mà là phận vụ của Giáo Hội khi Phúc Aâm hóa, nhất là của các Giáo Hội địa phương, và những Kitô hữu Phúc Aâm hóa. Việc mặc cho sứ điệp Đức Kitô những bộ áo ngôn ngữ và văn hóa thích hợp với từng dân tộc, hầu biến đổi và thánh hóa các nền văn hóa ấy.


 4. Lời Nhập Thể Chính Là: Thiên Chúa Vô Hạn Biến Thành Con Người Hữu Hạn
Ngôi Lời vốn là Thiên Chúa tuyệt đối, vô hạn, ngang hàng với Thiên Chúa (Cf. Pl 2,6), đă nhập thể để trở thành tương đối, hữu hạn, thành xác thịt yếu đuối như mọi người. Cũng vậy, sứ điệp của Đức Giêsu Kitô – vốn là Lời của Thiên Chúa, là Chân Lư Tuyệt Đối, Vô Hạn, bị hạn chế bởi ngôn ngữ của con người. Trong việc nhập thể, Thiên Chúa trở thành con người, vô h́nhtrở thành hữu h́nh, vô hạn thành hữu hạn. Cũng vậy, khi Lời của Thiên Chúa nhập thể thành ngôn ngữ của loài người, th́ Chân Lư vốn không lời, không thể diễn tả được trở thành có lời và được diễn tả, Chân Lư vốn phổ quát trở thành cá biệt, Chân Lư vốn duy nhất bất biến trở thành nhiều cách diễn tả khác nhau để thích ứng với những hoàng cảnh khác nhau của con người.
Diễn tả Chân Lư phổ quát và duy nhất ấy thành nhiều định thức diễn tả khác nhau phù hợp với từng nền văn hóa của các dân tộc, chính là hội nhập văn hóa. Đương nhiên định thức diễn tả nào cũng đều tương đối, bị giới hạn, khiếm khuyết… và chúng ta phải chấp nhận những hạn chế đó.
4.1 Nếu Ngôi Lời Nhập Thể Ở Việt Nam…
Như vậy, việc hội nhập văn hóa vừa bắt nguồn từ Mầu Nhiệm Nhập Thể, vừa tiếp nối công việc Nhập Thể của Ngôi Lời trong thời gian, vào các nền văn hóa khác nhau của nhân loại. Nói cách khác, hội nhập văn hóa là làm cho sứ điệp phổ quát của Đức Kitô được nhập thể vào các môi trường văn hóa khác nhau, được diễn tả thành những định thức cá biệt phù hợp với những điều kiện văn hóa, tư tưởng của từng dân tộc trong từng thời đại.
Để cụ thể hóa cho dễ hiểu, chúng ta thử đặt vấn đề là nếu Đức Kitô nhập thể thành một người Viẹât Nam vào thời đại tân tiến ngày nay, th́ Ngài sẽ được đặt tên là ǵ, giọng nói của Ngài như thế nào, Ngài sẽ tŕnh bày sứ điệp như thế nào,… chắc chắn Ngài tŕnh bày cũng một sứ điệp ấy, nhưng với cách khác v́ nền văn hóa Do thái và Việt Nam khác nhau, cũng như thời cổ đại và hiện đại khác nhau.
Nhưng trong thực tế Ngài chỉ nhập thể có một lần duy nhất là người Do thái, chịu ảnh hưởng nền văn hóa Do thái, vào thế kỷ thứ nhất. V́ thế, Giáo Hội có nhiệm vụ chuyển dịch cách tŕnh bày sứ diệp của Ngài thành nhiều cách khác nhau phù hợp với từng dân tộc, từng nền văn hóa, nhưng sao cho nội dung vẫn chỉ là một, không thay đổi. Đó là hội nhập văn hóa.
4.2 Lời Của Thiên Chúa Cần Phải Nhập Thể Nhiều Lần Và Tại Nhiều Nơi Khác Nhau
Khi nhập thể làm người, Ngôi Lời trở thành Đức Giêsu Kitô, Ngài không thể cùng một lúc là người Việt Nam hay Trung Hoa được. Nếu đă dùng ngôn ngữ Do thái để diễn tả Chân Lư bằng những yếu tố văn hóa cá biệt của Do thái, th́ không thể cùng một lúc diễn tả chân lư ấy bằng một ngôn ngữ cá biệt khác, với những yếu tố văn hóa cá biệt của ngôn ngữ ấy được.
Để cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa chỉ cần nhập thể làm người một lần là đủ nơi Đức Giêsu Kitô, là người Do thái, cách đây 20 thế kỷ. Ngài không cần phải nhập thể nhiều lần để trở thành người của những dân tộc khác. nhưng để Chân Lư mà Ngài mạc khải đến được với mọi người, nếu Chân Lư ấy chỉ nhập thể duy nhất có một lần, nghĩa là chỉ được diễn tả chỉ bằng ngôn ngữ Do thái, với những yếu tố văn hóa Do thái, th́ không đủ, mà cần phải nhập thể vào trong tất cả mọi ngôn ngữ, mọi nền văn hóa của nhân loại.
Đó chính là sứ mạng của Giáo Hội, của mọi Kitô hữu. Đó chính là phúc âm hóa. V́ thế, bản chất của Phúc Âm hóa chính là hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô giáo vào các dân tộc. Do đó, phúc âm hóa mà không hội nhập văn hóa, không làm cho sứ điệp Đức Kitô nhập thể vào mọi t́nh huống cụ thể của con người th́ chưa phải là phúc âm hóa đúng nghĩa. (Nguyễn Chính Kết, 2000, 138 -145)


KẾT LUẬN


Để chúng ta học biết lượng nhân từ vô biên của Chúa, và trong sự quan pḥng săn sóc đến bản tính chúng ta, Ngài đă thích ứng lời nói của Ngài với con người. V́ lời nói củaThiên Chúa diễn tả qua ngôn ngữ nhân loại, được đồng hóa với tiếng nói loài người, sau khi nhận lấy sự yếu đuối của xác thịt. (Cf. DV, số 13)
Cựu ước cũng như Tân ước đều cho thấy mạc khải là sự kiện Thiên Chúa tỏ ḿnh cho con người qua vũ trụ, và đặc biệt qua lịch sử, khi Thiên Chúa đă muốn đối thoại với con người để con người nhận ra Thiên Chúa và ư định cứu rỗi của Ngài. Thư cho người Do thái nói lên điểm khác biệt giữa mạc khải Cựu ước và Tân ước “xưa kia Thiên Chúa đă nói với cha ông chúng ta nhiều lần nhiều cách, ngày nay là ngày cuối cùng, Ngài đă nói cùng chúng ta bằng chính Con Ngài”. Và Con đă mặc lấy xác phàm nhân loại, đă mặc lấy ngôn ngữ, văn hóa và cách diễn tả của con người để nói với con người. Mặc khải trong Tân ước là mặc khải nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, Con Thiên Chúa (Mt 17, 5; Yn 1, 18). Chúa Giêsu là vị trung gian duy nhất, và con người của Người, giáo lư của Người, sự cứu độ của Người là đối tượng duy nhất của mạc khải.
Việc Thiên Chúa đến với con người, nói cho con người biết ư định thương yêu của Thiên Chúa th́ thái độ của con người phải có, là đón nhận, lắng nghe, vâng theo, trong cậy, phó thác. Thái độ đó, sự liên lạc biệt vị đó, Kinh Thánh gọi là tin. Israel tin v́ những việc cả thể Thiên Chúa đă làm cho Israel như Ngài đă hứa với các tổ phụ. Chúa Giêsu kêu gọi tin, và để tin, phải “đổi ḷng”. Các môn đệ được Chúa ban cho sứ mạng rao giăng Tin mừng: Tin mừng đó không phải là ǵ khác ngoài Chúa Kitô, “nhờ Người mà chúng ta lănh nhận ân sủng và mọi chân lư” (Yn 1, 16 -17). Tin là tin Chúa Kitô, tin vào Chúa Kitô, tin nơi Chúa Kitô, nhờ lời rao giăng của các Tông đồ và các chứng nhân (1C 11, 23; Rm 10, 17; Yn5, 31-37). Chứng từ các Tông đồ luôn được hiện tại hóa trong Giáo Hội, dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần. (Hoàng Gia Quảng, tr. 38)

   
LỜI CHÚA TRONG LỜI NGƯỜI
TÓM LƯỢC


 Thiên Chúa là Đấng khôn ḍ khôn thấu, cao siêu , vượt tầm hiểu biết của loài người. Thế nhưng để cho con người có thể hiểu được ư định của Ngài th́ Ngài đă dùng ngôn ngữ và cách thức diễn tả của con người để nói với con người qua công tŕnh sáng tạo của Ngài, qua miệng các tiên tri, và nhất là qua Kinh Thánh ; Thiên Chúa được nhân cách hóa, một Vị Thiên Chúa hay ghen, vui, buồn, giận hờn…
Đầu tiên trong Cựu Ước, xuyên qua lịch sử dân Do Thái. Thiên Chúa đă dùng các ngôn sứ như là công cụ để diễn đạt ư Ngài. Các ngôn sứ được xem như là phát ngôn viên của Thiên Chúa. Các ngài không những dùng lời nói mà c̣n dùng cả hành động, việc làm cụ thể trong cuộc sống hiện tại để truyền đạt thông điệp của Chúa: các tiên tri Êzekiel, Êlia, Hôsê… Có thể nói tôn giáo trong Cựu Ước là tôn giáo của lời nói. Từ khi loài người sa ngă th́ không c̣n thấy Thiên Chúa nữa (St 3,8) mà chỉ nghe Thiên Chúa phán cho các vị phát ngôn viên và các vị này nói lại cho dân. Cũng nên để ư nếu nghe đ̣i hỏi nhiều hơn thấy, th́ về phía Thiên Chúa nói biểu lộ thái độ của Thiên Chúa muốn tôn trọng tự do của con người, lời nói là phương tiện cảm thông thiêng liêng nhất, hoàn hảo nhất để Thiên Chúa trao đổi với con người.
Đến thời Tân Ước. Lời của Thiên Chúa đă nhập thể làm người nơi Đức Giêsu Kitô và Lời Chúa được bộc lộ trọn vẹn. Lời đó đă trở thành Tin Mừng cứu độ cho con người. Nơi Chúa Giêsu, Ngôi Lời hiện diện giữa con người, Ngài nói, Ngài giảng, Ngài làm những ǵ Ngài thấy và đă nghe nơi cha Ngài. Chúa Kitô là cực điểm, và sung măn của mặc khải. Mầu nhiệm vô tận mà các tác giả được thần hứng cố diễn tả, tŕnh bày mỗi người một khía cạnh. Truyền thống nhất lăm chú trọng tới sự tỏ bày của Chúa Kitô trong lịch sử và quy nhiệm vụ mặc khải của Người vào danh hiệu Đấng Mêssia. Sách Tông Đồ Công Vụ tŕnh bày các tông đồ như những chứng nhân và người rao giăng Chúa Kitô. Phaolô tŕnh bày đề tài mầu nhiệm và Tin Mừng. Thánh Gioan quan niệm mạc khải như Lời Chúa làm người và trở thành lời nói, chứng từ diễn tả trong ngôn ngữ loài người, các tông đồ đă nghe nhận và truyền lại cho nhân loại, t́nh yêu của Cha đă sai con xuống thế để mọi người tin vào Người và được sống. Những khía cạnh đó bổ túc cho nhau, giúp ta nhận thức được toàn bộ thực tại trong sự duy nhất và phức tạp của nó.
Đây là vấn đề hết sức rộng lớn, không thể trong vài hàng có thể diễn tả hết được những chân lư mạc khải cao siêu mầu nhiệm. Nhóm chỉ tóm lược lại những ǵ đă được học hỏi nơi giáo sư, cũng như các tài liệu đă góp nhặt đây đó có liên quan đến đề tài. Những ư tưởng này sẽ giúp cho chính bản thân sinh viên hoặc cho một ai đó trong công cuộc t́m kiếm Thiên Chúa qua chính lời của Ngài.
     
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Augrain Amiot. (1997). Mạc khải. Philipon Neveu. (Bản dịch do Anon?)
Lucien Hoàng Gia Quảng. (?). Dẫn nhập vào mầu nhiệm Kitô - Mặc Khải Và Tin. Giáo tŕnh lưu hành nội bộ.
Nguyễn Chính Kết. (12, 2000). Suy Tư Về Việt Phúc Âm Hóa Tại Châu Aù Trong Hai Thiên Niên Kỷ Qua. Những Thách Đố Của Giáo Hội Công Giáo, 4, 138 –145.
Nguyễn Chính Kết. (?). Mầu Nhiệm Nhập Thể Và Hội Nhập Văn Hóa. Tài liệu lưu hành nội bộ.
Nguyễn Thế Thuấn. (1976). Kinh Thánh. Tp HCM: ĐMHCG.
 Gian Phaolô II. (1992). Catéchisme de L’Eùglise Catholique. Paris: Mame - Plon. (Bản dịch do Ban Giáo Lư Giáo phận Tp HCM. (1997). Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo. Tp HCM: Nxb TpHCM.
Vatican II. (1965). Dei Verbum. Trong phân khoa thần học (Eds). Thánh Công Đồng Chung Vatican II. (tr. 485 -570). Mặc Khải Của Thiên Chúa. Đàlạt: GHHV Thánh Piô X.