SOREN KIERKEGAARD

 

VÀ THẦN HỌC VỀ CON NGƯỜI

 

Giuse Bùi Văn Soạn

 

TÓM LƯỢC


1. Kierkegaard người Đan Mạch, đă khai sinh cho phong trào triết hiện sinh hiện đại, hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần. Tuy nhiên Kierkegaard dẫn đến Thiên Chúa như là sự cứu rỗi và sự hoàn tất hoàn thiện của thân phận làm người.
2. Kierkegaard nhấn mạnh khía cạnh cụ thể, hiện sinh, cá nhân, cá tính, sống động, tự do, lo âu, cô đơn… nơi con người, và v́ thế:
a. Đi ngược lại với Descartes (tôi càng suy tư, tôi giảm thọ).
b. Đi ngược lại với Hégel (không một triết nào kể cả triết Hégel, có thể suy diễn từ tư tưởng ra hiện hữu, từ ư niệm ra hữu thể).
3. Kierkegaard phân biệt ba lối sống, ba chặng đường của đời người:
a. Chặng hiếu mỹ lo hưởng thự những vẻ đẹp (Don Juan…) những ai chỉ sống với nghệ thuật.
b. Chặng đạo lư lo chu toàn bổn phận (các công chức gương mẫu, những ai chỉ khép ḿnh trong lề luật, nặng pháp lư…).
c. Chặng tôn giáo hướng mạnh về Thiên Chúa, vượt cả đạo đức b́nh thường, có khi đạt đến múc đức tin của Abraham, hiệp sĩ của đức tin.
Cuộc sống con người là một cuộc hiện sinh. Một cuộc hiện sinh đích thực và đúng nghĩa không đ̣i buộc con người phải khước từ cái thế giới thực tại này, nhưng luôn mời gọi con ngườisống trọn vẹn thân phận làm người của ḿnh, ch́m sâu trong chính ḿnh, ngụp lặn trong chính những vui, buồn, sướng, khổ, những nỗi uẩn khúc của kiếp người, những thành công thất bại của cuộc sống, những u uẩn, chán chường, những tư tưởng và suy nghĩ của chính ḿnh, những buồn thảm bi ai của đồng loại… Nhưng không phải sống trọn vẹn kiếp người trong tuyệt vọng mà là trong sự xác tín vào Đức Kitô Phục Sinh. Sống đúng là một người sống chiều kích tôn giáo. Có như thế con người chúng ta mới hy vọng có được một cuộc hiện sinh đúng nghĩa và mới có được những cảm nghiệm sâu thẳm nhất của kiếp người trong thế giới vạn thể này. Để thấu hiểu được phần nào điều này, chúng ta cùng nhau t́m hiểu về con người, cuộc đời và tư tưởng của triết gia Hiện Sinh Kierkegaard. Có thể nói được ông đă sống trọn một cuộc hiện sinh đúng nghĩa.



I. DẪN NHẬP: TIỂU SỬ


 1. Gia đ́nh
Soren Kierkegaard sinh ngày 5 tháng 5 năm 1813, tại Copenhague (Đan Mạch). Thân phụ của ông là Mikael Pedersen Kierkegaard (không rơ tên mẹ), sống ở vùng quê, miền Jutland. Soren Kierkegaard là conút trong gia đ́nh có 7 anh em và là con của người vợ thứ, là người giúp việc cho gia đ́nh của Mikael. Tất cả những anh em của ông đều qua đời trước tuổi 33, nên khi ông được 34 tuổi, ông đă tổ chứcăn mừng điểm mốc này. Kierkegaard có dị tướng nên ít nhiềumặc cảm với chúng bạn và khó hoà đồng. Ông viết “tôi đau khổ v́ không giống nhưkẻ khác. Ồ, suốt thời niên thiếu của tôi, chớ ǵ tôi có thể hy sinh tất cả để được như kẻ khác.” Mặc dầu thế, nhưng ông có trí khôn sắc sảo lạ thường, lúc c̣n thiếu thời ông đă tỏ ra ngoan ngoăn và trầm ngâm khác thường. Khi được 17 tuổi Soren Kierkegaard ghi tên học thần học ở đại học Compe nhưng không để tâm vào việc học cho mấy. Và từ những năm đầu của đại học ông đă gieo ḿnh vào đời sống trụi lạc v́ những nỗi buồn u uẩn mà người cha gieo cho cũng nhưnhững mặc cảm trong thể xác và trong tư tưởng. Ông ghi trong nhật kư của ḿnh: “Bi đát nhất là không ngờ tớiviệc không ai hiểu ḿnh.” Từ đó ônglao vào con đường rượu chè bê tha và trụy lạc, giốngnhư một kẻ giang hồ vậy. Tuy nhiên, trong năm 1836 ông bắt đầu suy nghĩ nhiều về tội lỗi, một đề tài trước kia ông chưa bao giờ nghĩ tới.
Có thể nói được ông là đứa con tràn đầy hy vọng của người cha và được người cha yêu thương quan tâm đặc biệt. Chính v́ thế ông có rất nhiều thời gian gần gũi và tâm sự với cha ḿnh. Từ đó ông đă mang lấy những nỗi uẩn khúc, đau khổ, lo âu về tội lỗi của người cha đă xúc phạm đến Thượng Đế trong quá khứ. Kierkegaard đă tâm nhận một cuộc đời và mang h́nh ảnh của cha như đă được an bài từ chính cuộc đời của người cha. Năm 1838 thân phụ của ông qua đời, ông bồi hồi ghi lại những ḍng sau: “cha tôi vừa qua đời. Ước ǵ ngài sống thêm mấy mươi năm nữa, tôi coi cái chết của ngài như hy sinh cuối cùng ngài đă chịu v́ yêu tôi. Cái chết này chẳng những không chia rẽ ngài và tôi, nhưng thực sự cha tôi đăchết v́ tôi, ngài chết để tôi sống. Tất cả những ǵ tôi đă thừa hưởng của ngài, nhất là h́nh ảnh của ngài, đối với tôi, nay càng trở nên quư giá.” Cái chết của thân phụ không nhữngkhông làm cho ông rơi vào tuyệt vọng như người ta tưởng, ngược lại, giúp ông thay đổilối sống. Ông trở lại việc học và dốc hết tâm lực đầu tư cho việc học, kết quả ngày 7 - 3 - 1840, đậu bằng thần học.


2. T́nh Duyên
Biến cố t́nh duyên có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của ông, đó là mối t́nh với Regina Olsen. Ông quen với cô, lúc cô c̣n là một thiếu nữ mới lớn, khoảng 14 tuổi, nhí nhảnh, hồn nhiên và can đảm. Sau một thời gian ông có ư tiến tới hôn nhân và ông hy vọng đời sống gia đ́nh sẽ giúp ông cải thiện đời sống. Ông đăngơ lời đính hôn với Olsen và đượccô ta chấp nhận lời cầu hôn ấy. Nhưng chỉ một tuần lễ sau, ông lại viết thư xin hủy bỏ giao ước. Ngày 11-8-1841, Kierkegaard gửi trả cho Olsen chiếc nhẫn đính hôn. Sự thật ông vẫn yêu Olsen cho đến cuối đời, nhưng ông không đủ can đảm bước vào đời sống hôn nhân. Có nhiều dư luận về thái độ khước từ cuộc hôn nhân của ông, nhưng có lẽ lư do chính yếu là tâm hồn ông vốn mang nhiều u uẩn của cái tuổi thiếu thời, cộng thêm một chút mặc cảm về thân xác và những ưu tư khắc khoải của kiếp người mà ông đang nghĩ tới. Bởi thế ông viết: "những ai muốn trở thành thiên tài, anh hùng và thi sĩ, đều nhờ một người thiếu nữ mà họ không cưới làm vợ."


3. Sự nghiệp
Ngày 29 tháng 9 năm 1841, Soren Kierkegaard tŕnh luận án tiến sĩ với đề tài "Ư niệm về châm biến luôn quichiếu vào Socrate." Đến mùa đôngnăm 1845 sau khi đoạn tuyệt vớiOlsen, ông qua Đức và lưu lại ở Berlin một thời gian, trong giai đoạn này ông đụng chạm mạnh mẽ hơn với tư tưởng của Hegel và dần dần định hướng cho tư tưởng triết học theo nẻo đường hiện sinh của ḿnh. Ông cho rằng đây là thời gian sung măn nhất của ông.
Mùa xuân năm 1842, ông trở về quê nhà với ước vọng dành cả cuộc đời để phục vụ trong lănh vực tôn giáo. Kierkegaard dành tất cả thời gian để viết sách, viết báo và những bài suy niệm về tôn giáo. Thời gian này những tư tưởng của ông cũng được nhiều người ủng hộ, nhưng cũng không ít người chống đối.
Ngày 2 tháng 10 năm 1855 ông bị đột quỵ giữa đường và được đưa vào bệnh viện. Đến ngày 11 tháng 11 năm 1855 ông qua đời tại bệnh viện, sống được 43 tuổi và trong di chúc ông để lại toàn bộ tài sản cho Olsen.

 


 II. TƯ TƯỞNG "SOREN KIERKEGAARD VÀ VIỄN TƯỢNG VỀ CON NGƯỜI"


1.Chống Hegel
Về mặt tư tưởng triết học, ông gay gắt chống lại chủ thuyết duy tâm của Hégel v́ Hégel đă có tham vọng tŕnh bày triết học như một hệ thống hoàn bị và hợp lư. Trong khi đó, theo Soren Kierkegaard hiện hữu của con người là hiện hữu luôn bị dang dở. Sự dang dở ấy không làm ta thất vọng nhưng kích thích tinh thần sáng tạo nơi ta.
Triết học của ông mang tính hiện sinh: trước hết triết lư của ông nhẫn mạnh vào đời sống cụ thể của con người. Thứ đến ông mô tả cuộc sống ấy với một cái nh́n toàn diện: con người lăng tử (hiếu cảm), con người đứng đắn và con người của niềm tin. Ba giai đoạn ấy như ba cấp của sự vươn lên không ngừng và kết điểm của sự vươn lên ấy là Thiên Chúa. Tuy nhiên, v́ ảnh hưởng của thân phụ ông và v́ ảnh hưởng của giáo phái Luther ông đă có cái nh́n vềcuộc đời không mấy lạc quan. May thay ư thức tôn giáo của ông rất mạnh, nhờ đức tin sáng suốt, ông đă lướt thắng tất cả. Triết lư phản ánhtrung thực nội tâm của ông về cuộc đời và hẳn đó là nét độc đáo của triết lư hiện sinh nơi Soren Kierkegaard. Nói cách khác ôngđă t́m được một hướng tới mang tính hiện sinh.


2. Những chặng đường hiện sinh
Các triết gia hiện sinh đều thử h́nh thành một tiến tŕnh của một hiện sinh, khởi từ thái độ của những hiện sinh giả tạo, thấp hèn, vươn lên đến mức độ hiện sinh siêu việt. Đối với Kierkegaard, có ba giai đoạn hiện sinh : giai đoạn hiếu cảm, giai đoạn đức lư, và giai đoạn tôn giáo. Mỗi giai đoạn mang một bản chất khác biệt, và người ta phải vượt qua, phải nhẩy từ giai đoạn này sang giai đoạn kia, nhờ vào hai cây cầu là mỉa mai và u mặc.
2.1. Giai đoạn hiếu mỹ(state esthetique)
Từ ngữ esthéticien, xuất phát từ Hy Lạp esthéticos, nghĩa là “cảm giác”. Kierkegaard dùng từ này để chỉ một t́nh trạng thay đổi không ngừng, luôn phóng ḿnh vào những ảo ảnh, mơ tưởng một tuyệt đối mà không bao giờ gặp được trong những cảm giác.
Người ta không rơ đây có phải là một miêu tả chân thực về cuộc sống của chính ông hay chỉ là một sản phẩm của tưởng tượng, nhằm tŕnh bày một tư duy về cuộc sống. Có thể t́m thấy vài dữ kiện soi sáng, chẳng hạn, trong những năm đầu học đại học, ông tiêu xài khá nhiều và phải nợ nần, rồi vào năm 1836 tư tưởng của ông bắt đầu xoay mạnh vào vấn đề tội lỗi. Hơn nữa, đặt ḿnh trong toàn bộ tư tưởng của Kierkegaard, chúng ta nhận thấy rằng ông không phải là một nhà tư tưởng hệ thống, ông quyết liệt chống lại kiểu suy tư trừu tượng, suy tư của ông là chính cuộc đời của ông, nên chúng ta có thể hiểu, cách này cách khác những mô tả trong phần này mô tả tâm trạng thực của chính tác giả, cho dù những t́nh tiết có được biến đổi cách này hay cách khác.
 a. Mô tả tính cách của con người hiếu mỹ.
Để mô tả giai đoạn này, Kierkegaard nói cuộc đời măi là một cuộc t́m kiếm nhưng không biết ḿnh t́m kiếm cái ǵ.
Cuộc sống của người hiếu mỹ chỉ gắn vào những cái chốc lát nên trở nên phù phiếm, cứ luôn phải t́m kiếm măi nên mệt mỏi; luôn muốn hưởng thụ nên càng nghèo nàn, luôn muốn lấp đầy tâm hồn ḿnh bằng những cái khác nên chẳng bao giờ gặp được một giá trị lâu bền nào chứ đừng nói cho đến giá trị vĩnh cửu. Anh ta trở thành nạn nhân của cái chốc lát, bị chi phối hoàn toàn do ngoại cảnh và do đó luôn cảm thấy trống rỗng. Nét đặc trưng của giai đoạn này là sự bất khả lặp lại như thể Héraclite nói người ta không thể tắm hai lần trong một ḍng sông. Người ta cũng ví giai đoạn này của Kierkegaard với nhạc phẩm Don Juan của Mozart, trong đó có cái ǵ vừa luyến tiếc cái say sưa, vừa hướng về tương lai; trong phần mở đầu khônghề có một ḥa âm hay một tiết điệu nào giống hệt nhau cả.
Thái độ đó tất nhiên phải dẫn con người đến t́nh trạng buồn chán; buồn chán v́ không t́m gặp được chính ḿnh trong những thay đổi không ngừng, như một người mệt mỏi sau một quăng đường dài mà không t́m được về quê nhà. Oâng viết:
“Từ nguyên thủy đă có buồn chán. V́ buồn chán, chư thần đă sáng tạo nên con người. Rồi từ Adam, nguyên tổ chúng ta cũng buồn chán v́ cô đơn, cho nên bà Eva được tác tạo. Rồi từ đó, cùng với sự phát triển của loài người, buồn chán cũng phát triển và lan tràn khắp thế giới. Adam một ḿnh đă buồn chán. Khi Adam ở với Eva, th́ hai ḿnh cùng buồn chán; khi có thêm hai con là Cain và Abel, th́ cả gia đ́nh cùng buồn chán, và khi có cả một loài người đông đúc, th́ cả lũ loài người cùng buồn chán.”
Và cuối cùng th́ con người sa vào tuyệt vọng. Tuyệt vọng phát sinh từ chỗ không thể nào bỏ qua được chướng ngại, tức không thể nào thỏa măn được cái khát khao tuyệt đối ở trong những cái tương đối, không thể nào thấy được một giá trị hiện sinh ở trong những cái không thể nào mang lại giá trị cho cuộc sống hiện sinh của con người. Nhưng con người tuyệt vọng cũng là con người không hề cảm thấy trong ḿnh một sự tuyệt vọng nào, v́ như vậy nó chẳng khác nào một sự vật ù ĺ, đơn giản, chết cứng.
b. Mỉa mai (ironic) bước nhảy cần thiết.
Kierkegaard cho thấy khi đến cùng đường trên chặng đường hiếu mỹ, người ta phải làm một bước nhảy, và cái nhảy từ giai đoạn hiếu mỹ sang giai đoạn đức lư là sự mỉa mai. Mỉa mai (ironic) ở đây không phải là mỉa mai ai khác, nhưng là tự cảm thấy cuộc đời của ḿnh đáng mỉa mai. Mỉa mai là sự hiện diện ẩn danh của đời sống đức lư trong giai đoạn hiếu mỹ, nghĩa là bước khởi đầu của một đời sống đức lư đă xuất hiện ngay trong giai đoạn hiếu mỹ.
2.2. Giai đoạn đức lư (state éthique)
a. Mô tả.
Kierkegaard tŕnh bày giai đoạn này bằng h́nh ảnh của anh chàng Wilheim một viên pháp quan trẻ, vừa lập gia đ́nh và trở thành một người minh chứng cho giá trị của đời sống hôn nhân. Đây là một mẫu người sống có ư thức, có lựa chọn và trung thành với bổn phận của ḿnh, bổn phận của một ngừơi cha, một người chồng. Cuộc sống ở giai đoạn này không c̣n bị xao động v́ những biến cố, v́ những bông hồng luôn thay đổi. Người sống đức lư trân trọng phẩm giá của ḿnh, t́m thấy giá trị của cuộc đời ḿnh bằng chính cuộc sống đều đặn, b́nh thường của ḿnh
Qua việc mô tả giai đoạn này, chúng ta thấy Kierkegaard thật trân trọng đời sống gia đ́nh. Những trang ca tụng đời sống gia đ́nh của ông đáng cho chúng ta nhắc lại ở đây:
“T́nh yêu của đôi vợ chồng là t́nh yêu xây trên cảm giác, nhưng t́nh yêu này trở nên cao trọng v́ lời thề sắt son, hai người sẽ yêu nhau măi măi, muôn đời. Chính tính chất vĩnh cửu này phân biệt t́nh yêu chính thực và sự đam mê nhục dục” (…). T́nh yêu là yếu tố cốt tử của cuộc hôn nhân.
Rồi ông quả quyết “tôi quyết rằng gia đ́nh là trường dạy cho con người có đức tính”. V́ thế, ông tŕnh bày h́nh ảnh chàng Wilhelm thật dễ mến, anh ta vượt quađược sự “bất khả lập lại” v́ t́m được giá trị trong cuộc sống đều đặn b́nh thường, vượt qua cái khoảng khắc để sống thời gian trường kỳ. Cuộc sống của anh ta là nền tảng cho xă hội.
b. U mặc (humour) bước nhảy thứ hai.
Tuy nhiên, tác giả không dừng lại ở đây. Giai đoạn đức lư biểu hiện cho một cuộc sống hợp lư, tức một cuộc sống c̣n nằm trong mức độ hiện sinh của con người. Hơn nữa, đời sống đức lư, khi được xây dựng trên nền tảng đạo đức như thế lại có thể tạo thái độ an tâm, làm cho họ dễ sơ cứng.
Bởi v́ con người, trong bản chất của ḿnh, vốn mang sẵn một sự thiếu thốn, khiếm khuyết căn bản. Cái tuyệt vọng của con người hiếu cảm đă được vượt qua bằng đời sống đức lư; nhưng nguồn cội của nó vẫn c̣n đó, và chính nguồn cội khiếm khuyết này lại biến h́nh trở thành nỗi lo âu của con người. Lo âu là t́nh cảm của con người thức tỉnh trước tự do, là tâm trạng của con ngườiđối diện với thiện ác, tức là t́nh cảnh của con người trước tội lỗi. Chính tội lỗi làm cho cuộc sống con người không thể an tâm măi, không thể hợp lư măi, không thể vượt thoát khỏi thời gian măi.
Như thế, Kierkegaard lại kết thúc một giai đoạn này bằng một ngơ cụt và mở ra một nẻo đường mới, bằng một bước nhảy mới: hài hước hay u mặc (humour). Hài hước là sự hiện diện ẩn danh của đời sống tôn giáo ngay trong đời sống đức lư. Hài hước là khi con người sa vào t́nh trạng “dở khóc dở cười”, v́ những t́nh cảnh không thể giải quyết bằng sự hợp lư của đời sống đức lư nữa, không có một giải pháp có sẵn nữa, và khi mà điều thiện lại trở thành như phi luân.
c. Giai đoạn tôn giáo.
Giai đoạn này được Kierkegaard coi là giai đoạn cao cả nhất, v́ hiện sinh đích thực phải là hiện sinh trước siêu việt, và đó là hiện sinh như một tội nhân trước Thiên Chúa. Ông coi Socrate là một nhân vật đặc trưng của giai đoạn đức lư; c̣n Job và nhất là Abraham, cha của những người tin, mới là nhân vật của giai đoạn hiện sinh tôn giáo. Câu chuyện Abraham đượcÔng tŕnh bày trong quyển Kinh Hăi và Run Sợ, một tác phẩm, có thể nói độc đáo nhất của ông.
Kierkegaard rất kín đáo về chặng đường đời tôn giáo, v́ đây là khu vực dành riêng cho hạng người ngoại lệ, nên không thể tŕnh bày như một nếp sống chung cho số đông. Dù sao chính trong chặng đường này mà con người thể hiện viên măn nếp sống làm người của ḿnh, và nếp sống người Kitô hữu: “Dám sống thân phận làm người của chính ḿnh cách triệt để, dám thể hiện một cá nhân, không phải một cá nhân nào cũng được, nhưng là một cá nhân này đây : cô lập trước mặt Thiên Chúa, một ḿnh trong sức cố gắng và trách nhiệm vô biên, đó chính là hùng khí Kitô hữu.”
Trước hết, chúng ta nhận thấy ở đây Kierkegaard cho thấy hành vi của Đức tin không phải là hành vi thuộc lănh vực lư trí của nhân loại, những ưu sách của đời sống đức lư bị vượt qua, ông nhắc lại câu này nhiều lần: “Đức tin là một điều nghịch lư v́ đặt cá nhân lên trên luật thông thường.” Hành vi Abraham th́ chỉ hoàn toàn là chuyện riêng của ông và Thiên Chúa; hành vi đó là một sự vượt qua luân lư v́ không có mệnh lệnh nào có thể cho phép người ta giết con ḿnh; hơn nữa, hành vi đó bao hàm một sự phi lư là: chính trong lúc ông, v́ tin Chúa, hiến dâng con ḿnh, ông vẫn không ngừng tin Chúa đă hứa và sẽ thực hiện lời hứa cho Isaac làm người trở nên tổ phụ của một dân tộc. Abraham tin Chúa thực hiện lời hứa của Ngài ngay ở đời này, nên nói được là Abraham “thử thách” Chúa bằng chính niềm tin vào sự phi lư của mệnh lệnh Chúa.
Rồi ta thấy Kierkegaard phân biệt trong hành vi của Abraham hai “chuyển động vô cùng”: vô cùng nhẫn nại, và tin tưởng sẽ văn hồi được tất cả.
Chuyển động vô cùng nhẫn nại được bộc lộ trong niềm tin vào sự phi lư, được Abraham thể hiện một cách đúng mức, không phải là một sự luyến tiếc, cũng không phải là một sự cương quyết của ư chí, nhưng là một thái độ trầm lặng, thong thả, v́ trong tất cả những hành vi đó “cụ không đến quá sớm mà cũng không muộn quá. Cụ thắng con lừa và thong thả lên đường. Trong suốt thời gian đi đường, cụ không phút nào không tin tưởng vào Thiên Chúa.”
Chuyển động thứ hai là niềm tin vào sự vẫn hồi, ông nói: “Bằng nhẫn nại, tôi từ bỏ tất cả; đó là chuyển động tôi có thể làm được nhờ sức mạnh của tôi… C̣n khi tin Chúa, tôi không từ bỏ chi hết, trái lại tôi nhận được tất cả. Cho nên nhờ đức tin, Abraham không từ bỏ Isaac, nhưng đă chiếm lại được Isaac.” Chuyển động thứ hai này là sự đối diện trực tiếp với phi lư và chính thái độ tin tưởng trong sự phi lư như thế mới là nét đặc sắc của niềm tin “Cụ tin v́ phi lư, v́ điều đó loài người không thể toan tính được; phi lư v́ Thiên Chúa đ̣i hy sinh Isaac, rồi chính Ngài lại trả lại Isaac.”
Chính thái độ của niềm tin như thế làm cho Abraham trở nên tổ phụ của những người tin. Thái độ đó là sự chấp nhận đi trong đêm tối của Đức Tin, là sống tâm trạng tuyệt đối cô đơn trước nhan Thiên Chúa, tức là sống “bí mật của thâm tâm” trong chiều hướng “đứng trước nhan Thiên Chúa”


3. Quan niệm về tôn giáo
Qua mẫu gương của Abraham, chúng ta có thể thấy được phần nào thái độ của Kierkegaard về vấn đề tôn giáo. Ông không thể chịu nổi những quan niệm về tôn giáo như một “kiến thức” duy lư của các nhà thần học, và cũng không chịu được lối sống đạo h́nh thức của các tín hữu, muốn t́m nơi tôn giáo một sự bảo đảm làm cuộc sống. Đức tin như thế dễ làm cho người ta trở nên an ổn, dễ dăi. Ông cũng tố cáo các chức sắc trong giáo hội Luther đă quá lệ thuộc vào chính quyền v́ được hưởng bổng lộc.
Kierkegaard cho thấy Kitô giáo không phải là một hệ thống giáo thuyết nhưng là một mâu thuẫn hiện sinh. Đức tin là một điều nghịch lư. Chàng hiệp sĩ đức tin cần phải nh́n nhận Kitô giáo như một sứ điệp, có sức làm xáo trộn chính bản thân ḿnh, trong đó tội lỗi và đau khổ vẫn giằng xé, trong đó “trí năng bị đóng đinh.” Kitô giáo không cần được biện hộ bằng lư lẽ. Kierkegaard viết: “Người đầu tiên đă bày ra môn hộ giáo, là một tên Giuda thứ hai… Tôi tuyên bố: người nào bênh vực Kitô giáo là người không có đức tin.” Ai tự cho ḿnh đă thấu hiểu đạo, đó là một người khờ dại; v́ tôn giáo vượt quá mọi hiểu biết của con người.
Đức tin không phài là minh chứng cho bằng là sự quy hướng về Thiên Chúa; "Đức tin là một đam mê cao độ nhất mà con người có thể đạt tới.” Như thế, vấn đề căn bản cho mọi Kitô hữu không phải là hiểu biết một lần về giáo lư, nhưng phải măi măi trở thành người tín hữu. Sống đức tin là sống mối liên hệ chặt chẽ với Thiên Chúa, quy hướng về Thiên Chúa. Mỗi người Kitô hữu phải ư thức rằng ḿnh ở vào địa vị những người đồng thời với Đức Kitô và phải lưu ư đếnPhúc âm.
Cuối cùng, Kierkegaard nói rằng con người phải đạt tới giai đoạn tôn giáo, đây là giai đoạn cao trọng nhất, là lời giải đáp cuối cùng và hiệu quả nhất cho con người hiện sinh. Đối với Kierkegaard, hiện sinh đích thực chính là hiện sinh trước siêu việt, đó là hiện sinh trước Thiên Chúa.


 III. VÀI SUY TƯ VỀ TRIẾT HIỆN SINH KIERKEGAARD VỚI KITÔ GIÁO NGÀY NAY
 Kierkegaard có những tác phẩm mang tính hiện sinh kiệt tác ra sao chính là do sự dấn thân không biết mỏi mệt và cảm nghiệm sâu xa thân phận mong manh của kiếp người của ông. Ông cũng là bài học cho mỗi một con người chúng ta trong tư cách là những người đem Sức Sống Lời Chúa đến những người khác. Vậy, chúng ta có can đảm và sẵn sàng gần gũi với kiếp người hay chúng ta bị ch́m gập trong một mớ kiến thức thần học và những hệ thống lư thuyết ?
Kitô giáo ngày nay có thể bị bóp méo để biến thành một hệ thống hợp lư hoặc thành một mớ lư thuyết rời rạc. Thật chẳng may dưới thời Kierkegaard chủ yếu là đạo Tin Lành, vốn làm cho ông lo âu dằn vặt do tội lỗi, khổ đau. Ông không muốn sống đạo trong sự sợ hăi, chính v́ thế, ông sống trọn vẹn tất cả con người ḿnh trong niềm tin vào Thiên Chúa, và mong ước xây nên mẫu người Kitô hữu lư tưởng chứ không phải mẫu người nhân bản thuần tuư. Trong nhật Kư của ông, ông luôn luôn nói rằng tôi không có đức tin. Nghe qua chúng ta có thể cho rằng ông khước từ Kitô giáo. Nhưng không, trong câu nói đó, Kierkegaard chính là một mẫu người thực sự ư thức ư nghĩa trọn vẹn của Kitô giáo, v́ người nào cho ḿnh là Kitô hữu th́ ngay lập tức cũng nhận ra cái bất toàn và khiếm khuyết bản thân trước cái Tuyệt Đối là Thiên Chúa. Vậy, tiến đến một người Kitô hữu th́ thật khó, nhưng theo ông, con người chỉ có thể là đang trở thành Kitô hữu mà thôi.
Con người phải nh́n Kitô Giáo là một Tin Mừng, mà đây chính là sứ điệp đem đến cho con người sự giải phóng khỏi những âu lo dằn vặt của thân phận con người. Tin Mừng ấy đem lại cho loài người sự sống siêu nhiên từ Ơn Cứu Độ Đức Giêsu, có sức lôi cuốn con người đến sự b́nh an nội tại mà không điều ǵ có thể cướp đi được. Sống được với sự cảm nhận đó, th́ chúng ta mới thật sự là người Kitô hữu.
Thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nh́n lại đức tin của chúng ta như thế nào. Những bài giáo lư hay những mớ kiến thức trong thần học không thể biến chúng ta thành con người có đức tin được. Kierkegaard nói rằng chúng ta phải làm một bước nhảy vọt, không thể cứ măi măi đứng tại chỗ mà nh́n trời. Thái độ Tin như là một người dám liều ḿnh (= bước nhảy vọt) buông thỏng xuống vực thẳm nhưng vẫn chắc chắn rằng có bàn tay nâng đỡ phía dưới. Đây là một dấn thân vào trong bầu trời tự do trong mối tương quan hiện sinh với Thiên Chúa. Khổ một nỗi chúng ta luôn luôn sống đạo trong sự giản lược vào những tín điều và rao truyền Lời Chúa mang đậm nét luân lư. Vô h́nh chung, chúng ta đang sống trong chủ thuyết nhân bản thuần tuư, làm người sao cho tốt cho đẹp ḷng người, và v́ thế, cứ măi loay hoay vào những nỗ lực cả thể để làm sao cho ḿnh càng mỗi lúc một đàng hoàng hơn, một thánh thiện hơn. Do vậy, thái độ tin yêu và phó thác nơi con người của Tin Mừng bị tan biến dần. Con người sống không c̣n cảm thấy thanh thản và b́nh an nữa, cuối cùng sẽ đi đến t́nh trạng nô lệ vào khuôn khổ kiên cố do chính bản thân ḿnh xây dựng nên. Cũng từ đó, sức sống tràn đầy mà Ơn Cứu Độ đem lại cho con người lại bị dập tắt bởi chính bàn tay con người vậy.
Thật thế, Kitô giáo không phải là một học thuyết, nhưng là một thông điệp hiện sinh. Đây cũng chính là điều mà Công Đồng Vatican II ra đời, đă làm thay đổi rất lớn lối sống đạo của con người đương thời chúng ta. Ngày nay, Công Đồng đă mở toang cánh cửa mà bao năm qua đă khép kín, để từ đó, Giáo Hội sẽ cùng thở một nhịp với thế giới đầy những phát triển và biến chuyển không ngừng trong niềm tin tưởng vào Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.
Qua hành tŕnhcuộc đời và tư tưởng của Kierkegaard, chúng ta nhận thấy rằng: triết lư hiện sinh của ông luôn soi sáng, nuôi dưỡng và nâng cao đời sống cho con người nói chung và những người sống niềm tin Kitô giáo nói riêng. Giá như Kierkegaard không đụng chạm sâu xa với những đau khổ, những trắc trở của cuộc đời ông, và nếu ông không bước vào hành tŕnh của đời sống tâm linh, không có một ư thức sống vươn lên trong cuộc đời và trong môi trường tôn giáo, th́ thử hỏi làm sao ông có thể có những kiệt tác về tư tưởng cũng như có những suy tưhết sức sâu sắc của một con người tôn giáo và nổ lực trở thành một con người hoàn thiện nhất dù cho những nỗ lực ấy có những hạn chế nhất định trong môi trường sống của ḿnh.
Nỗ lực sống của Kierkegaard là một bài học của tất cả những ai muốn trở thành một con người đúng nghĩa, con người có nhân vị, có lẽ sống đích thực. Điều quan trọng đặt ra là phải dấn thân vào những tầng sâu của cuộc sống với tất cả thiện tâm, thiện chí và nghị lực, sống và muốn sống cho ra người. Lúc đó con người mới dần dần cảm nếm được những ngọt bùi đắng cay của cuộc đời và lựa chọn cho ḿnh một cách hiện hữu đích thực phù hợp với bản sắc riêng của ḿnh.
Bài học của cuộc đời Kierkegaard như là một gợi ư cho người Kitô giáo chúng ta rằng: "Bạn hăy sống cách tốt nhất tôn giáo của bạn đi! Diễm phúc được gọi là một Kitô hữu, chúng ta được đón nhận niềm tin Kitô giáo một cách sung măn và tràn đầy trong nhiệm thể Đức Kitô" và được nâng đỡcách đặc biệt trong sự chia sẻ những nhiệm tích của Thiên Chúa giữa ḷng Hội Thánh. Chúng ta không thể không nhận ra rằng: tôi chỉ thực sự là con người, là con Thiên Chúa khi tôi "cảm" được "chất" Kitô trong con người của tôi, tôi phải nhập cuộc vào hành tŕnh của Đức Kitô, để may ra tôi có thể thấy là Đức Kitô đă sống nhập cuộc cách trọn vẹn vào cuộc đời nhân loại giữa những đau thương khổ luỵ tận cùng của cả cuộc đời tôi và nơi những anh chị em khác như thế nào?
Sự thức tỉnh tinh thần Kitô giáo nơi Kierkegaard là một bài học cho người tín hữu hôm nay đừng h́nh thức hoá mầu nhiệm Đức Tin bằngchứng lư suông hay công thức hoá lối sống Đức Tin, bằng số kinh, số lễ, số việc đạo đức đạt được để rồi an tâm là đă chu toàn nhiệm vụ công dân Nước Trời. Sống và cảm nghiệm sứ điệp Tin Mừng cứu độ là cảm nhận được sự biến đổi canh tân con người từng khắc từng giây trong huyền nhiệm cuộc đời của Đức Kitô.
Cuộc đời Kitô hữu luôn là một hành tŕnh trong sự dấn thân cách tự do vào mầu nhiệm Đức Kitô, không thểcó lối sống nào ngắn nhất có thể "giải quyết" một lần để rồi "nghỉ ngơi."
Người Kitô hữu sống niềm tin đồng nghĩa với sự đối đâù cách mạo hiểm nhưng cũng hết sức xác tín v́ chính Thiên Chúa đă đi bước trước bằng giao ước t́nh yêu mà Ngài đă "đặt cọc" bảo đảm cho niềm tin đó trong Đức Kitô, Con một của Người.Đấng đă sống làm người chia sẻ tận cùng nỗi khốn khổ của kiếp người qua cái chết đau thương trên thập giá để đạt được niềm vui chiến thắng viên măn của ánh sáng Phục Sinh.
Sống niềm tin Kitô giáo không phải là đấng nh́n hay ngồi chờ tương lai mà phải bước đi liên tục trong một cuộc khám phá đầy khó khăn nhưng cũng đầy lư thú. Nhưng muốn thực hiện được cuộc lữ hành đó mọi người kitô hữu đ̣i buộc phải có một bước nhăy, tức là cởi bỏcon củ mặc lấy con người mới của Đức Kitô: con người của t́nh yêu, của cảm thông và chia sẽ kiếp người với anh chị em trong cộng đồng nhân loại, v́ thế sống đức tin không chỉ là lo lắng làm sao đểchỉ một ḿnh được "rỗi linh hồn." Con người mới đó chắc hẳn "sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian" v́ thế gian chỉ nại vào h́nh thức tính toán thiệt hơn t́m một Thiên Đàng tuyệt đối ngay ở trần gian … "điều mà dân ngoại cũng từng t́m kiếm."


 IV. KẾT LUẬN
 Kierkegaard nhấn mạnh khía cạnh đau khổ của con người, của thân phận làm người, sống cô đơn, lo âu, tuyệt vọng, nhưng con người cũng có tự do hoặc để d́m ḿnh trong cái cô đơn, cái lo âu, cái tuyệt vọng đó, hoặc để t́m tự giải thoát và đạt tới cái vui vẻ tuyệt vời, tuyệt đối, nhờ tin tưởng vào Thiên Chúa, như Abraham xưa kia tin tưởng vào Thiên Chúa hơn lúc nào hết khi dẫn đứa con Isaac, hiến tế trên núi Moria, đứa con duy nhất mà Thiên Chúa đă cho để gây nên một dân Chúa đông hơn sao trên trời hơn cát dưới biển.
Quan niệm Kierkegaard về điều tốt nhất cho con người chính là sống trong tin tưởng và t́nh yêu của Thiên Chúa, con người mà Kierkegaard định nghĩa là “Hiện sinh dưới mắt Thiên Chúa” (L’homme est l’existant devant Dieu).
Chúng ta chỉ có thể hiểu được những tâm t́nh đặc biệt của Kierkegaard như sự lo âu, dằn vặt của tội lỗi, đau khổ… trên nền tảng giáo lư của Giáo Hội Cải Cách. Mặt khác, người ta cũng không thể coi Kierkegaard như một “triết gia thuần túy” theo nghĩa một con người suy tư và chỉ suy tư. Kierkegaard sống niềm tin của ḿnh và mong ước xây dựng một mẫu người tín hữu chứ không phải chỉ xây dựng một mẫu nhân bản thuần túy. Chúng ta cũng có thể coi suy tư và cuộc đời của ông như một gợi ư cho một số vấn đề của niềm Tin Công Giáo hay Kitô giáo nói chung.
1. Kierkegaard cho thấy Kitô giáo bị bóp méo khi biến thành một hệ thống lư thuyết. Kitô giáo đích thực không phải là một giáo thuyết mà là một Tin Mừng, nghĩa là một sứ điệp nhằm đến Ơn Cứu Độ, một sứ điệp hiện sinh. Sứ điệp Kitô giáo bao gồm một sức sống, và một khi chưa sống sự sống “siêu nhiên” từ ơn cứu độ nơi Đức Giêsu, cách này hay cách khác, th́ người ta chưa là Kitô hữu.
Hệ thống đạo lư Kitô giáo vốn rất hùng mạnh về lư lẽ và người ta thường viện vào nhiều lư lẽ để chứng minh cho niềm tin. Kierkegaard th́ lại nói rằng “người đầu tiên bày tỏ môn hộ giáo là một tên Giuda thứ hai… Tôi tuyên bố rằng người nào bênh vực Kitô giáo là một người không có Đức Tin.” Tuy không được lầm lẫn với thái độ duy tín, nhưng “sứ điệp của Kierkegaard” cũng nhắc nhở chúng ta về tính cách mầu nhiệm của Đức Tin. Mối tương quan giữa đức tin và lư trí không phải là đă được giải quyết xong một lần với công thức của Anselme “Đức Tin t́m kiếm hiểu biết”: nhưng vẫn là thách đố cho mỗi người Kitô hữu, cho cách thức sống đạo và cách loan báo Tin Mừng.
Cần hiểu niềm tin của ḿnh, nhưng hoàn toàn không thể thay thế niềm Tin bằng việc t́m hiểu đó, bằng những bài học giáo lư hay thần học. Hai điều đó hoàn toàn khác nhau. Để sống niềm tin, cần phải tin, nghĩa là cần một bước nhảy của một sự dấn thân cách tự do vào trong bầu trời của mối tương quan hiện sinh với Thiên Chúa. Tiếc thay, sự hiểu lầm đó không phải là không có và không phải là không phổ biến trong Giáo hội Công Giáo hiện nay.
2. Khi Kierkegaard phân tích thái độ tin tưởng của Abraham, chúng ta nhận ra “vấn đề” sống đạo của phần lớn Kitô hữu ngày nay: một cuộc sống hoặc không có, hoặc có rất ít chiều kích tâm linh. Niềm tin bị giản lược vào những tín điều và Tin Mừng luôn được giải thích theo chiều hướng “luân lư.” Những điều đó làm cho đạo Kitô giáo trở thành như một chủ thuyết nhân bản thuần túy, đời sống đạo trở thành một sự loay hoay bằng nỗ lực con người nhiều hơn là một thái độ tin tưởng, phó thác. Rốt cùng, lư tưởng đạo đức dễ trở thành như một “đặc quyền” của một giới ưu tuyển, có bản lănh, có giáo dục… Kierkegaard nhắc lại nhiều lần: mỗi người Kitô hữu phải ư thức ḿnh ở vào địa vị người đồng thời với Đức Kitô.
3. Cuối cùng, với những giai đoạn hiện sinh, Kierkegaard cho chúng ta thấy vai tṛ của đời sống tâm linh, tức hiện sinh trước siêu việt, trong đời sống tôn giáo. Kierkegaard làm sáng ra điều này : suy tư triết lư không thể tách rời khỏi nền tảng duy nhất của một con người có niềm tin. Người ta không thể cho niềm tin vào trong ngoặc để tự do suy tư. Sống niềm tin đích thực, đó cũng là một sự can đảm chấp nhận những đ̣i hỏi của niềm tin trong mọi chiều kích của cuộc sống, cả chiều kích suy tư cũng như chiều kích thực hành.
 Hơn nữa, điều đó cho thấy đời sống tâm linh hay “hiện sinh trước siêu việt” không phải là chuyện thêm vào cho đời sống Kitô hữu, nhưng chính là khả năng sống căn tính của con người. Đức tin không phải làm một hiện tượng “thuần túy” tôn giáo, nhưng chính là giải pháp căn bản của đời sống nhân sinh. Chỉ có mối tương quan siêu việt mới đích thực là giai đoạn cao nhất, v́ nó đưa con người trở về với nguồn cội của hiện hữu con người.   


 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Trọng Viễn, Lịch Sử Triết Học Tây Phương.
Học Viện Đa Minh: 1996.
Georges Gusdorf Kierkegaard, Người Chứng Của Chân Lư.
 Sài G̣n: 1969.
I.M.Bochenski, Triết Học Tây Phương Hiện Đại, CaDao.
Sài G̣n: 1969.
Phạm Công Thiện, Ư Thức Bùng Vỡ.
Đồng Nai: 1971.
Trần TháiĐỉnh, Triết Học Nhập Môn.
Ra Khơi, Sài G̣n: 1961.
Trần Thái Đỉnh, Triết Học Hiện Sinh.
Sài G̣n: 1967.
Bài Giáng, Mưa Nguồn.
Nhà Xuất Bản Hội Nhân Văn: 1993.
Phạm Công Thiện, Ư Thức Bùng Vỡ.
Đồng Nai: 1971.
Richard P. McBien, Catholicism. A Division of Harper Collins.
Publishers, Australia: 1994.
Samuel Enoch Stumptf, Philosophy, History and Problems. McGraw- Hill.
Inc, USA: 1994